Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô...

Tài liệu Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở việt nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp

.PDF
73
112
71

Mô tả:

1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Cho tới nay, đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại các trường học [4], [5], [6], [7], [28], [47], [49], [51]. Cụng tác y tế trường học đã và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt bên cạnh đó, nhiều tổ chức quan tâm đã và đang cú cỏc chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt hột quốc tế v.v. [49] Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, coi “Giỏo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm không phải của riêng một cá nhân nào mà là của toàn xã hội. Bên cạnh việc cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi học sinh cho các trường học. Tuy nhiên, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [49], [51]. Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện [51]. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế trường học cấp huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển 2 khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh [51] Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước [47], [49], [51]. Theo tài liệu vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập [49], [51]. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [10], [11], [12], [14], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], [2], Nguyễn Bích Diệp [18], [19], Đặng Anh Ngọc [37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [37], [38] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thỡ cũn chưa được đầy đủ [29]. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nú giỳp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Nhiệm vụ này đó cú một đề tài 3 khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiờn cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm 2007 - 2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của đất nước. Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi của một tỉnh trung du Bắc Bộ. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tại huyện về thực trạng hoạt động về y tế trường học ra sao, có những khó khăn nào ảnh hưởng tới hoạt động y tế trường học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ôNghiờn cứu thực trạng y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007-2008ằ, là một phần trong đề tài cấp Bộ, với các mục tiêu sau đây : 1. Mô tả thực trạng hoạt động về y tế trường học tại các trường phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007 - 2008 2. Mô tả một số khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động y tế trường học tại các trường phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007- 2008 Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp can thiệp đẩy mạnh hoạt động YTTH tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về y tế trường học 1.1.1. Khái niệm về trường học nâng cao sức khỏe Theo Tổ chức y tế thế giới “Trường học nâng cao sức khỏe là trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [6], [66] Cũng theo định nghĩa này, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra bốn nội dung hoạt động cơ bản của mô hình trường học NCSK. Các nội dung này liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, đó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ chức các dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi trường trường học và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe trường học [6], [65], [66]. Cụ thể các nội dung này như sau: - Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học + Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chớnh khoỏ của bậc học, cấp học, ngành học. + Triển khai hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh… Biểu dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt. + Tổ chức các hoạt động lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học + Khám và sơ cứu những trường hợp ốm đau hoặc tai nạn. + Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập 5 hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh. Đặc biệt cần quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, có vấn đề về tâm lý, hay bị đánh đập…) để có biện pháp chăm sóc giúp đỡ. + Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (như chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng) + Thực hiện chương trình nha học đường và giáo dục nha khoa, mắt học đường và giáo dục phòng chống tật cận thị. + Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường học (còn gọi là phòng y tế nhà trường). + Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh. - Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường cho trường học + Lớp học có trang thiết bị đúng quy cách. + Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao đảm bảo an toàn. + Có công trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh. + Đảm bảo có đủ nước uống sạch. + Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày. + Trồng cây xanh ở sân, vườn trường. + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán trú. - Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ trường học + Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích. + Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục. + Không có hành vi bạo lực: đe doạ, đánh đập, ức hiếp học sinh. + Không để xẩy ra các tai nạn thương tích đáng tiếc. 6 + Tiến hành xã hội hoỏ cỏc hoạt động nâng cao sức khỏe trường học Các nội dung này đã được hoạt động ra sao tại các trường học ở Việt Nam đặc biệt là các trường học phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ năm học 2007 – 2008 là vấn đề cần được nghiên cứu. 1.1.2. Các cơ sở để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [6], [7], [49] Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành trường học nâng cao sức khỏe, đó là: - Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này. - Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình với nhà trường và cộng đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội. - Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ. - Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh. - Đầu tư cho chương trình y tế trường học sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng. 1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam [47], [49], [51] Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em lứa tưổi trường học đã được Đảng, Chính phủ quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe học sinh của các tác giả đã được công bố. Tiêu chuẩn xây dựng trường lớp, tiêu chuẩn chiếu sáng, bàn ghế học tập đã được quy định trong điều lệ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe từ năm 1964. Thông tư liờn bộ Y tế, Giáo dục số 32/ TTLB 7 ngày 27/2/1964 đã hướng dẫn công tác vệ sinh trường học. Thông tư cũng đã quy định nhiệm vụ cho trạm y tế xã chăm lo sức khỏe học sinh trong trường học ở xã. Liên bộ cũng đã xây dựng thí điểm được trường Tán Thuật (Thái Bình) trở thành lá cờ đầu về phong trào thể dục vệ sinh. [49] Trong thời kì chiến tranh phá hoại leo thang ra miền Bắc ngày càng ác liệt, các trường học phải sơ tán về nông thôn, miền núi. Bộ Y Tế đã tiến hành điều tra sức khỏe, bệnh tật của trên 20.000 học sinh ở 13 tỉnh thành phố trong 2 năm học 1966- 1967 và 1967-1968. Kết quả điều tra cho thấy thể lực của học sinh bị giảm sút, tình hình bệnh tật tăng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 46/TTG ngày 2/6/1969 giao trách nhiệm cho các ngành các cấp phối hợp thực hiện giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh, trong đó có quy định: Ngành Y tế phải coi học sinh là một trong những đối tượng phục vụ chính của mình, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tổ chức mạng lưới, bảo đảm thực hiện chế độ phòng bệnh cho học sinh, giáo viên. [49] Năm 1973 có thông tư liên bộ 09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn y tế trường học, trong đó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lí sức khỏe học sinh từ tuyến y tế xã đến bệnh viện tỉnh, thành phố. Trong thời gian này công tác y tế trường học đã có nhiều chuyển biến và thu được kết quả tốt. Nhiều công trình nghiên cứu về tình hình thể lực, bệnh tật, điều kiện học tập, giảng dạy, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, cải thiện chiếu sáng lớp học, thử nghiệm các chương trình tài liệu giáo dục trong trường học đã được tiến hành. [49] Đến năm 1982 có thông tư liên bộ số 13/ LB - GD - YT. Ngày 9/ 6/ 1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học. Nhưng tiếc rằng sau khi ban hành đã thiếu sự chỉ đạo thực hiện để phù hợp với tình hình mới của đất nước. [49] Cuối thập kỉ 80, với sự tài trợ của UNICEF, môn học giáo dục sức khỏe đã được thí điểm giảng dạy ở bậc tiểu học của một số trường thuộc các tỉnh 8 tham gia dự án và đến năm 1996 môn học Giáo dục sức khỏe được coi là một trong 9 môn học bắt buộc ở bậc tiểu học và được triển khai đại trà trong cả nước. Với phương pháp dạy và học tích cực, lấy học sinh làm trọng tâm, môn học này đã có tác dụng góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe học sinh. Với dự án vệ sinh môi trường và nước sạch trong trường tiểu học với sự tài trợ của UNICEF và của chương trình quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường đã xây dựng hơn 6.000 công trình vệ sinh (nhà tiêu) và giếng nước ở các trường tiểu học của cả nước. [49] Trong thời gian này cũng cú cỏc đợt điều tra về phát triển thể lực và sức khỏe học sinh. Các hội nghị khoa học về thể chất và sức khỏe trường học toàn ngành giáo dục và đào tạo đã được tổ chức 2 năm một lần và bộ Giáo dục và đào tạo đã xuất bản tuyển tập NCKH giáo dục thể chất và sức khỏe trong trường học các cấp (1996, 1998, 2000). Công trình điều tra sức khỏe thế hệ trẻ Việt Nam và nhiều nghiên cứu sức khỏe lứa tuổi trường học đã được tiến hành. Thông tư số 23/TTLB-BYT-BGD&ĐT ngày 21/10/1987 liên Bộ Y tếGiỏo dục đào tạo về công tác nha học đường [49] Năm 1997 Bộ Y Tế đã tổ chức nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức y tế trường học trong tình hình mới theo mã số đề tài khoa học cấp nhà nước theo mã số KHCN 11 - 06. Kết quả của đề tài đó giỳp cho việc đề xuất một số kiến nghị tập trung vào củng cố và phát triển mạng lưới y tế trường học, tăng cường các văn bản pháp lí chỉ đạo hướng dẫn các nội dung hoạt động trong những năm tới [51] Các văn bản, chỉ thị, quyết định được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong thời gian từ năm 1995 tới nay có liên quan tới y tế trường học là 9 - Chỉ thị số 10/GD-DT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học. - Chỉ thị số 08/GD-DT ngày 12/5/1997 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác vệ sinh trong trường học - Năm 1998 có thông tư liên bộ Giáo dục Đào tạo và Y tế số 40/ 1998/ TTLT- BGDĐT- BYT ngày 14/ 7/ 1998 có hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh thay cho thông tư số 14/ TTLB ngày 19/ 9/1994 của liên bộ GDĐT – YT. - Thông tư số 03/TTLB-BYT-BGD&DT ngày 1/3/2000 liên Bộ Y tế Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn công tác y tế trường học - Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Qui định về vệ sinh trường học. Nội dung của bản quy định này bao gồm vệ sinh môi trường học tập, vệ sinh các phương tiện học tập cuả trường học, vệ sinh các nhà ở, nhà ăn các trường có học sinh nội trú, bán trú; quy định về kiểm tra, thanh tra xử lí những trường hợp vi phạm. - Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học bán hành theo quyết định số 14/ 2001/ QĐ-GDĐT ngày 3/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn về y tế trường học được ban hành trong những năm đầu thế kỉ 21 này, hai ngành Y tế – Giáo dục và Đào tạo từ trung ương đến địa phương đã dẫn đến khôi phục và phát triển mạng lưới y tế trường học, triển khai các hình thức nâng cao sức khỏe học sinh. - Chỉ thị số 36/GD-DT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng, chống hút thuốc lá trong trường học. 10 - Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ĐT ngày 13/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo - Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục - Quyết định số 6728/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch khẩn cấp của ngành Giáo dục về phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H5N1) ở người - Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học 1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu đó cú những chủ trương và phương pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào việc thống kê xây dựng trường sở và bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong lĩnh vực này. Năm 1877 tác giả Babinski đã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ sinh học, tác giả Breslauer, Herman Cohn từ năm 1864 đã nghiên cứu sự tăng nhanh bệnh cận thị trường học có liên quan đến chiếu sáng [49]. Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học đã phát triển và các bác sĩ, y tá trường học với nhiệm vụ khám sức khỏe định kì và khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác y tế trường học là phòng chống bệnh dịch và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng. Đến thế kỉ 20 đó cú sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ trường học với các cơ sở phòng lao và đã đánh dấu một bước tiến bộ theo đường lối dự phòng. 11 Từ năm 1960 người ta đã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ thể trẻ em ở lứa tuổi trường học. Những công trình nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học tập đã được trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha và sự thống nhất tổ chức y tế trường học và vệ sinh trường học cũng được đề cập tới. Những công trình nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy đặc biệt là những nghiên cứu về bàn ghế học sinh đã được chú trọng tới. Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng y tế trường học với nhiệm vụ của thầy thuốc trường học và mối liên quan của các tổ chức xã hội [49]. Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập và chỉ rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và tần số mạch khác với trẻ em trung bình và với trẻ em có hiệu suất học tập cao trong giờ học và đã đề xuất cải thiện chế độ học tập nhằm nâng cao hiệu suất trong học tập [49]. Những nghiên cứu về sức chịu đựng về sinh lí của trẻ em trong luyện tập thể dục thể thao đã đưa ra những quy định chế độ luyờn tập riêng cho những học sinh bị bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp...và giờ đây vệ sinh đã được đưa vào thành môn học chính khóa ở các trường phổ thông trên thế giới. Nhằm đẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health Initiatives) nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (HealthPromoting Schools). Sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho học sinh, cán bộ trường học, gia đình và thành viên của cộng đồng thông qua trường học. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và 12 hoàn cảnh của mỗi nước, một trường học nâng cao sức khỏe được hiểu là trường học có môi trường khỏe mạnh để sinh hoạt, học tập và làm việc [65], [66], [67], [69], [76]. Cơ sở để Tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra sáng kiến này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa về nâng cao sức khỏe (1986), tuyên bố Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe (1997) và đề xuất của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao sức khỏe trường học toàn diện (1995). Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu vực đã đẩy mạnh công tác y tế trường học, đặc biệt có mô hình FRESH của Inđụnờxia [70], [72], [73], [74], [75]. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực, làm thế nào để có mô hình quản lý công tác y tế trường học vẫn đang là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách khi vấn đề này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp đồng bộ liên ngành [69], [70], [72], [74]. 1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu’. Phát triển sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với việc cải tiến các chương trình giáo dục, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, Nhà nước đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi cho các trường học, công tác y tế trường học cũng được quan tâm chỉ đạo. Cụng tác y tế trường học đã và đang được các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. Đặc biệt nhiều tổ chức quan tâm đã và đang cú cỏc chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt 13 hột quốc tế v.v [49]. Tuy nhiên, cho đến nay y tế trường học còn nhiều vấn đề cần được quan tâm [51]. Cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về tình hình bệnh trường học (cận thị và cong vẹo cột sống) cũng như điều kiện học tập ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Tác giả Trần Văn Dần và cộng sự (1998) nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 9,6%, ở THCS là 36,5% và phổ thông trung học là 24%. Tỷ lệ cận thị học sinh thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà nội cao như nhau [17]. Năm 2005, tác giả Trần Văn Dần cùng cộng sự Đào Thị Mùi nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà nội cho kết quả tỷ lệ bị cong vẹo cột sống nói chung ở học sinh các cấp là 18,9% [12], [16]. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan tới bệnh cong vẹo cột sống học đường trong nghiên cứu này là bàn ghế học sinh (chưa đúng kích cỡ, sai qui cách), tư thế ngồi học của học sinh (ngồi sai tư thế), sự thiếu hụt về kiến thức, thực hành phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống học đường của học sinh, cha mẹ và giáo viên [12]. Đào Thị Mùi và cộng sự (2008) sau đánh giá thử nghiệm biện pháp phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh trường tiểu học Cổ Bi trong hai năm học 2005-2006 và 2006-2007 cho kết quả tư thế ngồi học sai của học sinh tiểu học là vấn đề bức xúc nhất và việc sửa chữa tư thế ngồi học sai cho học sinh tiểu học là rất khó khăn, đòi hỏi công sức và sự kiên trì của các giáo viên chủ nhiệm [26]. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện và trang bị học tập tại các trường học hiện nay chưa phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh và không đáp ứng được yêu cầu phát triển thể lực của học sinh. Nghiên cứu của Dương Thị Hương (2003) trên 2000 học sinh tiểu học và THCS tại 4 trường ở Hải Phòng cho thấy 100% bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng 14 trong phòng học yếu, nhất là mùa đông [25]. Một số tác giả khác nghiên cứu cho kết quả bàn ghế hiện nay rất không phù hợp với học sinh, đặc biệt là ghế quá cao, hoặc quỏ sõu, hẹp, không phù hợp với đặc điểm nhân trắc của học sinh [18], [19], [27] Cho tới nay tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu về y tế trường học đã được công bố nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh, ít có nghiên cứu về các hoạt động YTTH. Các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu bệnh trường học ở học sinh (cong vẹo cột sống, cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh và một số yếu tố ảnh hưởng như nghiên cứu của Trần Văn Dần [10], [13], [14], [12], nghiên cứu về cận thị và cong vẹo cột sống của Vũ Đức Thu, Chu Văn Thăng [45], Trần Thị Dung [20], [21], Trần Công Huấn [25], Nguyễn Văn Liên [31], Nguyễn Hữu Nghị [35], Đặng Anh Ngọc [37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [47], [48], nghiên cứu mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như Nguyễn Võ Kỳ Anh [1]. Bờn cạnh đó một số can thiệp cũng đã được tiến hành nghiên cứu đánh giá như mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [41], mô hình phòng chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [48], mô hình thử nghiệm biện pháp phũng trỏnh bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh tiểu học của Đào Thị Mùi từ 2005-2007. Về hoạt động YTTH, cho tới nay đã có một nghiên cứu của tổ chức Plan tại Việt Nam năm 2005 [49] và báo cáo tổng hợp của Vụ Y tế dự phòng- Bộ Y tế năm 2002 [51] Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong đó 40/61 tỉnh thành có ban chỉ đạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế và giáo dục hướng dẫn các cấp thực hiện. Chưa có tỉnh nào có đủ ban chỉ đạo y tế truờng học cấp 15 huyện. Các hoạt động y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch đẹp, cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ định kỳ, quản lý hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy định. Toàn quốc chưa có số liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh… [51]. Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt động YTTH chưa được giải quyết như vấn đề đội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt động y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa được xác định rõ ràng, vấn đề bảo hiểm y tế học sinh chưa được cha mẹ học sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn đề này đã và đang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của từng địa phương và cả nước [47], [49], [51]. Theo tài liệu vệ sinh học đường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc vệ sinh răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa đồng nhất và nhiều bất cập [49], [51]. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [10], [11], [12], [14], Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], [2], Nguyễn Bích Diệp [18], [19], Đặng Anh Ngọc [37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [37], [38] nhưng nghiên cứu về các hoạt động YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thỡ cũn chưa được đầy đủ [29]. 16 Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nú giỳp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Nhiệm vụ này đó cú một đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiờn cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp” được thực hiện trong hai năm 2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai) thuộc ba miền của đất nước. Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi của một tỉnh trung du Bắc Bộ. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tại huyện về thực trạng hoạt động về y tế trường học ra sao, có những khó khăn nào ảnh hưởng tới hoạt động y tế trường học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ôNghiên cứu thực trạng y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007-2008ằ, là một phần trong đề tài cấp Bộ, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để từ đó đề xuất một số giải pháp can thiệp đẩy mạnh hoạt động YTTH tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Tam Nông là huyện thuộc vùng miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phú Thọ. Huyện có địa hình núi cao xen kẽ với các đồng bằng nhỏ. Địa hình huyện không thuận lợi nên kinh tế huyện còn chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: - Cán bộ y tế trường học tại các trường tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) được chọn : Trường TH Hương Nộn, THCS Nguyễn Quang Bích, THPT Tam Nông. - Cán bộ y tế phụ trách công tác y tế trường học tại tất cả các trường trong huyện - Học sinh lớp 4, lớp 8 và lớp 11 tại các trường được chọn - Giáo viờn các trường TH, THCS và THPT của từng trường được chọn - Đại diện Hội cha mẹ học sinh các trường được chọn - Cán bộ quản lý và lập chính sách về y tế trường học của ngành y tế, giáo dục được chọn : lãnh đạo, chuyên viên Trung tâm y tế dự phòng, phòng Giáo dục huyện, hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT, THCS, TH. - Các báo cáo, nghiên cứu, số liệu có sẵn về y tế trường học tại tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông năm học 2007 - 2008 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (phối hợp định tính và định lượng). 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 18 2.3.2.1. Nghiên cứu định tính: Tại các trường được chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu : Cấp huyện: Đã phỏng vấn sâu 5 đối tượng bao gồm - Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Tam Nông - Chuyên viên phòng Giáo dục đào tạo huyện Tam Nông - Hiệu phó trường THPT Tam Nông - 1 Giáo viên trường trung học phổ thông huyện Tam Nông - 1 Cán bộ y tế trường học của trường trung học phổ thông huyện Tam Nông Cấp xã: phỏng vấn sâu 8 đối tượng - 1 Trưởng trạm y tế xã Hương Nộn - 1 Hiệu trưởng trường tiểu học Hương Nộn - 1 Hiệu phó trường trung học cơ sở Nguyễn Quang Bích - 1 Giáo viên trường tiểu học Hương Nộn - 1 Giáo viên trường trung học cơ sở Nguyễn Quang Bích - 1 Cán bộ y tế trường học trường tiểu học Hương Nộn - 1 Cán bộ y tế trường học trường THCS Nguyễn Quang Bích - 1 đại diện Hội cha mẹ học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Quang Bích Tổng cộng đã tiến hành 13 cuộc phỏng vấn sâu tại huyện Tam Nông 2.3.2.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng đã được tiến hành trên 2 nhóm đối tượng: - Cán bộ y tế trường học: Tất cả các cán bộ y tế trường học của 43 trường phổ thông (tiểu học, 19 trung học cơ sở và trung học phổ thông) trong huyện Tam Nông. Thực tế đã phỏng vấn được 32 cán bộ y tế trường học trong tổng số 43 cán bộ y tế trường học trong toàn huyện. - Học sinh: Cỡ mẫu cho nghiên cứu điều tra ở học sinh từng khối (lớp 4, lớp 8 và lớp 11) được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu tỷ lệ trong quần thể pq n= Z2(1-/2)------------------------(p)2 Trong đó: Với độ tin cậy 95%: Z=1.96 p=0,4 (là tỷ lệ học sinh cong vẹo cột sống cần được chăm sóc ước tính) (theo Trần Văn Dần năm 2005) q=1-p; =0,1 1,962x0,4x0,6 n= ----------------------------  300 học sinh (0,15x0,4)2 Cách chọn mẫu cho đối tượng học sinh: Số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước như sau: Bước 1: chọn ngẫu nhiên một huyện khu vực miền núi được Huyện Tam Nông Bước 2: Tại huyện Tam Nông, chọn ngẫu nhiên một trường trung học phổ thông trong danh sách các trường hiện có trong huyện. Đối với các trường 20 tiểu học và trung học cơ sở, chọn ngẫu nhiên một xã đại diện trong huyện và lựa chọn ngẫu nhiên một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở của xó đú. Tổng cộng có 3 trường vào nghiên cứu : 1 trường THPT huyện Tam Nông, 1 trường THCS Nguyễn Quang Bích và 1 trường TH xã Hương Nộn Bước 3: Tại mỗi trường được lựa chọn, chọn chủ đích các khối lớp 4 của trường TH, khối lớp 8 của trường THCS và khối lớp 11 của trường THPT Bước 4: Tại mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp trong từng khối và tại 3 lớp chọn ngẫu nhiên cho đủ 100 học sinh thì dừng lại với lựa chọn số nam và số nữ ngang nhau Thực tế đã lựa chọn 306 học sinh ở 3 trường lựa chọn (106 học sinh tiểu học, 100 học sinh trung học cơ sở và 100 học sinh trung học phổ thông) 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu: Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn theo bộ câu hỏi bán cấu trúc có sẵn, phỏng vấn sâu, quan sát, dùng bảng kiểm, photo tài liệu gốc và phiếu cung cấp thông tin - Thu thập các văn bản pháp quy, báo cáo và số liệu sẵn có tại Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo, trạm y tế xã, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông - Phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt về các hoạt động YTTH hiện tại, những kết quả, tồn tại, lý do và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động YTTH - Phỏng vấn học sinh và cán bộ y tế trường học theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về việc thực hiện các hoạt động y tế trường học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan