Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu q...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp

.DOC
164
1
103

Mô tả:

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 1.2. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình hình bệnh của phạm nhân trong các trại giam 1.4. Một số biện pháp cải thiện sức khỏe của các phạm nhân trong trại giam 1.5. Thông tin về địa bàn nghiên cứu CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.3.4. Hoạt động can thiệp của nghiên cứu 2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 2.3.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 2.4. Tổ chức thực hiện nghiên cứu 2.5. Sai số và cách khống chế sai số 2.6. Đạo đức nghiên cứu CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015 3.1.1. Thông tin chung của phạm nhân tham gia nghiên cứu 3.1.2. Thực trạng bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam 1 3 3 4 14 20 30 32 32 32 33 33 33 38 42 45 48 52 53 54 55 56 56 56 57 năm 2015 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam năm 2014 - 2015 3.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016 3.2.1. Sự cải thiện về môi trường tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.2.2. Sự thay đổi về kiến thức và thực hành liên quan đến một số bệnh của phạm nhân tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015 4.2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016 4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và hạn chế của đề tài KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 64 74 74 80 90 90 107 112 115 117 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phần viết tắt Phần viết đầy đủ AFB Acid fast Bacillus (Vi khuẩn kháng cồn kháng acid) AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome ARV BMI BYT CBYT CD4 ĐLC HBsAg HBV HCV HIV (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) Antiretroviral (Thuốc kháng Retro vi rút) Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) Bộ Y tế Cán bộ y tế Tế bào Lympho CD4 Độ lệch chuẩn Kháng nguyên bề mặt viêm gan B Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B) Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C) Human Immunodeficiency Virus 13 LTBI (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) Treatment of latent tuberculosis infection 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 (Điều trị nhiễm lao tiềm ẩn) Quan hệ tình dục Tiêm chích ma túy Tiêu chuẩn Việt Nam Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số cầu khuẩn tan máu Tổng số nấm mốc Tổng số vi khuẩn hiếu khí Viêm gan B Viêm gan C X quang World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) QHTD TCMT TCVN THCS THPT TSCKTM TSNM TSVKHK VGB VGC XQ WHO DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. 3.11. 3.12. 3.13. 3.14. Tên bảng Tỷ lệ phạm nhân nhiễm HIV tại các trại giam trên thế giới Tỷ lệ mắc lao tại các trại giam trên thế giới Tỷ lệ nhiễm HBV tại các trại giam trên thế giới Tỷ lệ nhiễm HCV tại các trại giam trên thế giới Cỡ mẫu tại các trại giam trong nghiên cứu Biến số nghiên cứu Tiêu chuẩn đánh giá môi trường vi sinh trong nghiên cứu Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành của phạm nhân Sai số và cách khống chế sai số Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Kết quả xét nghiệm HBV, HCV, HIV và lao của phạm nhân tại 3 trại giam Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại 03 trại giam Kết quả đo kiểm độ ẩm tại 03 trại giam Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động không khí tại 3 trại giam Kết quả đo kiểm ánh sáng tại 03 trại giam Kết quả đo kiểm tiếng ồn chung tại 03 trại giam Kết quả đo kiểm khí CO2 tại 03 trại giam Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí tại 03 trại giam Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong không khí tại 03 trại giam Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí tại 03 trại giam Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí tại 03 trại giam Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan B của phạm nhân tại 03 trại giam Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng Viêm gan C của phạm nhân tại 03 trại giam Trang 6 8 9 11 35 38 46 47 54 56 63 64 64 65 65 66 66 67 68 69 69 70 71 Bảng Tên bảng Trang 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng HIV/AIDS 72 của phạm nhân tại 03 trại giam 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực trạng lao 73 của phạm nhân tại 03 trại giam 3.17. Kết quả đo kiểm nhiệt độ tại trại giam Vĩnh Quang 74 sau can thiệp 3.18. Kết quả đo kiểm độ ẩm tại trại giam Vĩnh Quang 75 sau can thiệp 3.19. Kết quả đo kiểm tốc độ chuyển động của không khí tại trại 75 giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.20. Kết quả đo kiểm ánh sáng tại trại giam Vĩnh Quang 76 sau can thiệp 3.21. Kết quả đo tiếng ồn chung tại trại giam Vĩnh Quang 76 sau can thiệp 3.22. Kết quả đo kiểm CO2 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 77 3.23. Kết quả đánh giá tổng số vi khuẩn hiếu khí trong không khí 77 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.24. Kết quả đánh giá tổng số cầu khuẩn tan máu trong 78 không khí tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.25. Kết quả đánh giá tổng số nấm mốc trong không khí 78 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.26. Kết quả đánh giá chung về vi sinh vật trong không khí 79 tại trại giam Vĩnh Quang sau can thiệp 3.27. Tỷ lệ phạm nhân nhận được thông tin truyền thông 80 tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp 3.28. Các nguồn thông tin được phạm nhân tiếp cận 81 tại trại giam Vĩnh Quang trước và sau can thiệp 3.29. Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh viêm gan B, viêm gan C 82 của phạm nhân sau can thiệp 3.30. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, 83 viêm gan C theo tình trạng mắc bệnh viêm gan B trước và sau can thiệp 3.31. Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức chung đúng về bệnh viêm gan B, 83 Bảng 3.32. 3.33. 3.34. 3.35. 3.36. 3.37. 3.38. 3.39. 3.40. 3.41. Tên bảng Trang viêm gan C theo tình trạng bệnh viêm gan C trước và sau can thiệp Hiệu quả cải thiện thực hành bệnh viêm gan B, viêm gan C 84 của phạm nhân trước và sau can thiệp Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về viêm gan B, viêm gan C 84 theo tình trạng bệnh viêm gan B, viêm gan C trước và sau can thiệp Hiệu quả cải thiện kiến thức về HIV của phạm nhân 85 trước và sau can thiệp Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về HIV theo tình trạng 86 bệnh trước và sau can thiệp Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống HIV của 86 phạm nhân trước và sau can thiệp Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng phòng chống HIV theo 86 tình trạng bệnh trước và sau can thiệp Hiệu quả cải thiện kiến thức về bệnh lao của phạm nhân 87 trước và sau can thiệp Sự thay đổi tỷ lệ kiến thức đúng về bệnh lao theo tình trạng 88 bệnh trước và sau can thiệp Hiệu quả cải thiện thực hành phòng chống lao của 88 phạm nhân trước và sau can thiệp Sự thay đổi tỷ lệ thực hành đúng về phòng chống lao theo 89 tình trạng bệnh trước và sau can thiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Tình hình bệnh của phạm nhân theo kết quả tổng hợp số liệu 57 3.2. điều trị tại bệnh xá năm 2015 của 03 trại giam Tỷ lệ % một số bệnh không truyền nhiễm của phạm nhân 58 3.3. trong trại giam Tỷ lệ % một số bệnh truyền nhiễm của phạm nhân trong 59 3.4. 3.5. 3.6. trại giam Phân loại sức khỏe của phạm nhân trong lần khám gần nhất Tình hình bệnh của phạm nhân trong lần khám gần nhất Tỷ lệ % các bệnh không truyền nhiễm của phạm nhân trong 59 60 61 3.7. lần khám gần nhất Tỷ lệ % các bệnh truyền nhiễm của phạm nhân trong lần 62 khám gần nhất DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tên hình Sơ đồ nghiên cứu Trang 37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường trong trại giam là một môi trường có đặc thù riêng, tách biệt với thế giới bên ngoài. Cộng đồng phạm nhân sống có rất nhiều điểm khác biệt so với bất cứ cộng đồng nào ngoài xã hội, các phạm nhân thường nhập viện với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là những bệnh mạn tính, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phạm nhân là nhóm đối tượng tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ như nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn hay xăm mình,... Ngoài ra, các phạm nhân trong các trại giam thường phải sống chung trong môi trường trại giam nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh trên càng cao hơn so với cộng đồng. Tại Việt Nam, tình trạng mắc lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C... của các phạm nhân chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng và một phạm nhân có thể mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc [1]. Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh cao, tình trạng kháng thuốc của các bệnh nhân nhiễm lao đang là một vấn đề nổi lên trong nhiều năm trở lại đây với tỷ lệ lao kháng thuốc là 55,5-64%, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,7-17,4% [1], [2], [3], [4]. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam tại Bắc Kạn, Hòa Bình, Tuyên Quang là 16,3%, tỷ lệ phạm nhân mắc HBV, HCV lần lượt là 9,7% và 40,6% [5]. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần chẩn đoán cho các phạm nhân có tiền sử bệnh lao và một số triệu chứng lâm sàng hoặc các phạm nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp để phát hiện sớm các trường hợp bệnh [6]. Việc chẩn đoán và theo dõi các phạm nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị mà còn giúp quản lý, theo dõi, dự phòng bệnh cho phạm nhân tốt hơn. Tại Mỹ, việc sàng lọc sớm HCV có thể ngăn chặn 5.500 đến 12.700 ca nhiễm HCV mới ở phạm nhân [7]. Không chỉ ngăn ngừa 2 lây nhiễm bệnh giữa các phạm nhân, các biện pháp dự phòng còn bảo vệ các nhân viên trước nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá trình công tác tiếp xúc với các phạm nhân đã mắc bệnh. Có thể thấy nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các phạm nhân trong các trại giam là rất lớn. Tại Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu chi tiết về thực trạng cơ cấu bệnh chung, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao trong trại giam và đề xuất các giải pháp can thiệp hiệu quả, từ đó có thể dự phòng phơi nhiễm cho các phạm nhân chưa mắc bệnh và cả cộng đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của phạm nhân trong các trại giam, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm nguy cơ cao là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệu quả giải pháp can thiệp (2012-2016)” được tiến hành với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân tại 03 trại giam thuộc Bộ Công an (Sông Cái, Cây Cầy và Vĩnh Quang) năm 2014 - 2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại trại giam Vĩnh Quang giai đoạn 2015 - 2016. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về sức khỏe Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc thương tật” [8]. 1.1.2. Khái niệm về bệnh Bệnh là tình trạng bất thường ảnh hưởng đến cơ thể của một sinh vật, thường được hiểu là một tình trạng liên quan với các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể. Nó có thể được gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, như bệnh truyền nhiễm, hoặc có thể được gây ra bởi rối loạn chức năng bên trong, như các bệnh tự miễn dịch. Nghĩa rộng hơn, bệnh bao gồm các thương tích, khuyết tật, rối loạn, hội chứng, nhiễm trùng, triệu chứng cô lập, hành vi lệch lạc, và các biến thể không điển hình của cấu trúc và chức năng [9]. 1.1.3. Khái niệm về trại giam Theo Nghị định 113/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2008 về quy chế trại giam: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân” [10]. 1.1.4. Khái niệm phạm nhân Điều 1 Quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ và sau này là Nghị định 113/2008/NĐCP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ đã nêu rõ: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là phạm nhân” [10], [11]. Phạm nhân phải là người phạm tội, nhưng người phạm tội chưa hẳn là phạm nhân. Những người phạm tội bị Tòa án xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, thậm chí 4 bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo, không phải vào trại giam chấp hành án, thì không coi là phạm nhân. Điều 8 Nghị định 113/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quy chế trại giam đã quy định ngay sau khi vào trại giam, y tế của trại giam phải khám sức khỏe cho phạm nhân, xác định tình trạng sức khỏe, bệnh của họ để lập hồ sơ sức khỏe phục vụ cho việc giam giữ, lao động, học tập và phòng chữa bệnh. Nghị định này cũng quy định trong thời gian ở trại giam, phạm nhân được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất một năm một lần. Giám thị trại giam dựa vào kết luận phân loại sức khoẻ để quy định chế độ lao động, học tập đối với từng phạm nhân cho phù hợp [10]. Thông tư số 58/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 9 tháng 8 năm 2011 về quy định đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm quy định phạm nhân không được phép sử dụng tiền mặt trong trại giam, và phải sử dụng phiếu ăn thay tiền mặt và sử dụng đồ vật cho phép mang vào buồng giam theo đúng quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng [12]. 1.2. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam 1.2.1. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam trên thế giới 1.2.1.1. Các bệnh mạn tính Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về bệnh của phạm nhân trong các trại giam. Các bệnh mạn tính thường gặp ở phạm nhân là các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần khá cao dao động từ 10,8-64% [13], [14], rối loạn mỡ máu 34,8% [15], tăng huyết áp 3-30,8% [13], [15], [16], [17], hen suyễn từ 4,6 -16% [13], [15], [16], [17], bệnh rối loạn cơ xương khớp, viêm khớp dao động từ 5,1- 6% [13], [16], ung thư chỉ chiếm 1% [16]. 5 Một nghiên cứu thuần tập trên các phạm nhân ung thư tại Mỹ đã chỉ ra rằng các bệnh ung thư phổ biến nhất ở phạm nhân nam là ung thư phổi (24,5%), bệnh u lympho không Hodgkin (8%) và ung thư khoang miệng và họng (7%), trong khi đó phổ biến nhất ở phạm nhân nữ là ung thư cổ tử cung (32%), ung thư vú (22%) và ung thư phổi (11%) với tỷ lệ mắc các loại ung thư này cao gấp từ 2-4 lần tỷ lệ mắc ung thư trên nhóm chứng cộng đồng được lựa chọn và có ý nghĩa thống kê [18]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh lý của phạm nhân cao hơn rất nhiều so với cộng đồng dân cư nói chung. Nghiên cứu của Binswanger I.A. và cộng sự (2009) và Wilper A.P. và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng các phạm nhân có tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, hen suyễn và ung thư (cổ tử cung) cao hơn so với những người không bị giam cầm ở các độ tuổi và giới tính tương tự [19], [20]. Nghiên cứu thuần tập với 170.215 phạm nhân của các tác giả Jacques B. và cộng sự năm 2000 [13] tại nhà tù bang Texas - Mỹ, cho thấy có 10,8% phạm nhân có các vấn đề tâm thần kinh, 9,8% phạm nhân bị tăng huyết áp, 5,2% bị hen suyễn, 5,1% mắc các bệnh xương khớp và 2,6% phạm nhân bị tiểu đường. Kết quả nghiên cứu cắt ngang năm 2006 của Doris J.J. và cộng sự [14] trên 1.255.700 phạm nhân tại các nhà tù tại Mỹ, cho thấy có 45 - 64% phạm nhân có các vấn đề về tâm thần kinh. Một nghiên cứu cắt ngang năm 2009 do Viện Y tế và Phúc lợi Úc tiến hành trên 549 phạm nhân mới vào trại giam cho thấy 16% phạm nhân bị hen suyễn, 6% mắc các bệnh xương khớp, 3% phạm nhân bị tăng huyết áp, 35,2% phạm nhân bị tiểu đường và 1% phạm nhân bị ung thư [16]. Nghiên cứu hồi cứu số liệu từ 234.031 hồ sơ y tế của các phạm nhân do tác giả Amy J.H. và cộng sự tiến hành năm 2010 tại Texas cho kết quả: 18,8% phạm nhân bị tăng huyết áp, 5,4% phạm nhân bị hen suyễn và 4,2% phạm nhân bị tiểu đường [17]. Các tỷ lệ này trong nghiên cứu mô tả cắt ngang năm 6 2014 của Vera-Remartínez E.J. và cộng sự tại Tây Ban Nha, lần lượt là 17,8%; 4,6% và 5,3%. Ngoài ra, nghiên cứu này còn cho thấy 34,8% phạm nhân bị rối loạn mỡ máu [15]. 1.2.1.2. Các bệnh truyền nhiễm Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy phạm nhân trong các trại giam có tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao hơn so với tỷ lệ mắc các bệnh này trên cộng đồng dân số nói chung [21]. Kết quả các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở các phạm nhân là bệnh lao, viêm gan B (VGB), viêm gan C (VGC), HIV/AIDS, giang mai, ... [13], [21], [22]. * HIV/AIDS HIV là loại vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. AIDS là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong. Theo ước tính của WHO và chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, trên thế giới trong năm 2016 có 1,8 triệu ca nhiễm mới HIV và tính đến cuối năm 2015 có khoảng 36,7 triệu người sống chung với HIV [23]. Bảng 1.1. Tỷ lệ phạm nhân nhiễm HIV tại các trại giam trên thế giới 1. Grace E. M. và cộng sự, 2004 [24] Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang 2. Andrew A.A. và cộng sự, 2008 [25] Nghiên cứu cắt ngang STT Tác giả/năm Địa điểm Tỷ lệ (Phạm nhân) nhiễm HIV Cỡ mẫu Mỹ 4.269 1,8% Ghana 1.366 5,9% 7 STT 3. 4. 5. 6. 7. 8. Tác giả/năm Thiết kế nghiên cứu Địa điểm Tỷ lệ (Phạm nhân) nhiễm HIV Wilper A.P. và cộng sự, 2009 [20] Nghiên cứu hồi cứu số liệu Mỹ 1.986.117 0,9-1,7% Gough E. và cộng sự, 2009 [26] Abdul M.K. và cộng sự, 2010 [27] Viitanen P. và cộng sự, 2011 [28] Semaille C. và cộng sự, 2013 [29] Sergio B. A. và cộng sự, 2015 [30] Nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu cắt ngang Belize 623 4,0% Pakistan 365 2,0% Phần Lan 388 0,7-1% Pháp 1.876 2% Mexico 17.000 0,7% Cỡ mẫu Một đánh giá của các thông tin về tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam vào năm 2003 - 2004 cho thấy 18 quốc gia trên tổng số 76 quốc gia có phạm nhân bị nhiễm HIV có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là lớn hơn 10%, bao gồm: Brazil, Burkina Faso, Cameroon, Cote d'Ivoire, Cuba, Estonia, Indonesia, Lithuania, Malawi, Malaysia, Romania, Rwanda, Slovakia, Nam Phi, Ukraina, Việt Nam, Yemen và Zambia [31]. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu khác trên thế giới với tỷ lệ nhiễm HIV được ghi nhận trên phạm nhân dao động trong khoảng 0,7-5,9% (Bảng 1.1). Nghiên cứu của Wilper A.P. và cộng sự (2009) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở phạm nhân cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng nói chung [20]. * Bệnh lao Theo ước tính của WHO, lao là nguyên nhân chính cho khoảng 1,3 triệu người tử vong mỗi năm, chưa tính đến 300.000 trường hợp tử vong do lao ở người nhiễm HIV Năm 2017, khoảng 1,7 tỷ người (chiếm 23% dân số thế giới) ước tính mắc lao tiềm tàng và có khả năng tiến triển thành lao trong tương lai [32]. Nhiều người trước khi vào tù đã có nguy cơ nhiễm lao hoặc 8 mắc lao rất cao, do điều kiện sống trong tù, sự giam cầm đặt tù nhân vào nguy cơ cao nhiễm và phát triển thành bệnh lao. Trong trại giam không chỉ phổ biến bệnh lao mà còn phổ biến bệnh lao kháng thuốc do điều trị không đạt tiêu chuẩn [2], [3], [33]. Bảng 1.2 tổng hợp các tỷ lệ mắc lao tại các trại giam được ghi nhận trong các nghiên cứu trên thế giới và tỷ lệ cao nhất được ghi nhận là 20,1% trong nghiên cứu của tác giả Jacques B. và cộng sự (2000) [13]. Tỷ lệ mắc lao trong các nghiên cứu còn lại không cao, chủ yếu dao động trong khoảng 2-8% [27], [34], [35], [36]. Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc lao tại các trại giam trên thế giới STT 1. 2. 3. 4. 5. Tác giả/năm Thiết kế nghiên cứu Jacques B. và Nghiên cứu cộng sự, 2000 [13] Abdul M.K. và thuần tập Nghiên cứu cộng sự, 2010 [27] Zelalem A. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2015 [34] Ali S. và cộng sự, cắt ngang Nghiên cứu 2015 [35] Valenca M.S. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2015 [36] cắt ngang Địa điểm (Phạm nhân) Tỷ lệ mắc lao phổi Mỹ 170.215 20,1% Pakistan 365 2,2% Ethiopia 384 8,59% Ethiopia 15.495 4,9% Brazil 764 4,7% Cỡ mẫu * Nhiễm vi rút HBV, HCV và mắc bệnh viêm gan B, C Bệnh VGB và bệnh VGC là các bệnh nhiễm trùng do HBV/HCV tấn công gan và có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Việc lây truyền vi rút HBV/HCV là do tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. HBV/HCV không lây qua sữa mẹ, thức ăn hoặc nước hoặc qua tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung thức ăn hoặc đồ uống với người bị bệnh [37], [38], [39], [40]. 9 - Nhiễm HBV và mắc bệnh VGB: Hơn 95% người nhiễm HBV sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì, gần 5% còn lại sẽ tiến triển thành bệnh VGB mạn tính. WHO ước tính rằng trong năm 2015 có 257 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với bệnh VGB mạn tính, 887 nghìn người chết do nhiễm HBV và chủ yếu vì xơ gan và ung thư gan. Tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Châu Phi là 6,1-6,2% [37]. Bảng 1.3. Tỷ lệ nhiễm HBV tại các trại giam trên thế giới STT 1. 2. 3. 4. Tác giả/năm Thiết kế Địa điểm Cỡ mẫu (Phạm nhân) nghiên cứu Grace E. M. và Nghiên cứu cộng sự, 2004 [24] Andrew A.A. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2008 [25] Abdul M.K. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2010 [27] cắt ngang Sergio B. A. và cộng sự, 2015 [30] Nghiên cứu cắt ngang Tỷ lệ nhiễm HBV Mỹ 4.269 20,2% Ghana 1.366 25,5% 365 5,9% Pakistan 0,1% Mexico 17.000 nam; 0,3% nữ Bảng 1.3 tổng hợp các tỷ lệ nhiễm HBV tại các trại giam được ghi nhận trong các nghiên cứu trên thế giới và tỷ lệ cao nhất được ghi nhận là 25,5% trong nghiên cứu của tác giả Andrew A.A. và cộng sự (2008) [25]. Các trường hợp được ghi nhận tại hệ thống báo cáo độc lập của Mỹ cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV chiếm từ 20-25% [41]. Qua đó, có thể thấy rằng tỷ lệ nhiễm HBV trên phạm nhân cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng [24], [25], [27], [41]. Riêng tại Mỹ, tỷ lệ nhiễm HBV trên phạm nhân cao hơn gấp 4 lần so với trên cộng đồng [41]. - Nhiễm HCV và mắc bệnh VGC: 10 Trong năm 2015, trên toàn thế giới ước tính có 71 triệu người mắc bệnh VGC với 399 nghìn người chết do nhiễm HCV chủ yếu vì xơ gan và ung thư gan. Tỷ lệ nhiễm HCV trong cộng đồng dao động từ 0,1-2,3% [39], [41]. Khu vực có tỷ lệ cao nhất là thuộc khu vực Bắc Địa Trung Hải và Châu Âu với tỷ lệ mắc tương ứng là 2,3% và 1,5% [39]. VGC phổ biến hơn ở trại giam so với ngoài cộng đồng. Nhiễm HCV được coi là bệnh nhiễm trùng đường máu phổ biến nhất trong các trại giam của Mỹ, với tỷ lệ mắc trong các phạm nhân Mỹ ước tính ở mức 30 - 40% [41]. Bảng 1.4 tổng hợp tỷ lệ nhiễm HCV được ghi nhận trong các nghiên cứu trên thế giới. Theo đó, tỷ lệ phạm nhân nhiễm HCV khá cao, dao động trong khoảng 15-52% (Bảng 1.4). Nghiên cứu của Amy J.H. và cộng sự (2009) tại các trại giam nam ở bang Texas đã chỉ ra rằng tỷ lệ phạm nhân nam tử vong do HCV cao và trung bình mỗi năm tăng lên 21% trong thời gian nghiên cứu từ 1994 đến 2004. HCV được xác định là một yếu tố góp phần gây tử vong ở 15% các ca tử vong do bệnh xơ gan mạn tính, 33% các ca tử vong do ung thư gan, 81% các ca tử vong do VGC, và 7% các ca tử vong do nhiễm HIV [42]. 11 Bảng 1.4. Tỷ lệ nhiễm HCV tại các trại giam trên thế giới STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Tác giả/năm Thiết kế nghiên cứu Grace E. M. và cộng Nghiên cứu sự, 2004 [24] Andrew A.A. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2008 [25] Emma R.M. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2009 [43] cắt ngang Abdul M.K. và cộng Nghiên cứu sự, 2010 [27] Viitanen P. và cộng cắt ngang Nghiên cứu sự, 2011 [28] Semaille C. và cộng cắt ngang Nghiên cứu sự, 2013 [29] Sergio B. A. và cắt ngang Nghiên cứu cộng sự, 2015 [30] cắt ngang Cỡ mẫu Tỷ lệ nhiễm HCV Địa điểm (Phạm nhân) Mỹ 4.269 23,1% Ghana 1.366 18,7% Úc 662 42% Pakistan 365 15,2% Phần Lan 388 4452% Pháp 2.154 4,8% Mexico 17.000 3,2% 1.2.2. Tình hình bệnh lý của phạm nhân tại các trại giam ở Việt Nam Tình hình bệnh tật nói chung của các đối tượng đang được quản lý và giam giữ, đặc biệt là phạm nhân tại các trại giam ở Việt Nam có những đặc thù. Do sống chung nhiều người trong buồng giam giữ nên tỷ lệ lây nhiễm của một số bệnh, điển hình các bệnh lây chéo giữa các phạm nhân thường xuyên xảy ra như: sốt vi rút, đau mắt đỏ, tiêu chảy, bệnh ngoài da (ghẻ, hắc lào…), lao phổi v.v... khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu về tình hình bệnh nói chung của các phạm nhân được triển khai trong trại giam. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thủy và cộng sự năm 2012 cho thấy mô hình bệnh tật của phạm nhân được phân loại theo ICD-10: nhóm bệnh chủ yếu hay gặp là các bệnh truyền nhiễm gồm lao phổi (35,2%), viêm phế quản 12 (18,6%), sau đó là HIV/AIDS (15,3%). Kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm trên 500 phạm nhân cho thấy: 59,8% phạm nhân bị mắc bệnh, trong đó số mắc bệnh hô hấp rất cao (51,5%); số mắc bệnh về mắt và răng - hàm - mặt thấp (5,4% và 1,0%) [44]. Nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của các phạm nhân trong các trại giam là rất lớn. Do đặc thù các phạm nhân bị bệnh từ ngoài cộng đồng khi bị bắt, đặc biệt tỷ lệ nghiện ma túy, mắc lao, nhiễm HIV/AIDS, các bệnh VGB, VGC... của các phạm nhân chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng và nhiều đối tượng có thể mắc từ 2 đến 3 bệnh cùng lúc [1]. * HIV/AIDS Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tình hình nhiễm HIV trong các trại giam. Kết quả tỷ lệ nhiễm HIV tại các trại giam cao hơn so với tỷ lệ nhiễm HIV tại các trại giam trên thế giới. Nghiên cứu của tác giả Lý Văn Sơn (2009) về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở phạm nhân nghiện ma tuý tại trại giam Bình Điền (Thừa Thiên Huế), có 17,8% phạm nhân nhiễm HIV/AIDS [45]. Báo cáo của Bộ Y tế năm 2014 trong khuôn khổ nghiên cứu thuộc dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các trại giam tại Bắc Kạn, Hòa Bình, Tuyên Quang là 16,3% [5]. * Bệnh lao Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng do bệnh lao, đứng thứ 15/30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu và có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất [46]. Theo ước tính của WHO, năm 2017 ước tính tỷ lệ hiện mắc lao của Việt Nam là 124/100.000 người với tỷ lệ tử vong do lao là 12/100.000 người [47]. Bệnh lao cũng là một bệnh phổ biến trong môi trường các trại giam với tỷ lệ dương tính cao hơn nhiều lần so với ngoài cộng đồng từ 10 - 15 lần [2], [3], [4]. Do tình trạng quá tải trong các trại giam, khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao có thể tăng gấp đôi hoặc cao hơn. 13 Theo báo cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao năm 2017 của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc lao của các phạm nhân tại 54 trại giam trên cả nước được thu nhận điều trị tại bệnh viện chiếm 17,8% [46]. Tỷ lệ số phạm nhân mắc bệnh lao chiếm tỷ lệ cao so với cộng đồng cho thấy cứ 100.000 người thì có khoảng 1.000-1.900 người mắc lao phổi, trong khi ở cộng đồng con số này chỉ là 72 [4]. Kết quả điều tra tại một số trại giam cho thấy: Tỷ lệ ho khạc kéo dài ở phạm nhân là 33,4%, tỷ lệ AFB (+) qua soi đờm trực tiếp là 4,3%, tỷ lệ phạm nhân có tiền sử chẩn đoán và điều trị bệnh lao là 9,7% [1]. Tỷ lệ hiện mắc lao phổi AFB trong một số trại giam là 9201.829/100.000 người và tỷ lệ lao phổi có nuôi cấy dương tính là 2.7605.352/100.000 người [4]. Tỷ lệ bất thường trên phim XQ phổi nghi do lao là 7,6% [1], tỷ lệ lao kháng thuốc là 55,5-64%, tỷ lệ lao kháng đa thuốc là 4,717,4% [1], [2], [3], [4]. Trong đó, chỉ có một số nhỏ trong số họ có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc và điều trị lao đủ chất lượng, với 70% trong số này điều trị không đúng theo hướng dẫn của Chương trình Chống lao Quốc gia [2], [4]. * Bệnh viêm gan B, viêm gan C Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc VGB cao trên thế giới, ước tính có khoảng 8,6 triệu người nhiễm HBV. Tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Nhiễm HBV mạn tính là nguyên nhân chính gây bệnh gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan [38]. Tỷ lệ nhiễm VGC tại Việt Nam thấp trong dân số nói chung nhưng có tỷ lệ cao ở những người tiêm chích ma túy. Có thể tới 97% những người tiêm chích ma túy bị nhiễm HCV. VGC giống như VGB là nguyên nhân chính gây ung thư gan và bệnh gan ở Việt Nam [40]. Theo báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực Châu Á tại Việt Nam (HAARP) năm 2014, tỷ lệ phạm nhân nhiễm HBV và HCV lần lượt là 9,7% và 40,6% [5].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan