Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thiết kế chế tại và thử nghiệm hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nướ...

Tài liệu Nghiên cứu thiết kế chế tại và thử nghiệm hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp

.PDF
134
262
138

Mô tả:

Bé c«ng th−¬ng viÖn nghiªn cøu ®iÖn tö, tù ®éng, tin häc hãa B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi cÊp bé n¨m 2007 nghiªn cøu thiÕt kÕ, chÕ t¹o vµ thö nghiÖm hÖ thèng kiÓm so¸t tù ®éng « nhiÔm n−íc th¶i tõ c¸c khu c«ng nghiÖp Chñ nhiÖm ®Ò tµi: Ths . trÞnh h¶i th¸i 6934 04/8/2008 hµ néi - 2007 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NC ĐIỆN TỬ, TIN HỌC, TỰ ĐỘNG HÓA —–˜&™—– BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007 Tên nhiệm vụ: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỰ ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC THẢI TỪ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP (Mã số: 38.07/HĐMT-KHCN.) Chủ nhiệm nhiệm vụ: Đơn vị chủ trì: Các cơ quan phối hợp chính: Trịnh Hải Thái Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa Công ty CP Bia Thanh Hoá, Hà Nội-Hải Dương,.. Hà Nội – 12/2007 DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Đơn vị công tác 1 Trịnh Hải Thái Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 2 Trần Văn Tuấn Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 3 Nguyễn Tuấn Nam Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 4 Tạ Văn Nam Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 5 Đinh Đức Chính Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 6 Phạm Chí Công Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 7 Nguyễn Thị Hương Lan Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 8 Phạm Thùy Dung Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 9 Bùi Đức Thắng Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 10 Phạm Hùng Cường Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa 11 Lê Thanh Bình Viện NC Điện tử, Tin học, Tự động hóa MỤC LỤC Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ .............................................................................4 1. Cơ sở pháp lý/ xuất xứ của nhiệm vụ............................................................................4 2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ.....................................................4 2.1. Tính cấp thiết ......................................................................................................4 2.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Đối tượng thụ hưởng và hiệu quả kinh tế-xã hội của nhiệm vụ......................................5 Phương pháp thực hiện................................................................................................5 Nội dung/phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................7 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................7 Kết quả khảo sát thực tế và điều tra..............................................................................8 Tổng kết các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống..........................................................18 Chương 2 - THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG.....................................................................19 1. Mô hình hệ thống........................................................................................................19 2. Thiết kế chế tạo trạm hiện trường ...............................................................................20 2.1. Tổng quan thiết kế chế tạo phần cứng................................................................20 2.2. Thiết kế chế tạo Main Board..............................................................................22 2.3. Thiết kế chế tạo khối mạch xử lý trung tâm........................................................26 2.4. Thiết kế chế tạo khối truyền thông với máy tính .................................................27 2.5. Thiết kế chế tạo bộ lưu trữ tại chỗ .....................................................................27 2.6. Thiết kế chế tạo khối LCD – bàn phím – đèn báo ...............................................28 2.7. Thiết kế chế tạo phần mềm trên trạm hiện trường ..............................................30 2.8. Thiết kế chế tạo transmitter pH.........................................................................35 Khối khuếch đại .........................................................................................................37 Khối ADC, DAC và vi xử lý........................................................................................39 Khối chuyển đổi điện áp – dòng điện..........................................................................42 Yêu cầu về phần mềm .................................................................................................43 Thiết kế phần mềm .....................................................................................................43 2.9. Thiết kế chế tạo Transmitter DO (dissolved oxygen) ..........................................44 Đầu đo DO ................................................................................................................44 Khối khuếch đại tín hiệu DO ......................................................................................45 Khối AD, DA và vi xử lý .............................................................................................45 Khối chuyển đổi điện áp sang 0/4-20 mA....................................................................46 Khối khuếch đại .........................................................................................................46 Khối ADC, DAC và vi xử lý........................................................................................47 Khối chuyển đổi điện áp – dòng điện..........................................................................50 Yêu cầu về phần mềm .................................................................................................51 Thiết kế phần mềm .....................................................................................................51 2.10. Thiết kế chế tạo Transmitter NO3.......................................................................52 Đầu đo NO3 ...............................................................................................................52 Khối khuếch đại tín hiệu NO3 .....................................................................................53 Khối AD, DA và vi xử lý .............................................................................................53 Khối chuyển đổi điện áp sang 0/4-20 mA....................................................................53 Khối khuếch đại .........................................................................................................53 Khối ADC, DAC và vi xử lý........................................................................................54 Khối chuyển đổi điện áp – dòng điện..........................................................................56 Yêu cầu về phần mềm .................................................................................................57 Thiết kế phần mềm .....................................................................................................57 2.11. Thiết kế chế tạo Transmitter Conductivity (độ dẫn)............................................58 Đầu đo Conductivity ..................................................................................................58 Khối khuếch đại tín hiệu Conductivity ........................................................................59 2 Khối AD, DA và vi xử lý .............................................................................................59 Khối chuyển đổi điện áp sang 0/4-20 mA....................................................................59 Khối khuếch đại .........................................................................................................59 Khối ADC, DAC và vi xử lý........................................................................................60 Khối chuyển đổi điện áp – dòng điện..........................................................................61 Yêu cầu về phần mềm .................................................................................................62 Thiết kế phần mềm .....................................................................................................62 2.12. Thiết kế chế tạo Transmitter Turbidity...............................................................64 3. Xây dựng phần mềm giám sát trung tâm.....................................................................66 3.1. Truyền thông trong hệ thống .............................................................................66 3.2. Phần mềm SCADA ............................................................................................66 Chương 3 - THỬ NGHIỆM..................................................................................................89 1. Thử nghiệm thực tế ....................................................................................................89 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 105 LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 106 1. Tiếng Việt ................................................................................................................. 106 2. Tiếng Anh................................................................................................................. 106 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 107 3 Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ 1. Cơ sở pháp lý/ xuất xứ của nhiệm vụ Nhiệm vụ “Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm Hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp” được thực hiện theo: Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 38.07/HĐMT-KHCN. giữa Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thương (Bên A) và Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá (Bên B) ký ngày .26 tháng .02. năm 2007. 2. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ 2.1. Tính cấp thiết Tại Việt Nam tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải công nghiệp gây ra đang ở mức báo động. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm nước có thể thấy rõ nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, tổng khối lượng nước thải tống ra sông Nhuệ và sông Đáy là hơn 28.500 m3/ngày đêm. Trong đó, hơn 96 % là nước thải công nghiệp. Theo ghi nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện chỉ có 11 cơ sở xả nước thải ra sông là có xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam. Theo TTXVN, "Chỉ có một nửa trong số 8 khu CN, cụm CN đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nhưng chính các khu CN, cụm CN này cũng không thực hiện theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt". Các chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch. Mỗi ngày, hệ thống kênh rạch và sông Sài Gòn phải gánh trên 1 triệu m3 nước thải sinh hoạt, gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp; 4.000 – 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và 7 tấn rác y tế chưa qua xử lý... Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân TP.HCM và Ban Quản lý dự án VIE 1702, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư đang gây nên những vấn đề môi trường nghiêm trọng; trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất ở các cơ sở sản xuất hiện đóng trên địa bàn thành phố còn lạc hậu, trang thiết bị máy móc còn thiếu đồng bộ. Nhưng quan trọng hơn là ý thức bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Nhiều khu vực các chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thải ra làm cho các dòng kênh bị ô nhiễm nặng. Nhiều cơ sở sản xuất giấy, xi măng, chế biến thực phẩm,... còn thiếu biện pháp xử lý nước thải, khí thải nên nguồn nước và không khí ở đây bị ô nhiễm nặng Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các thành phố khác cũng có ô nhiễm nước thải công nghiệp nặng nề. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt… xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp là cấp thiết vì hiện nay nước ta chưa có hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải công nghiệp trên phạm vi diện rộng. Đo, thu thập và xử lý số liệu phần lớn theo 4 phương pháp thủ công dẫn đến tốn nhiều nhân lực, thời gian, khó kịp thời và phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của con người (hiện chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu kiểm soát ô nhiễm nước thải công nghiệp). Trong khi đó hệ thống kiểm soát tự động cho phép giám sát thường xuyên tình trạng ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp, phát hiện và cảnh báo kịp thời cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý ngăn ngừa ô nhiễm. Mặt khác, các hệ thống nhập ngoại có giá thành rất cao nên ít cơ sở có khả năng đầu tư để tự giám sát nguồn nước thải của mình. Phát huy nội lực, tự chế tạo hệ thống sẽ tiết kiệm đáng kể ngoại tệ cho đất nước và hoàn toàn phù hợp chủ chương của Đảng và NN về công nghiệp hoá ngành môi trường và phát huy nội lực trong NCKH&PTCN. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế chế tạo hệ thống tự động kiểm soát một số thông số về mức độ ô nhiễm trong nước thải từ các khu công nghiệp, làm cơ sở để đưa vào ứng dụng giúp giải quyết vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng thụ hưởng và hiệu quả kinh tế-xã hội của nhiệm vụ Đối tượng thụ hưởng là: - Các cơ quan quản lý môi trường Việt Nam, - Các cơ sở sản xuất có phát nước thải ô nhiễm. Hiệu quả kinh tế - xã hội: Chủ động thiết kế chế tạo sẽ làm giảm chi phí ứng dụng (bao gồm chi phí thiết bị và chi phí duy trì hoạt động) sản phẩm khoảng 30% - 50% so với nhập ngoại, góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước và các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực của đội ngũ làm KHCN trong nước. Hệ thống sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho các cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong việc giám sát, ngăn ngừa, xử lý kịp thời ô nhiễm và đốc thúc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường. Một môi trường trong sạch hơn nhờ sự tuân thủ các qui định sẽ giảm các chi phí cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đồng thời giảm những chi phí lâu dài mà xã hội phải bỏ ra để làm sạch môi trường. Các điều kiện về môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nông , lâm , thuỷ sản. Góp phần nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, một tài nguyên không phải là vô hạn của trái đất. 4. Phương pháp thực hiện Nghiên cứu các kết quả khảo sát điều tra về tình trạng môi trường của một số khu công nghiệp và khảo sát thực tế. Trên cơ sở đó để phân tích, nêu ra các yêu cầu kỹ thuật và khả năng áp dụng trong thực tế của hệ thống. Tham khảo các hệ thống hiện có trên thế giới, kết hợp với kết quả phân tích xu thế phát triển các công nghệ liên quan để xây dựng mô hình hệ thống mang tính mở với nhiều cấp phù hợp với việc ứng dụng cho nhiều giai đoạn. Phân tích thiết kế các chức năng của hệ thống, quy định chức năng của từng thành phần phần cứng, phần mềm trong hệ thống theo hướng môđun hoá. 5 Thiết kế chế tạo phần cứng trên cơ sở mua sẵn các sensor , chế tạo một số thành phần trong các trạm hiện trường. Xây dựng phần mềm quản lý và CSDL trung tâm. Thử nghiệm và đánh giá kết quả thử nghiệm. 5. Nội dung/phạm vi nghiên cứu Nội dung 1:Khảo sát hiện trường tại khu công nghiệp. Chi tiết: Khảo sát hiện trường, thu thập, phân tích các yêu cầu và khả năng áp dụng thực tế phục vụ thiết kế, chế tạo sản phẩm. Nội dung 2: Phân tích thiết kế hệ thống tự động kiểm soát ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp. Chi tiết: Thiết kế mô hình hệ thống, quy định các chức năng phần cứng, phần mềm trong hệ thống. Phần cứng và phần mềm đều được xây dựng theo các chuẩn quốc tế (chuẩn truyền thông, chuẩn tín hiệu, CSDL, hệ điều hành) cho phép dễ dàng mở rộng, nâng cấp khi cần thiết (cụ thể xem Nội dung 3, 4). Nội dung 3: Thiết kế chế tạo trạm hiện trường đo tự động các thông số: pH, DO, Temp., Turbidity, Conductivity, NO3. Chi tiết: Lựa chọn các sensor, vật tư linh kiện và thiết kế chế tạo thành phần phần cứng thực hiện chuyển đổi tín hiệu và truyền thông. Trạm hiện trường được thiết kế chế tạo để đo các thông số kể trên trong nước thải sau công đoạn xử lý nước thải tập trung tại các khu CN. Thông số kỹ thuật phần cứng trạm hiện trường -06 kênh đo, mỗi kênh đo 01 thông số (pH, Conductivity, DO, T, Turbidity, NO3). -Nguồn cấp 220VAC, 50Hz hoặc 24VDC. -Hiển thị LCD hoặc LED -Bàn phím: 04 phím. -Giao diện truyền thông RS485 cách ly quang. Hỗ trợ MODBUS -Chuyển đổi RS232/RS485 -08 DI 24V, 08 DO 24V/ 0.5A. -04 AI dạng tín hiệu 0/4-20mA hoặc 0-5V. -02 AO dạng tín hiệu 0-20mA hoặc 0-5V. -01 còi cảnh báo tại chỗ. Tính năng phần mềm trong trạm hiện trường -Hiển thị cuốn -Cấu hình tần số lấy mẫu, địa chỉ, thời gian -Đặt ngưỡng cảnh báo -Hiệu chỉnh thông số đo tại chỗ hoặc từ xa 6 -Điều khiển ON/OFF các đối tượng như bơm/van -Lưu trữ tại chỗ -Cảnh báo vượt ngưỡng -Truyền thông với PC Nội dung 4: Xây dựng phần mềm giám sát trung tâm Chi tiết: Thiết kế hệ thống phần mềm và triển khai viết các khối theo chức năng đã quy định. Lắp đặt chạy thử trong phòng thí nghiệm và hiệu chỉnh Yêu cầu và chức năng cơ bản của phần mềm giám sát trung tâm -Hệ điều hành Windows 2000/XP + IE 6.0 -Cơ sở dữ liệu Access/SQL Server/My SQL -Truyền thông với trạm hiện trường theo chuẩn MODBUS. -Giám sát, lưu trữ tự động các thông số pH, Conductivity, DO, T, Turbidity, NO3 -Upload các dữ liệu lưu trữ trên trạm hiện trường. -Giám sát, điều khiển từ xa . -Khả năng mở rộng: mở rộng quản lý tất cả các thông số theo TCVN 5945:2005 bằng kết hợp thêm chức năng nhập dữ liệu thủ công từ bàn phím hoặc theo file chuẩn . -Lập báo cáo, thống kê theo yêu cầu. Nội dung 5: Thử nghiệm thực tế, hiệu chỉnh và đánh giá. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay trong nước chưa có đơn vị nào chế tạo hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải từ các khu công nghiệp được sử dụng trong thực tế. Tuy nhiên một số đơn vị như Viện Hoá học thuộc Viện KH&CN Việt Nam, Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện KH&CN Việt Nam, Trung tâm Hoá môi trường thuộc ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số đơn vị khác đã nghiên cứu chế tạo được sensor đo một số thông số trong nước như pH, DO và một số loại ion, tuy nhiên sản phẩm chỉ là các thiết bị đo tay và kết quả áp dụng trong nước thải còn rất hạn chế về độ bền, độ chính xác. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Bảo vệ môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại những nước như Hàn Quốc, Nhật, Đức, Hà Lan, Bỉ, Singapore,.. các hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng rộng rãi. Các hệ thống này có quy mô từ nhỏ đến lớn bao gồm các trạm kiểm soát hiện trường kết nối bằng mạng truyền thông với một trung tâm giám sát từ xa trên máy tính PC và hệ thống máy tính tại các cơ quan quản lý. Hệ thống tự động kiểm soát từ xa cho phép đưa 7 ra một bức tranh toàn cảnh ngay tại trung tâm giám sát (thường đặt tại cơ quan quản lý môi trường) về diễn biến tình trạng ô nhiễm nước mà không cần đến tận hiện trường để đo. Các trạm kiểm soát hiện trường thường được đặt tại đầu nguồn nước thải trong phạm vi một khu vực (nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư,...) hoặc rải rác trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Ví dụ trong Hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Yokkaichi (Hình 1) có rất nhiều trạm hiện trường đặt tại nhiều địa điểm trong thành phố thu thập dữ liệu về môi trường và gửi tới Trung tâm thông tin môi trường thông qua đường kết nối ISDN. Trung tâm này giám sát hiện trạng môi trường, lưu trữ và xử lý dữ liệu thu được để đưa ra các cảnh báo kịp thời cho các cơ quan chức năng khi có sự ô nhiễm. Hình 1 Mô hình Hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Yokkaichi Những hãng lớn sản xuất các hệ thống kiểm soát tự động ô nhiễm nước thải có thể kể tới là HACH, YSI, E+H, ASTi, Global Water, .... Những thông số đo tự động chủ yếu là pH, DO, T, Conductivity, Salinity, Pb, Cd, Cu, Zn, Mn, NO3, NO2, NH4, NH3. Công nghệ đo dùng sensor điện hoá hoặc quang học. 8. Kết quả khảo sát thực tế và điều tra Nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp: Tiên Sơn-Bắc Ninh, Phố Nối – Hưng Yên, Nomura - Hải Phòng. Kết quả như sau: Khu công nghiệp Tiên Sơn-Bắc Ninh Khu CN Tiên Sơn rộng khoảng 350 ha. Tiên Sơn có vị trí rất thuận lợi và có sự "hấp dẫn" riêng nếu so với các khu công nghiệp (KCN) khác của Việt Nam. KCN này nằm giữa QL1A cũ và 1A mới, khởi đầu từ vùng Lim quan họ của huyện Tiên Du đến sát thị trấn Từ Sơn (huyện Từ Sơn). KCN Tiên Sơn còn nằm gần hệ thống giao thông đường sông gồm: sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Khoảng cách từ Tiên Sơn đến Hà Nội chỉ có 16 km, đến sân bay Quốc tế Nội Bài là 20 km (theo QL 18), cảng Hải Phòng 110km và cảng Cái Lân 95 km. 8 Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp (giai đoạn I công suất 4000m3/ngày đêm) bằng phương pháp vi sinh, sau đó được để lắng tại các hồ điều hoà để lắng đọng thêm bùn và tạp chất có hại. Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tiên Sơn có tổng vốn đầu tư 18 tỷ đồng, áp dụng công nghệ sinh học-hoá lý với hệ thống các thiết bị máy móc tiên tiến nhập từ các nước châu Âu (Hình 2) Hình 2 Trạm xử lý nước thải tập trung- khu CN Tiên Sơn-Bắc Ninh Cũng như quy định tại các khu CN khác, theo QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH Về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tại Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh ngày 26/7/2000 nêu rõ “Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ tuỳ theo tính chất, mức độ độc hại trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp”. Nhóm thực hiện đã khảo sát tại Công ty Gạch ốp lát Thăng Long-Khu CN Tiên Sơn-Bắc Ninh.Tại đây có trạm xử lý nước thải được xây dựng từ năm 2003 gồm các công đoạn sau: ù Trung hoà ù Đông tụ ù Lắng ù Lọc ù Xử lý bùn Quy trình xử lý được thể hiện trên hình Hình 3: Hình 3 Các công đoạn xử lý nước thải 9 Nước thải được đưa vào từ các phân xưởng sản xuất. Môi trường nước có tính kiềm nên để trung hoà người ta thêm acid vào nước nhờ hệ thống bơm định lượng bơm. Cứ sau một khoảng thời gian thì bơm một lượng nhất định. Máy khuấy 1 hoạt động liên tục. Sau khi trung hoà nước qua bể đông tụ, tại đây liên tục thêm PAC và khuấy nhằm tăng khả năng lắng cho các chất bẩn. Hệ thống lắng gồm hai bể chìm. Khâu cuối cùng là bể lọc áp lực. Bùn tạo ra được đưa sang máy ép và đưa về tái sử dụng. Một phần nước được tuần hoàn quay lại sản xuất, một phần thải ra ngoài sau một số lần tái sử dụng. Sau đây là một số hình ảnh các công đoạn: Hình 4 Khu bể đông tụ và lắng Hình 5 Khu bể lọc 10 Hình 6 Dây chuyền làm khô bùn Khu công nghiệp Phố Nối A – Hưng Yên Nhóm thực hiện đã khảo sát trạm xử lý nước thải tại Nhà máy thép Việt Ý. Các công đoạn xử lý gồm: Hệ lọc áp lực gồm 03 tank, tổng thể tích 1130m3. Nước sau lọc áp lực vào bể điều hoà V=30m3. Từ bể điều hoà nước được 2 bơm chìm bơm vào bể lắng đứng V=27m3. Bùn trong bể lắng đứng được hút ra sân phơi bùn. Nước chảy tràn từ bể lắng đứng sang bể lắng ngang. Tại bể lắng ngang vảy cán sẽ được thu bằng hệ thống cầu trục và máy cào cặn Tại Chương III trong Điều lệ của Khu CN Phố Nối A có quy định rõ một số điều về Bảo vệ môi trường như sau: “Điều 51: Công ty Phát triển hạ tầng cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho Doanh nghiệp trong KCN thông qua hợp đồng kinh tế, trong đó ghi rõ lượng nước thải, thông số hoá lý của nước thải của Doanh nghiệp trong KCN phù hợp với công suất và khả năng xử lý của nhà máy xử lý nước thải do Công ty Phát triển hạ tầng vận hành. Điều 52: Trong trường hợp Công ty Phát triển hạ tầng yêu cầu và được quy định trong hợp đồng cho thuê lại đất, Doanh nghiệp trong KCN phải xử lý sơ bộ nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống chung của KCN do Công ty Phát triển hạ tầng vận hành. Công ty Phát triển hạ tầng chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chất lượng nước thải từ các Doanh nghiệp trong các KCN xả vào hệ thống nước thải chung theo đúng hợp đồng đã ký kết. Điều 53: Nước thải trong các KCN trước khi đưa ra ngoài phải đảm bảo đạt độ sạch theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp nước thải trong các KCN chưa được xử lý đúng mức, gây ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép thì Công ty Phát triển hạ tầng phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.” Đúng ra theo quy định thì tại khu công nghiệp phố Nối A, chủ đầu tư là Cty Hoà Phát phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải công suất 5.000m3 nước thải/ngày đêm. Tuy nhiên đến tận bây giờ, nước thải vẫn đổ trực tiếp ra các cánh đồng của huyện Mỹ Hào. Lý do của việc chậm trễ này được đại diện chủ đầu tư khu công nghiệp, công ty Hoà Phát đưa ra là “Hiện tại lượng nước thải chỉ vào khoảng 2.000m3/ngày do một số nhà máy còn chưa đi vào hoạt động. Chính vì vậy, xây dựng nhà máy công suất 5.000 m3 là rất lãng phí!?”. Nước thải từ khu CN đã gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của nhiều nông dân quanh vùng. Ông Nguyễn Đăng Anh, Phó phòng quản lý môi trường sở Tài nguyên - Môi trường Hưng Yên cho biết: “Sông ở Hưng Yên chủ yếu là các con sông nội đồng. Chính vì thế nước thải ở các khu công nghiệp chỉ chảy loanh quanh, quá trình phục hồi sau ô nhiễm diễn ra rất lâu. Thậm chí có thể nói là không khắc phục nổi”. 11 Khu công nghiệp Nomura- Hải Phòng Nằm trên địa bàn huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, cạnh Quốc lộ số 5, cách Hà Nội 85km; cách trung tâm thành phố Hải Phòng và cảng Hải Phòng 13km, diện tích rộng 153 ha. Nhà máy xử lý nước thải có công suất 10.800 m3/ngày, xử lý nước thải theo phương pháp vi sinh. Giá xử lý nước thải là 0.26USD/m3. Nhà máy xử lý nước thải bao gồm các công đoạn như sau:Hình 7 Hố bơm Song chắn thô Bể ô xi hoá Bể lắng cát Song chắn thô Bể lắng cuối cùng Bể khử trùng Bể điều hoà Lưới chắn rác Bể chứa nước đã xử lý Hố bơm đẩy Bể xả Bể khuấy bùn Phần nước lọc ra Sân phơi bùn Hình 7 Các công đoạn XLNT tại NMXLNTTT khu CN Nomura-Hải Phòng Nhà máy xử lý nước cho khu CN Nomura- Hải Phòng chia làm hai giai đoạn. Xử lý nước thải đợt đầu bao gồm hai bể lắng cát có lưới chắn trước khi được điều chỉnh cân bằng tại hai bể điều hòa đặt song song nhau. Hố bơm đẩy được dùng chung cho cả hai bể điều hoà. Lưới chắn thô đầu tiên trong bể lắng xát là loại được điều khiển bằng tay với kích thước mắt lưới là 20mm. Sỏi và cát sau đó được đẩy lên bằng bơm đẩy, mỗi đơn nguyên có hai bơm đẩy. Lưới chắn rác thứ hai được đặt sau bể lắng cát trước khi nước thải đi vào bể điều hoà. Chất bẩn ở trong bể điều hoà được không khí trong ống đục lỗ dưới đáy bể làm đồng nhất. Nước thải trong bể điều hoà sẽ chảy vào hố bơm đẩy và được bơm lên bể đo lưu lượng. Mực nước thải trong hố bơm đẩy được đo bằng thiết bị đo siêu âm. Lưu tốc dòng chảy của nước thải trong bể đo lưu lượng được đo bằng đồng hồ lưu tốc và độ pH được điều chỉnh trong bể trộn bằng thiết bị tự động kiểm tra độ pH, xút và axit. Bể phân phối cung cấp hỗn hợp nước thải cùng xút, axit sulphuric, axit phốtphoric và uree. Axit phôtphoric và urê sẽ được bổ sung thêm nếu trong nước thải không đủ hàm lượng nitơ và phốt pho. Liều lượng hoá chất được đưa trực tiếp vào bể đo lưu lượng. Sau khi ra khỏi bể đo lưu lượng, hỗn hợp nước chảy vào bể ôxi hoá để bắt đầu quá trình sinh học. Việc chuyển hoá ôxi được thực hiện nhờ 2 thiết bị ôxi hoá bề mặt có công suất 37kw. Sau đó hỗn hợp sinh học được làm lắng tại bể lắng đợt 2 và bùn được đưa trở lại bể ôxi hoá. Lượng bùn thừa ra được chuyển đến bể khuấy bùn. Bùn trong bể khuấy được đưa đến sân phơi bùn bằng bơm bùn. Nước từ bể lắng đợt 2 sẽ được đưa vào bể khử 12 trùng và được khử trùng bằng Clo trước khi đưa vào bể chứa nước đã qua xử lý. Sau đó bơm xả sẽ bơm nước từ bể chứa nước đã xử lý đến điểm xả quy định. Ngoài ra Nhóm thực hiện đã tham khảo các kết quả điều tra để làm cơ sở cho nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống. Sau đây là kết quả điều tra liên quan tới nhiệm vụ thực hiện: Nước thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Ngày càng bất ổn! Việc xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường cũng đang làm đâu đầu các nhà quản lý. Theo ước tính, mỗi KCN thải khoảng từ 3.000-10.000 m3 nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN trên cả nước lên khoảng 500.000-700.000 m3/ngày đêm. Theo số liệu thống kê, trong số khoảng 150 KCN chỉ có khoảng 20% là có hệ thống XLNTTT. Ngay cả ở những KCN đã có trạm xử lý nước thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở một số KCN tập trung tập các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất ... độc hại cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong KCN, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các KCN còn nhiều điểm không hợp lý, như việc bố trí một số KCN gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư, do đó, ô nhiễm trong KCN dễ dàng gây những ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh. Thêm vào đó là nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp của các cấp chính quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với việc phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và Trung ương chưa có chế tài và giám sát chặt chẽ việc xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi, các hạng mục xử lý nước thải, chất thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Trong 9 KCN, KCX của thành phó Hồ Chí Minh, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì chỉ có KCN Tân Bình đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, còn lại các KCN khác mới đang lên kế hoạch". Mặt khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía Nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này. Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp còn chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn, lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các KCN - đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trong KCN là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN chậm được đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở KCN vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa, việc có nhiều đầu mối quản lý KCN cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong KCN chưa được tốt. Hà Nội: Môi trường tại các khu, cụm công nghiệp chưa đảm bảo 13 Theo đánh giá của các ban ngành thành phố Hà Nội, hầu hết môi trường tại các khu cụm công nghiệp trong thành phố chưa đảm bảo, hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn thiện. Trong 5 khu công nghiệp hiện nay có 3 khu xây dựng hệ thống xử lý nước thải gồm Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư. Mặc dù đi vào hoạt động hơn 10 năm qua nhưng Khu công nghiệp Sài Đồng B chưa xây dựng trạm xử lý nước thải chung. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, trạm xử lý nước thải của Khu công nghiệp Sài Đồng B sẽ xây dựng tại lô C (phần mở rộng theo dự kiến). Tuy nhiên, diện tích này triển khai giải phóng mặt bằng chậm và hiện nay thành phố Hà Nội đã quyết định chuyển mục đích đầu tư, do vậy chủ đầu tư đang gặp khó khăn trong xác định vị trí xây dựng trạm xử lý nước thải. Khu công nghiệp Nam Thăng Long chưa có nguồn thu xây dựng khu xử lý nước thải vì mới thu hút được rất ít doanh nghiệp vào thuê đất. Trong số các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, Cụm công nghiệp Cầu Giấy xây dựng xong trạm xử lý nước thải tuy vậy công trình này chưa đi vào hoạt động do các doanh nghiệp chưa vận hành. Cụm công nghiệp Ngọc Hồi đã xây dựng giai đoạn 1 trạm xử lý nước thải công suất 1.800 m3/ngày đêm và khi giai đoạn 2 hoàn thành sẽ nâng công suất lên 2.400 m3/ngày đêm. Các cụm công nghiệp còn lại, tuy trong quy hoạch có diện tích xây dựng trạm xử lý nước thải nhưng do đầu tư theo hình thức BOT, kinh doanh nước trong lĩnh vực xử lý nước thải khó khăn, thành phố chưa có cơ chế hấp dẫn nên không thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư. Một mặt, các doanh nghiệp sản xuất chưa có ý thức trong việc thực hiện xử lý nước thải cục bộ trước khi đưa vào trạm xử lý chung, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của trạm. Thực tế 50% nước thải công nghiệp TP HCM chưa được xử lý Thành phố HCM có tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp, chế xuất khoảng 25.000 m3/ngày đêm, nhưng chỉ có 13.000 m3 được xử lý ông Theo báo cáo của ban quản lý Khu công nghiệp, chế xuất thành phố cho biết. Sau 14 năm từ khi khu công nghiệp đầu tiên là Tân Thuận ra đời, hiện thành phố đã có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp. Trên 100 nhà máy đi vào hoạt động với số lao động 150.000 người, kéo theo những vấn đề môi trường phát sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường toàn thành phố và khu vực. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 đơn vị là khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, khu công nghiệp Tân Tạo và Lê Minh Xuân có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Số còn lại vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường, việc này sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng nước mặt toàn thành phố. Ngoài ra, một mối lo khác của UBND huyện Bình Chánh, tuy nhà máy nước thải hoạt động đạt tiêu chuẩn như đăng ký, nhưng vẫn còn nước thải có màu và váng dầu thoát ra từ các cửa xả nước mưa. Việc kiểm soát xả thải từ các nhà máy, xí nghiệp vào cống thải chung chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, để kiểm soát việc xả thải tại các khu công nghiệp, chế xuất, UBND thành phố cho phép lập các Phòng đại diện ban quản lý tại khu công nghiệp trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó là việc khẩn trương xây mới hoặc nâng cấp nhà máy xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp. Đà Nẵng: Sáu khu công nghiệp có một hệ thống xử lý nước thải tập trung Là một thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi, trong những năm qua, Đà Nẵng mở cửa đón làn gió đầu tư phát triển công nghiệp. Với 6 khu công nghiệp tập trung có tổng diện tích quy hoạch 1.500 ha với 290 doanh nghiệp, trong đó khoảng 200 doanh nghiệp đang hoạt động, Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp mạnh trong cả nước. 14 Tỷ lệ trên 90% diện tích của 6 khu công nghiệp lấp đầy là một kết quả khả quan mà không phải địa phương nào cũng đạt được. Tuy nhiên, khi các khu công nghiệp được lấp đầy và các dự án đi vào hoạt động sản xuất thì cũng là lúc Đà Nẵng nhận ra những gánh nặng về vấn đề môi trường nước thải, khí thải và chất thải... Nghiêm trọng hơn, khi cả 6 khu công nghiệp mới chỉ có 1 khu có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nước thải không qua hệ thống xử lý 6 khu công nghiệp của Đà Nẵng gồm: Hoà Khánh, Đà Nẵng, Liên Chiểu, Thọ Quang, Hoà Cầm là nơi tập trung khá đa dạng và phong phú các loại hình đầu tư lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, cơ khí, dệt may, da giầy, điện tử, chế biến thuỷ sản, công nghiệp nặng... Nơi có diện tích lớn, tập trung nhiều dự án với quy mô lớn nhất của Đà Nẵng là khu công nghiệp Hoà Khánh với diện tích trên 420 ha chuyên chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, cơ khí... Đây cũng là nơi Đà Nẵng đang hình thành khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng mới với diện tích gần 220 ha. Có lẽ chỉ có khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng và khu công nghiệp Hoà Cầm tập trung những loại hình công nghệ cao là chưa có lượng nước thải hoặc thải với lượng nước không đáng kể. Còn lại, tất cả các khu công nghiệp khác từ chế biến lương thực, thực phẩm, hoá chất, thuỷ sản, công nghiệp nặng... đều thải lượng nước thải khá lớn chưa qua xử lý ra môi trường. Đến nay, cả 6 khu công nghiệp của Đà Nẵng mới chỉ có 1 khu công nghiệp Hoà Khánh có hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng đang trong giai đoạn vận hành thử. Còn lại khu công nghiệp Thọ Quang và các khu công nghiệp khác mới chỉ hoàn thành thiết kế với khả năng thu gom khoảng 2/3. Kết quả quan trắc nước thải đầu năm 2006 tại các khu công nghiệp đều bị ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ và đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù khu công nghiệp Thọ Quang chỉ có diện tích hơn 7ha có 9 cơ sở công nghiệp đang hoạt động với tổng lượng nước thải 1.000 m3/ngày đêm nhưng lại là điểm “nhạy cảm “ về môi trường vì nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, gần khu du lịch... Thế nhưng, khu công nghiệp này cũng chưa xây dựng hệ thống thoát nước thải chung nên nước thải được thoát chung với hệ thống thoát nước mưa của khu công nghiệp và thải trực tiếp và khu Âu Thuyền Thọ. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường khu vực. Nơi có lượng đổ thải lớn nhất ở Đà Nẵng là khu công nghiệp Hoà Khánh với gần 3.000 m3/ngày đêm. Vậy nhưng trong số hơn 100 cơ sở đang hoạt động, nhiều cơ sở đã thải trực tiếp nước thải không xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra cầu Bà Lụa, sông Cu Đê và hồ Bàu Tràm. Doanh nghiệp coi thường bảo vệ môi trường Thải nước thải trực tiếp gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh một phần do các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra môi trường. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi chính là ý thức của các doanh nghiệp trong xác định lợi ích kinh tế và môi trường. Không phủ nhận đã có nhiều đơn vị sản xuất quan tâm bảo vệ môi trường và coi đó như tiêu chí để phát triển bền vững và điều kiện để sản phẩm hàng hoá cạnh tranh trong hội nhập nhưng cũng không ít doanh nghiệp thờ ơ với công tác bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng báo cáo khiến nhiều người giật mình bởi trong tổng số gần 300 dự án đầu tư tại 5 khu công nghiệp đang hoạt động thì chỉ có khoảng 45% số dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khu công nghiệp có nhiều dự án đang hoạt động 15 sản xuất nhất với 175 cơ sở như Hoà Khánh thì tỷ lệ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng chỉ đạt khoảng trên 45%. Không chỉ vậy, công tác giám sát sau ĐTM ở các doanh nghiệp cũng không được thực hiện thường xuyên. Có rất ít cơ sở có ĐTM tuân thủ quan trắc và báo cáo định kỳ tới cơ quan quản lý môi trường. Lý giải điều này, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, một phần do các đơn vị lúng túng trong cách vận dụng các phương án, không đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó có đơn vị có đầu tư nhưng chỉ mang tính đối phó và đầu tư hoàn thiện nhưng lại không vận hành vì tốn kém. Ngoài ra, theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đà Nẵng, có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài tuân thủ tốt quy định môi trường theo bản đăng ký ĐTM, còn các doanh nghiệp trong nước thì còn thờ ơ với việc này một phần do vốn nhỏ, thiếu kinh phí. Đây chính là mâu thuẫn khó có thể giải quyết giữa bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế. Bởi hầu hết doanh nghiệp trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư thấp nên khó có thể có kinh phí đầu tư một hệ thống xử lý môi trường cục bộ trong cơ sở sản xuất trước khi đổ ra hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, phải thừa nhận trong những năm trước kia, tốc độ thu hút dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của Đà Nẵng là rất chậm, thấp và không đều. Bên cạnh đó, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung là rất tốn kém. Chính vì vậy, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp chưa được đặt ra ngay từ khi thành lập khu công nghiệp. Nếu đây là nguyên nhân để 4/5 khu công nghiệp đang hoạt động của Đà Nẵng chưa có hệ thống xử lý nước thải thì cũng là một thực tế và có thể coi là bài học nhãn tiền cho các địa phương khác trên cả nước khi đầu tư quy hoạch phát triển khu công nghiệp mà thiếu quan tâm tới đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải tập trung. Mâu thuẫn khó giải quyết Bức tranh ô nhiễm tại các KCN chưa thể hiện toàn cảnh vì hiện có nhiều KCN mới đi vào hoạt động hoặc hoạt động chưa hết công suất. Cho nên có thể nói nguồn phát thải ô nhiễm từ các KCN chưa biết bao giờ mới chấm dứt? Trong khoảng 10 năm trở lại đây chưa hề có một chương trình hay dự án nào tiến hành giám sát ô nhiễm và thống kê lượng chất thải tại các KCN một cách toàn diện. Hầu hết những hỗ trợ từ phía Nhà nước và các BQL KCN đều chỉ tập trung vào những vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, còn hành lang pháp lý về quản lý môi trường KCN vẫn chưa được ban hành, từ cấp Trung ương đến địa phương. Bức xúc trước tình trạng này, cách đây hơn một năm thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành một quy định tạm thời về quản lý môi trường trong KCN. Nhưng ở nhiều địa phương khác, quy định về chức năng giám sát, quản lý môi trường KCN chưa được phân định rõ ràng, các BQL cũng không có bộ phận chuyên trách lĩnh vực này. Trong nhiều hoàn cảnh, giữa đơn vị đầu tư xây dựng KCN và các doanh nghiệp dễ đi đến một thoả thuận ngầm là “cùng nhau nhắm mắt”. Bởi nếu điều kiện đặt ra các doanh nghiệp khi vào KCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ đạt tiêu chuẩn nguồn loại B thì khó có thể thu hút được doanh nghiệp đến thuê đất. Mâu thuẫn này thể hiện rõ nhất đối với các KCN có nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vốn hạn chế, khó chấp nhận khi phải thêm gánh nặng đầu tư trạm xử lý nước thải. Gánh nặng thứ hai đối với họ là ở một số KCN, doanh nghiệp phải trả phí xử lý nước thải tại HTXLNTTT với giá ngang mua nước sạch (Khu CN Biên Hoà II giá XLNT là 0.28USD/m3). Cho nên ở KCN Lê Minh Xuân (thành phố Hồ Chí Minh) đã có một số doanh nghiệp lén xả thải thẳng ra cống để tránh chi phí, dẫn đến điều oái oăm là các chủ đầu tư tiêu tốn tiền triệu USD xây dựng HTXLNTTT nhưng không sử dụng hết công suất. 16 Bảng thông kê các khu Công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải: Tt Tên KCN Địa chỉ D tích HTXL nước thải (hecta) 1 Minh Đức Hưng Yên 200 2 Tiên sơn Bắc Ninh 350 3 Đại Dương Hải Dương 645 4 Quế Võ Bắc Ninh 374 5 Trung Hà Phú Thọ 127 6 BẮC VINH Nghệ An 143 7 Phan Thiết Bình Thuận 68 Nước thải trong khu Công nghiệp sẽ được từng nhà máy trong khu xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi xả vào hệ thống thoát nước của cụm Công nghiệp và xả ra sông Sắt. Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp bằng phương pháp vi sinh, sau đó được để lắng tại các hồ điều hoà để lắng đọng thêm bùn và tạp chất có hại. Nước thải trong khu Công nghiệp sẽ được từng nhà máy trong khu xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo tiêu chuẩn quốc gia trước khi xả vào hệ thống thoát nước của cụm Công nghiệp và xả ra sông Sắt. 20.000 m3/ngày.Nhà máy xử lý nước thải với hệ thống dẫn nước theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo việc kiểm soát nước thải và chất thải công nghiệp Hệ thống thu gom nước thải được xây dựng độc lập với hệ thống thoát nước mưa, được phân làm hai khu vực chính là phía Đông và phía Tây khu công nghiệp. Nước thải từ hai lưu vực này sau khi đã qua xử lý tại nhà máy được thu gom qua các cống thu nước thải đặt dọc theo các tuyến hè, tự chảy về bể chứa trung gian, từ bể này dùng bơm cưỡng bức, bơm tự động đến trạm xử lý nước thải ở phía Tây nam của Khu công nghiệp, sau khi xử lý tại trạm xử lý đạt tiêu chuẩn B (TCVN) được dẫn về mương thoát nước trung tâm. Nước thải: Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ tại các xí nghiệp, tập trung theo đường cống Φ 300 – 800 MM chảy về khu xử lý chung nằm ở cuối KCN để xử lý lại. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn A – TCVN được thoát ra khỏi KCN và theo mương dẫn ra sông Kẻ Gai. Hồ điều hoà : 1,88 ha Trạm xử lý nước thải 2800 m3/ngày đêm. 17 8 Nomora Hải Phòng 153 9 Đình Vũ Hải Phòng 1 152 Xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải có công suất 10.800 m3/ngày, xử lý nước thải theo phương pháp vi sinh Nhà máy xử lý nước thải công suất 40.000 m3/ ngày đêm. Khả năng áp dụng trong thưc tế của hệ thống tự động kiểm soát ô nhiễm nước thải cho KCN. Qua nghiên cứu các kết quả khảo sát điều tra về tình trạng môi trường của một số khu công nghiệp và khảo sát thực tế rác thải tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng bất ổn. Cụ thể Hà Nội môi trường tại các khu, cụm công nghiệp chưa đảm bảo. Thực tế 50% nước thải công nghiệp TP HCM chưa được xử lý, Đà Nẵng: Sáu khu công nghiệp có một hệ thống xử lý nước thải tập trung, thưc tế nước thải không qua hệ thống xử lý. Các Doanh nghiệp thì coi thường bảo vệ môi trường, đây quả là mâu thuẫn khó giải quyết. Chính vì vậy việc đưa các hệ thống tự động kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước thải tại các KCN và khu chế xuất trên cả nước là cần thiết. Hệ thống sẽ là công cụ hiệu quả cho các nhà quản lý Nhà nước, cho đơn vị QLMT tại khu công nghiệp để giám sát nguồn nước đầu ra từ các nhà máy trong khu CN trước khi đổ vào trạm xử lý nước thải tập trung, cho bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp để giám sát và chứng minh cho chất lượng xử lý nước thải của mình. Để kiểm soát được các nguồn nước thải tại các KCN ở Việt Nam, cần lắp đặt các hệ thống tự động kiểm soát ô nhiễm nước thải của từng KCN, để cho các cơ quan chức năng quản lý về môi trường có công cụ kiểm soát được. Như vậy số luợng cần thiết các hệ thống tự động kiểm soát ô nhiễm nước thải sẽ là rất lớn mới kiểm soát được toàn bộ số luợng KCN . 9. Tổng kết các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống Các thông số cơ bản cần đo Tại các KCN và khu chế xuất, trong qua trình hoạt động đã thải ra nước bẩn- nước bị ô nhiễm do lượng xút, axit, và một số hoá chất làm độ pH tăng cao, độ ôxy hoà tan trong nước khá thấp…. Đặc biết tạo ra lượng Nitơrit cao và các kim loại nặng làm ảnh nghiên trọng đến môi trường nước. Để kiểm soát được mức độ ô nhiễm nước thải công nghiệp cần có các hệ thống tự động đo và phân tích được chất lượng nước, cụ thể là đo và kiểm soát được các thông số cơ bản sau: Tt Thông số 1 2 3 4 5 6 pH ORP Conductivity / Dissolved Solids Conductivity Resistivity Suspended Solids 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan