Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thu...

Tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu

.PDF
61
199
121

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC CAO CHIẾT KHÁC NHAU TỪ BẸ CÂY MÓC THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC CAO CHIẾT KHÁC NHAU TỪ BẸ CÂY MÓC THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Đào Thị Vui 2. ThS. Ngô Thanh Hoa Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lực Trường Đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đào Thị Vui, người thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, hết lòng chỉ bảo em từ những bước đầu nghiên cứu đến khi hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, ThS. Ngô Thanh Hoa, Bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội đã cho em những góp ý quý báu và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cám ơn tới tới các thầy, cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược lực, Bộ môn Y học cơ sở, Bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng ban, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Hoàng Anh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chương 1:TỔNG QUAN....................................................................................... 2 1.1. Các bệnh liên quan tới chảy máu ................................................................... 2 1.1.1. Chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch ................................................. 2 1.1.2. Chảy máu do tiểu cầu..................................................................................... 3 1.1.3. Chảy máu do rối loạn các yếu tố đông máu .................................................... 5 1.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch ................. 8 1.2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch trên tai thỏ cô lập .............................. 8 1.2.2. Mô hình gây tăng tính thấm thành mạch ........................................................ 9 1.3. Cây Móc và các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc ................... 12 1.3.1. Một số đặc điểm của cây Móc ...................................................................... 12 1.3.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc ....................................... 13 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 17 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................... 17 2.1.2. Động vật nghiên cứu .................................................................................... 19 2.1.3. Hóa chất và trang thiết bị ............................................................................. 19 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 20 2.3.1. Định tính thành phần hóa học của bẹ cây móc ............................................. 21 2.3.2. Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết bẹ móc ........... 21 2.3.3. Nghiên cứu tác dụng cầm máu của các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất .................................................................................................................. 24 2.4. Phương pháp xử lý số liệu. ........................................................................... 24 Chương 3:THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................ 25 3.1. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.1.1. Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong bẹ móc ........................................ 25 3.1.2. Tác dụng của các cao chiết khác nhau của bẹ cây móc ................................. 34 3.1.3. Tác dụng cầm máu của các phân đoạn từ dịch chiết có tác dụng tốt nhất...... 38 3.2. Bàn luận ........................................................................................................ 39 3.2.1. Định tính thành phần hóa học của bẹ móc .................................................... 39 3.2.2. Tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc ................................... 41 3.2.3. Tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol từ bẹ móc ....................................................................................................................... 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT aPTT Activated Partial Thromboplastin Time (Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần ) ITP Immune thrombocytopenic purpura (Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn) IgG Immunoglobulin G PCCs Prothrombin complex concentrates (Phức hợp prothrombin) PIVKA Protein induced by vitamine K absence (Các tiền chất đông máu) PT Prothrombin Time (Thời gian prothrombin) TT Thrombin Time (Thời gian thrombin) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Hiệu suất chiết và hàm ẩm của các cao chiết 17 2.2 Hiệu suất chiết và hàm ẩm của các cắn phân đoạn 19 cao methanol 3.1 Tổng hợp kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa 33 học trong bẹ móc 3.2 Tác dụng cầm máu đường uống của các cao chiết 34 khác nhau của bẹ móc trên thời gian chảy máu 3.3 Tác dụng cầm máu tại chỗ của các cao chiết khác 35 nhau của bẹ móc 3.4 Kết quả tác dụng giảm tính thấm thành mạch của 36 các cao khác nhau của bẹ cây móc 3.5 Kết quả tác dụng của bẹ móc trên hệ mạch tai thỏ 37 cô lập 3.6 Kết quả tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Tên hình Sơ đồ chiết phân đoạn cao chiết có tác dụng tốt Trang 18 nhất 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu là một hội chứng tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ thể như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, chảy máu các tạng, chảy máu não…thường do va chạm, chấn thương. Các bệnh liên quan đến chảy máu rất đa dạng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong khi đó các thuốc điều trị các bệnh chảy máu hiện có trên thị trường chưa nhiều, có nhiều tác dụng không mong muốn và ít được đầu tư để nghiên cứu tìm ra thuốc mới. Vì vậy, việc phát triển các thuốc có tác dụng cầm máu là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Việt Nam có nền y học cổ truyền từ lâu đời với nguồn dược liệu vô cùng phong phú và đầy tiềm năng phát triển, trong đó có rất nhiều dược liệu có tác dụng cầm máu. Bẹ cây móc (Caryota mitis) hay còn gọi là Tông lư, là một vị thuốc cầm máu được nhân dân ta sử dụng từ lâu và cho tác dụng tốt [11], [12]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tác dụng cầm máu của bẹ móc trên thực nghiệm nên việc sử dụng dược liệu này còn hạn chế. Trong mấy năm gần đây, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên chuột bình thường và chuột gây rối loạn đông máu và kết quả cho thấy thuốc có tác dụng cầm máu và cơ chế của tác dụng này có lẽ liên quan đến tác dụng trên thành mạch[14]. Để tiếp tục nghiên cứu về bẹ móc, hướng tới việc xác định hoạt chất có tác dụng cầm máu và dung môi chiết xuất tốt nhất, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu” với các mục tiêu sau: 1. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của bẹ cây móc. 2. Đánh giá tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết khác nhau của bẹ cây móc để xác định cao chiết có tác dụng tốt nhất. 3. Đánh giá tác dụng cầm máu của các phân đoạn từ cao chiết có tác dụng tốt nhất. 2 Chương 1 TỔNG QUAN Cầm máu là một quá trình diễn ra nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra khỏi thành mạch khi thành mạch bị tổn thương. Quá trình cầm máu là một chuỗi các phản ứng gồm năm giai đoạn: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co cục máu đông và tan cục máu đông [6]. Để các giai đoạn của quá trình cầm máu diễn ra liên tục cần có sự tham gia của rất nhiều thành phần trong cơ thể như thành mạch máu, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, các enzym… Chỉ cần một rối loạn nhỏ nhất của các yếu tố trên cũng sẽ gây ra sự bất thường trong quá trình cầm máu dẫn đến các bệnh lý xuất huyết với các triệu chứng khác nhau trên lâm sàng. 1.1. Các bệnh liên quan tới chảy máu Chảy máu có thể do các nguyên nhân: do rối loạn chức năng thành mạch, do tiểu cầu, do rối loạn các yếu tố đông máu [7]. 1.1.1. Chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch Thành mạch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi mạch máu bị tổn thương, phản xạ đầu tiên của cơ thể là các tế bào nội mạc sẽ giải phóng ra các chất trung gian hóa học như angiotensin II,… có tác dụng co mạch. Trong bệnh lý chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch, tình trạng máu vẫn bình thường nhưng các mạch máu bị tổn thương làm thay đổi tính thấm thành mạch và trương lực mạch máu khiến mạch máu không thực hiện trọn vẹn được vai trò của nó [30]. Một số bệnh lý chảy máu thường gặp do nguyên nhân này là: 1.1.1.1. Hội chứng Scholein – Henoch (Xuất huyết do dị ứng) Cơ chế bệnh sinh: Do vi khuẩn hoặc các chất gây dị ứng tạo ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể ở lớp niêm mạc thành mạch gây phản ứng viêm cấp tính, dẫn đến tăng tính thấm thành mạch và gây xuất huyết. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ. 3 Triệu chứng lâm sàng: Các ban xuất huyết (không có mảng xuất huyết) thường ở các chi; viêm khớp (đầu gối, mắt cá, cổ tay); đau bụng; rối loạn thận gây đi tiểu ra máu, albumin niệu. Điều trị: corticoid (chỉ làm giảm triệu chứng)[27], tìm nguyên nhân để loại bỏ, dùng vitamin C và PP [1]. 1.1.1.2. Bệnh Rendu – osler Bệnh có tính di truyền theo tính trội trên nhiễm sắc thể thường khiến mao mạch bị giãn hoặc xuất hiện u máu xuất huyết. Bệnh hiếm gặp, xuất hiện ở cả hai giới. Triệu chứng lâm sàng: chảy máu thường xuyên, hay gặp chảy máu cam. Các triệu chứng phát triển theo thời gian, hay gặp ở khoảng tuổi 12 cũng có khi muộn hơn. U mạch máu thường xuất hiện sau 20 tuổi ở da và niêm mạc, rất kín đáo, chỉ khám kỹ mới phát hiện được. Các xét nghiệm đông máu, số lượng tiểu cầu đều bình thường. Điều trị: cầm máu tại chỗ, truyền máu hoặc huyết tương khi cần, dùng vitamin C liều cao [1],[27]. 1.1.1.3. Chảy máu do thành mạch dễ vỡ do thiếu vitamin C Vitamin C tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Do đó thiếu vitamin C thành mạch máu sẽ không bền, dễ chảy máu. Triệu chứng lâm sàng: chảy máu dưới da dưới dạng lấm tấm, chảy máu chân răng, chảy máu trong xương, ổ tụ máu dưới cốt mạc. Điều trị: Vitamin C liều cao [27]. Ngoài các bệnh trên, một số bệnh khác làm giảm sức bền thành mạch dẫn đến chảy máu khá phổ biến như: đái tháo đường (chảy máu võng mạc), bệnh thận (đái ra máu); bệnh Cushing; cao huyết áp,…[1]. 1.1.2. Chảy máu do tiểu cầu Khi chảy máu, tiểu cầu sẽ được huy động tới vị trí tổn thương, tại đây chúng được gắn vào tế bào nội mạc bị tổn thương; mặt khác chúng cũng tiếp tục được các 4 yếu tố khác hoạt hóa để tiếp tục kết tụ các tiểu cầu trong huyết tương, tạo thành nút tiểu cầu để sơ bộ bịt kín vết thương. Các bệnh làm ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tiểu cầu đều gây ra các bệnh chảy máu. 1.1.2.1. Bệnh tăng tiểu cầu tiên phát (Thromobcytocis) Bệnh hiếm gặp, gặp ở cả 2 giới, thường trên tuổi 50. Triệu chứng lâm sàng: xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, não, màng não; thường không xảy ra tắc mạch. Điều trị: dùng phóng xạ P33 hoặc myleran, nếu có tắc mạch phải sử dụng thuốc chống đông (thận trọng) [1]. 1.1.2.2. Bệnh suy nhược tiểu cầu Glanzman Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Số lượng tiểu cầu bình thường nhưng rối loạn tập trung tiểu cầu do không có hoặc rối loạn chức năng của receptor gắn tiểu cầu. Biểu hiện lâm sàng: Chảy máu mức độ nhẹ như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da và niêm mạc. Điều trị: Truyền huyết tương tươi hoặc truyền tiểu cầu. Desmopressin hoặc các thuốc ức chế ly giải cục máu đông cũng có tác dụng tốt [27]. 1.1.2.3. Giảm tiểu cầu thứ phát Giảm tiểu cầu được định nghĩa là số lượng tiểu cầu dưới 100.000 tế bào/mm3 hoặc giảm trên 50% so với giá trị ban đầu. Giảm tiểu cầu thứ phát có thể là do mất máu, nhiễm trùng hay sử dụng một số thuốc (VD: quinidin, quinin, kháng sinh sufonamid,…) hoặc phơi nhiễm với hóa chất kéo dài (thuốc trừ sâu, dung môi hữu cơ). Các thuốc làm giảm tiểu cầu có thể do một số cơ chế: thuốc gây độc tính trực tiếp, ức chế tủy xương, các tác nhân hóa học trị liệu thường theo cơ chế này; hoặc theo cơ chế miễn dịch, thuốc làm cơ thể sinh ra kháng thể kháng tiểu cầu. Triệu chứng lâm sàng: bầm tím, chấm xuất huyết, chảy máu cam. Điều trị: tìm nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ; truyền tiểu cầu hoặc huyết tương [23]. 5 1.1.2.4. Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn (ITP) Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn là một bệnh tự miễn, trong đó một tự kháng thể IgG được tạo thành và gắn vào tiểu cầu; phần Fc của tự kháng thể này bị đại thực bào ở lách nhận diện (do chúng có thụ thể Fc). Các đại thực bào ở lách sẽ gắn với tiểu cầu có phủ kháng thể làm tiểu cầu bị tiêu hủy. Mặc dù có sự gắn bổ thể vào tự kháng thể nhưng quá trình này không gây tiêu hủy tiểu cầu trực tiếp [7]. Bệnh đặc trưng bởi xuất huyết da và niêm mạc như niêm mạc miệng, tiêu hóa; rong kinh; hiếm khi chảy máu nội sọ hay xuất huyết võng mạc; số lượng tiểu cầu rất thấp, có thể tiểu cầu lớn, hình thái khác thường. Điều trị: corticoid, các globulin miễn dịch, khi cần thiết sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, nếu xuất huyết nặng có thể truyền máu hoặc tiểu cầu [27]. 1.1.3. Chảy máu do rối loạn các yếu tố đông máu Có 13 yếu tố đông máu tham gia vào quá trình cầm máu. Chúng vô cùng quan trọng cho giai đoạn hình thành đông máu. Các yếu tố này hầu hết được tổng hợp ở gan và giải phóng vào huyết tương dưới dạng tiền chất không hoạt động, chỉ khi nào được hoạt hóa chúng mới tham gia vào quá trình đông máu. Một số bệnh gây giảm số lượng và chức năng của các yếu tố này sẽ gây chảy máu. 1.1.3.1. Bệnh Hemophilia Hemophilia là một rối loạn chảy máu mà kết quả từ sự thiếu hụt bẩm sinh một yếu tố đông máu của huyết tương. Bệnh Hemophilia A gây ra do sự thiếu hụt yếu tố VIII, bệnh Hemophilia B gây ra do sự thiếu hụt yếu tố IX. Hemophilia B ít gặp hơn 4-5 lần so với Hemophilia A. Bệnh Hemophilia di truyền trên gen lặn của nhiễm sắc thể X nên di truyền từ mẹ sang con trai. Triệu chứng lâm sàng: chảy máu dưới da, xuất hiện mảng máu sau chấn thương nhẹ, tụ máu (đặc biệt là đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay), sưng đau khớp (do chảy máu vào khoang khớp), chảy máu quá nhiều sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương. 6 Xét nghiệm cận lâm sàng: kéo dài aPTT, giảm yếu tố VIII (Hemọhilia A) hoặc yếu tố IX (Hemophilia B), số lượng tiểu cầu, PT, kháng nguyên yếu tố von Willebrand và thời gian chảy máu đều bình thường. Điều trị: Hemophilia A: Truyền máu tươi, huyết thanh tươi, yếu tố VIII kết tủa hoặc yếu tố VIII tái tổ hợp, ngoài ra có thể sử dụng desmopressin acetat (thuốc này làm tăng sản sinh yếu tố von Willebrand và yếu tố VIII). Các thuốc ức chế ly giải cục máu đông như acid aminocaproic và acid tranxenamic cũng có tác dụng tốt khi điều trị các bệnh máu khó đông Hemophilia B: Truyền máu, yếu tố IX tái tổ hợp hoặc yếu tố VIII kết tủa, hoặc PCCs (phức hợp chứa yếu tố IX và các yếu tố phụ thuộc vit K khác như yếu tố II, VII, X). Việc sử dụng các yếu tố đã tinh chế khuyến khích được sử dụng hơn so với việc truyền máu hay huyết thanh do hạn chế được việc lây nhiễm chéo các bệnh qua đường máu như viêm gan B, HIV…[23]. 1.1.3.2. Bệnh von Willebrand Yếu tố von Willebrand là yếu tố quan trọng của quá trình cầm máu, nó cần cho sự kết dính tiểu cầu và đồng thời là phân tử vận chuyển yếu tố VIII trong tuần hoàn, giúp yếu tố này không bị phân hủy. Vì vậy von Willebrand trong quá trình cầm máu ảnh hưởng đến cả chức năng tiểu cầu và đông máu. Bệnh von Willebrand có tính chất gia đình, di truyền theo tính trội, gặp ở cả 2 giới, gồm có 3 loại: loại 1 và loại 3 liên quan tới các khuyết tật về số lượng yếu tố von Willebrand; loại 1 phổ biến nhất, đặc trưng bởi sự giảm nhẹ đến trung bình yếu tố von Willebrand và giảm tương tự yếu tố VIII; loại 3 rất hiếm gặp, yếu tố von Willebrand và yếu tố VIII rất thấp, hầu như không thấy; loại 2 liên quan tới các đột biến về chức năng của yếu tố von Willebrand. Triệu chứng lâm sàng: rất thay đổi, một số bệnh nhân không có triệu chứng; chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, dễ bầm tím, chảy máu sau phẫu thuật. 7 Điều trị: sử dụng desmopressin, hoặc yếu tố VIII tái tổ hợp; truyền máu, truyền huyết tương hoặc tiểu cầu trong trường hợp chảy máu nhiều hoặc sử dụng thuốc không hiệu quả[23],[27]. 1.1.3.3. Chảy máu do bệnh gan Gan là cơ quan tổng hợp các yếu tố đông máu và các chất ức chế đông máu (antithrombin…). Tất cả các yếu tố đông máu (trừ yếu tố VIII) đều giảm ở người suy gan (cấp tính hoặc mãn tính). Số lượng và chức năng tiểu cầu giảm ở người bị bệnh gan. Do đó, ở những người mắc bệnh gan thường rất dễ chảy máu. Điều trị (trong trường hợp có chảy máu hoặc trước thủ thuật xâm lấn): vitamin K, truyền tiều cầu, truyền huyết trương tươi đông lạnh, có thể sử dụng PCCs, desmopressin, yếu tố VIIa tái tổ hợp [23]. 1.1.3.4. Chảy máu do thiếu các yếu tố phụ thuộc vitamin K. Các tiền chất của các yếu tố đông máu II, VII, IX – gọi là PIVKA (Protein induced by vitamin K absence) chỉ có hoạt tính khi gốc glutamat trong cấu trúc hóa học của nó được carboxyl hóa bởi hệ enzym ở gan. Khi huyết tương đủ vitamin K, vitamin K sẽ hoạt hóa hệ thống enzym ở gan nên PIVKA được carboxyl hóa, chuyển thành các yếu tố đông máu II, VII, IX, X có hoạt tính và tham gia vào quá trình đông máu [9]. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu nhẹ sau chấn thương. Xét nghiệm thấy thiếu hụt các yếu tố II, VII, X. Điều trị: Vitamin K liều cao; chảy máu nặng có thể sử dụng PCCs hoặc truyền máu tươi hoặc huyết tương [27]. 1.1.3.5. Bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) Nguyên nhân của bệnh thường gặp nhất là nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, bệnh bạch cầu cấp, khối u rắn hoặc sản khoa gây ra. Bệnh làm tăng quá mức hoạt tính của thrombin dẫn đến tăng quá trình tạo fibrin từ fibrinogen. Do đó, các yếu tố đông máu bị lôi cuốn, sử dụng hết vào việc hình thành thrombin và fibrin, mặt khác do fibrin tăng lên quá nhiều sẽ làm khởi động hệ thống tiêu fibrin. Như vậy ở bệnh này xảy ra 2 hội chứng: hội chứng chảy máu và hội chứng đông máu. 8 Biểu hiện lâm sàng: bầm tím, các chấm xuất huyết, có thể nặng hơn như xuất huyết tiêu hóa, phổi hay xuất huyết nội sọ, huyết khối, tím tái ngoại vi. Điều trị: truyền huyết tương tươi đông lạnh, có thể kết hợp heparin[23],[27]. 1.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch Có rất nhiều mô hình có thể sử dụng để nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm tùy theo mục đích sử dụng. Cụ thể, để sàng lọc tác dụng của thuốc, ban đầu thường sử dụng mô hình cắt đuôi hoặc chi trên động vật bình thường. Để đánh giá khả năng cầm máu của thuốc trong các mô hình gây chảy máu các mức độ khác nhau thường sử dụng các mô hình gây chảy máu bằng tổn thương: mô hình gây tổn thương tạng, tổn thương não, tổn thương mạch máu hoặc tổn thương da và niêm mạc. Để định hướng cơ chế tác dụng của thuốc lên các yếu tố của quá trình cầm máu có thể sử dụng các mô hình: mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch, mô hình gây tăng tính thấm thành mạch (để nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch); mô hình giảm số lượng tiểu cầu, mô hình giảm chất lượng tiểu cầu (để nghiên cứu tác dụng của thuốc lên tiểu cầu); mô hình gây rối loạn đông máu bằng heparin, mô hình gây thiếu vitamin K, mô hình gây bệnh gan, mô hình gây Hemophilia (để nghiên cứu tác dụng của thuốc lên các yếu tố đông máu) [19]. Tuy nhiên trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ trình bày tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch gồm có mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch và mô hình gây tăng tính thấm thành mạch. 1.2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch trên tai thỏ cô lập Nguyên tắc: Cho dung dịch thuốc nghiên cứu (được đặt ở độ cao thích hợp để tạo áp suất thủy tĩnh hằng định) chảy qua hệ mạch tai thỏ cô lập. Một thuốc có tác dụng co mạch sẽ làm giảm lượng dịch chảy qua hệ mạch và ngược lại, một chất giãn mạch sẽ làm tăng lượng dịch chảy qua hệ mạch. Thuốc có tác dụng co mạch sẽ làm giảm lượng máu chảy, giảm thời gian chảy máu do đó có tác dụng cầm máu. Tiến hành: Thỏ cả 2 giống, trọng lượng 2 – 3 kg. Cô lập tai thỏ khỏi cơ thể. 9 Luồn kim vào động mạch tai thỏ, bơm dung dịch ringer cho sạch máu rồi cố định tai thỏ vào bàn cố định Nối kim vào bình chứa dung dịch ringer (dung dịch này được đặt ở độ cao thích hợp để tạo áp suất, bình nối với kim bằng dây truyền có khóa để điều chỉnh tốc độ chảy), để dung dịch ringer chảy qua hệ mạch tai thỏ. Đếm số giọt chảy qua phễu hứng trong thời gian 1 phút. Khi lưu lượng chảy đã ổn định (số giọt chảy/ phút không đổi), thêm thuốc nghiên cứu vào, chờ sau khoảng 1- 3 phút (để thuốc có tác dụng) đếm lại số giọt chảy qua hệ mạch tai. Đánh giá: So sánh số giọt chảy ra trước và sau khi thêm thuốc, số giọt giảm chứng tỏ thuốc có tác dụng co mạch và ngược lại. Thuốc có tác dụng co mạch sẽ có tác dụng cầm máu [5], [33]. 1.2.2. Mô hình gây tăng tính thấm thành mạch Các mô hình này sử dụng tác nhân vật lý hoặc hóa học để kích thích cơ thể giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin, leucotrien…gây giãn các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến máu di chuyển từ thành mạch ra các mô xung quanh gây xuất huyết. Thuốc có tác dụng giảm tính thấm thành mạch sẽ là chất gây co mạch và có tác dụng cầm máu. 1.2.2.1. Mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan [5], [33] Nguyên tắc: Mô hình này sử dụng chất gây phù là carrageenan. Khi tiêm chất này vào bàn chân chuột sẽ kích thích giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin,…gây tăng tính thấm thành mạch với các biểu hiện sưng, phù. Các thuốc có tác dụng co mạch sẽ làm giảm tính thấm thành mạch, giảm mức độ phù chân chuột do đó sẽ giảm bớt khả năng chảy máu. Tiến hành: Sử dụng chuột cống cả 2 giống, trọng lượng khoảng 100 – 150g, chia ngẫu nhiên thành các lô: Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc 10 Lô đối chiếu: dùng thuốc đã biết rõ tác dụng (có thể sử dụng các thuốc: indomethacin, diclofenac…) Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu Cho chuột uống thuốc hoặc dung môi. Sau 30 phút, tiêm 0,05mL dung dịch carrageenan 1% vào gan bàn chân trái sau của chuột. Đo thể tích chân chuột tại các thời điểm: trước khi tiêm và sau khi tiêm carrageenan 1giờ, 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ và 24 giờ. Đánh giá: - Tính độ phù chân chuột (tỷ lệ % tăng thể tích bàn chân của chuột so với thời điểm trước khi tiêm carrageenan) - Tỷ lệ % ức chế phù của lô thử so với lô chứng 1.2.2.2. Mô hình gây tăng tính thấm thành mạch bằng phenethylamin [33] Nguyên tắc: Mô hình này gây tăng tính thấm thành mạch bằng cách tiêm phenethylamin, sự tăng tính thấm thành mạch sẽ thể hiện qua sự thoát mạch của dung dịch xanh Evan ra mô xung quanh. Thuốc có tác dụng giảm tính thấm thành mạch sẽ làm giảm mức độ thoát mạch của dung dịch xanh Evan và có tác dụng cầm máu. Tiến hành: Sử dụng chuột cống trắng, trọng lượng 160 –200g, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô. Cạo lông vùng bụng chuột, tiêm tĩnh mạch dung dịch xanh Evan 1% với liều 5mg/kg. Sau đó 1 giờ, cho chuột uống thuốc hoặc dung môi. Sau 30 phút, gây mê chuột bằng ether rồi tiêm trong da 0,05mL dung dịch phenethylamin 0,01% ở cả 3 vị trí phải, trái và trên bụng. Sau 90 phút, giết chuột bằng ether rồi tiến hành đo đường kính vùng da bị nhuộm xanh hoặc cắt vùng da bị nhuộm xanh đem ngâm vào dung dịch natri clorid 0,09%, sau khoảng 24 giờ lọc lấy dịch rồi đem đo quang. Đánh giá: Đo đường kính để tính diện tích vùng da bị nhuộm màu xanh hoặc tính nồng dung dịch xanh Evan đã thoát mạch (tính dựa vào đường chuẩn nồng độ dung dịch 11 xanh Evan – mật độ quang). Tính giá trị trung bình cho từng lô. Tính tỷ lệ % ức chế sự thoát mạch xanh Evan của lô thử so với lô chứng theo công thức: I%= × 100 Trong đó: I%: % ức chế tăng tính thấm thành mạch D0: trung bìnhđường kính vùng da xanh Evans thoát mạch hoặc nồng độ dung dịch xanh Evans thoát mạch ở lô chứng D1: trung bìnhđường kính vùng da xanh Evans thoát mạch hoặc nồng độ dung dịch xanh Evans thoát mạch ở lô thử Để gây tăng tính thấm thành mạch, ngoài tác nhân phenethylamin có thể sử dụng một số tác nhân khác như hợp chất 48/80, acid acetic… 1.2.2.3. Mô hình gây ban đỏ Nguyên tắc: Mô hình sử dụng tác nhân gây tăng tính thấm thành mạch là tia UV. Tia này khi chiếu vào vùng da sẽ gây tổn thương thành mạch, gây tăng tính thấm thành mạch khiến máu thoát ra khỏi thành mạch gây hiện tượng ban đỏ. Thuốc có tác dụng làm giảm mức độ xuất hiện ban đỏ là thuốc có tác dụng co mạch và có tác dụng cầm máu. Tiến hành[33] Sử dụng chuột lang, cả 2 giống, trọng lượng khoảng 350g, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô. Trước khi tiến hành thí nghiệm 18 giờ, chuột được cạo lông hai bên sườn và trên lưng. Cho chuột uống 1/2 lượng thuốc nghiên cứu hoặc dung môi. Sau đó chuột được đặt vào trong 1 túi da đã được đục lỗ (kích thước 1,5 × 2,5cm) cho phép tia UV chỉ chiếu vào vùng này. Sử dụng đèn tử ngoại nguyên bản Hanau 600W, làm nóng đèn trong 30 phút trước khi dùng và đặt đèn cố định, cách các con vật 20cm. Chiếu tia UV trong 2 phút rồi cho chuột uống nốt 1/2 lượng thuốc hoặc dung môi còn lại. Ban đỏ được ghi lại tại thời điểm 2 giờ và 4 giờ sau khi chiếu tia UV. Đánh giá Dựa vào phương pháp tính điểm để đánh giá mức độ ban đỏ trên mỗi chuột 12 0 = không ban đỏ 2 = ban đỏ mạnh 1 = ban đỏ yếu 4 = ban đỏ rất mạnh Tính điểm trung bình mỗi lô, sau đó tính tỷ lệ % ức chế ban đỏ của lô thử so với lô chứng. Những chuột với kết quả là 0 và 1 được xem là đã được bảo vệ. Các kết quả thu được sau 2 và 4 giờ có thể sơ bộ cho biết khoảng thời gian tác dụng. 1.3. Cây Móc và các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc 1.3.1. Một số đặc điểm của cây Móc 1.3.1.1. Đặc điểm thực vật Cây Móc có tên khoa học là Caryota mitis Lour., thuộc họ Cau – Arecaceae. Ngoài ra, cây móc còn có tên khác: đùng đình, đủng đỉnh, mạy khuông [11], [20]. Cây phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây tập trung ở nhiều ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Thường sử dụng bẹ, rễ, ngoài ra còn dùng quả [11], [12], [20]. 1.3.1.2. Thành phần hóa học Dịch của bông mo thu hái vào lúc còn non chứa sucrose 13,6%, vết của đường khử. Dịch đã lên men chứa đường khử 1%, alcol 3-4,5%, acid acetic 0,3% [20]. Bông mo có chứa các nhóm chất: anthranoid, coumarin, flavonoid, tanin, saponin, chất béo, đường khử, acid amin (acid aspartic và acid glutamic là 2 thành phần có hàm lượng cao nhất) [10]. Quả chín có chứa tinh thể calci oxalate hình kim. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với vỏ quả này vì đây là thành phần gây ngứa khi tiếp xúc với quả chín [11],[31]. Phấn hoa của cây Caryota mitis có chứa một protein với cấu trúc 131 – 134 acid amin (gọi là profilin) được coi là tác nhân chính khiến phấn hoa của cây này gây ra các phản ứng dị ứng[26]. 1.3.1.3. Công dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan