Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất, một số yếu tố liên quan và hiệu...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp tại công trường xây dựng thủy điện lai châu

.PDF
140
341
67

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN LAI CHÂU Chuyên ngành: Ký sinh trùng Mã số : CK62726501 LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Ngọc Minh PGS.TS. Ngô Văn Toàn HÀ NỘI – 2015 LỜI CẢM ƠN! Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.BS. Phạm Ngọc Minh, PGS.TS. Ngô Văn Toàn, các Thầy với tấm lòng tận tụy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi đến GS.TS Nguyễn Văn Đề và các thầy, cô trong Bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cảm ơn các anh chị thạc sĩ, bác sĩ, kỹ thuật viên tại phòng xét nghiệm của Bộ môn Ký sinh trùng đã giúp tôi thực hiện các xét nghiệm. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học và các Bộ môn Trường Đại học Y Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban điều hành xây dựng Thủy điện Lai Châu, Trạm y tế Công trường, các cán bộ, công nhân viên các Đơn vị xây dựng Thủy điện Lai Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.BS. Lê Thị Hằng, giám đốc bệnh viện, cùng các đồng nghiệp trong Bệnh viện Xây dựng - nơi tôi đang công tác, gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều trong luận văn này. Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Văn Dũng Học viên Chuyên khoa 2 - Khóa 27 - Chuyên ngành: Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội Mã số: CK62726501 Đơn vị công tác: Bệnh viện Xây dựng Tên đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp tại Công trường xây dựng Thủy điện Lai Châu” Tôi xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai thầy: TS.BS Phạm Ngọc Minh, PGS.TS Ngô Văn Toàn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các thông tin và số liệu trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhân và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015 Người viết Nguyễn Văn Dũng NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CNVC: CBYT: CSHQ: ĐTV: ĐTNC: FAO: GDSK: GDTT: GTQĐ: HS: HQCT: KH&KT: NXB: KAP : KST: PV: TĐHV: TTYT: XN: THCS: THPT: YTDP: UNICEF: WHO: Công nhân viên chức Cán bộ y tế Chỉ số hiệu quả Điều tra viên Đối tượng nghiên cứu Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực liên hợp quốc) Giáo dục sức khoẻ Giáo dục truyền thông Giun truyền qua đất Học sinh Hiệu quả can thiệp Khoa học và Kỹ thuật NXB Knowledge, Attitude, Practice (Nhận thức, thái độ, thực hành) Ký sinh trùng Phỏng vấn Trình độ học vấn Trung tâm y tế Xét nghiệm Trung học cơ sở Trung học phổ thông Y tế dự phòng United Nations Children's Funds (Quỹ nhi đồng liên hợp quốc) World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1.Đại cương ............................................................................................. 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về bệnh giun đường ruột ................................ 3 1.1.2. Phân bố các bệnh giun đường ruột ................................................ 5 1.1.3. Tác hại của bệnh giun đường ruột ................................................. 9 1.1.4. Chu kỳ sống của giun đường ruột ............................................... 11 1.1.5. Phòng chống các bệnh giun đường ruột ...................................... 15 1.2. Tình hình và kết quả nghiên cứu về nhiễm giun đường ruột trong những năm gần đây .......................................................................... 18 1.2.1. Tình hình nhiễm giun đường ruột trên thế giới............................ 18 1.2.2. Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam ............................ 20 1.3. Các nghiên cứu về nhiễm giun đường ruột ở Công trường xây dựng Thủy điện Lai Châu và tỉnh Lai Châu ............................................... 22 1.4. Đặc điểm địa lý, khí hậu, dân cư tỉnh Lai Châu ................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................... 26 2.2. Đối tượng nghiêncứu ......................................................................... 26 2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 26 2.4. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 27 2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 27 2.5.1. Cho nghiên cứu ngang ................................................................ 27 2.5.2. Cho nghiên cứu can thiệp............................................................ 28 2.5.3. Kỹ thuật chọn mẫu ...................................................................... 29 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 30 2.6.1. Kỹ thuật điều tra xã hội học ........................................................ 30 2.6.2. Kỹ thuật điều tra kiến thức, thái độ thực hành ............................. 30 2.6.3. Can thiệp thuốc điều trị đặc hiệu ................................................. 30 2.6.4. Kỹ thuật can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống giun ....................................................................... 31 2.6.5. Kỹ thuật xét nghiệm phân ........................................................... 32 2.7. Các biến số/chỉ số nghiên cứu............................................................ 34 2.7.1. Các biến số ................................................................................. 34 2.7.2. Các chỉ số .................................................................................. 36 2.8. Vật liệu, hóa chất và kỹ thuật nghiên cứu .......................................... 37 2.8.1. Vật liệu, hoá chất ........................................................................ 37 2.8.2. Vật liệu truyền thông - giáo dục sức khỏe phòng chống giun ...... 39 2.8.3. Bộ câu hỏi phỏng vấn, bảng kiểm quan sát ................................. 39 2.9. Phương pháp đánh giá hiệu quả can thiệp .......................................... 39 2.10. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................... 39 2.11. Hạn chế nghiên cứu và cách khắc phục............................................ 40 2.12. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 41 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 42 3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm giun và một số yếu tố ảnh hưởng............................ 42 3.1.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................ 42 3.1.2. Tỷ lệ hiện nhiễm giun ................................................................. 43 3.1.3. Kiến thức và thực hành về phòng và chống nhiễm các loại giun ..... 46 3.1.4. Các yếu tố liên quan đến nhiễm giun .......................................... 55 3.2. Kết quả can thiệp ............................................................................... 66 3.2.1. Kết quả tẩy giun.......................................................................... 66 3.2.2. Kết quả nâng cao kiến thức và thực hành .................................... 67 Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 74 4.1. Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun đường ruột ........................................................................................ 74 4.1.1. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ................................................. 74 4.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm giun đường ruột ........................... 77 4.2. Hiệu quả các biện pháp can thiệp phòng chống giun đường ruột ....... 82 4.2.1. Hiệu quả tẩy giun đường ruột chọn lọc bằng thuốc Albendazol .. 82 4.2.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức và thực hành phòng chống nhiễm giun đường ruột .......................................................................... 82 4.2.3. Hiệu quả điều trị đặc hiệu ........................................................... 88 4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ................................................ 90 KẾT LUẬN ................................................................................................. 94 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................. 42 Bảng 3.2. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (tiếp) ..................... 43 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun ...................................................................... 45 Bảng 3.4. Cường độ nhiễm các loài giun ................................................. 45 Bảng 3.5. Hiểu biết về các loại giun gây bệnh và tác hại .......................... 46 Bảng 3.6. Hiểu biết về phòng chống các loại giun gây bệnh ..................... 47 Bảng 3.7. Hiểu biết về đường lây và tác hại của giun đũa ......................... 48 Bảng 3.8. Hiểu biết đường lây và tác hại của giun tóc .............................. 49 Bảng 3.9. Hiểu biết đường lây và tác hại của giun móc/mỏ ...................... 50 Bảng 3.10. Hiểu biết vệ sinh ăn uống phòng chống nhiễm các loại giun..... 51 Bảng 3.11. Hiểu biết vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm các loại giun ..... 51 Bảng 3.12. Hiểu biết vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm các loại giun..... 52 Bảng 3.13. Thực hành vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm các loại giun .... 53 Bảng 3.14. Thực hành vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm giun................ 53 Bảng 3.15. Thực hành tẩy giun ................................................................... 54 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhiễm ít nhất một loài giun ... 55 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới và nhiễm ít nhất một loài giun............. 55 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa dân tộc và nhiễm ít nhất một loài giun ....... 56 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa học vấn và nhiễm ít nhất một loài giun ...... 56 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tính chất công việc và nhiễm ít nhất một loài giun ........................................................................... 57 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hiểu biết về tác hại của nhiễm giun và nhiễm ít nhất một loài giun ....................................................... 57 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hiểu biết phòng và điều trị giun với nhiễm ít nhất một loài giun.................................................................. 58 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hiểu biết về điều trị, phòngbệnh giun và nhiễm ít nhất một loài giun ....................................................... 59 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa hiểu biết về đường nhiễm giun và nhiễm ít nhất một loài giun ..................................................................... 60 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hiểu biết về đường lây nhiễm giun và nhiễm ít nhất một loài giun ....................................................... 61 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm giun và nhiễm ít nhất một loài giun ................................ 63 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thực hành tẩy giun và nhiễm ít nhất một loài giun ................................................................................... 64 Bảng 3.28. Phân tích đa biến các yếu tố nguy cơ của nhiễm ít nhất một loại giun .................................................................................. 65 Bảng 3.29. Hiệu quả điều trị tẩy chung cho nhiễm giun.............................. 66 Bảng 3.30. Hiệu quả điều trị tẩy cho từng loại giun .................................... 66 Bảng 3.31. Hiệu quả thay đổi kiến thức về tác hại và tẩy giun phòng chống các loại giun ............................................................................. 67 Bảng 3.32. Hiệu quả thay đổi kiến thức về vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm giun................................................................................ 69 Bảng 3.33. Hiệu quả thay đổi kiến thức về vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm giun................................................................................ 71 Bảng 3.34. Hiệu quả thay đổi thực hành vệ sinh cá nhân phòng chống nhiễm giun................................................................................ 72 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện nhiễm ít nhất một loại giun ...................................... 43 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiện nhiễm các loại giun .................................................. 44 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm phối hợp các loại giun........................................... 44 Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi kiến thức trước và sau can thiệp ............................ 68 Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi hành vi trước và sau can thiệp ............................... 70 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu kỳ sống của giun đũa............................................................. 11 Hình 1.2. Chu kỳ sống của giun tóc.............................................................. 13 Hình 1.3. Chu kỳ sống của giun móc............................................................ 14 Hình 1.4. Khái quát chu kỳ của Giun truyền qua đất và các mắt xích phòng chống ................................................................................ 15 Hình 1.5. Phân bố giun truyền qua đất thế giới............................................. 20 Hình 1.6. Bản đồ hành chính tỉnh Lai Châu.................................................. 23 Hình 4.1. Minh hoạ về một số yếu tố đưa vào phân tích đa biến................... 93 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh giun truyền qua đất gây ra bởi một số loại giun ký sinh trong cơ thể mà chu kỳ phát triển có giai đoạn phát triển ở ngoài môi trường đất phổ biến rộng khắp ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển. Bệnh trở thành vấn đề y tế công cộng ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở các nước nhiệt đới có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trình độ văn hóa và vệ sinh thấp kém. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất, tinh thần, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ [1]. Đối với phụ nữ tuổi sinh sản, phụ nữ có thai: nhiễm giun móc/mỏ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những trường hợp bị nhiễm giun móc/mỏ nặng sẽ gây mất máu mạn tính và dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt làm tăng khả năng bị tai biến sản khoa, sảy thai, đẻ non, trẻ đẻ thiếu cân…[2], [3], [4]. Bệnh gây ra những tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ và sự phát triển của cơ thể con người đặc biệt là ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự liên quan mật thiết giữa tình trạng nhiễm bệnh giun sán với suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển thể chất, trí tuệ và học tập của trẻ em [5], [6], [7], [8]. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tháng 4 năm 2014, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm các bệnh giun truyền qua đất, trong đó khoảng 1,3 tỷ người nhiễm giun móc, 1,45 tỷ người nhiễm giun đũa và 1,05 tỷ người nhiễm giun tóc. Hàng năm có khoảng 150.000 người chết do bệnh giun truyền qua đất, gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên [9]. Việt Nam là một nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển. Các bệnh giun đường ruột có liên quan chặt chẽ với tập quán sinh hoạt của nhân dân và vệ sinh môi trường [10], [11]. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp với việc quen dùng phân người bón lúa và hoa màu, bên cạnh đó ý thức vệ sinh chưa cao làm cho môi trường ô nhiễm nặng. Đó chính là lý do làm cho bệnh giun sán ở nước ta là một bệnh phổ biến mang tính xã hội [1], [12]. Số liệu điều tra của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng & Côn trùng Trung ương năm 2006 ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở cả nước có khoảng 34 triệu 2 người (28,6%) nhiễm giun đũa, nhiễm giun tóc 18 triệu người (23,1%), giun móc là 22 triệu (28,6%), các số liệu chứng minh tỷ lệ nhiễm bệnh này tại các tỉnh miền Bắc có tỷ lệ nhiễm khoảng 60-70%, miền Trung là 55% và miền Nam là 40% [13]. Bệnh gặp ở trên khắp cả nước, đặc biệt là các vùng vệ sinh môi trường kém, tập trung đông người. Bộ Xây dựng do yêu cầu nhiệm vụ, có nhiều công trường xây dựng tập trung đông nhân công, điều kiện vệ sinh không được tốt. Một trong những nơi đó là Công trường xây dựng Thủy điện Lai Châu. Dự án được khởi công xây dựng năm 2010, hoàn thành công trình năm 2017. Số lượng người thi công tại Công trường lúc cao nhất lên đến khoảng 15.000 người. Công trường nằm trong huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Trên Công trường này hầu hết cán bộ, công nhân viên xây dựng đều ở tập trung thành lán, trại và nhà tạm tại xã Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn. Nguồn nước và thực phẩm hầu hết có xuất xứ tại địa phương. Ngoài ra có sự giao lưu giữa công nhân viên và dân địa phương cũng tạo điều kiện để các bệnh giun truyền qua đất phát triển. Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về bệnh giun truyền qua đất trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này trong những công nhân xây dựng thuỷ điện và cũng chưa có báo cáo khoa học nào về ảnh hưởng của bệnh giun truyền qua đất đến sức khoẻ công nhân, tiến độ các công trình xây dựng trong cả nước. Để góp phần hoạch định chiến lược phòng chống giun đường ruột trong cả nước nói chung và tại các công trường xây dựng nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp tại Công trường xây dựng Thủy điện Lai Châu”. Với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun truyền qua đất và một số yếu tố ảnh hưởng của cán bộ, công nhân xây dựng Thủy điện Lai Châu. 2. Đánh giá hiệu quả các biện pháp điều trị, truyền thông trong phòng chống giun truyền qua đất trước và sau can thiệp. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cương Giun đường ruột bao gồm: giun đũa (Ascaris lumbricoides) thuộc họ Ascarididae, giun tóc (Trichuris trichura) thuộc họ Trichuridae, giun móc (Ancyclostoma duodenale), giun mỏ (Necator americanus) thuộc họ Ancyclostomidae, giun kim (Enterobius vermicularis) thuộc họ Oxyuridae, giun lươn (Strongyloides stercoralis) thuộc họ Strongyloididae là ký sinh trùng đa bào, trong lớp giun tròn Nematode, ngành giun tròn Nemathelminthes [12]. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về bệnh giun đường ruột Giun sán là những ký sinh trùng có lịch sử xuất hiện rất sớm ngày từ khi sơ khai hình thành trái đất và các sinh vật trên trái đất [14]. Thế kỷ XVI trước Công nguyên, những tài liệu của Ebers đã nói tới các loài giun sán ở người như sán dây, giun đũa, giun kim và giun chỉ. Tác giảAristotle (384-322 trước Công nguyên) cũng đã sơ bộ phân loại giun sán làm ba loại: Những loại thân dẹt, những loại thân hình ống và những loại có hình thể giun đũa [14], [15]. Các nhà y học Hy Lạp Dioscoride, Cohimelle (thế kỷ I) cũng đã mô tả rất nhiều về giun đũa. Thầy thuốc nổi tiếng Avicenne (9801037) đã mô tả giun đũa, giun kim, giun móc/mỏ. Francesco Redi (16261697) đã xác định giun sán cũng có giới tính như các sinh vật cao cấp khác [16]. Đến thế kỷ thứ XIX, những hiểu biết về giun sán càng ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Năm 1879, T.S.Cobbold xuất bản tài liệu về giun sán ký sinh ở người và động vật. Ở Việt Nam, từ thời Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh đã có các bài thuốc Đông y điều trị bệnh giun sán. Đặc biệt ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có những công trình điều tra về giun sán đầu tiên của Mathis, Leger khá cơ bản và toàn diện về các loài giun đường ruột ở miền Bắc Việt 4 Nam.Bran (1911) cũng có những nghiên cứu về tình hình nhiễm giun đường ruột ở miền Nam Việt Nam [14]. Năm 1936, Đặng Văn Ngữ đã có những công trình nghiên cứu điều tra cơ bản các loài giun sán ký sinh và xác định tình hình nhiễm giun sán nghiêm trọng ở người [17]. Những năm nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, thời kỳ ứng dụng những thành tựu của các khoa học khác như hóa sinh, siêu cấu trúc, sinh học phân tử, miễn dịch, bệnh học, dược học, dịch tễ học, y tế công cộng... vào chẩn đoán, bệnh học, điều trị, phòng chống các bệnh ký sinh trùng, nhất là tiến tới khống chế và có thể thanh toán một số bệnh ký sinh trùng [12]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các bệnh giun sán của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương, các tỉnh, các trường đại học [18], [19], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27], [28]. Các lĩnh vực nghiên cứu về bệnh giun sán là: - Dịch tễ, lâm sàng, chẩn đoán, điều trị các bệnh giun ở Việt Nam. Phản ánh mức độ nhiễm các loại giun đường ruột ở các vùng dịch tễ, dân tộc, lứa tuổi, điều kiện lao động khác nhau để làm cơ sở khoa học xây dựng kế hoạch và các biện pháp phòng chống [18], [20], [21], [22], [23], [24], [25], [26], [27]. - Mô hình phòng chống các bệnh giun sán, áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp giáo dục truyền thông, vận động vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân. Các mô hình nghiên cứu cho kết quả khả quan [29], [30], [31], [32], [33],[34], [35]. Các phương pháp điều trị và hiệu quả với bệnh giun sán. Tiến hành nghiên cứu điều trị hàng loạt cho các đối tượng bằng Albendazol, Mebendazole 6 tháng một lần sau một năm tỷ lệ nhiễm các loại giun đều giảm [28], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42]. Báo cáo trên Tạp chí Lancet 2013 cho thấy một nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh giun truyền qua đất bằng Albendazole 400mg định kỳ 6 tháng cho trẻ từ 6-72 tháng đã cho kết quả rất tốt và an toàn (Shally, 2013) [43]. 5 Năm 1998, Bộ Y tế có Quyết định số 288/1998/QĐ-BYT đưa công tác phòng chống giun sán thành một dự án cấp Bộ thì công tác này càng được quan tâm và có chuyển biến mới ở nhiều địa phương và đơn vị trong cả nước. Từ năm 1999 đến nay, Bộ Y tế đưa công tác phòng chống các bệnh giun sán lồng ghép trong các chương trình dự án liên quan khác như: cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường [1], [44]; chương trình hành động quốc gia về dinh dưỡng, chương trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai [4], [45], [46]. Dự án phòng chống giun sán do ADB tài trợ từ năm 20072010 có khoảng 5 triệu trẻ em được tẩy giun [1]. Tính đến năm 2013 có khoảng 2,7 triệu phụ nữ và năm 2014 có tới 22 tỉnh đã cho 1,3 triệu trẻ tẩy giun kết hợp uống Vitamin A [18]. Công tác này có sự phối hợp tốt giữa các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng với Viện Dinh dưỡng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tỉnh, các trường đại học... trong công tác phòng chống các bệnh giun đường ruột [1], [19], [46], [47]. 1.1.2. Phân bố các bệnh giun đường ruột Bệnh giun truyền qua đất phân bố ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các loài giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ là tình trạng phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Tuỳ theo từng vùng, từng khu vực có tỷ lệ nhiễm khác nhau, dao động từ 25-95% và sự lưu hành của bệnh liên quan chặt chẽ với tập quán canh tác, tập quán vệ sinh, tình trạng nghèo đói, địa lý, khí hậu, trình độ dân trí, và hoạt động phòng chống [1], [48]. Các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển và sinh trưởng của giun sán nhất là các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém, ý thức phòng bệnh của cộng đồng chưa cao thì tỷ lệ nhiễm giun càng cao. Tình trạng nhiễm giun truyền qua đất có liên quan mật thiết tới nghề nghiệp và thói quen canh tác [49], [50]. 6 Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun sán ở ngoại cảnh. Mặt khác đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức vệ sinh phòng bệnh còn hạn chế, tập quán dùng phân người để trồng lúa và hoa màu, khả năng cung cấp nước sạch chưa đảm bảo, môi trường bị ô nhiễm bởi các mầm bệnh ký sinh trùng, vì vậy mà bệnh giun sán ở nước ta là một bệnh phổ biến và mang tính xã hội [51].  Phân bố bệnh giun đũa (Ascaris lumbricoides) Bệnh giun đũa là bệnh rất phổ biến trên thế giới,có mặt hầu hết trên các châu lục: châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh... Những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm, mật độ dân số cao, nền kinh tế chưa phát triển và tình trạng vệ sinh môi trường kém thì có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao. Những vùng khí hậu ôn hoà và khí hậu lạnh, dân số thưa, nền kinh tế phát triển có tỷ lệ nhiễm thấp hơn [15]. Ở Việt Nam, giun đũa là loài giun phổ biến nhất, tỷ lệ nhiễm giun đũa cao đứng hàng đầu trong các bệnh giun đường ruột. Theo kết quả số liệu của Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương năm 1998 xét nghiệm trên 500.000 mẫu phân cho thấy tỷ lệ nhiễm giun như sau: + Miền Bắc: Vùng đồng bằng: 80-95%, Vùng trung du: 80-90%, Vùng núi: 50-70%, Vùng ven biển: 70%, + Miền Trung: Vùng đồng bằng: 70,5%, Vùng Tây Nguyên: 10-25%, Vùng núi: 38,4%, Vùng ven biển: 12,5%, + Miền Nam: Vùng đồng bằng: 45-60%, Vùng núi: 10-20%, 7 Nhìn chung tỷ lệ nhiễm phân bố không đều, tỷ lệ nhiễm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vùng đồng bằng cao hơn vùng núi, nông thôn cao hơn thành thị và trẻ em cao hơn người lớn.  Phân bố bệnh giun tóc (Trichuris trichiura) Giun tóc là loài giun phân bố rộng khắp trên thế giới với mức độ bệnh khác nhau tuỳ theo vùng. Do tính chất sinh thái giống như giun đũa nên các vùng có bệnh giun đũa đều có bệnh giun tóc [52]. Ở Việt Nam cũng có sự phân bố như vậy. Sự phân tỷ lệ nhiễm giun tóc rất khác nhau giữa phía Nam và phía Bắc. Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở phía Bắc rất cao chỉ đứng sau bệnh giun đũa, số liệu của viện Sốt rét - KST - CT TƯ năm 1998 ở các vùng như sau: + Miền Bắc: Vùng đồng bằng: 58-89% Vùng trung du: 38-41% Vùng núi: 29-52% Vùng ven biển: 28-75% + Miền Trung: Vùng đồng bằng: 27-47% Vùng Tây Nguyên: 1,7% Vùng núi: 4-10% Vùng ven biển: 12,7% + Miền Nam: Tỷ lệ nhiễm thấp nhất so với cả nước, ở vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 0,5-1,5%. Nhiễm giun đũa và giun tóc có sự liên quan chặt chẽ với nhau, khi nhiễm phối hợp hai loài giun thì cường độ nhiễm của cả hai loại đều cao hơn nhiễm đơn thuần từng loài. Những vùng đồng bằng đông người, sử dụng phân người trong canh tác có tỷ lệ nhiễm cao, vùng đồi núi thưa dân có tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Tỷ lệ nhiễm ở vùng đồng bằng cao hơn miền núi, nông thôn cao hơn thành thị và trẻ em cao hơn người lớn [12]. 8  Phân bố bệnh giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) Bệnh giun móc/mỏ cũng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 450 vĩ Bắc đến 350 vĩ Nam như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước châu Âu [53], [54], [55], [56]. Bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam là một bệnh giun khá phổ biến ở hầu hết các vùng. Do tính chất địa lý phức tạp, tập quán canh tác, vệ sinh môi trường nên tỷ lệ nhiễm thay đổi tuỳ theo từng vùng. Ở miền Bắc tỷ lệ nhiễm đa số vùng đồng bằng từ 30-60% trong khi ở vùng đồng ngập nước chỉ từ 318%, vùng ven biển tỷ lệ nhiễm cao hơn cả (67%), rồi đến vùng trung du (64%) và vùng núi (61%). Tại miền Nam và Trung bộ, vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm là 52%, tỷ lệ nhiễm ở vùng ven biển cao nhất (67%), trung du 61% và Tây Nguyên tỷ lệ thấp hơn (47%). Khác với giun đũa và giun tóc tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở người lớn cao hơn trẻ em [1]. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp, chất đất, vấn đề vệ sinh môi trường. Tỷ lệ nhiễm thường cao ở người lớn và trồng rau màu, công nhân mỏ than hơn những nghề khác. Những vùng đất cát và những vùng vệ sinh môi trường thấp kém (hố xí không hợp vệ sinh, sử dụng phân người chưa được xử lý trong canh tác) có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ khá trầm trọng. Tuy hình thể có phân biệt những sinh thái, dịch tễ, bệnh học tương tự như nhau nên hai loại A.duodenale (giun móc) và N.americanus (giun mỏ) thường được nghiên cứu chung. Giun móc chủ yếu ở các nước ôn đới, vùng khí hậu khô lạnh như Nam Âu, Bắc Phi, Hàn Quốc, Nhật Bản; còn giun mỏ là loài chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Mỹ, Nam Á, Ấn Độ… ở Việt Nam giun mỏ chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số giun móc/mỏ [56],[57]. 9 1.1.3. Tác hại của bệnh giun đường ruột Bệnh giun sán nói chung, giun đường ruột nói riêng đã và đang gây tác hại rộng lớn trong nhân dân; bệnh có tác hại đến mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em, làm chậm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng [12]. Theo báo cáo của Tổ chức Pan American Health Organization, bệnh giun ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ nhỏ trên thế giới. Bệnh gây nên bởi giun đường ruột bao gồm thiếu máu, thiếu Vitamin A, suy dinh dưỡng chung đặc biệt là thấp còi, về lâu dài ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ và ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như tăng trưởng kinh tế xã hội quốc gia (PAHO 2011) [58]. Các tác hại của giun phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Số lượng giun ký sinh. - Thời gian nhiễm lâu hay mới. - Cơ quan trong cơ thể bị nhiễm - Sức đề kháng của người bị nhiễm. - Tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.  Giai đoạn ấu trùng Giun đũa, giun móc có thể gây viêm phổi dị ứng. Giun móc còn gây viêm da tại chỗ nơi ấu trùng xuyên qua da. Trong giai đoạn này do dị ứng với Albumin lạ có thể phát sinh hiện tượng quá mẫn.  Giai đoạn giun trưởng thành Gây kích ứng: Do những chất tiết của giun, những hoạt động của giun thúc vào thành ruột có thể gây những kích thích hoá học, cơ học tại chỗ làm cho thành ruột bị tổn thương nhẹ, gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa lỏng, đi ngoài ra máu. Ngoài ra mỗi loài giun lại gây những tác hại khác nhau như: - Giun đũa là loài gây tác hại nhiều nhất trong các loài giun đường ruột, chiếm chất dinh dưỡng là tác hại hàng đầu của giun đũa. Theo thông báo của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan