Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tính hợp lý của các giải pháp chống thấm cho công trình cống sông rớ,...

Tài liệu Nghiên cứu tính hợp lý của các giải pháp chống thấm cho công trình cống sông rớ, tỉnh quảng ngãi

.PDF
79
3
119

Mô tả:

NGHIÊN CỨU TÍNH HỢP LÝ CỦA CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO CÔNG TRÌNH CỐNG SÔNG RỚ, TỈNH QUẢNG NGÃI Học viên: Phan Minh Hoành Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 60.58.02.02 Khóa: K35 Trường đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt – Xâm nhập mặn là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống của toàn thể nhân dân vùng ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác của địa phương, … Với những tác động ấy, cống ngăn mặn sông Rớ đã được triển khai và xây dựng trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi với 2 nhiệm vụ cơ bản là chống mặn và đảm bảo quá trình thoát lũ cho hạ du. Trong đó, nghiên cứu về chống thấm cho nền công trình là một vấn đề cần thiết, cấp bách nhằm giảm thiểu áp lực và lưu lượng thấm từ biển vào, giảm độ mặn của nước, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều các phương pháp chống thấm nền công trình được áp dụng trên toàn thế giới trong đó có thể kể đến như: Cọc xi măng đất, Cừ thép, Jet grountig, … Do vậy, đề tài “nghiên cứu tính hợp lý của các giải pháp chống thấm cho công trình cống sông Rớ đã được tác giả hoàn thành. Đây là cơ sở lý luận khoa học mới nhất trong việc đánh giá tác động và xác định phương án chống thấm tối ưu nhất cho công trình, đảm bảo tốt về điều kiện kỹ thuật và kinh tế. Từ khóa – Xâm nhập mặn, thấm, cọc xi măng đất, cừ thép, Jet grounting STUDY THE RATIONALITY OF WATERPROOFING SOLUTIONS FOR RO RIVER SLUICE CONSTRUCTIONS, QUANG NGAI PROVINCE Abstract – Saline intrusion is one of the manifestations of climate change that has a strong impact on the lives of all coastal people, seriously affecting the production and cultivation processes of the locality, etc. In that area, Re river saline prevention sluice gate has been deployed and built in Duc Pho district, Quang Ngai province with 2 basic tasks of preventing salinity and ensuring flood drainage for downstream. In particular, research on waterproofing for buildings is an urgent and urgent issue to minimize pressure and flow infiltration from the sea, reduce the salinity of water, ensure safety and efficiency for the project. . However, currently there are many methods of waterproofing the foundation applied all over the world, including: soil cement piles, Cu steel, Jet grountig, ... Therefore, the topic "research save the reasonableness of waterproofing solutions for the Re river sewer completed by the author. This is the latest scientific rationale in assessing the impact and determining the best waterproofing plan for the project, ensuring good technical and economic conditions. Key words – Saline intrusion, seepage, soil cement piles, steel piles, Jet grounting MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................3 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................4 MỤC LỤC .......................................................................................................................6 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................................9 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................10 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................3 1.1. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu .............................................................. 3 1.1.1. Vị trí công trình ............................................................................................. 3 1.1.2. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................4 a. Điều kiện về địa hình, địa mạo ........................................................................4 b. Đặc điểm địa chất ............................................................................................ 4 c. Điều kiện địa chất thủy văn .............................................................................6 1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng .........................................................................6 a. Điều kiện về khí hậu ........................................................................................6 b. Các đặc trưng về khí tượng .............................................................................7 1.1.4. Điều kiện thủy hải văn ...................................................................................9 a. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi ........................................................................9 b. Chế độ thủy triều ............................................................................................. 9 c. Chế độ nước vùng dự án ................................................................................10 1.2. Điều kiện dân cư – hạ tầng .................................................................................10 1.2.1. Tình hình dân cư .......................................................................................... 10 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế .........................................................................10 a. Về nông nghiệp .............................................................................................. 10 b. Về lâm nghiệp................................................................................................ 11 c. Về nuôi trồng thủy sản ...................................................................................11 d. Công nghiệp - xây dựng, Thương mại – Dịch vụ ..........................................11 e. Giao thông .....................................................................................................11 1.3. Tình hình thiên tai khu vực dự án.......................................................................11 1.3.1. Ngập úng .....................................................................................................11 1.3.2. Hạn hán ........................................................................................................12 1.3.3. Nhiễm mặn ..................................................................................................12 1.4. Đánh giá hiện trạng khu vực dự án.....................................................................12 1.4.1. Vị trí xây dựng ............................................................................................. 12 1.4.2. Nhiệm vụ của công trình .............................................................................13 1.4.3. Thông số kỹ thuật cống sông Rớ .................................................................13 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT BÀI TOÁN THẤM DƯỚI NỀN CỐNG......................... 15 2.1. Sự hình thành dòng thấm ....................................................................................15 2.2. Vấn đề nghiên cứu dòng thấm ............................................................................15 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................16 2.3.1. Nghiên cứu lý luận ......................................................................................16 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................17 2.3.3. Phương pháp phần tử hữu hạn .....................................................................18 2.3.4. Áp dụng phương pháp PTHH cho bài toán thấm ........................................20 a. Phương trình dòng chảy ổn định trong môi trường đất bão hòa nước ..........20 b. Phương trình dòng chảy không ổn định trong môi trường đất bão hòa ........22 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THIẾT KẾ XỦ LÝ CHỐNG THẤM QUA NỀN CỐNG NGĂN MẶN TẠI VÙNG CỬA SÔNG ........................... 26 3.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu ..............................................................................26 3.2. Một số giải pháp giải pháp kỹ thuật chống thấm qua nền cống ......................... 27 3.2.1. Cọc xi măng đất ........................................................................................... 27 a. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 27 b. Khái niệm và phân loại ..................................................................................28 c. Phạm vi ứng dụng .......................................................................................... 29 d. Ưu điểm nổi bật của cọc xi măng đất ............................................................ 29 3.2.2. Công nghệ Jet – Grouting ............................................................................29 3.2.3. Cừ Larsen ....................................................................................................31 3.3. Phân tích các phương án xử lý đã đề xuất trước đây..........................................33 3.4. Đề xuất giải pháp cho công trình nghiên cứu .....................................................35 CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BÀI TOÁN THẤM - ỨNG SUẤT NỀN SỬ DỤNG MÔ HÌNH GEO STUDIO ....................................................................................................38 4.1. Tổng quan về mô hình ........................................................................................ 38 4.1.1. SEEP/W: Phân tích dòng thấm trong đất ....................................................38 a. Định luật Darcy.............................................................................................. 39 b. Phương trình vi phân dòng nước từng phần ..................................................39 4.1.2. SIGMA/W: Phân tích ứng suất – biến dạng ................................................41 4.2. Áp dụng tính toán cho cống ngăn mặn sông Rớ ................................................43 4.2.1. Nhiệm vụ tính toán ......................................................................................43 4.2.2. Kịch bản tính toán .......................................................................................44 4.2.3. Xây dựng mô hình tính toán sử dụng GeoStudio (Canada) ........................ 44 a. Mô tả mặt cắt tính toán ..................................................................................44 b. Khai báo hàm thấm ........................................................................................ 46 c. Lưới tính toán ................................................................................................ 48 d. Điều kiện biên bài toán ..................................................................................48 e. Chạy mô phỏng .............................................................................................. 49 f. Kết quả mô phỏng .......................................................................................... 49 4.2.4. Đánh giá và nhận xét ...................................................................................56 a. Bài toán thấm .................................................................................................56 b. Bài toán biến dạng nền ..................................................................................57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................58 I. Kết luận ..................................................................................................................58 II. Kiến nghị ...............................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 60 PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN THÂN CỐNG PHỤ LỤC 2: SƠ BỘ BỐ TRÍ CỌC XI MĂNG ĐẤT DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các chỉ tiêu cơ lý của đất công trình ............................................................... 5 Bảng 1.2: Các đặc trưng nhiệt độ không khí ...................................................................7 Bảng 1.3: Các đặc trưng về độ ẩm không khí .................................................................7 Bảng 1.4: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm2) .......................................8 Bảng 1.5: Thống kê giờ nắng trong năm .........................................................................8 Bảng 1.6: Tình hình dân sinh xã Phổ Minh ...................................................................10 Bảng 1.7: Thông số kết cấu cống sông Rớ ....................................................................13 Bảng 3.1: Thông số kết cấu cống sông Rớ ....................................................................33 Bảng 4.1: Tính chất cơ lý của đất nền cống ngăn mặn sông Rớ ...................................46 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả tính toán bài toán thấm cho 3 trường hợp ........................ 51 Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp tính toán chuyển vị nền tại vị trí đáy cống .......................56 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ................................................................................3 Hình 1.2. Vị trí khu vực nghiên cứu (Ảnh chụp ngày 22/04/2019) ............................... 12 Hình 1.3: Cống sông Rớ nhìn từ sông Trường .............................................................. 13 Hình 1.4: Thi công phần cửa cống ................................................................................14 Hình 1.5: Thi công phần trụ .......................................................................................... 14 Hình 1.6: Bề rộng cống .................................................................................................14 Hình 1.7: Vị trí tiếp giáp với sông Trường ....................................................................14 Hình 2.1: Dòng thấm trong môi trường lỗ rỗng hoặc khe nứt.......................................15 Hình 2.2: Mô hình thí nghiệm thấm bằng máng kính ...................................................17 Hình 2.3: Thí nghiệm thấm khe hẹp ..............................................................................17 Hình 2.4: Sơ đồ phần tử 1 chiều ....................................................................................19 Hình 2.5: Sơ đồ phần tử 2 chiều ....................................................................................19 Hình 2.6: Sơ đồ phần tử 3 chiều ....................................................................................19 Hình 3.1: Công trình cống ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre ....................................................26 Hình 3.2: PP trộn khô cọc xi măng đất ..........................................................................28 Hình 3.3: PP trộn ướt cọc xi măng đất ..........................................................................28 Hình 3.4. Quy trình xử lý nền bằng phương pháp Jet Grouting ....................................30 Hình 3.7. Sơ đồ thiết bị dùng trong công nghệ Jet Grouting.........................................31 Hình 3.9: Mặt cắt dọc cống sông Rớ .............................................................................34 Hình 3.10: Phương án chống thấm bằng chân khay ......................................................35 Hình 3.11: Mặt cắt thiết kế chống thấm bằng cừ Larsen ..............................................36 Hình 3.12: Mặt cắt thiết kế chống thấm bằng Cọc xi măng đất – PP Jet Grounting.....37 Hình 4.1: Bộ Module GeoStudio ...................................................................................38 Hình 4.2: Mô phỏng mặt cắt hiện trạng chân khay .......................................................44 Hình 4.3: Mô phỏng mặt cắt cống chống thấm bằng cừ Larsen ...................................45 Hình 4.4: Mô phỏng mặt cắt cống chống thấm bằng Cọc xi măng đất ......................... 45 Hình 4.5: Ước tính giá trị hàm lượng nước ........................................................................46 Hình 4.6: Ước tính giá trị hàm dẫn thủy lực.......................................................................46 Hình 4.7: Khai báo giá trị hàm lượng nước tại lớp thứ 2 (đất cát) ................................ 47 Hình 4.8: Khai báo hàm dẫn thủy lực cho lớp thứ 2 (đất cát) .......................................47 Hình 4.9: Khai báo lưới phần tử ....................................................................................48 Hình 4.10: Mô tả áp lực bản thân cống tác dụng lên nền cống .....................................48 Hình 4.11: Biểu đồ Gradient thấm - Phương án 1 ......................................................... 49 Hình 4.12: Biểu đồ tổng ứng suất - Phương án 1 .......................................................... 49 Hình 4.13: Biểu đồ Gradient thấm - Phương án 2 ......................................................... 50 Hình 4.14: Biểu đồ tổng ứng suất - Phương án 2 .......................................................... 50 Hình 4.15: Biểu đồ Gradient thấm - Phương án 3 ......................................................... 51 Hình 4.16: Biểu đồ tổng ứng suất - Phương án 3 .......................................................... 51 Hình 4.17: Biểu đồ ứng suất nền - Phương án 1 (kPa) ..................................................52 Hình 4.18: Biểu đồ chuyển vị nền - Phương án 1 (m) ..................................................52 Hình 4.19: Chuyển vị theo phương Y tại vị trí đáy cống (Phương án 1) ......................53 Hình 4.20: Biểu đồ ứng suất nền - Phương án 2 (kPa) ..................................................53 Hình 4.21: Biểu đồ chuyển vị nền - Phương án 2 (m) ..................................................54 Hình 4.22: Chuyển vị theo phương Y tại vị trí đáy cống (Phương án 2) ......................54 Hình 4.23: Biểu đồ ứng suất nền - Phương án 3 (kPa) ..................................................55 Hình 4.24: Biểu đồ chuyển vị nền - Phương án 3 (m) ..................................................55 Hình 4.25: Chuyển vị theo phương Y tại vị trí đáy cống (Phương án 3) ......................56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình tương đối phức tạp, xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Đồng bằng ven biển hẹp và thấp, bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối, kênh rạch; vào mùa mưa, khả năng tiêu thoát chưa đảm bảo do sự cản trở của các dải cồn cát ven biển, ven sông, các cửa sông hẹp và thường bị bồi lắng nhiều trong mùa cạn, kết hợp với lượng mưa lớn, kéo dài và nước triều dâng gây ngập lụt nghiêm trọng trong vùng đồng bằng. Biến đổi khí hậu và các hoạt động gần đây của con người là những lý do chính gây ra cho vùng ven biển – nơi chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ biển, gây sạt lở bờ, xâm nhập mặn, làm mất đất sản xuất, ảnh hưởng lớn đến sinh kế, quốc phòng, an ninh. Sự cần thiết trong việc xây dựng mới, củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kê biển, cống ngăn mặn trên địa bàn huyện Đức Phổ nhằm phòng tránh các tác động bất lợi ấy, bảo vệ và phát triển bền vững dân sinh kinh tế; góp phần tạo cơ sở hạ tầng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và cải tạo môi trường trước nguy cơ nước biển dâng. Các công trình này đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật trong việc bảo vệ và phát triển đường bờ, hài hòa các tác động bất lợi từ thiên tai, đảm bảo quá trình thoát lũ hạ du và chống xâm ngập mặn. Nghiên cứu chống thấm cho nền công trình ngăn mặn sông Rớ là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo quá trình thoát lũ cho hạ du, chống lại hiện tượng xâm nhập mặn, đặc biệt là việc giảm thiểu hiện tượng thấm qua nền cống, củng cố nền đất yếu, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp chống thấm qua nền đảm bảo mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt, ổn định công trình là hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc thiết kế cống sông Rớ và làm luận chứng so sánh kinh tế - kỹ thuật khi thiết kế chống thấm các công trình khác trong hệ thống đê biển tỉnh Quảng Ngãi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu tính hợp lý các giải pháp chống thấm qua nền đảm bảo mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt, ổn định công trình và làm cơ sở cho việc thiết kế cống sông Rớ, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cống sông Rớ - Phạm vi nghiên cứu: Chống thấm qua nền 2 4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu; - Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu sẵn có; - Nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật mới, đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp; - Sử dụng lý thuyết phần tử hữu hạn và sự tiến bộ của khoa học công nghệ bằng các mô hình tính toán thấm, ổn định. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu tính hợp lý của các giải pháp chống thấm cho công trình cống sông Rớ đảm bảo tính tối ưu mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt, ổn đinh cho công trình; là căn cứ có tính khoa học để đưa ra các giải pháp thực tế cũng như vận dụng thực hiện việc xử lý nền móng một số công trình tương tự khác. - Kết quả là cơ sở lý luận giải quyết một số vấn đề bất cập về giải pháp công trình ngăn mặn trong thực tế và là nền tảng cho việc xây dựng các dự án nghiên cứu trong tương lai. 6. Cấu trúc của luận văn Mở đầu Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu Chương 2: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật thiết kế xử lý chống thấm qua nền cống ngăn mặn tại vùng cửa sông Chương 3: Lý thuyết bài toán thấm dưới nền cống Chương 4: Xây dựng bài toán thấm - ứng suất nền sử dụng mô hình Geo Studio Kết luận và kiến nghị 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu 1.1.1. Vị trí công trình Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích khoảng 5153,0 km2, đường bờ biển dài 129km, vùng lãnh hải rộng lớn (11.000km2) và 6 cửa biển. Nơi đây có địa hình tương đối phức tạp, xu hướng thấp dần từ tây sang đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển. Phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có nơi núi chạy sát biển. Đồng bằng ven biển hẹp và thấp, bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối, kênh rạch; vào mùa mưa, khả năng tiêu thoát chưa đảm bảo do sự cản trở của các dải cồn cát ven biển, ven sông, các cửa sông hẹp và thường bị bồi lắng nhiều trong mùa cạn, kết hợp với lượng mưa lớn, kéo dài và nước triều dâng gây ngập lụt nghiêm trọng. Công trình cống ngăn mặn được xây dựng tại cửa ra sông Rớ (nơi hợp lưu với sông Trường) – đây là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng xâm nhập mặn bởi triều cường vào từ cửa Mỹ Á (Hình 1.1). Cửa Mỹ Á Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu 4 1.1.2. Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện về địa hình, địa mạo Khu vực dự án là đồng bằng phía nam tỉnh Quảng Ngãi chạy dài và thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dọc theo Sông Trường, xuống đến QL1A, thấp còn +8,0m, vùng ven sông thấp đến +5,0m÷ +3,0m. Thậm chí một số vùng trũng ven sông đất đai thấp đến +1,0m, đến +0,8m, cho đến cửa ra cửa Mỹ Á. Độ dốc ngang Tây – Đông thì thấp dần từ Tây sang Đông và từ Đông sang Tây hướng vào lòng Sông Trường do phía Đông giáp biển có các dãy cồn cát cao. Phía Bắc sông Trường cao dần giáp lưu vực sông Trà Câu. Phía Tây có dãi núi cao là vùng đồi núi bán sơn ở cao độ +20,0m, +18,0m, thấp dần xuống đến QL1A. Khu vực dự án trên bờ tương đối bằng phẳng cao độ biến đổi từ +(0,5 ÷ 1,8)m, chủ yếu là ruộng trồng lúa, ngoài ra có một số ao nuôi tôm, nuôi cá. b. Đặc điểm địa chất Sơ lược đặc điểm địa chất khu vực Khu vực dự án được hình thành do quá trình trầm tích biển và bồi tích sông có tuổi Holocen nên địa tầng chủ yếu là các lớp đất mới được thành tạo. Vùng dự án thuộc vùng đồng bằng châu thổ nằm giữa sông Vệ và sông Trà Câu, lưu vực sông Thoa được cấu tạo chủ yếu từ các thành phần trầm tích Đệ tứ có tuổi từ Holocen thượng đến Pleistocen trung bao gồm các phân vị địa tầng như sau: - Trầm tích Holocen thượng nguồn gốc sông aQIV3: Phân bố dọc theo lòng dẫn sông Thoa và các nhánh sông suối nhỏ trong khu vực đề tài. Chúng bao gồm các lớp cát, sét, cát pha, sét pha, bùn á sét … lẫn mùn thực vật màu xám nâu, xám xanh đen, bề dày 5 – 10m. - Trầm tích Holocen trung nguồn gốc sông biển amQIV2: Bao gồm các lớp cát màu xám trắng, xám nhạt, sét, sét pha lẫn mùn thực vật dày 2 – 12m. Chúng cấu tạo nên thung lũng sông Thoa kéo dài từ sông Vệ đến cửa Mỹ Á; - Kiến tạo, động đất: Trong vùng nghiên cứu hầu như không có các hoạt động kiến tạo động đất. Các quá trình địa chất động lực công trình: Địa hình là bờ biển kết hợp với bãi bồi sông và thường xuyên chịu tác động trực tiếp của các hoạt động sóng, gió, thủy triều, hai quá trình bồi lắng, bào mòn sạt lở là hai quá trình địa chất động lực công trình chính. Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện các quá trình xâm thực vào đất liền, đẩy ranh giới mặn nhạt tiến sâu vào đất liền. Điều kiện địa chất công trình tuyến cống sông Rớ Khu vực nghiên cứu có địa chất công trình tương đối phức tạp. Trên bề mặt là lớp đất rời, tính thấm lớn, khả năng xảy ra hiện tượng trượt và xói ngầm cao. Bên dưới 5 lớp này là lớp đất yếu có bề dày lớn, không có khả năng chịu tải trọng công trình, tính nén lún cao. Tại vị trí cống này, chiều sâu khảo sát chỉ khảo sát vào lớp đất có khả năng chịu tải trọng công trình được 1.3m. Đội khảo sát đã tiến hành khoan 03 hố khoan máy, sâu 10m, để khảo sát địa chất công trình tại vị trí dự kiến xây dựng cống. Địa tầng và tính chất cơ lý các lớp đất như sau: - Lớp 1: Đây là lớp đất san lấp, kết quả thí nghiệm góc nghỉ tự nhiên của đất ở hai 0 0  20016' . Lớp này không  24054' ; trạng thái ướt uot trạng thái: trạng thái khô kho ảnh hưởng đến tải trọng công trình; - Lớp 2: Cát trung đến thô, kết cấu kém chặt. Lớp này xuất hiện tại các hố khoan khảo sát, bề dày lớp thay đổi lớn, từ 4.6m đến 7.9m. Đây là lớp đất rời bão hòa nước, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn hiện trường cho kết quả bé Nspt = 6-7; - Lớp 3: Bùn sét lẫn cát, trạng thái chảy. Đây là lớp đất mềm yếu, tính nén lún lớn, không có khả năng chịu được tải trọng công trình. Lớp này xuất hiện bên dưới lớp 2. Bề dày lớp thay đổi lớn, tại hố khoan BS1 bề dày lớp 3.1m, tại hố khoan BS2 bề dày lớp 7.5m. Chỉ tiêu cơ học bé (C=0.115kG/cm2;  0  04015' ; Nspt = 1-4); - Lớp 4: Cát pha, cát mịn lẫn sét, trạng thái dẻo, kết cấu chặt vừa. Đây là lớp đất tốt, chỉ tiêu cơ học lớn (C=0.135kG/cm2;  0  270 20' ; Nspt = 10-11), tính nén lún bé, có khả năng chịu được tải trọng công trình. Tại vị trí hố khoan BS1 bề dày lớp 2.9m, tại vị trí hố khoan BS2 chưa khảo sát hết bề dày lớp; - Lớp 5: Đá granit phong hóa hoàn toàn thành cát pha lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo, kết cấu chặt. Đây là lớp đất tốt, chỉ tiêu cơ học lớn (C=0.106kG/ cm2;  0  28034' ; Nspt >50), tính nén lún bé, có khả năng chịu được tải trọng công trình. Lớp này xuất hiện tại vị trí hố khoan BS1 ở độ sâu 14.5m, chưa khảo sát hết bề dày lớp; Địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất tuyến cống sông Rớ được thể hiện như ở Bảng 1.1. Bảng 1.1: Các chỉ tiêu cơ lý của đất công trình Lớp đất Đơn vị 1 2 3 4 5 Cuội % 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 Hạt sỏi % 13.4 15.0 0.3 9.1 9.5 Hạt cát % 86.6 85.0 31.4 66.2 66.2 Hạt bụi % 0.0 0.0 29.5 12.1 15.0 Hạt sét % 0.0 0.0 38.8 12.6 9.3 Giới hạn chảy Wch % - - 44.6 20.0 18.0 Chỉ tiêu 6 Lớp đất Đơn vị 1 2 3 4 5 Giới hạn dẻo Wp % - - 29.8 14.0 13.0 Chỉ số dẻo Id % - - 14.8 6.0 5.0 Độ sệt B - - - 1.07 0.91 0.52 Độ ẩm W Dung trọng tự nhiên  W % 17.8 17.5 45.6 19.5 15.6 g/cm3 - - 1.70 2.01 2.00 Dung trọng khô  k g/cm3 - - 1.17 1.68 1.73 Dung trọng đẩy nổi  ' g/cm3 - - 0.73 1.05 1.08 Tỷ trọng  - 2.66 2.66 2.65 2.68 2.67 Độ rỗng n % - - 56.0 37.2 35.2 Hệ số rỗng e0 - - - 1.271 0.592 0.543 - - 95.1 88.0 77.0 - - 04º15' 27º20' 28º34' - - 0.115 0.135 0.106 Chỉ tiêu Độ bão hòa G % Góc ma sát trong tự 0 nhiên Lực dính tự nhiên C kG/cm2 Góc nghỉ ướt 0uot 20016' 21040' - - - Góc nghỉ khô  0 kho 24054' 24011' - - - Hệ số rỗng nhỏ nhất emin - 0.574 0.539 - - - Hệ số rỗng lớn nhất emax - 0.727 0.701 - - - cm2/kG - - 0.089 0.018 0.017 Hệ số thấm K cm/s - - Mo dun E1-2 kG/cm2 - - Hệ số nén lún a1-2 4.70E-05 7.75E-05 1.70E-04 14.66 65.48 65.26 c. Điều kiện địa chất thủy văn Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước mặn. Vùng nghiên cứu có biên độ triều lớn. Nước trong khu vực gồm có nước mặt và nước ngầm. Nước mặt có trong các đầm, kênh được cung cấp chủ yếu bởi nước mưa. Nước ngầm có trong các tầng đất rời. Khu vực khảo sát có ranh mặn ngọn thay đổi theo mùa về mùa khô nước mặn tiến vào sâu trong đất liền. Tuy nhiên, về mùa mưa ranh giới này bị đẩy về phía biển. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng a. Điều kiện về khí hậu Vùng dự án nằm trọn vẹn trong vĩ độ nhiệt đới nên thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời phong phú của vùng nhiệt đới, rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Nhiệt độ trung bình 250C, cao nhất 410C, nóng nhất vào tháng 6,7,8, nhiệt độ trung bình đến 28 - 290C. Mùa Đông lạnh nhất vào tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình 230C. Vụ Đông Xuân thường bị mất mùa do rét ở các tháng này. Nắng rất phong phú. Số giờ nắng 7 trong ngày trung bình trên 6,4 giờ, tháng cao nhất (tháng 5 đến tháng 9) trung bình trên 8 giờ/ ngày. Gió thay đổi theo mùa: Gió mùa Đông có hướng Bắc, Tây-Bắc và Đông-Bắc. Gió mùa hạ có hướng Tây-Nam và Đông-Nam. Bão đổ bộ vào vùng dự án từ tháng 9 đến tháng 11, có năm bão sớm, có năm bão muộn. Bão gây gió mạnh, mưa lớn. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 75 – 80% lượng mưa cả năm, tập trung 45 – 60% vào 2 tháng 9 và 10. Mưa tiểu mãn xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, ít mưa nhất là tháng 2 đến tháng 4. Vùng dự án nói chung là vùng ít mưa ở tỉnh Quảng Ngãi, tổng lượng mức trung bình năm dưới 2000mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đã xảy ra ở Quảng Ngãi 525mm, Mộ Đức 373mm, Đức Phổ 299mm. Số ngày mưa trong năm khoảng 130 – 160 ngày, riêng vùng ven biển 2 huyện Mộ Đức, Đức Phổ lại ít nhất chỉ có 60 – 90 ngày. Ngày có mưa liên tục dưới 4 ngày, trung bình dưới 2 ngày. Số ngày không mưa liên tục trên 10 ngày, dài nhất đến 41 ngày ở Mộ Đức, và 37 ngày ở Đức Phổ. b. Các đặc trưng về khí tượng - Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình nhiều năm khu vực nghiên cứu được xác định như Bảng 1.2: Bảng 1.2: Các đặc trưng nhiệt độ không khí Tháng Tcp(0c) I II III V 21,7 22,6 24,4 26,7 28,4 Tmax(0c) 25,4 27,1 29,9 Tmin(0c) IV 32 VI VII VIII 29 29 IX X XI XII Năm 28,8 27,3 25,7 24,2 22,4 25,8 33,8 34 34,4 34,2 32,1 29,9 18,7 19,3 20,8 22,7 24,4 25 24,7 24,8 23,8 23 27 25,4 34,4 21,6 19,6 18,7 - Độ ẩm không khí Độ ẩm tương đối cao về mùa đông và thấp về mùa hạ, trong thời kỳ mùa hạ tuy lựơng hơi nước thực tế trong khí quyển lớn nhưng còn khá xa với trạng thái bão hòa hơi nước (Bảng 1.3) Bảng 1.3: Các đặc trưng về độ ẩm không khí Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Ucp(%) 89 88 86 84 82 80 80 81 86 88 89 89 85 Umax(%) 67 65 60 58 56 57 54 56 61 66 70 71 54 Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng tháng đều đạt Umax = 100%. 8 - Nắng Hàng năm khu vực có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130 - 150 Kcal/cm2/năm, lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70 - 75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25 - 30%. Lượng bức xạ tổng cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%. Thống kê lượng bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm2) và số giờ nắng trong năm được thể hiện như ở Bảng 1.4 & 1.5: Bảng 1.4: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm 2 ) Tháng Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Sơn Tây 7,2 9,5 11,6 13,8 15,2 13,1 14,4 13,3 11,9 8,7 5,9 4,7 129 Trà Bồng 7,4 9,3 11,2 13,9 15,1 13,0 14,6 13,6 12,7 8,2 6,8 4,7 133 Minh Long 7,2 10,1 12,9 14,0 15,2 13,4 14,9 12,6 12,5 9,3 7,2 4,9 134 Ba Tơ 7,3 10,2 13,1 14,1 15,6 13,5 15,0 12,8 12,6 9,7 7,4 4,9 136 Châu Ổ 8,0 10,1 12,7 15,2 17,1 16,3 16,7 14,1 13,2 10,2 6,8 5,9 146 9,8 12,4 15,6 17,4 16,3 16,5 14,2 13,3 10,5 7,4 6,2 147 Sa Huỳnh 8,7 10,4 13,6 16,5 17,6 16,4 16,8 14,3 13,4 11,2 7,8 6,7 153 Lý Sơn 8,8 10,6 14,1 16,5 17,4 16,4 16,9 14,0 13,5 11,0 8,2 7,4 155 Quảng Ngãi 7,8 Bảng 1.5: Thống kê giờ nắng trong năm Tháng Giờ nắng XII Năm 125 155 217 238 274 245 260 234 200 162 110 101 2321 I II III IV V VI VII VIII IX X XI - Gió Khu vực Trung Trung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, có hai mùa gió chính là gió mùa Đông và gió mùa Hè. Mùa đông hướng gió thịnh hành ở vùng đồng bằng ven biển là hướng Đông Bắc đến hướng Bắc. Mỗi lần có đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua thường có gió mạnh. Tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa Đông Bắc có thể lên tới (17-18) m/s đặc biệt là các đợt gió mùa kết hợp với cơn giông. Gió mùa hè có hướng thịnh hành là hướng Đông Nam). + Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và mang theo không khí lạnh. Tốc độ gió lớn nhất 24m/s; + Gió Đông Nam thường xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9 và mang theo nhiều hơi nước; + Tốc độ gió trung bình lớn nhất: 19 m/s; 9 + Tốc độ gió lớn nhất: 44 m/s. - Bão và áp thấp nhiệt đới Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, khi áp thấp mạnh lên thành bão thì cấp bão lớn nhất lên đến cấp 10, 11. Mỗi năm có ít nhất là 5 cơn bão gây ảnh hưởng hoặc trực tiếp đổ bộ vào đất liền. Mưa lớn thường xảy ra cùng thời kỳ có áp thấp nhiệt đới và bão kèm theo gió xoáy và giật vô hướng, tốc độ gió khi có bão có lúc lên đến 36 m/s. Theo số liệu quan trắc về bão từ 1956 đến năm 2000 có 45 cơn bão đổ bộ vào khu vực bờ biển Quảng Nam - Đà Nẵng đến Bình Định, chiếm 14,5% so với toàn dải bờ biển Việt Nam. Mùa bão tại khu vực ven bờ này từ tháng VII kết thúc vài tháng XI và xảy ra tập trung nhất vào tháng IX và X. Bão đổ bộ vào khu vực thường gây ra lũ lớn và nước dâng phá huỷ các dải đê bảo vệ ven biển. Bão thường gây ra mưa lớn gây lũ lụt, đặc biệt là các vùng có địa hình khá dốc như vùng ven bờ miền Trung. 1.1.4. Điều kiện thủy hải văn a. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Vị trí xây dựng công trình nằm ở hợp lưu sông Rớ và sông Trường, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, xâm nhập mặn. Sông Rớ bắt nguồn từ vùng núi huyện Ba Tơ có tên là sông Quán chảy theo hướng Đông Nam xuống đồng bằng huyện Đức Phổ có tên là sông Rớ khi thuộc xã Phổ Minh. Sông dài 18,9km, đến cửa hợp lưu đổ vào cuối sông Trường là 34,25 km2. Sông còn hứng nước của suối Cầu Bầu. Sông Trường bắt nguồn từ vùng núi huyện Đức Phổ chảy theo hướng Tây – Đông xuống đồng bằng huyện Đức Phổ và chảy ra biển Đông qua cửa Mỹ Á. Sông dài 22,5 km, đến cửa hợp lưu đổ vào cuối sông Thoa là 172 km2. Sông nhận nước chính từ đầm Lâm Bình đổ vào, trên dọc đường về phía bờ tả, sông Trường còn hứng nước của các con sông: sông Quán, Suối Cầu Bầu, Suối Re, Suối Cầu Mơng (tên hạ lưu của sông Lò Bò - tên trên bản đồ 1/50.000), Sông Kim, và Sông Rớ, tại cửa ra sông bị xâm nhập mặn bởi triều cường vào từ cửa Mỹ Á. b. Chế độ thủy triều Vùng sông Trường, sông Rớ là vùng chịu ảnh hưởng thống trị của thủy triều biển Đông. Dạng triều ở đây là bán nhật triều không đều. Mỗi ngày 2 lần triều lên, 2 lần triều xuống. Mỗi tháng 2 kỳ triều kém, 2 kỳ triều cường. Trong kỳ triều cường biên độ triều lớn, hình chữ M, cường suất mức nước lớn. Trong thời kỳ triều kém biên độ triều, cường suất mức nước đều kém, chênh lệch giữa 2 chân triều đáng kể. - Mức nước đỉnh triều trong năm cao nhất vào tháng X, XI, thấp nhất vào tháng VI, chênh lệch nhau khoảng 50 cm tại Mỹ Á; 10 - Mức nước chân triều trong năm thấp nhất xuất hiện đồng bộ với mức nước đỉnh, thấp nhất vào tháng VI, VII, cao nhất vào tháng X, XI; - Biên độ triều dọc tại cửa Mỹ Á. Biên độ triều lớn nhất vào tháng VII tại Trạm Mỹ Á là 1,5 m trong mùa lũ chân triều cao lên, biên độ giảm nhỏ song giá trị trung bình cũng còn giữ được 1,0 m; - Trong nhiều năm mức nước ít biến động. Tại Mỹ Á mức nước đỉnh triều cao nhất chỉ dao động khoảng 22cm. Mức nước chân triều dao động lớn hơn, chủ yếu là vào thời kỳ lũ (nước lũ nâng cao chân triều). c. Chế độ nước vùng dự án - Trong vùng quanh năm nước chảy 2 chiều, chảy lên vào nội đồng khi triều lên, chảy xuống từ nội đồng rút ra khi triều xuống. - Thủy triều biển Đông theo nhánh sông Thoa đổ vào nội đồng từ phía Đông Bắc và Tây Bắc và theo sông Trường, sông Trà Câu từ phía Đông Nam và Tây Bắc tạo nên vùng giao hội nước trong nội đồng. Nơi triều đến muộn nhất từ các phía là cầu Chùa sông Trường và tới cầu An Hội trên sông Thoa. - Ở vùng giao hội nước, tốc độ nước bé, thời kỳ truyền triều kéo dài. Khó tiêu thoát, bồi lắng mạnh. Đó là vùng nhiễm mặn và ô nhiễm nhất của vùng. - Để phân tích chế độ chảy trong vùng, sử dụng tài liệu đo mực nước và lưu lượng trong tháng X/2008(vào 2 thời kỳ triều cường, triều kém). 1.2. Điều kiện dân cư – hạ tầng 1.2.1. Tình hình dân cư Dân cư vùng dự án khá thưa thớt, hạ tầng cơ sở chủ yếu là chòi trông tôm, còn lại một số nhà kiên cố được xây dựng ở các đầu sông lớn (Bảng 1.6). Bảng 1.6: Tình hình dân sinh xã Phổ Minh Hạng mục Tổng Kinh Nông nghiệp Khác Số hộ 1520 1368 152 Số nhân khẩu 5632 5146 486 Số lao động 3345 1704 1641 Số hộ dùng điện 100% Số hộ có nước sạch 90,2% 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế a. Về nông nghiệp - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo sạ cả năm 715,64 ha; diện tích ngô 10 ha; lạc, đậu các loại 11 ha; rau các loại 19 ha. Năng suất lúa bình quân đạt 60,1 tạ/ ha; ngô đạt 11 53 tạ/ ha; đậu các loại đạt 15,4 tạ/ ha; rau các loại đạt 192 tạ/ ha. Sản lượng lương thực cây có hạt thu hoạch 4354 tấn. Trong đó: Sản lượng thóc 4301 tấn; sản lượng ngô 53 tấn; hoa màu khác: lạc, đậu các loại 17 tấn; rau các loại 364,8 tấn. - Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã vẫn ổn định: đàn trâu, bò có 966 con; đàn gia cầm có 26.000 con; đàn heo có 265 con. b. Về lâm nghiệp - Tổng diện tích rừng 66,319 ha (trong đó rừng tự nhiên 7,049ha, rừng trồng 59,27 ha, đất trồng không có rừng quy hoạch 2,51 ha, Đất khác ngoài lâm nghiệp có rừng “diện tích đất nông nghiệp có trồng cây lâm nghiệp” là 23,35 ha. c. Về nuôi trồng thủy sản - Tổng diện tích thả nuôi tôm 44,6ha, dịch bệnh xảy ra khoảng 4,3ha. Sản lượng thu hoạch 321,12 tấn. d. Công nghiệp - xây dựng, Thương mại – Dịch vụ - Công nghiệp – xây dựng: Sản xuất ngành công nghệp – xây dựng gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của tình trạng lạm phát của nền kinh tế, thiếu vốn cho sản xuất, yếu tố đầu vào tăng cao. Nhưng nhờ sự chủ động khắc phục những khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2014 ước đạt giá trị 9,435 tỷ đồng; - Thương mại – Dịch vụ: Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn được duy trì, phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn ước đạt 22,5 tỷ đồng. e. Giao thông - Vùng dự án được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống giao thông thủy rất thuận tiện, sự kết nối sông Rớ với sông Thoa, sông Trường, cửa biển Mỹ Á tạo điều kiện thuận lợi giao thương với các tỉnh lân cận; - Ngoài ra hệ thống giao thông đường bộ có tuyến huyết mạch như quốc lộ 1A, cách khu vực dự án khoảng 3km tương đối thuận lợi cho việc đi lại. 1.3. Tình hình thiên tai khu vực dự án 1.3.1. Ngập úng Vùng canh tác nông nghiệp và sinh sống của cư dân dọc sông Trường và sông Thoa là vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập úng, đặc biệt là đầu vụ Đông Xuân (do lũ muộn của lũ chính vụ), vụ Hè Thu (lũ tiểu mãn) và cuối vụ mùa (do lũ sớm của lũ chính vụ). 12 1.3.2. Hạn hán Vùng dự án là đồng bằng trũng giáp biển có truyền thống lâu đời trồng lúa nước là chính, yêu cầu phải được tưới tiêu chủ động và khoa học. Hiện nay, chủ yếu tưới tiêu bằng nước của hệ thống thủy lợi của các hồ như Liệt Sơn, đầm Lâm Bình, đập Huấn Phong qua kênh Tố và các sông nhánh nhỏ trong vùng, còn lại là dựa vào nước sinh thủy các lưu vực nhỏ và sông Trường để tưới chống hạn. Do nằm ở vùng cuối khu tưới, cách đầu mối trên 30 km, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, công trình ngày càng hư hỏng xuống cấp, việc trùng tu sửa chữa không theo kịp, không tưới đến được các xã phía nam huyện Đức Phổ, nên thường bị hạn vào cuối vụ Đông Xuân, vụ hè thu và đầu vụ Mùa. Thời gian hạn thường vào tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8. 1.3.3. Nhiễm mặn Hàng năm, vào trung tuần tháng 3 đến tháng 9 khi triều cường mặn thường xâm nhập sâu, có năm lên đến cầu An Hội, Đức Phong, đến cầu Chùa, sông Trường, Phổ Vinh. Theo điều tra, hàng năm diện tích bị nhiễm mặn là 215 ha, diện bị mặn không trồng lúa được 22ha, trồng được nhưng năng suất bấp bênh gần 200ha. Thiệt hại hàng năm do nhiễm mặn gây cho sản xuất nông nghiệp lên đến 300 tấn thóc nhân dân các xã Phổ An, Phổ Quang, Phổ Minh đã phải thường xuyên đắp bờ ngăn mặn và đắp các đập ngăn mặn. 1.4. Đánh giá hiện trạng khu vực dự án 1.4.1. Vị trí xây dựng Công trình cống ngăn mặn được xây dựng tại cửa ra sông Rớ (nơi hợp lưu với sông Trường) – đây là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng xâm nhập mặn bởi triều cường vào từ cửa Mỹ Á (Hình 1.2). Sông Trường Sông Rớ Vị trí dựng xây Hình 1.2. Vị trí khu vực nghiên cứu (Ảnh chụp ngày 22/04/2019) 13 1.4.2. Nhiệm vụ của công trình Căn cứ vào hiện trạng khu vực nghiên cứu và nhu cầu dùng nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt vùng dự án. Công trình cống ngăn mặn sông Rớ có một số nhiệm vụ chính sau đây: - Nhiệm vụ chính của công trình là ngăn mặn, đảm bảo ổn định cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tình hình biến đổi khí hậu (nước biển dâng) như hiện nay; - Đảm bảo tiêu thoát lũ nội đồng từ sông Rớ ra sông Trường, ngăn lũ tiểu mãn trên sông Trường, giữ ngọt cho vùng lưu vực thượng nguồn sông Rớ. 1.4.3. Thông số kỹ thuật cống sông Rớ Bảng 1.7: Thông số kết cấu cống sông Rớ TT Hạng mục Đơn vị Quy mô 1 Hình thức công trình 2 Chiều rộng cống m 20,0 3 Chiều dài thân cống m 13,0 4 Cao trình đáy cống m -1,50 5 Cao trình đỉnh cửa van m +2,25 6 Cao trình đỉnh trụ pin m +2,40 7 Chiều rộng bản đáy m 24,20 8 Chiều dày bản đáy m 0,70 9 Chiều dày trụ biên m 0,70 Ghi chú Cống BTCT M300 Một số hình ảnh về cống sông Rớ: Hình 1.3: Cống sông Rớ nhìn từ sông Trường 5,0m × 4 khoang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan