Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thái độ môi trường của sinh viên ở thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Nghiên cứu thái độ môi trường của sinh viên ở thành phố hồ chí minh

.PDF
156
1
108

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ ANH KIỆT NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã chuyên ngành: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: TS. Bảo Trung Người phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng Người phản biện 2: TS. Ngô Quang Huân Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 09 năm 2018 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. TS. Bùi Văn Danh - Chủ tịch hội đồng 2. PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng - Phản biện 1 3. TS. Ngô Quang Huân - Phản biện 2 4. TS. Lê Văn Tý - Ủy viên 5. TS. Lê Thị Kim Hoa - Thư ký CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QTKD TS. Bùi Văn Danh TS. Nguyễn Thành Long BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: VÕ ANH KIỆT MSHV: 15002931 Ngày, tháng, năm sinh: 01/05/1981 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã chuyên ngành: 06340102 I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Thực hiện nghiên cứu nhằm xác định làm rõ các nhân tố ảnh hưởng thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo QĐ số 553/QĐ-ĐHCN ngày 30/01/2018 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/07/2018 IV. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Bảo Trung TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2018 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TS. Bảo Trung TRƯỞNG KHOA LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn để hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đai học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc tới: Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian tôi theo học tại trường, đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Bảo Trung – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này từ khi hình thành ý tưởng cho đến lúc hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị học viên khóa 5 giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến trong suốt quá trình hoàn thiện nghiên cứu và các bạn sinh viên tại 4 trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp đóng góp những kiến trong bảng khảo sát do tôi thực hiện. Mặc dù bản thân luôn cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận văn, trao đổi, học hỏi kiến thức từ Quý Thầy, Cô và các học viên khác cũng như tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu trước đây, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót, và rất mong sẽ nhận được những ý kiến, thông tin đóng góp từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc. Xin chân thành cám ơn! TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2018 Học viên Võ Anh Kiệt i TÓM TẮT LUẬN VĂN Việc nghiên cứu để đánh giá thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh dựa theo 3 mô hình do các nhóm tác giả đã thực hiện: Ilker Ugule và cộng sự (2013); Nergiz Koruoglu & cộng sự (2015); Sibel Ozsoy (2012) bao gồm 6 nhân tố: Nhận thức các vấn đề môi trường; Thái độ chung về các giải pháp môi trường; Nhận thức về trách nhiệm cá nhân; Nhận thức các vấn đề môi trường quốc gia; Thái độ đối với phục hồi và tái chế; Ý thức và hành vi môi trường. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát thực tế với số mẫu thu lại hợp lệ n = 283 của các sinh viên tại 4 trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả tiến hành thực hiện các bước phân tích để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy,thái độ môi trường của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi 5 nhân tố với mức độ ảnh hưởng được xếp theo thứ tự như sau: (1) Nhận thức các vấn đề môi trường; (2) Nhận thức về trách nhiệm cá nhân; (3) Ý thức và hành vi môi trường; (4) Thái độ đối với phục hồi và tái chế và (5) Thái độ chung về các giải pháp môi trường. Nghiên cứu cũng cho thấy thái độ môi trường của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam, sinh viên khối ngành kinh tế – xã hội có thái độ môi trường tốt hơn sinh viên khối ngành tự nhiên – kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Sibel Ozsoy (2012); Darina Peycheva và cộng sự (2013); Ilker Ugulu & cộng sự (2013) và Nergiz Koruoglu & cộng sự (2015); Tikka và cộng sự (2000); Karpiack & Baril (2008). Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra một số hàm ý quản trị cho từng nhân tố nhằm gợi ý đến những nhà quản lý môi trường và giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung có những biện pháp, hành động cụ thể trong việc nâng cao hơn nữa thái độ môi trường của sinh viên trong thời gian tới. Qua đó góp phần tạo nên một môi trường sống sạch và thân thiện hơn trong tương lai cho mọi người dân Việt Nam. ii ABSTRACT The research model on the environmental attitudes of students in Ho Chi Minh city is based on three research models conducted by the authors: Ilker Ugule & et al. (2013); Nergiz Koruoglu & et al. (2015); Sibel Ozsoy (2012) including six factors: Environmental awareness; General attitudes on environmental solution; Awareness on personal responsibility; Awareness of national environmental issues; Attitude towards recovery and recycling; Environmental consciousness and behavior. This research was conducted through a survey of 283 validated samples of students at 4 universities in Ho Chi Minh city. The author conducted the analyzes to test hypotheses and research models for evaluating the environmental attitudes of students in Ho Chi Minh city using SPSS data analysis software 22.0. The research results showed that the environmental attitude of students is influenced by the five factors with the influenced egree in the following order: (1) environmental awareness; (2) Awareness on personal responsibility; (3) Environmental consciousness and behavior; (4) Attitude towards recovery and recycling; and (5) General attitude on environmental solution. The research also showed that the environmental attitude of female students is higher than male students, the environmental attitude of socio-economicsector studentsis better than students in natural and technology. The results are consistent with previous studies by Sibel Ozsoy (2012); Darina Peycheva & et al. (2013); Ilker Ugulu & et al (2013) and Nergiz Koruoglu & et al. (2015); Tikka & et al. (2000); Karpiack & Baril (2008). In addition, the author has introduced a number of management implications for each of the factors in order to bring the information for environmental education managers in Ho Chi Minh city in particular and the country in general. From that, they will have specific measures and actions to further improve the environmental attitude of students in the coming time. There by contributing to a clean and friendly environment in the future for all people. iii LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Nghiên cứu thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè, cùng với kết quả khảo sát thực tế với sự tham gia đóng góp của sinh viên tại 4 trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn chính xác và trung thực. TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2018 Học viên Võ Anh Kiệt iv MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 6 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 8 2.1 Cơ sở lý thuyêt ................................................................................................... 8 2.1.1 Môi trường ...................................................................................................... 8 2.1.2 Ô nhiễm môi trường ........................................................................................ 9 2.1..3 Lý thuyết về nhận thức .................................................................................. 11 2.1.4 Lý thuyết về thái độ....................................................................................... 15 2.1.5 Thái độ môi trường ....................................................................................... 16 2.2 Các mô hình nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của luận văn ..... 18 2.2.1 Lý thuyết nhận thức và hành vi ..................................................................... 18 2.2.2 Mô hình nghiên cứu về thái độ môi trường đã thực hiện .............................. 20 2.3 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 25 2.3.1 Nhận thức các vấn đề môi trường và thái độ môi trường của sinh viên ....... 25 2.3.2 Nhận thức về trách nhiệm cá nhân và thái độ môi trường của sinh viên ...... 26 2.3.3 Nhận thức về các vấn đề môi trường quốc gia và thái độ môi trường của sinh viên ............................................................................................................................ 26 2.3.4 Thái độ chung về các giải pháp môi trường và thái độ môi trường của sinh viên ............................................................................................................................ 27 2.3.5 Thái độ đối với phục hồi và tái chế và thái độ môi trường của sinh viên ..... 28 2.3.6 Ý thức và hành vi môi trường và thái độ môi trường của sinh viên ............. 29 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................. 30 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 33 3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 33 v 3.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 34 3.2.1 Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 34 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 39 3.2.3 Xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................. 45 3.2.4 Cách thức chọn mẫu ...................................................................................... 46 3.2.5 Các phương pháp phân tích mẫu trong nghiên cứu ...................................... 47 3.2.6 Quy trình khảo sát của luận văn .................................................................... 50 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 52 4.1 Thực trạng, nhận thức và thái độ đối với các vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................................................... 52 4.1.1 Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiên nay ................................................ 52 4.1.2 Các vấn đề môi trường nghiêm trọnghiện nay ở Việt Nam .......................... 54 4.1.3 Nhận thức và thái độ môi trường của người dân ở Việt Nam ....................... 55 4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 57 4.2.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................ 57 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................... 58 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá .......................................................................... 63 4.2.4 Xây dựng lại các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 68 4.2.5 Phân tích tương quan..................................................................................... 69 4.2.6 Phân tích hồi quy bội..................................................................................... 70 4.2.7 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 76 4.2.8 Đánh giá giá trị trung bình của thang đo ....................................................... 82 4.2.9 Đánh giá kết quả nghiên cứu ......................................................................... 85 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................. 86 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 86 5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................. 88 5.2.1 Đối với nhận thức các vấn đề môi trường ..................................................... 89 5.2.2 Đối với nhận thức về trách nhiệm cá nhân.................................................... 90 5.2.3 Đối với thái độ chung về các giải pháp môi trường ...................................... 91 5.2.4 Đối với ý thức và hành vi môi trường ........................................................... 92 5.2.5 Đối với thái độ đối với phục hồi và tái chế ................................................... 93 5.3 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............ 94 5.3.1 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu ........................................................... 94 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96 PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 101 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ....................................................... 144 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Nguồn trích dẫn các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề suất ............... 32 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả buổi thảo luận nhóm ............................................ 35 Bảng 3.2 Tổng hợp các biến quan sát của thang đo dự thảo của tác giả đề suất ..... 36 Bảng 3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo sơ bộ ..................................... 43 Bảng 3.4 Số lượng biến quan sát của từng nhân tố của thang đo chính thức .......... 44 Bảng 4.1 Thống kế mẫu khảo sát ............................................................................. 58 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập .................................. 60 Bảng 4.3 Độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc .......................................................... 62 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha đối với các nhân tố độc lập và phụ thuộc ảnh hưởng đến thái độ môi trường của sinh viên ................................ 62 Bảng 4.5 Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett đối với thang đo của các biến độc lập63 Bảng 4.6 Ma trận nhân tố đã xoay khi phân tích EFA – lần 2 ................................. 64 Bảng 4.7 Thành phần thang đo của các biến độc lập và được mã hóa hiệu chỉnh sau phân tích EFA ........................................................................................................... 65 Bảng 4.8 Chỉ số KMO, kiểm định Bartlett và ma trận nhân tố đối với thang đo của biến phụ thuộc ........................................................................................................... 67 Bảng 4.9 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập ........................ 70 Bảng 4.10 Hệ số xác định ........................................................................................ 71 Bảng 4.11 Phân tích phương sai của mô hình hồi quy............................................. 72 Bảng 4.12 Các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy ............................................... 72 Bảng 4.13 Thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đối với nhân tố phụ thuộc .......................................................................................................................... 77 Bảng 4.14 Kết quả phân tích kiểm định T – test đối với biến giới tính ................... 79 Bảng 4.15 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với biến trường học ................ 80 Bảng 4.16 Kết quả phân tích kiểm định T – test đối với biến khối ngành học ........ 81 Bảng 4.17 Kết quả phân tích kiểm định Anova đối với biến trường học ................ 81 Bảng 4.18 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 82 Bảng 4.19 Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa .................................................. 83 Bảng 4.20 Điểm trung bình của thang đo của các biến quan sát và nhân tố độc lập84 Bảng 5.1 Giá trị trung bình của thang đo và tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đối với nhân tố phụ thuộc trong mô hình hồi quy ........................................ 88 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................. 19 Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen ......................... 20 Hình 2.3 Mô hình thái độ môi trường của Sibel Ozsoy ........................................... 21 Hình 2.4 Mô hình thái đánh giá thái độ môi trường của Muttaqui ......................... 22 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu thái độ môi trường của Darina Peycheva và cộng sự23 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu nhận thức và thái độ môi trường của người Việt Nam, người tiêu dùng hướng tới mua sắm xanh của Huỳnh Văn Hải, Nguyễn Phương Mai ............................................................................................................... 24 Hình 5.7 Mô hình nghiên cứu thái độ môi trường của Ilker Ugulu &cộng sự và Nergiz Koruoglu& cộng sự ....................................................................................... 25 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 33 Hình 4.1 Mô hình đo lường thái độ môi trường của SV ở TP. HCM hiệu chỉnh .... 68 Hình 4.2 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram .......................................... 74 Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P – P Plo .......................................... 74 Hình 4.4 Biểu đồ Scatter Plot ................................................................................... 75 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐH Đại học MT Môi trường NTGP Nhận thức về các giải pháp môi trường NTMT Nhận thức các vấn đề môi trường NTTN Nhận thức về trách nhiệm cá nhân NTQG Nhận thức các vấn đề môi trường quốc gia PHTC Thái độ đối với phục hồi và tái chế SV Sinh viên TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TDMT Thái độ môi trường YTHV Ý thức và hành vi môi trường ix CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường (MT), phòng ngừa, giảm thiểu, bảo vệ MT đang trở nên cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà cũng là vấn đề chung của toàn thế giới. Những vấn đề MT chính mà cả thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt đó là nạn phá rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sự mất đa dạng sinh học, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ô nhiễm MT do quá trình hoạt động sản xuất của con người, ý thức bảo vệ MT của con người chưa cao… Hệ quả của các vấn đề trên đã làm cho tình trạng suy thoái MT này càng trầm trọng và qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như MT sống của con người. Ở Việt Nam nói riêng và cũng như ở các nước đang phát triển khác, có một thực tế chung đáng buồn đang diễn ra xung quanh chúng ta đó là: Kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, song đi kèm theo đó là tình trạng ô nhiễm MT lại có những diễn biến phức tạp. Ở thành thị cũng như nông thôn, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa vì sự ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của các tổ chức bảo vệ MT, ở nước ta hiện nay: 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước và 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về MT. Cùng với đó là tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống; đồi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực vật đang có chiều hướng gia tăng. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm MT hiện nay, trong những năm qua công tác bảo vệ MT cũng được nhà nước quan tâm nhiều hơn. Thông qua một số dự án, chương trình, kế hoạch được triển khai và cũng mang lại những dấu hiệu tích cực hơn đối với các vấn đề liên quan MT. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) được ghi nhận là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất cả nước với mức tăng bình quân hằng năm trên 8%, theo số liệu của cục thống kê TP. HCM trong năm 2017 tổng sản phẩm trên địa bàn 1 (GDP) đạt 1.060.618 tỷ đồng (tăng 8,25% so với năm 2016). Thế nhưng với áp lực tăng trưởng kinh tế, cùng với tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã khiến cho vấn đề bảo vệ MT là một thách thức lớn với chính quyền thành phố. Ô nhiễm MT của thành phố rất đa dạng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm nước mặt, không khí, tiếng ồn, ánh sáng… Mỗi năm thành phố tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khắc phục tình trạng ô nhiễm MT nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào. Để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trường tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung trong thời gian tới đòi hỏi phải có những chương trình, chính sách cụ thể, nguồn ngân sách cũng như kết hợp với công tác quản lý MT tại các doanh nghiệp, cải thiện hệ thống hạ tầng, thực hiện các công tác tuyên truyền để người dân cùng tham gia vào các công tác bảo vệ MT. Việc thực hiện các công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ MT trước tiên cần phải tìm hiểu mức độ nhận thức, thái độ của người dân về các vấn đề MT. Do vậy, cần phải có nhiều những nghiên cứu thực tế hơn để đánh giá được thái độ người dân để nhận thấy thái độ hiện tại của họ đối với các vấn đề MT. Sinh viên (SV), tầng lớp tri thức của xã hội hiện nay đang phải đối mặt với thách thức to lớn về sự thiếu hiểu biết về sinh thái và môi trường, thiếu những kỹ năng và kiến thức để ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, hiện nay một bộ phận SV có những thói quen gây ảnh hưởng đến môi trường và biến đối khí hậu. Lứa tuổi học sinh, SV là những người mà về sau có thể những quyết định của họ trong công việc có thể tác động không nhỏ đối với các vấn đề MT. Song, một thực tế cho thấy hiện nay vấn đề giáo dục ý thức và trang bị kiến thức về bảo vệ MT trong nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, hay đúng hơn bảo vệ MT chưa được xem là một môn học chính quy tại các trường học (ngoại trừ một số trường đại học (ĐH), cao đẳng có đào tạo chuyên ngành về MT). Hơn nữa, ngày nay đã có rất nhiều cuộc thi về các vấn đề MT đã được thực hiện ở các cấp học từ tiểu học đến ĐH nhưng cũng chỉ mang tính hình thức, nên chưa thực sự mang lại những dấu hiệu tích cực hơn trong việc cải thiện thái độ đối với các vấn đề MT cho học sinh, SV. 2 Nâng cao ý thức của người dân nói chung và học sinh, SV nói riêng về thái độ đối với các vấn đề MT là một việc làm rất cấp bách, cần phải thực hiện trong một thời gian dài, liên tục, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức cũng như tiền của. Về lâu dài, bảo vệ MT nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ MT, nhất là cho học sinh và SV. Giáo dục ý thức bảo vệ MT là một giải pháp tốt nhất đối với vấn đề bảo vệ MT cho tương lại, để giáo dục thái độ MT cho học sinh, SV mang lại hiệu quả thì việc xem xét đánh giá thái độ MT của lứa tuổi này là rất cần thiết để từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm trang bị những kiến thức trong việc bảo vệ MT. Đó cũng là lý do đề tài: "Nghiên cứu thái độ môi trường của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh" được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là xác định, đo lường thái độ MT của SV ở TP. HCM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với MT của SV từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao hơn nữa thái độ MT của SV ở TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể – Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ MT của SV ở TP. HCM. – Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và kiểm định sự khác biệt giữa các nhân tố nhân khẩu học đối với thái độ MT của SV ở TP. HCM. (mục II.6) – Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao thái độ MT của SV ở TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu – Những nhân tố nào ảnh hướng đến thái độ MT của SV ở TP. HCM? – Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với thái độ MT của SV ở TP. HCM? – Có sự khác biệt hay không của các đặc điểm cá nhân đến thái độ MT của SV ở TP. HCM? – Những hàm ý quản trị nào được đưa ra sau khi thực hiện phân tích, đo lường và xác định được mức độ ảnh hưởng đến thái độ môi trưởng của SV ở TP. HCM của từng nhân tố đó? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thái độ MT của SV ở TP. HCM. Đối tượng khảo sát: SV đang theo học tại 4 trường ĐH tại TP. HCM (Công nghiệp TP. HCM; Thực phẩm TP. HCM; Tài chính Marketing và Kinh tế – Luật TP. HCM). Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 31/01/2018 – 31/07/2018, gồm các hoạt động như soạn thảo nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp (khảo sát, phân tích, đánh giá kết luận và đề xuất hàm ý quản trị dựa theo các mục tiêu nghiên cứu). – Số liệu thứ cấp: Từ 2016 – 2018. – Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các SV đang theo học tại 4 trường ĐH ở TP. HCM từ tháng 3 – 6/2018. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nội dung chính của đề tài là việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ MT và phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến thái độ MT của SV ở TP. HCM. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các thông tin từ phiếu khảo sát các SV đang theo học tại một số trường ĐH ở TP. HCM. Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, thu thập số liệu và phân tích số liệu, 4 tổng hợp, kết hợp với phương pháp điều tra và xử lý dữ liệu thu thập được trên phần mềm ứng dụng SPSS 22.0. Luận văn nghiên cứu tập trung vào khảo sát thông tin từ các SV đang theo học tại một số trường ĐH về các nhân tố chủ yếu tác động đến thái độ MT. Để đảm bảo tính khoa học, đề tài nghiên cứu thực hiện qua 2 bước: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bước 1: Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành tìm hiểu cơ sở lý thuyết và một số mô hình nghiên cứu liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của luận văn đã được thực hiện trước đây ở trong nước cũng như ngoài nước. Trên cơ sở các lý thuyết và mô hình đó tác giả tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh; Tìm hiểu các biến quan sát đánh giá đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ MT; Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi của thang đo sơ bộ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, trong bước này tác giả cũng đưa ra thang đo dự thảo và tiến hành khảo sát 17 SV đang theo học tại trường ĐH Công nghiệp TP. HCM để đánh giá mức độ hiểu rõ nội dung của bảng khảo sát qua đó hoàn chỉnh thang đo sơ bộ. Bước 2: Nghiên cứu định lượng (định lượng sơ bộ và định lượng chính thức): – Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức, tác giả đã thực hiện 1 cuộc khảo sát sơ bộ bằng việc phỏng vấn trực tiếp 30 SV ở ĐH Công nghiệp TP. HCM. Sau khi hoàn thành khảo sát, tác giả đã tiến hành thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua việc phân tích Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả của việc phân tích này tác giả đã xây dựng hoàn chỉnh được thang đo chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức thông qua khảo sát thực tế các SV ở 4 trường ĐH. – Nghiên cứu định lượng chính thức: Tiến hành sử dụng các kỹ thuật điều tra bằng bảng câu hỏi được thực hiện tại 4 trường ĐH ở TP. HCM để thu thập số liệu. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu nghiên cứu là n = 5 320. Sau khi hoàn thiện quá trình khảo sát để thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích, kiểm định các giả thuyết và đánh giá mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Các phương pháp phân tích được tiến hành bằng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22.0 qua các bước sau: Thống kê mô tả các mẫu quan sát; Kiểm định độ tin cậy của các nhân tố độc lập và phụ thuộc được phân tích và đo lường thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá; Kiểm định tương quan; Phân tích hồi quy; Kiểm định sự khác biệt; Đánh giá giá trị trung bình của các thành phần trong mô hình nghiên cứu. 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu của luận văn góp phần giúp các nhà quản lý MT ở TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung nhận diện được thái độ MT hiện tại của SV tại TP. HCM đối với các vấn đề MT hiện nay ở TP. HCM và cả Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng xác định được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với thái độ MT của SV tại các trường ĐH ở TP. HCM. Đối với các nhà quản lý MT tại TP. HCM, nghiên cứu của luận văn góp phần giúp đưa ra những chương trình, hành động cụ thể hơn để nâng cao hơn nữa thái độ MT của SV qua đó góp phần cải thiện chất lượng MT trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học, mang tính khái quát cao và là nền tảng cơ bản nhất để tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao thái độ MT của SV ở TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương, cụ thể như sau: – Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. – Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu như: Môi trường; Ô nhiễm MT; Thái độ đối với MT, Lý thuyết thái độ và hành vi; Các mô hình đã được nghiên cứu trong và ngoài nước để làm cơ sở xây dựng mục tiêu nghiên cứu trong mô hình nghiên 6 cứu được đề xuất; Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu; Đề xuất mô hình nghiên cứu. – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu; Xây dựng và kiểm định sơ bộ các thang đo của các thành phần trong mô hình nghiên cứu đề xuất; Các phương pháp phân tích được thực hiện trong luận văn nhằm đo lường, đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của luận văn. – Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày thống kê mô tả đặc điểm về mẫu khảo sát; Phân tích độ tin cậy của thang đo; Phân tích nhân tố khám phá; Kiểm định mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, phân tích, đánh giá các kết quả có được, kết luận các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. – Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị: Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu thái độ MT của SV và đề xuất hàm ý quản trị, đồng thời trình bày những hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyêt 2.1.1 Môi trường 2.1.1.1 Khái niệm Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (2014): “MT là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” Theo Lê Huy Bá và cộng sự (2016): “MT là các nhân tố vật chất tự nhiên, nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các nhân tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. 2.1.1.2 Các thành phần và cấu trúc của môi trường Theo Lê Huy Bá và cộng sự (2016) thì: Thành phần MT là các nhân tố vật chất tạo thành MT như: Đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. Theo Nguyễn Ngọc Dung (2008) thì cấu trúc MT tự nhiên bao gồm 2 thành phần: Vật lý (đất, nước, không khí) và sinh vật (hệ sinh thái, quần thể động vật và thực vật). 2.1.1.3 Các chức năng của môi trường Môi trường có các chức năng cơ bản sau: − MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật. − MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. − MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan