Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo ergonomic ...

Tài liệu Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo ergonomic

.PDF
126
4
115

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- ĐẶNG LÊ NHẬT LINH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ SẢN PHẨM GIA DỤNG ĐẢM BẢO ERGONOMIC CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2008 1 ____________________________________________________________________ MỤC LỤC Lời nói đầu Tóm tắt luận văn Chương 1: Tổng quan về Ergonomics 1.1. Giới thiệu 1.2. Sơ lược về lịch sử Ergonomics 1.3. Ergonomics hiện đại 1.4. Các hướng phát triển cho Ergonomics trong tương lai 1.5. Mục tiêu và nội dung của đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết cho phương pháp thiết kế theo Ergonomics 2.1 Giải phẫu, tư thế và cơ học thân thể người 2.1.1 Một số kiến thức cơ bản về cơ học thân thể người 2.1.2 Một số khái niệm về chức năng của cơ 2.1.3 Giải phẫu cột sống và chậu liên quan đến tư thế 2.1.4 Các vấn đề về hệ xương-cơ trong khi đứng và khi ngồi 2.2 Các nguyên lý nhân trắc học trong thiết kế thiết bị và không gian làm việc 2.2.1 Việc thiết kế cho một dân số người dùng 2.2.2 Nhân trắc học và những ứng dụng 2.2.3 Các nguyên lý của nhân trắc học ứng dụng trong Ergonomics và thiết kế 2.2.4 Thiết kế cho mọi người 2.3 Phương pháp ergonomics để thiết kế không gian làm việc 2.3.1 Những đặc điểm người sử dụng và thiết kế thiết bị/không gian làm việc 2.3.2 Những yêu cầu của nhiệm vụ 2.3.3 Những hướng dẫn cho thiết kế công việc tĩnh Chương 3: Nghiên cứu thiết kế giá đọc sách ergonomics 3.1 Tư thế ngồi làm việc (đọc sách) và những vấn đề đặt ra 3.2 Mô hình mẫu cho bài toán phân tích tư thế ngồi làm việc 3.3 Tính toán thiết kế giá đọc sách ergonomics 3.3.1 Tính toán dân số Việt Nam 3.3.2 Tính toán thiết kế Chương 4: Thực nghiệm chế tạo giá đọc sách ergonomics GDSE 4.1 Một số hình ảnh của GDSE được chế tạo hoàn thành 4.2 Kết quả thực nghiệm với GDSE 5 5 7 16 29 31 32 32 35 39 44 54 60 61 61 69 80 83 84 90 93 97 97 99 109 109 111 116 116 118 Kết luận và hướng phát triển của đề tài Tài liệu tham khảo Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 2 ____________________________________________________________________ LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, công nghệ chính của một sản phẩm nói chung không thể đảm bảo thành công về mặt thương mại. Sự toàn cầu hóa thị trường đã làm cho thiết kế và sản xuất tạo ra một lượng lớn sản phẩm tiêu dùng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ đã làm cho công ty hầu như không thể tận hưởng được một lợi ích lâu dài bằng cách chỉ dựa vào công nghệ. Vì thế mà những công ty hay những hãng chế tạo ngày càng tận dụng thiết kế công nghiệp (TKCN) như là một công cụ quan trọng vừa để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, vừa làm nổi bật sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Và phương tiện thuận lợi để đánh giá tầm quan trọng của TKCN đối với một sản phẩm cụ thể là mô tả tầm quan trọng theo hai hướng: ergonomics và mẫu mã. Một sản phẩm có mẫu mã càng hấp dẫn thì càng thu hút được người tiêu dùng. Trong khi đó ergonomics đem đến sự tiện dụng/tiện nghi, an toàn, và bảo vệ sức khỏe cho con người cũng như đảm bảo lao động có hiệu quả nhất. Mặt khác như ta biết, xã hội ngày càng phát triển văn minh, đời sống con người nói chung và người lao động nói riêng ngày một cao hơn, mục tiêu cuối cùng- “vì con người” ngày càng trở nên rõ nét và thiết thực hơn, vì thế mà ergonomics ngày càng quan trọng hơn. Do đó việc nghiên cứu và ứng dụng ergonomics vào trong sản xuất công nghiệp cũng như trong đời sống hằng ngày trở nên có ý nghĩa to lớn. Thực tế cho thấy ergonomics đã được nghiên cứu và phát triển một cách mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và đã đem lại những lợi ích vô cùng lớn. Trái lại ở nước ta ergonomics dường như là cái gì đó còn mới mẻ và ít được quan tâm đến, với những kỹ sư hay nhà thiết kế cũng không ngoại lệ; nguyên nhân tại sao thì đó là một câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta. Đề tài “Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic” có lẽ được hình thành từ những lí do đó. Trong quá trình triển khai ý tưởng và hình thành đề tài nghiên cứu có sự gợi ý và hướng dẫn của TS Nguyễn Thanh Nam (thầy Nam). Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Nam đã hướng dẫn và góp ý tận tình để đề tài được hoàn thành. Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Phòng Đào Tạo Sau Đại Học và của Khoa cơ khí đã tạo điều kiện để em được thực hiện đề tài một cách tốt nhất. Cuối cùng tôi cũng gởi lời cảm ơn đến những bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 3 ____________________________________________________________________ TÓM TẮT LUẬN VĂN Gồm bốn chương: Chương 1 Tổng quan về Ergonomics Chương này trình bày những khái niệm về Ergonomics như tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển. Những điểm chung cũng như sự khác nhau giữa hai ngành kiến thức Ergonomics và Human Factors. Những đóng góp của Ergonomics hiện đại trong việc thiết kế và đánh giá hệ thống làm việc và các sản phẩm. Phần cuối chương đưa ra các hướng phát triển cho Ergonomics trong tương lai, mục tiêu nội dung của đề tài. Chương 2 Cơ sở lý thuyết cho phương pháp thiết kế theo Ergonomics cái mà bao gồm tất cả những kiến thức về giải phẫu, tư thế, và cơ học thân thể người cũng như sinh lý học và tâm lý học. Dữ liệu nhân trắc học cũng được sử dụng trong phương pháp thiết kế ergonomics để xác định các kích thước vật lý của không gian làm việc, thiết bị, đồ dùng, và quần áo cũng như “làm cho nhiệm vụ thích hợp với con người” và để tránh sự không hợp giữa các kích thước của thiết bị, các sản phẩm và các kích thước của người sử dụng tương ứng. Mục 2.3 của chương trình bày phương pháp ergonomics để thiết kế không gian làm việc, cụ thể là sử dụng tam giác tư thế làm việc để phân tích đánh giá tư thế và thiết kế không gian làm việc. Một số hướng dẫn cho việc thiết kế công việc tĩnh cũng được đưa ra. Từ những cơ sở lý thuyết ở trên một quy trình thiết kế không gian làm việc được đưa ra ở cuối chương. Chương 3 Nghiên cứu thiết kế giá đọc sách ergonomics (GDSE). Chương này trình bày những vấn đề đặt ra hiện nay với những người ngồi làm việc lâu trong ngày (đọc sách, đọc và xử lý tài liệu,…). Đưa ra mô hình mẫu cho bài toán phân tích tư thế ngồi làm việc, nhận dạng các ghép đôi nhân trắc không hợp và đưa ra giải pháp thiết kế. Chương 4 Thực nghiệm chế tạo giá đọc sách ergonomics. Chương này trình bày những những cải thiện trong tư thế ngồi làm việc cũng như những tiện ích mà GDSE mang lại cho người sử dụng. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 4 ____________________________________________________________________ ABSTRACT Consist of four chapter: Chapter 1 Overview of Ergonomics This chapter presents the concepts of Ergonomics as the name, history and development. The same points as well as the differences between the two discipline Human Factors and Ergonomics. The contribution of modern Ergonomics in the design and evaluation worksystems or products. The end of the chapter raises the future directions for Ergonomics and the objective of the topic. Chapter 2 The theoretical basic for ergonomic design method which includes all knowledge of anatomy, posture, and body mechanics as well as physiology and psychology. Anthropometric data are also used in the ergonomic design method to specify the physical dimensions of workspaces, equipment, furniture, and clothing so as to "fit the task to the man" and to avoid the physical mismatches between the dimensions of equipment and products and the corresponding user. Section 2.3 describes the ergonomic approach to workspace design, specifically is to use the postural triangle in posture analysis and workspace design. Some guidelines for the design of static work also be provided. From the provided theories, a process for workspace design are raised at the end of the chapter. Chapter 3 Research to design ergonomic stand-book(GDSE). This chapter presents the current problem with people sit for working in a long time of day (read a book, read and process materials, ...). Giving a model form for the problem of posture analysis in sitting at work, identify the anthropometric mismatches and give solutions to design. Chapter 4 Production of ergonomic stand-book (GDSE) and experiment consequences. This chapter presents the results of improvements in a sitting posture at work as well as conveniences which GDSE provides for users. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 5 ____________________________________________________________________ Chương 1: Tổng quan về Ergonomics 1.1. Khái niệm về Ergonomics Ergonomics (Công thái học) [cg. ecgônômi (Ph. ergonomie; HL. ergon)], môn khoa học liên ngành kết hợp giữa khoa sinh học người và khoa học kĩ thuật để tạo ra sự thích ứng giữa phương tiện kĩ thuật, môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lí, tâm lí, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khoẻ, an toàn và tiện nghi cho con người. Ergonomics liên quan đến thiết kế của hệ thống mà ở đó con người thực hiện công việc. Tên ergonomics xuất phát từ những từ Hy lạp ergon nghĩa là “công việc” và nomos nghĩa là “luật”. Tất cả các hệ thống bao gồm một thành phần con người và một thành phần máy móc trong một môi trường làm việc. Hình 1.1 Những ví dụ về các hệ thống ergo (ergosystems) H-Thành phần Con người (Human) M- Thành phần Máy móc (Machine) E- Môi trường làm việc (Local environment) Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 6 ____________________________________________________________________ Có thể nhận thấy rằng ngay cả một hệ thống làm việc đơn giản bao gồm một người một máy trong một môi trường cũng có sáu tương tác qua lại lẫn nhau (H>M, H>E, M>H, M>E, E>H, E>M) và bốn trong số đó bao hàm thành phần con người. Khi thiết kế bất kỳ hệ thống nào mà ở đó con người và máy móc làm việc cùng nhau để tạo ra sản phẩm, chúng ta cần biết về các đặc tính của con người có liên quan và khả năng áp dụng những hiểu biết này vào thiết kế hệ thống. Hoạt động này là chức năng cơ bản của Ergonomics. Thực tiễn của Ergonomics yêu cầu kiến thức về giải phẫu con người, sinh lý học và tâm lý học được áp dụng để thiết kế các hệ thống làm việc. Đặc biệt tầm quan trọng gắn liền với thiết kế giao diện người-máy để đảm bảo tính an toàn và tiện dụng của các thiết bị và loại bỏ những căng thẳng có hại. Có hai hướng mà ở đó Ergonomics tác động lên thiết kế hệ thống trong thực tiễn. Đầu tiên là chuyên gia Ergonomics làm việc trong các tổ chức nghiên cứu hay các trường đại học và thực hiện nghiên cứu cơ bản để khám phá các đặc tính của con người cần phải chú ý đến khi thiết kế. Nghiên cứu này thường định hướng, trực tiếp hoặc gián tiếp, để biên soạn các tiêu chuẩn, pháp chế và các hướng dẫn thiết kế. Thứ hai, chuyên gia Ergonomics làm việc trong một văn phòng tư vấn tư nhân hay trong các tổ chức. Họ làm việc như một bộ phận của nhóm thiết kế và đóng góp kiến thức của họ vào thiết kế các giao diện tương tác người-máy trong hệ thống làm việc. Công việc này thường bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và kiến thức để định rõ các đặc tính cụ thể của hệ thống. Khoa học Ergonomics (Công thái học - CTH) được ứng dụng và phát triển vào Việt Nam trong những năm 70 thế kỉ 20. Các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận môn khoa học này từ nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động và y học lao động. Nhưng nói chung, còn nhiều bất cập và hạn chế. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 7 ____________________________________________________________________ 1.2. Sơ lược về lịch sử Ergonomics Ergonomics ra đời như một hệ quả của các vấn đề thiết kế và vận hành được tạo ra bởi các hệ thống làm việc mới cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của nó cũng bắt nguồn từ những quá trình lịch sử cái đã tạo ra những ngành kiến thức về hệ thống làm việc khác chẳng hạn như kỹ thuật công nghiệp và y khoa. Trong các hệ thống dựa trên nền công nghệ giản đơn, những tiến bộ về kỹ thuật đã tạo ra những cải tiến trực tiếp trong chức năng của hệ thống. Sự thay thế các công cụ bằng đá bởi đồng và sau đó là sắt là một ví dụ điển hình từ lịch sử. Một ví dụ khác là sự ra đời của máy hơi nước đã đưa đến cuộc cách mạng công nghiệp. Máy hơi nước với sự gia tăng cực lớn về nguồn năng lượng đã đem lại những cải tiến rất lớn trong sản xuất. Với sự thay thế sức ngựa bằng máy hơi nước, quy mô sản xuất được gia tăng. Singleton (1972) đã gọi giai đoạn lịch sử này là kỷ nguyên của kỹ thuật thuần túy bởi vì sự cải tiến trong vận hành và độ tin cậy của máy móc là tất cả những gì cần thiết để mang lại sự cải tiến trong vận hành của hệ thống làm việc. Khoa học quản lý và nghiên cứu công việc Khi hệ thống công nghiệp trở nên phức tạp hơn và quy mô của xã hội công nghiệp phát triển, việc cải tiến độ tin cậy của công nghệ không đảm bảo sự cải tiến tương ứng trong sự vận hành của hệ thống. Khoa học quản lý được phát triển bởi F. W. Taylor vào cuối thế kỷ là một trong những cố gắng đầu tiên trong việc gia tăng sức sản xuất bằng việc cải thiện thiết kế công việc thay vì cải tiến thiết kế máy móc. Khoa học quản lý dựa trên ý tưởng về “ý thức kinh tế của con người” - quan niệm đã đem lại động cơ thúc đẩy và cơ hội để tăng cường hiệu quả. Xuất phát từ những ý niệm này, sức sản xuất sẽ được cực đại khi những người có “ý thức kinh tế” được trao cho những công việc được thiết kế phù hợp. Mối quan tâm hướng tới việc thiết kế thời gian nghỉ ngơi và các chế độ thưởng có ý nghĩa như nguồn động lực thúc đẩy người công nhân. Đóng góp của Taylor là đáng kể trong nhiều mặt đặc biệt vì nó đã quan tâm đến những giá trị của công việc tay chân như một đối tượng của các phân tích và nghiên cứu. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 8 ____________________________________________________________________ Cùng thời gian này, một cách tiếp cận bổ sung được phát triển bởi gia đình Gilbreths. Họ đã phân tích các phương pháp được sử dụng để thực hiện công việc. Một công việc được chia nhỏ ra nhiều phần - các di chuyển và các thao tác cơ bản được yêu cầu để thực hiện công việc. Việc thiết kế và định hình lại những phần này sẽ loại bỏ những dịch chuyển và thao tác thừa, giúp tăng năng suất. Những phát triển này là tiền thân của nghiên cứu thời gian dịch chuyển và kỹ thuật con người. Ý nghĩa lịch sử quan trọng của công việc này là ở chỗ lần đầu tiên, các công ty đã thuê các chuyên gia để nghiên cứu sự tương tác giữa con người và máy móc và để thiết kế các thao tác làm việc. Các công việc không còn bị bó buộc theo thiết kế của máy móc và nơi làm việc như truyền thống mà thay vào đó nó được tối ưu hóa. Quan niệm này đã tạo điều kiện cho việc sử dụng các kỹ thuật dây chuyền sản xuất và lắp ráp mà ở đó một công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng được chia thành một chuỗi các nhiệm vụ đơn giản dễ học, mỗi nhiệm vụ được thực hiện bởi một người. Nghiên cứu thời gian và dịch chuyển (các phương pháp kỹ thuật) cũng gặp phải sự phê phán về nhiều mặt- ví dụ, nó chỉ xem xét các đặc tính bề nổi của sự vận hành hệ thống, nó tạo các giả định không phù hợp với con người… Tuy nhiên, các phương pháp kỹ thuật đã thâm nhập nhanh chóng vào một phạm vi rộng của các ngành công nghiệp và nhiều kỹ thuật cơ bản của nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Khi khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng nhiều khía cạnh của hệ thống làm việc được nghiên cứu nhằm gia tăng năng suất và hiệu quả - từ cơ sở toán học và vật lý học cho đến các nguyên lý sinh học, tâm lý học, và sinh lý học. Những lĩnh vực nghiên cứu mới đã xuất hiện để thỏa mãn các yêu cầu của khoa học quản lý và sự phát triển công nghiệp. Ngành y khoa ra đời vào thế kỷ 18 khi Ramazzini (1717) viết “Chuyên luận về bệnh nghề nghiệp của những thương gia” (Treatise on the Diseases of Tradesmen) nhưng đến đầu thế kỷ 20 nó mới trở nên phổ biến hơn. Vào khoảng 1914-1918, nhiều tổ chức chính phủ được thành lập ở Anh với sự quan tâm đến các điều kiện làm việc Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 9 ____________________________________________________________________ của các nhà khoa học và các y bác sĩ. Ủy Ban Sức Khỏe và Công Nhân Quốc Phòng (The Health and Munitions Workers Committee) đã nghiên cứu những điều kiện trong các nhà máy quốc phòng và các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất, chẳng hạn như lượng thời gian làm việc trong ngày. Sau đó nó đã trở thành Bảng Nghiên Cứu Sức Khỏe Công Nghiệp (the Industrial Health Research Board) và phạm vi tác động của nó khá rộng, bao gồm những ảnh hưởng của hệ thống thông gió, nhiệt độ, việc làm ca lên sức khỏe và tác động của huấn luyện lên sự thực thi. Các khuyến nghị được tạo ra trong thời gian này cho nhiều mặt của lao động công nghiệp như các loại thực phẩm phục vụ trong các nhà máy tự phục vụ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cho lực lượng lao động so với những yêu cầu của công việc. Sự chú ý cũng được hướng đến sự mệt mỏi và những vấn đề của công việc lặp đi lặp lại. Vernon (1924) đã nghiên cứu những yếu tố về tư thế và không gian làm việc liên quan đến sự mệt mỏi và đã kết luận: Bất cứ hoạt động vật lý nào sẽ dẫn đến mệt mỏi nếu nó lặp đi lặp lại và không thay đổi. Ta cũng có thể thấy được hậu quả của những công việc lặp đi lặp lại như thế nào qua tiếng cười châm biếm của thiên tài Charlie Chaplin. Hình 1.2 Charlie Chaplin là nạn nhân của những công việc lặp đi lặp lại trên dây chuyền lắp ráp (phim Modern Times). Từ những khám phá như thế này mà ngành sinh lý công nghiệp và ngành sức khỏe đã xuất hiện. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 10 ____________________________________________________________________ Ngành tâm lý học nghề nghiệp, như tách biệt từ quản lý nhân sự và tâm lý trắc học, được phát triển vào khoảng thập niên 20 và 30. Cách tiếp cận của chủ nghĩa Taylor đã quan tâm đến người công nhân như một cá nhân đặc biệt, người mà đầu ra bị tác động bởi các yếu tố vật lý như sự mệt mỏi hay thiết kế công việc tồi và bởi những khích lệ về mặt kinh tế. Bối cảnh xã hội mà ở đó công việc xảy ra như thế nào bị lờ đi. Trường phái về các mối quan hệ của con người đã chuyển sự nhấn mạnh từ người công nhân riêng rẽ sang nhóm làm việc. Điều này nhấn mạnh lên tầm quan trọng của cấu trúc xã hội để hỗ trợ các tổ chức kỹ thuật cái mà vẫn tiếp tục. Sau Thế chiến II nó trở lại dưới dạng lý thuyết các hệ thống kỹ thuật xã hội. Trist và Bamforth (1951) đã nghiên cứu các hệ quả xã hội và tâm lý của ngành khai thác than đá được cơ khí hóa với những rối loạn về tâm thần trong các công nhân mỏ đang làm việc dưới các điều kiện cơ khí hóa. Họ lưu ý rằng phương pháp được cơ khí hóa được công nhận nguồn gốc và quy mô của nó xuất phát từ nhà máy trên mặt đất hơn là từ những hầm mỏ. Trong các mỏ than, một dạng khác của tổ chức xã hội cần thiết lập vì bản chất không dự báo được các yếu tố tự nhiên của môi trường làm việc trong hầm mỏ so với trong nhà máy. Tổ chức kỹ thuật, tổ chức xã hội, và môi trường làm việc phải có liên hệ và được thiết kế cho tương thích lẫn nhau nếu không sức sản xuất sẽ thấp và xảy ra những căng thẳng tâm sinh lý. Tâm lý học hành vi con người có nguồn gốc của nó trong vấn đề thực hành là làm sao giảm thời gian huấn luyện một công nhân thực hiện một nhiệm vụ. Taylor và gia đình Gilbreths đã có nhiều hướng giải quyết vấn đề này bằng việc đơn giản hóa các nhiệm vụ. Cách tiếp cận này làm cho nội dung các kỹ năng riêng lẻ trước kia được thể hiện ở mức hệ thống kỹ thuật trực tiếp dưới sự quản lý hơn là điều khiển công nhân. Tác dụng là tạo điều kiện thuận lợi cho sự làm việc cùng nhau của các công nhân trên một quy mô lớn và việc sử dụng nguồn năng lượng máy móc để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, sự xuất hiện cái mới, các máy móc phức tạp hơn và các quy trình chế tạo đã tạo ra nhiều việc mới mà các yêu cầu về kỹ năng của nó không thể được đáp ứng từ lực lượng lao động đang tồn tại lúc bấy giờ. Các phương pháp huấn luyện truyền thống Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 11 ____________________________________________________________________ (chẳng hạn như thời gian học việc hay việc tập luyện ở những tư thế làm việc khó khăn của thợ lành nghề) không phải lúc nào cũng thích hợp cho hệ thống công nghiệp với yêu cầu cơ bản của nó là tiêu chuẩn hóa tất cả các mặt của quá trình sản xuất. Các nhà tâm lý học đã bắt đầu nghiên cứu các biến số ảnh hưởng đến việc học các kỹ năng làm việc- chẳng hạn, các nhiệm vụ có nên được chia thành những phần nhỏ để học một cách tách biệt và sau đó liên kết lại với nhau hay không, những thuận lợi và không thuận lợi của sự rèn luyện “tập trung” đối với “để cách ra”, và thời gian của các giai đoạn nghỉ ngơi. Sau Thế chiến thứ II, sự quan tâm trong huấn luyện được tiếp tục. Cách tiếp cận theo điều khiển học đã nghiên cứu việc sử dụng hồi tiếp và các tác dụng của nó lên bài học. Các ý tưởng lý thuyết của B. F. Skinner và trường phái chủ nghĩa hành vi của tâm lý học đã được thực hiện dưới dạng “bài học được lập trình”. Chủ nghĩa hành vi đã xem xét bài học như một chuỗi xích các các cặp tác nhân kích thíchphản ứng dưới sự điều khiển của sự tăng cường, hay sự thưởng, các kích thích từ môi trường. Trong bài học được lập trình, tài liệu học được trình bày theo kiểu từng bậc và yêu cầu của sự trình bày thông tin được xác định bởi các phản hồi từ những người được huấn luyện trước đó là đúng hay không đúng. Sức ép cho năng suất và hiệu quả sử dụng của các máy móc được đáp ứng bởi các yêu cầu của Thế chiến thứ II và đã mang các nhà tâm lý học trực tiếp tiếp xúc với các vấn đề về sự tương tác người-máy. Nhà tâm lý học nổi tiếng trường Cambridge ngài Frederick Bartlett đã xây dựng một chương trình mô phỏng cho máy bay Spifire và đã nghiên cứu các tác động của sự căng thẳng và mệt mỏi lên hành vi người phi công. Nghiên cứu này đã đem lại sự hiểu rõ hơn về những khác nhau giữa các cá nhân trong sự phản ứng lại căng thẳng và làm cho việc phân chia nhỏ hành vi cần kỹ năng được mô tả trong những giới hạn tâm lý, hơn là những giới hạn dựa trên máy móc. Sự thu hẹp tri giác, xuất hiện như một kết quả của sự mệt mỏi hay như một phản ứng thích nghi không tốt với căng thẳng gay gắt, là một ví dụ. Craik (1943) đã nghiên cứu một loại nhiệm vụ được biết như “các nhiệm vụ theo dõi” (bao gồm việc theo sau một mục Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 12 ____________________________________________________________________ tiêu, như trong bắn đại bác hay thiết bị lái của phương tiện di chuyển). Sự khởi đầu của thiết kế giao diện người dùng (hiển thị và điều khiển) đã xuất hiện từ nghiên cứu này. Các nghiên cứu này đã phát triển vào trong một vùng nghiên cứu và phát triển quan trọng trong ergonomics, đặc biệt trong các ứng dụng quân đội sau chiến tranh cũng như trong các thiết kế dân dụng và công nghiệp vũ trụ. Craik cũng phát triển vài ý tưởng then chốt cái mà nổi lên trong nhiều năm sau đó trong lĩnh vực liên quan đến nhận thức ergonomics. Nghiên cứu các quá trình hoạt động cố gắng xây dựng các mô hình toán học cho các quá trình công nghiệp. Nó cũng được kích thích phát triển bởi những yêu cầu cho dự báo và điều khiển dẫn đến đáp ứng các yêu cầu của quân đội trong suốt thời gian chiến tranh. Rõ ràng là những cải tiến lớn trong vận hành của hệ thống sẽ phụ thuộc vào cách mà công nghệ được sử dụng tốt như thế nào, chứ không phải nó được thiết kế tốt như thế nào. Việc thay đổi sự chú ý từ máy móc đến hệ thống con người-máy móc này đã sinh ra các chủ đề của ergonomics. FMJ và FJM Nhiều phương hướng thông thường có thể được nhận dạng trong việc xem xét lại lịch sử. Đầu tiên, các tổ chức đã cố gắng làm tăng sức sản xuất bằng việc giới thiệu các phương pháp và máy móc mới. Trong kỷ nguyên của kỹ thuật thuần túy cách tiếp cận này là khả thi vì những cải tiến lớn trong thiết kế máy móc có thể thực hiện được (nhiều quá trình đang tồn tại không được cơ khí hóa cho đến thời điểm này). Thứ hai, các nỗ lực gia tăng năng suất đã cố gắng tối ưu hóa thiết kế của các nhiệm vụ để cực tiểu những nỗ lực hầu như không hữu ích. Sau Chiến tranh thế giới I, các bài trắc nghiệm tinh thần được phát triển với mục đích là để đo đạc một cách khách quan những đặc tính khác nhau của con người chẳng hạn như trí thông minh hay tính cách. Các cố gắng “làm cho con người thích hợp với công việc” (fit the man to the jobFMJ) dựa trên ý tưởng là năng suất hay hiệu quả có thể gia tăng bởi việc lựa chọn những công nhân có đúng khả năng cho một công việc cụ thể. Cách tiếp cận này, một trong những nguồn gốc của ngành tâm lý học hiện đại, được dựa trên giả thiết rằng Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 13 ____________________________________________________________________ những kỹ năng cho bất kỳ một công việc cụ thể nào thực sự tồn tại và rằng chúng có thể được xác định và đo lường một cách khách quan. Giả thiết này dĩ nhiên đúng trong ý thức của việc lựa chọn những phẩm chất hay kỹ năng cho những vị trí đặc biệt. Nó cũng đúng đối với một số công việc, kể cả những công việc đòi hỏi sự cố gắng lớn về vật lý như lính cứu hỏa hay lính cứu hộ, hay những công việc như phi công quân sự thì bị hạn chế đến những cá nhân với những phẩm chất và các đặc tính vật lý nào đó. Tuy nhiên, giả thiết này không luôn đúng và vẫn là một vấn đề đang tranh cãi. Các công đoàn, chẳng hạn, có thể phản đối sự quản lý mà cố gắng lựa chọn những công nhân với “cái lưng khỏe” cho một công việc đặc biệt, biện luận rằng vấn đề là ở công việc, chứ không phải ở người công nhân và như thế công việc nên được thiết kế lại để có khả năng thực hiện bởi bất cứ người công nhân nào. Một cách tiếp cận khác, là triết lý dẫn hướng của ergonomics, được biết như “làm cho công việc phù hợp với con người” (fitting the job to the man- FJM). Phần lớn các thiết kế kỹ thuật về con người và không gian làm việc ban đầu đã cố gắng thiết kế các nhiệm vụ/công việc sao cho thích hợp với các đặc tính của người công nhân. Các giả thiết ưu tiên của cách tiếp cận FJM là: một tập các đặc tính thích hợp của người công nhân có thể được chỉ rõ xung quanh cái mà công việc có thể được thiết kế, và như thế điều này có thể thực hiện cho bất kỳ công việc nào. Rõ ràng là FJM hầu như luôn là cách tiếp cận tốt hơn cho thiết kế các hệ thống làm việc. FJM có thể được thực hiện ở mọi cấp độ. Ví dụ, ở cấp độ vật lý, Viện Quốc Gia về An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp (NIOSH) đã phát triển một phương pháp cho việc chỉ rõ các tải trọng được nâng bằng tay trong các nhiệm vụ mang vác cái mà sẽ cực tiểu các nguy cơ dẫn đến tổn thương đến sức khỏe người công nhân. Các tải trọng nguy hiểm có thể được xác định và được thiết kế lại. Các nhiệt độ có thể chấp nhận được và lớn nhất cho việc thực hiện các công việc vật lý được xác định bởi OSHA và môi trường cũng được thiết kế cho phù hợp với công nhân. Ở cấp độ tâm lý hành vi của con người, được biết là con người trông chờ ở những mối liên hệ giữa các dịch chuyển Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 14 ____________________________________________________________________ của các cơ cấu điều khiển và các dịch chuyển tương ứng của các thiết bị được điều khiển. Mặc dù những người vận hành có thể học các mối liên hệ không mong muốn, nhưng luyện tập này hầu như không tốt và làm tăng các nguy cơ mắc lỗi. Ergonomics, mặt khác, nhấn mạnh rằng các mối liên hệ điều khiển-hiển thị nên được thiết kế cho phù hợp với những mong muốn của người sử dụng. Ở cấp độ ngôn ngữ, ta biết là con người có thể được huấn luyện cho công việc với những chỉ dẫn, tài liệu hay các giao diện phần mềm được thiết kế tồi, tuy nhiên điều đó sẽ gây chán nản dưới quá trình hoạt động thông thường và có vẻ thích hợp hơn để đem lại sự hiểu các lỗi khi mà căng thẳng xảy ra. Các quy tắc thu được từ nghiên cứu trong ngôn ngữ tâm lý học được sử dụng để thiết kế ngôn ngữ để việc hiểu trở nên dễ dàng. Cuối cùng, nếu quan niệm về hệ thống của người thiết kế là khác so với các quan niệm của người sử dụng, thì những người sử dụng sẽ gặp khó khăn trong việc học và sử dụng hệ thống. Ergonomics nhấn mạnh lên sự cần thiết của tính tương hợp nhận thức trong thiết kế hệ thống. Từ điều này ta có thể thấy là ergonomics “làm thích hợp công việc với người” ở các cấp độ sinh học, sinh lý, hành vi, ngôn ngữ và nhận thức. Chỉ dưới những hoàn cảnh tột cùng thì cách tiếp cận FMJ mới được chọn, chẳng hạn như việc làm cho các công nhân thích nghi với khí hậu những người phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao cái mà không thể thay đổi được. Thậm chí trong hoàn cảnh đó cũng có nhiều sự lựa chọn FJM, chẳng hạn như thiết kế một kế hoạch làm việc-nghỉ ngơi tốt hơn, cung cấp đồ bảo hộ, hay xây dựng một “điểm mát” (làm mát cục bộ xung quanh vị trí làm việc của người công nhân). Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 15 ____________________________________________________________________ Human factors và Ergonomics Ở Anh, lĩnh vực hoạt động của ergonomics được bắt đầu sau Chiến tranh thế giới II (tên được phát minh bởi Murrell vào năm 1949 bất chấp sự phản đối rằng con người sẽ nhầm nó với economics- kinh tế học). Điểm nhấn là trên thiết kế thiết bị và không gian làm việc và các vấn đề liên quan được nắm giữ là giải phẫu, sinh lý, công nghiệp y khoa, thiết kế, kiến trúc, và kỹ thuật chiếu sáng. Ở châu Âu, ergonomics thậm chí còn mạnh hơn những cái có cơ sở vững chắc trong các ngành khoa học về sinh học. Ở Mỹ, một ngành kiến thức tương tự đã xuất hiện (được biết như “các yếu tố con người”-human factors), nhưng các nguồn gốc khoa học của nó có cơ sở vững chắc trong tâm lý học (ứng dụng thực nghiệm tâm lý học, kỹ thuật tâm lý học, và kỹ thuật con người). Human factors và ergonomics luôn có nhiều điểm chung nhưng có một số điểm khác nhau trong các hướng phát triển của chúng. Human factors đặt nhiều nhấn mạnh lên sự tích hợp những suy xét về con người vào trong toàn bộ quá trình thiết kế hệ thống. Nó đã đạt được thành công đáng kể trong thiết kế các hệ thống lớn trong công nghiệp vũ trụ, đặc biệt trong Cơ Quan Hàng Không và Vũ Trụ Hoa Kỳ (NASA-National Aeronautics and Space Administration) và chương trình không gian U.S. Ergonomics châu Âu đôi khi từng phần và theo truyền thống hơn (nhiều ràng buộc hơn tới những khoa học cơ sở của nó hay tới một đề tài hoặc vùng ứng dụng cụ thể). Ở Mỹ, Hội Các Yếu Tố Con Người (the Human Factors Society) gần đây đã được đổi tên thành Human Factors and Ergonomics Society. Sự thay đổi này cho thấy là hai lĩnh vực bây giờ có nhiều điểm chung là một hội có thể đại diện cho quyền lợi của con người (những người đang làm việc trong một hệ thống làm việc nói chung). Cả human factors lẫn ergonomics đều dẫn cách tiếp cận FJM và phát biểu là công việc nên được làm cho phù hợp với con người hơn là theo các hướng khác… Ranh giới của ergonomics thì không rõ ràng và vẫn có tranh cãi đâu là đích của ergonomics và đâu là điểm bắt đầu của các quy tắc hệ thống làm việc khác. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 16 ____________________________________________________________________ Các hệ thống làm việc hiện đại vận hành dưới nhiều ràng buộc chặt hơn nhiều so với các hệ thống trước đó. Lao động là chi phí chính trong bất kỳ tổ chức nào- lớn hơn nguyên vật liệu, năng lượng, và trang thiết bị. Theo như Stamper (1987), công ty Boeing vào những năm 1980 chi phí chăm sóc sức khỏe cho lao động gấp ba lần tiền mua nhôm để làm những chiếc máy bay. Cũng như vậy, Chrysler Corporation đã khám phá ra rằng việc bảo hiểm công ty là nhà cung cấp lớn nhất cho nó- không phải nhà chế tạo thép như từng được mong đợi. Các hệ thống con kỹ thuật của các tổ chức hiện đại thường được thiết kế để vận hành trong một kiểu phù hợp tinh vi hơn, cái mà đưa ra những nhu cầu lớn cho sự làm việc cùng nhau của một số lượng lớn con người và máy móc. Các hệ thống làm việc hiện đại thuê nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực chẳng hạn như kỹ thuật công nghiệp, nghiên cứu công việc, quản lý nhân sự và tuyển dụng, các hoạt động nghiên cứu, ergonomics, và quản lý các tiện nghi. Tất cả các chuyên gia đều có liên quan, theo cách này hay cách khác, đến các kết quả về con người và công nghệ, và sự nhấn mạnh là trên việc tối ưu hóa chức năng của toàn hệ thống hơn là trên một hoặc nhóm người hay các máy móc khác. 1.3 Ergonomics hiện đại Ergonomics hiện đại góp phần cho việc thiết kế và đánh giá hệ thống làm việc và các sản phẩm. Không giống như thời gian trước khi một kỹ sư đã thiết kế toàn bộ một cái máy hay một sản phẩm, ngày nay thiết kế là kết quả của một đội. Nhà ergonomics luôn đóng một vai trò quan trọng trong cả hai giai đoạn là phát triển khái niệm và chi tiết hóa thiết kế cũng như việc tạo nguyên mẫu và đánh giá các sản phẩm và tiện nghi đang tồn tại. Ergonomics hiện đại đóng góp trong nhiều hướng thiết kế hệ thống làm việc (Bảng 1.1). Các hoạt động này nên được biết như một phần không thể thiếu của việc thiết kế và quản lý các hệ thống hơn là như “những cái thêm vào tùy ý”. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 17 ____________________________________________________________________ Bảng 1.1 Đóng góp của Ergonomics hiện đại trong thiết kế và quản lý hệ thống 1. Một định dạng chuẩn cho việc mô tả các hệ thống người-máy. 2. Xác định, phân loại, và cách giải quyết các vấn đề thiết kế bao gồm thành phần con người. 3. Phân tích mối liên hệ giữa nhiêm vụ và người-máy. 4. Các đặc điểm của thiết kế hệ thống và hành vi con người. Sự thực hiện đầy đủ của những điều khiển. 5. Xác định những khuynh hướng chính trong khoa học con người và sinh học và những hệ quả của chúng đối với việc thiết kế và quản lý hệ thống. 6. Sự ra đời của các khái niệm mới đối với thiết kế và phân tích các hệ thống con người- máy móc. 7. Đánh giá các hệ quả xã hội kỹ thuật của các phương án thiết kế. ¾ Định dạng chuẩn cho việc mô tả các hệ thống Người-Máy Mô hình người-máy và cấu trúc các hệ thống làm việc cung cấp một phương pháp mô tả các hệ thống làm việc được chuẩn hóa, dù theo lối kinh nghiệm, không kể các vùng ứng dụng và không tùy thuộc vào bất cứ khoa học nòng cốt cụ thể nào của ergonomics. Chúng có thể được sử dụng để tạo ra các danh sách kiểm tra và các phương pháp luận cho việc đánh giá các mẫu đầu tiên hoặc các hệ thống đang tồn tại. Thường xảy ra trường hợp mà một số vấn đề thiết kế trong một hệ thống sẽ nổi bật hơn những cái khác và có thể nhận sự chú ý thái quá từ đội thiết kế. Một định dạng chuẩn cho việc mô tả các hệ thống bắt buộc các nhà ergonomics xem xét tất cả vấn đề, ít nhất là trong các giai đoạn đầu. Hai bước quan trọng đầu tiên khi sử dụng mô hình người-máy là mô tả công nghệ và mô tả người sử dụng hay người vận hành. Các loại máy móc thường được mô tả tốt, và nhiều thông tin trong các tài liệu hướng dẫn và các sách giáo khoa thì có giá trị. Các nhà thiết kế hệ thống người-máy thông thường hoạt động với nhiều thông tin ít được Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 18 ____________________________________________________________________ chi tiết hóa và ít chính thức về con người và tạo ra các giả thiết về con người theo cách mà họ sẽ không bao giờ làm với máy móc. Nhiệm vụ chính của các nhà ergonomics là mô tả con người ở tất cả các cấp độ thích hợp với hệ thống cụ thể. Nhiệm vụ này có thể có một sự mô tả vật lý trong giới hạn về kích thước và khả năng của người sử dụng, bao gồm các yếu tố sinh lý như tuổi tác và tình trạng sức khỏe và những tác động của chúng đối với chức năng con người. Nó cũng đòi hỏi một sự mô tả tâm lý, bao gồm các chi tiết của những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, và động cơ thúc đẩy người vận hành/người sử dụng, và có thể bao gồm những suy xét được chi tiết hóa chẳng hạn như các hướng được ưa thích hơn của công việc, từ ngữ chuyên môn, v.v... ¾ Xác định và phân loại các vấn đề thiết kế Vai trò chính của ergonomics là xác định các vấn đề thiết kế bao gồm thành phần con người của hệ thống làm việc và phân loại chúng để làm cho chúng tuân theo sự phân tích xa hơn sử dụng kiến thức thích hợp. Tất cả các hệ thống làm việc thì rõ ràng cụ thể, song nhiều hướng dẫn thiết kế thì mơ hồ. Do đó, thường không có tài liệu nào thích hợp với tất cả nhu cầu của một ứng dụng hay công nghiệp cụ thể, và một phương pháp chuẩn được yêu cầu để làm cho các vấn đề thiết kế chi tiết hệ thống được xác định và giải thích rõ ràng bằng những thuật ngữ thông thường tuân theo sự phân tích sử dụng các dữ liệu có giá trị. Ví dụ, nhiều vấn đề trong thiết kế văn phòng thì tương tự nhau bất kể nó là một văn phòng trong ngân hàng hay một công ty thương mại hoặc là trung tâm hành chính của một ngành công nghiệp nặng, tuy nhiên những người làm trên các dự án thường chỉ biết về các vấn đề của riêng ngành công nghiệp mà họ sở hữu. Dray (1988) cung cấp một thí dụ thú vị về sự phân loại vấn đề trong ergonomics ứng dụng. Bà mô tả những than phiền về bệnh đau đầu bằng thiết bị hiển thị đầu cuốinhững người công nhân (visual display terminal (VDT)-workers) trong một văn phòng Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064 19 ____________________________________________________________________ hiện đại không thể luôn được giải quyết với việc sử dụng những cách tiếp cận ergonomics truyền thống để thiết kế lại không gian làm việc như thế nào. Hơn sự tồn tại một vấn đề thiết kế không gian làm việc, những than phiền được gây ra bởi những vấn đề trong tổ chức công việc- đặc biệt, tính không chắc chắn từ sự giới thiệu của các hệ thống mới vào trong tổ chức. Trường hợp này cho thấy rằng dù các thay đổi vật lý trong một hệ thống làm việc có thể xảy ra cùng với những than phiền vật lý, chúng có thể không là nguyên nhân của những than phiền này. Các thay đổi trong một khía cạnh của môi trường làm việc thường được phụ thêm vào bởi những thay đổi khác (trong cấu trúc tổ chức của sự quản lý, chẳng hạn) cái mà dễ bị bỏ qua. Sự phân loại đúng các vấn đề thiết kế và các hệ quả con người của chúng là một bước quyết định trong quá trình thiết kế hay thiết kế lại. Thường có xu hướng quy các tai nạn, hư hỏng, và sức sản sản xuất thấp cho thành phần con người của hệ thống làm việc. Hành vi của con người trong công việc đặt trong ngữ cảnh của một hệ thống và được quyết định bởi cách mà hệ thống được thiết kế. Sự cố hệ thống do đó phải được phân tích trong ngữ cảnh mà trọng tâm của phân tích được chuyển từ con người sang hệ thống người-máy. Ví dụ, thiết kế của máy móc có thể lôi cuốn con người tạo một loại lỗi nào đó hoặc chính bản thân cỗ máy có thể không được miễn khỏi các loại lỗi mà con người được biết để tạo ra. Mô hình tổ chức làm việc có thể gây ra những mệt mỏi quá mức cũng như làm gia tăng các hành động không thích hợp bởi con người. Nhiệm vụ của các nhà ergonomics là kiểm tra các vấn đề về độ tin cậy từ hình phối cảnh các hệ thống để xác định các phần đóng góp tương đối của các hành vi không phù hợp của con người và thiết kế hệ thống không phù hợp. Phân tích xa hơn sau đó được thực hiện để xác định các khía cạnh của thiết kế làm giảm sút hoạt động của hệ thống và hệ thống có thể được thiết kế lại như thế nào để giải quyết vấn đề. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm gia dụng đảm bảo Ergonomic. GVHD: PGS.TS Nguyễn Thanh Nam HVTH: Đặng Lê Nhật Linh - MSHV: 00406064
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan