Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang...

Tài liệu Nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh bắc giang

.PDF
112
156
61

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH HUY NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Hướng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Trần Đình Huy i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn các phòng; ban chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội cùng toàn thể các hộ dân tại một số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người luôn động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Trần Đình Huy ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hộp ................................................................................................................ viii Danh mục đồ thị ............................................................................................................. viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.5. Những đóng góp mới của đề tài ...........................................................................3 Phân 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách giải quyết việc làm .......................................................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giải quyết việc làm ................................4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................4 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách giải quyết việc làm ..................11 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách giải quyết việc làm ..................11 2.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách giải quyết việc làm .............................14 2.2.1. Kinh nghiệm GQVL cho NLĐ của một số nước trên thế giới ...........................14 2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động ở nước ta. ................................17 2.2.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số tỉnh..............................................21 2.2.4. Những bài học kinh nghiệm vận dụng vào thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .......................................................25 iii Phân 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu .............................................27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................27 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ..............................................................................................27 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................................32 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................39 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................................39 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................41 3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin .............................................41 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng ..................................................................................41 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ....................................................................42 4.1. Đánh giá thực trạng lao động việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................42 4.1.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu lao động ...............................................................42 4.1.2. Tình hình người lao động và việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................43 4.1.3. Đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm GQVL cho NLĐ ...........44 4.1.4. Phát triển chương trình đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn.......................................................................................45 4.1.5. Phát triển các làng nghề và tiểu thủ công nghiệp ...............................................45 4.1.6. Giải quyết việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động ...........................46 4.1.7. Tạo việc làm thông qua hình thức cho vay vốn từ quỹ Quốc gia GQVL ..........46 4.1.8. Hỗ trợ việc làm thông qua hoạt động dịch vụ việc làm .....................................46 4.1.9. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc ngoài tỉnh .............................................47 4.2. Phân tích đánh giá các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..................................................................................................................47 4.2.1. Khái quát quá trình thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................................47 4.2.2. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ theo nguồn vốn quỹ quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ..........................................................54 4.2.3. Đánh giá tổ chức thực hiện chính sách GQVL cho NLĐ theo chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ................61 4.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................................................64 4.3.1. Nhân tố thuộc về bản chất của thực hiện chính sách GQVL .............................64 iv 4.3.2. Nhân tố thuộc về bối cảnh KTXH, KHKT và công nghệ và chính trị ..................67 4.3.3. Nhân tố thuộc về mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách ................70 4.3.4. Nhân tố thuộc về bản thân người lao động ........................................................71 4.4. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..............................................................................76 4.4.1. Định hướng ........................................................................................................76 4.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.........................................................................77 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................90 5.1. Kết luận ..............................................................................................................90 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................90 Tài liệu tham khảo ...........................................................................................................92 Phụ lục ............................................................................................................................95 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt ASXH An sinh xã hội CCN Cụm công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CN-XD Công nghiệp – Xây dựng CSDN Cơ sở dạy nghề DV Dịch vụ ĐTN Đoàn thanh niên GQVL Giải quyết việc làm HCCB Hội cựu chiến binh HND Hội nông dân HPN Hội phụ nữ KCN Khu công nghiệp KHKT Khoa học kỹ thuật KTXH Kinh tế xã hội LĐ-TB&XH Lao động thương binh và xã hội LN Lâm nghiệp MTQG Mục tiêu quốc gia NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NL Nông lâm NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TS Thủy sản TTGTVL Trung tâm giới thiệu việc làm UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2015 ...................................................33 Bảng 3.2. Tổng hợp cơ cấu GDP của tỉnh....................................................................33 Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh..................................................36 Bảng 3.4. Biến động dân số Bắc Giang giai đoạn 2006-2015 .....................................37 Bảng 3.5. Thu thập thông tin sơ cấp.............................................................................40 Bảng 3.6. Phân bổ số lượng mẫu điều tra ....................................................................40 Bảng 4.1. Chuyển dịch lao động thời gian vừa qua .....................................................42 Bảng 4.2. Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2015..........43 Bảng 4.3. Thực trạng về việc làm của NLĐ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2014 ............44 Bảng 4.4. Kết quả về vốn vay và NLĐ được GQVL tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2014 ....................................................................................................56 Bảng 4.5. Kết quả truyền thông về chính sách GQVL cho NLĐ tại trên địa bàn tỉnh giai đoạn ...............................................................................................57 Bảng 4.6. Kết quả tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ về tổ chức thực hiện chính sách.....................................................................................58 Bảng 4.7. Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ vốn tồn đọng từ quỹ quốc gia về việc làm ..........58 Bảng 4.8. Kết quả về thiết lập các câu lạc bộ làm kinh tế giỏi tại Tỉnh giai đoạn 2010 – 2014 .................................................................................................59 Bảng 4.9. Công tác phục vụ ảnh hưởng đến triển khai chính sách việc làm ................67 Bảng 4.10. Chất lượng lao động qua đào tạo tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 ........................71 Bảng 4.11. Cơ cấu lao động đang làm việc chia theo trình độ học vấn .........................72 Bảng 4.12. Trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng đến vấn đề việc ...................72 Bảng 4.13. Mức độ hiểu biết chính sách việc làm của người lao động ...............................74 Bảng 4.14. Những khó khăn của người lao động trong tìm việc ...................................75 vii DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách ........................................50 Hộp 4.2. Kết luận của ban điều hành chính sách về các vấn đề sau khi nhận ............53 Hộp 4.3. Lý do người lao động chưa tham gia đào tạo nghề ......................................63 Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ quản lý viêc làm về các công trình, xí nghiệp................68 Hộp 4.5. Ý kiến của người lao động về việc làm, các khu công nghiệp … ...............68 Hộp 4.6. Ý kiến của đơn vị SXKD về tình hình cho vay vốn hỗ trợ GQVL ..............70 Hộp 4.7. Ý kiến của cán bộ quản lý về lao động và việc làm của tỉnh .......................70 Hộp 4.8. Ý kiến của người học về vấn đề việc làm, định hướng việc làm .................71 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của trình độ người lao động tới vấn đề việc làm ......................73 Đồ thị 4.2. Mức độ hiểu biết của NLĐ về chính sách việc làm .....................................74 Đồ thị 4.3. Khó khăn của người lao động trong tìm việc làm........................................75 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Trần Đình Huy 2. Tên Luận Văn: “Nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” 3. Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 4. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía bắc với dân số trên 1,6 triệu người, mỗi năm có 28 -30 nghìn người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Vậy câu hỏi đặt ra là việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa tỉnh Bắc Giang mang lại những lợi ích gì? Tại sao phải thực hiện chính sách giải quyết việc làm? Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác giải quyết việc làm? Việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được tiến hành như thế nào? Có kịp thời và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế hay không? Kết quả công tác giải quyết việc làm như thế nào? Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm? Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” . Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, các số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, nhằm chỉ ra thực trạng của tình hình dân số, lao động, việc làm; số liệu sơ cấp thu thập năm 2014, 2015. từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách giải quyêt việc làm trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu 200 người lao động (bao gồm cả người đang có việc làm và chưa có việc làm), 30 cán bộ quản lý các cấp phụ trách các vấn đề liên quan tới lao động và việc làm, cùng với một số cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Luận văn chỉ ra, trong 5 năm (2010 - 2015), toàn tỉnh đã có 369 dự án đầu tư, tăng 2,7 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (136 dự án) với tổng số vốn đăng ký 22.752 tỷ đồng, tăng 13,2 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 (1.722 tỷ đồng), qua đó tạo ra hàng chục nghìn chỗ làm việc mới; Mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng nhanh từ 82 cơ sở (năm 2010) lên 154 cơ sở (năm 2015); đa dạng hóa về hình thức sở hữu, các huyện, thành phố ix đều có cơ sở dạy nghề. Ngành nghề đào tạo được đa dạng hóa phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động; cơ cấu, trình độ đào tạo từng bước gắn với nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh. Tổng số lao động được đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 là 113.668 người; Trong 5 năm nguồn vốn vay từ Qũy Quốc gia giải quyết việc làm được cấp bổ sung là 19 tỷ đồng cho vay theo các dự án hỗ trợ việc làm. Kết quả có 1.447 dự án được duyệt, vay với số tiền vay luân chuyển là 71.754 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 7.393 lao động (bình quân mỗi năm là 1.479 người), chiếm 6,7% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của tỉnh. Nghiên cứu chỉ ra các hoạt động: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách; Phân công phối hợp thực hiện chính sách; Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi; Điều chỉnh chính sách; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm diễn ra thường xuyên và đồng bộ, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên việc thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn tỉnh thời gian qua giúp cho nhiều người lao động có việc làm, tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Đồng thời luận văn chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách việc làm đó là: Bản chất của chính sách việc làm (hoạt động triển khai, tuyên truyền, yếu tố từ cán bộ thực hiện …); Mối quan hệ của các tổ chức thực hiện chính sách; Nhân tố thuộc về bối cảnh kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật , công nghệ và chính trị; Nhân tố thuộc về bản thân người lao động. Đặc biệt luận văn đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện chính sách giải quyết việc làm trong thời gian tới đó là: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách giải quyết việc làm đến các đối tượng đặc biệt là người lao động; Chính sách giải quyết việc làm cần được thực hiện đồng bộ và đồng thời với các chính sách kinh tế xã hội khác; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình tổ chức, triển khai, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách giải quyết việc làm; Phát huy dân chủ trong quá trình thực thi chính sách giải quyết việc làm. Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giải quyết việc làm trong thời gian tới, luận văn đưa ra kiến nghị đối với Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện đồng bộ và quan tâm hơn nữa tới các chính sách đối với người lao động, coi việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm mục tiêu quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp và tạo điều kiện để việc triển khai tổ chức thức hiện chính sách hiệu quả nhất. Từ khóa: Chính sách; Việc làm; Bắc Giang. x THESIS ABSTRACT Employment is one of the basic needs of human life and to ensure comprehensive development. Bac Giang is a mountainous and midland provinces north with a population of over 1.6 million people, each year there are 28 -30 thousand people entering the working age have a job search needs. So the question is the implementation of policies to create jobs in the area of Bac Giang province bring any benefit? Why must implement policies to create jobs? The views and policies of the Party and State to work to create jobs? The implementation of policies to create jobs in the province in recent years was conducted like? There are timely and in accordance with the conditions and the actual situation or not? The result of the settlement of a job like? Solutions for improving the effectiveness of job creation? Stemming from the above problems, the author carried out the theme: "Research carried out policies to create jobs in the province of Bac Giang". Research topics focus on implementing policies for job creation, as well as factors affecting the implementation of policies to create jobs in the province of Bac Giang, the data collected during the period from 2010 to 2015, in order to point out the reality of the situation of the population, labor and employment; primary data collected in 2014, 2015 which sets out the measures to improve the effectiveness of the implementation of policies to create jobs in the province in the coming years. Subject research conducted survey of 200 workers (including people who are employed and unemployed), 30 managers at all levels in charge of issues related to labor and employment, and with a number of vocational training institutions and enterprises in the province. Thesis points out, in 5 years (2010-2015), the province has had 369 investment projects, up 2.7 times compared with the period from 2005 to 2010 (136 projects) with a total registered capital of 22,752 billion VND, an increase of 13.2 times compared with the period from 2005 to 2010 (1,722 billion), thereby creating thousands of new jobs; Network of vocational training institutions increased from 82 basis (in 2010) to 154 establishments (2015); diversification of forms of ownership, districts and cities are vocational training institutions. Industry training is diversified in line with vocational training needs of workers; the structure and level of training gradually linked to employer needs in and outside the province. Total workforce training period 2010 2015 is 113 668 people; In the 5-year loans from the National Fund granted employment is 19 billion additional loans under the project to support employment. Results 1,447 approved projects, borrowing the loan amount is 71 754 million rotation, xi creating jobs for 7393 workers (the average is 1,479 persons per year), accounting for 6.7% of total labor award the annual job creation in the province. Research indicates the following activities: Develop plans to implement the policy; Propaganda activities, common policies; Assigned to coordinate the implementation of policies; Develop feedback systems; Policy adjustments; Monitoring, inspecting and supervising the implementation of policies for job creation occurs regularly and consistently, though still limited, however the implementation of employment policy in the province last time help for many workers have jobs, stable income generating life. At the same time the thesis points out the basic factors affecting the implementation of employment policy are: The nature of employment policy (implementation activities, advocacy, elements of implementation staff ...); Relationship of policy implementation; Factor in the context of socio-economic, scientific, technical, technology and politics; Factors belongs workers themselves. Especially thesis proposed solutions to improve the efficiency of the work of implementing policies to create jobs in the near future are: To raise awareness of the Party committees, governments and institutions to implement the employment policies for workers; Promote education, common employment policy to objects especially workers; Employment policies should be implemented synchronously and simultaneously with the socio-economic policy other; Capacity cadres and civil servants in the process of organizing, implementing, monitoring, checking the implementation of policies for job creation; To promote democracy in the process of implementing policies for job creation. In order to improve the efficiency of implementation of employment policy in the coming period, the thesis make recommendations to the Department of Labour, Invalids and Social Affairs provinces; Provincial People's Committees; Bank social policies implemented synchronously and pay more attention to policies for employees, consider the implementation of employment policy objectives to complete important tasks of socio-economic development province. To direct and coordinate the relevant sector and create conditions for the implementation of the policy of official organizations are most effective. Keywords: Policy; Job; Bac Giang. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao động (NLĐ) đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ luật Lao động của nước ta. Việc làm, giải quyết việc làm (GQVL) cho NLĐ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của nước ta. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, cần hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm. Chính sách việc làm, hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện mục tiêu GQVL cho NLĐ, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Dân số của tỉnh Bắc Giang đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 1,6 triệu người, trong đó có khoảng trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 63% (UBND tỉnh Bắc Giang, 2016). Vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cần đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác GQVL thông qua các chính sách phát triển KTXH của địa phương. Vậy câu hỏi đặt ra là việc thực hiện chính sách GQVLtrên địa tỉnh Bắc Giang mang lại những lợi ích gì? Tại sao phải thực hiện chính sách GQVL? Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác GQVL? Việc thực hiện chính sách GQVL trên địa bàn tỉnh trong những năm qua được tiến hành như thế nào? Có kịp thời và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế hay không? Kết quả công tác GQVL như thế nào? Giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác GQVL? Xuất phát từ các vấn đề trên, đã có rất nhiều đề tài, nhiều tác giả và công trình nghiên cứu khác nhau về chính sách nói chung cũng như chính sách GQVL nói riêng và việc thực thi các chính sách đó trong công tác GQVL. Với mong 1 muốn nghiên cứu, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm góp phần thực hiện chính sách GQVL, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp vào sự phát triển KTXH của địa phương; vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu việc thực hiện chính sách GQVL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách GQVL trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách giải quyết việc làm. - Đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý luận về chính sách giải quyết việc làm là gì? - Thực tiễn hiện nay chính sách giải quyết việc làm ở trên thế giới cũng như các địa phương nước ta ra sao? - Thực trạng của việc thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua như thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện các chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang? - Những định hướng giải pháp nào cần đưa ra để nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới? 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn tới chính sách giải quyết việc làm; chỉ ra thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu, đi sâu vào các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo thêm nhiều việc làm và chính sách hỗ trợ người lao động trong tìm kiếm việc làm để thấy được thực trạng của công tác giải quyết việc làm hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. * Phạm vi thời gian Đề tài tiến hành nghiên cứu, thu thập các số liệu từ năm 2010 tới 2015 * Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về chính sách giải quyết việc làm cho người người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình CNH, HĐH. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến nay. - Phát hiện, đánh giá những mặt làm được và những mặt chưa làm được của chính quyền địa phương trong công tác triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm chính sách - Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson, 2003). - Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992). - Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: "Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…". - Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để đạt được mục tiêu đó (Đỗ Kim Chung, 2006). 2.1.1.2. Khái niệm việc làm và chính sách giải quyết việc làm Có nhiều cách quan niệm khác nhau về việc làm, song xét dưới góc độ triết học, thực chất của việc làm là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất. Ở Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận là người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể). Theo đó, xã hội không thừa nhận việc làm ở các thành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận có hiện tượng thiếu việc làm, thất nghiệp… Khi chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, quan niệm về việc làm của Đảng và Nhà nước đã được thay đổi một cách căn bản. Theo Bộ luật Lao động ở nước ta (2012), tại Điều 9: Việc làm, GQVL đã khẳng định: 4 - Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. - Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia GQVL, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Theo Vũ thị Phương Lê (2015), từ quy định trên, có thể khái quát khái niệm việc làm như sau: việc làm là những hoạt động lao động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật cấm. Theo đó, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai tiêu thức: Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm, quan niệm đã rõ ràng hơn so với quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên kết kinh doanh, tự do tìm kiếm việc làm, tự do thuê mướn người lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước. Điều này khẳng định tính chất pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức. Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập, nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm... thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động là hợp pháp và có ích, nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm. Nhận thức về việc làm và tạo việc làm đã có sự chuyển biến căn bản. Nếu như trước đây, quan niệm phổ biến là Nhà nước chịu trách nhiệm tạo việc làm và bố trí việc làm cho người lao động thì nay đã chuyển sang quan niệm tạo việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội và của chính bản thân người lao động. Sự thay đổi này phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường, có vai trò quan trọng trong quá trình giải phóng sức lao động, thúc đẩy tạo việc làm và phát triển thị trường lao động ở nước ta. 5 Khái niệm việc làm có hai đặc trưng cơ bản đó là mang lại thu nhập và không bị pháp luật cấm là cơ sở để xã hội thừa nhận là việc làm. Theo Vũ thị Phương Lê (2015), điều này thể hiện như sau: + Về mặt pháp lý: việc làm phải hợp pháp, phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về độ tuổi, về những ngành nghề được làm và không được làm; + Về mặt kinh tế: việc làm phải đáp ứng lợi ích kinh tế của người lao động, người sử dụng lao động và đóng góp cho tăng trưởng và phát triển quốc tế; + Về chính trị: việc làm thể hiện rõ những quan điểm, đường lối lãnh đạo của giai cấp cầm quyền; + Về xã hội: việc làm phải phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức, phong tục tập quán, công bằng xã hội; + Về mặt cá thể: việc làm thể hiện những tri thức, năng lực, phẩm chất của người lao động khi tham gia việc làm ở những ngành cụ thể. Theo Vũ thị Phương Lê (2015), Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm, cần làm sáng rõ khái niệm người có việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp. Người có việc làm: Đối với nước ta, người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, đang làm việc để nhận tiền lương (tiền công), hoặc đang làm công việc dịch vụ cho bản thân, gia đình và các việc SXKD của hộ gia đình. Có việc làm là có thu nhập, là đòi hỏi chính đáng của người lao động. Tạo được việc làm tức là thu hút được nguồn lực lao động vào quá trình sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội, tạo ra tiền đề vật chất để giải quyết tốt mối quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta luôn quan tâm đến con người, tạo mọi điều kiện để con người phát triển. Thiếu việc làm: Thiếu việc làm được hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm, nhưng do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của NLĐ, hoặc phải làm việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Thất nghiệp: Có nhiều quan điểm khác nhau về thất nghiệp, song hiểu một cách khái quát nhất đó là việc NLĐ có khả năng làm việc, mong muốn được làm việc nhưng không được làm việc. Như vậy, thất nghiệp hay còn gọi là hiện tượng 6 NLĐ không có việc làm hay là sự tách rời giữa người lao động và tư liệu sản xuất. Những người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60; nữ 15 - 55) có khả năng lao động, có nhu cầu lao động, nhưng không có việc làm hoặc đang tìm việc làm là những người thất nghiệp (Vũ Thị Phương Lê, 2015). Giải quyết việc làm cho người lao động: Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề GQVL. Khi NLĐ có việc làm phù hợp, họ được thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Theo Bộ luật Lao động (2012), NLĐ được hiểu là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo việc làm cho NLĐ thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách Nhà nước đã và đang có những tác động quan trọng đến GQVL cho NLĐ như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất... Chính sách Nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho NLĐ như đào tạo nguồn lao động, tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu... Trong ý nghĩa đó, GQVL còn có một ý nghĩa là tạo thêm được việc làm mới cho NLĐ. Ở đây là tạo thêm việc làm mới cho người lao động mang tính chất là NLĐ đang không có việc làm chứ không phải là người lao động đang đi làm có thêm việc làm khác nữa. Với quan niệm như vậy, thì GQVL là tạo thêm việc làm mới từ các cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như việc tuyển dụng thêm lao động của các cơ quan, doanh nghiệp thông qua việc hình thành môi trường cho sự kết hợp các yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Nghĩa là, thông qua cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, để các chủ thể trong nền kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất nhằm tạo thêm nơi làm việc mà người lao động có thể vận dụng sức lao động của mình mà sản xuất của cải cho xã hội. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan