Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm và thu nhập củ...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm và thu nhập của người nông dân huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh

.PDF
81
323
138

Mô tả:

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỚI VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Ý Nhi Th.S. Nguyễn Văn Lạc Lớp: K42B KTNN Niên khoá: 2008 – 2012 Huế, tháng 05 năm 2012 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 1 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc Lôøi Caûm Ôn Sau quaù trình thöïc taäp taïi Phoøng Taøi nguyeân vaø Moâi tröôøng huyeän Ñöùc Thoï toâi ñaõ hoaøn thaønh ñeà taøi: “Nghieân cöùu taùc ñoäng cuûa vieäc thu hoài ñaát noâng nghieäp tôùi vieäc laøm vaø thu nhaäp cuûa hoä noâng daân huyeän Ñöùc Thoï, tænh Haø Tónh”. Ñeå hoaøn thaønh toát ñeà taøi naøy, ngoaøi söï noã löïc cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ taän tình cuûa quyù thaày coâ trong Tröôøng cuøng caùc coâ baùc, anh, chò cuõng nhö baø con ôû huyeän Ñöùc Thoï. Cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn ñeán: Quyù thaày coâ trong Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá cuõng nhö khoa KT&PT ñaõ taän tình giaûng daïy cho toâi trong suoát thôøi gian hoïc ôû Tröôøng. Ñaëc bieät toâi xin göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh vaø saâu saéc nhaát ñeán thaày giaùo Th.s Nguyeãn Vaên Laïc, ngöôøi ñaõ taän tình daïy doã vaø chæ baûo cho toâi trong suoát quaù trình thöïc hieän ñeà taøi. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn caùc coâ chuù, caùc baùc, caùc anh chò vaø Phoøng ban laõnh ñaïo thuoäc UBND treân ñòa baøn huyeän Ñöùc Thoï ñaõ nhieät tình hoã trôï cho toâi trong quaù trình thöïc taäp. Toâi cuõng xin göûi lôøi caûm ôn ñeán toaøn theå baïn beø vaø gia ñình ñaõ luoân laø nguoàn ñoäng vieân, khích leä cho toâi trong suoát quaù trình hoïc taäp cuõng nhö trong thôøi gian thöïc taäp ñeå toâi hoaøn thaønh toát khoaù luaän toát nghieäp cuûa mình. Vì ñaây laø giai ñoaïn ñaàu ñöôïc tieáp caän vaø nghieân cöùu vôùi thöïc teá, baûn thaân cuõng chöa ñuû kinh nghieäm. Do vaäy ñeà taøi khoâng traùnh ñöôïc nhöõng thieáu soùt. Raát mong nhaän ñöôïc söï goùp yù cuûa quyù Thaày coâ cuõng nhö baïn ñoïc ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, thaùng 5 naêm 2012 Sinh vieân thöïc hieän Ñinh Thò YÙ Nhi SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 2 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... iii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................iv TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và thu hồi đất ...................................5 1.1.2. Chính sách thu hồi, đền bù đất qua các thời kỳ ............................................6 1.1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai 1993 .............................................................6 1.1.2.2 Sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 .....................................................8 1.1.2.3. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai ban hành năm 1998 ...........9 1.1.2.4. Luật Đất đai sửa đổi năm 2001.............................................................9 1.1.2.5. Luật Đất đai năm 2003 .......................................................................10 1.1.3. Vai trò của đất đai .......................................................................................11 1.1.4 Đô thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hoá và sự cần thiết phải thu hồi đất.....................................................................................................13 1.1.4.1 Khái niệm đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá: .....................13 1.1.4.2 Sự cần thiết phải thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá: ......................13 1.1.4.3: Tác động của thu hồi đất: ....................................................................14 1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: ......................................................................16 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................17 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 3 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc 1.2.1 Đô thị hoá trên thế giới ................................................................................17 1.2.1.1. Thực trạng thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong nước ...........................................................................................18 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ...............................22 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP....................................22 CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ .....................................................................22 2.1 Tình hình cơ bản của huyện Đức Thọ.................................................................22 2.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................22 2.1.1.2 Địa hình : ..............................................................................................24 2.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................24 2.1.1.4. Thuỷ văn :............................................................................................26 2.1.1.5. Tài nguyên đất .....................................................................................26 2.1.1.6. Tài nguyên rừng...................................................................................28 2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng .......................................28 2.1.1.8.Tài nguyên nhân văn ............................................................................28 2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội ..............................................................................30 2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế : ............................................................................30 2.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế của các ngành........................................30 2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng: ...................................................................................31 2.1.2.4. Tình hình đất đai..................................................................................32 2.1.2.5. Tình hình dân số và lao động của huyện: ............................................35 2.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và tác động của nó đến việc làm và thu nhập của người dân huyện Đức Thọ .........................................................................37 2.2.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp............................................................37 2.2.2 Tác động của sự thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của các hộ điều tra. 39 2.2.2.1. Khái quát chung về các hộ điều tra: ....................................................39 2.2.2.2 Biến động diện tích đất cuả các hộ trước và sau thu hồi. .....................41 2.2.2.3. Tình hình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ nông dân ...............43 2.2.3 Tác động tới lao động và việc làm của hộ nông dân ...................................47 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 4 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc 2.2.3.1 Thực trạng lao động..............................................................................47 2.2.3.2. Tác động tới việc làm của hộ nông dân...............................................49 2.2.4. Tác động tới thu nhập của hộ nông dân ......................................................52 2.2.5 Những khó khăn của các hộ điều tra sau khi thu hồi đất .............................55 CHƯƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ............................................................57 3.1. Quan điểm giải quyết ........................................................................................57 3.2. Các giải pháp giải quyết tác động của thu hồi đất .............................................59 3.2.1. Đào tạo lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập: ........................59 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, phương hướng sản xuất, kinh doanh cho hộ nông dân:..........................................................................................................61 3.2.3. Sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ có hiệu quả ..............................................61 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................63 1. Kết luận: ....................................................................................................................63 2. Kiến nghị: ..................................................................................................................64 2.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền: ............................................64 2.2. Đối với chính quyền địa phương........................................................................65 2.3. Đối với hộ nông dân:..........................................................................................65 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 5 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá ĐTH Đô thị hoá THĐ Thu hồi đất GPMB Giải phóng mặt bằng LĐ Lao động LĐC Lao động chính LĐNN Lao động nông nghiệp CVL Có việc làm XKLĐ Xuất khẩu lao động NN Nông nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp ĐVT Đơn vị tính SL Số lượng CC Cơ cấu TC Tổ chức NĐ – CP Nghị định – Chính phủ KT - XH Kinh tế - Xã hội TLSX Tư liệu sản xuất BQ Bình quân BQLĐNN Bình quân lao động nông nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân QL Quốc lộ TL Tỉnh lộ SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình đất đai của huyện Đức Thọ qua 3 năm (2009 - 2011).....................34 Bảng 2. Tình hình nhân khẩu, lao động của huyện Đức Thọ qua 3 năm (2009 - 2011).......36 Bảng 3. Tình hình thu hồi đất của huyện Đức Thọ qua 3 năm (2009 - 2011) ..............38 Bảng 4: Phân tổ các hộ điêu tra theo diện tích đất bị thu hồi........................................39 Bảng 5: Một vài nét khái quát về hộ điều tra ................................................................40 Bảng 7: Cách thức sử dụng tiền đền bù ở các hộ bị thu hồi đất ....................................45 Bảng 8. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra. .......................................................48 Bảng 9. Cơ cấu việc làm của lao động trước và sau thu hồi đất ...................................50 Bảng 10. Biến động trong thu nhập và cơ cấu thu nhập trước và sau khi thu hồi đất...53 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biều đồ 1: Bình quân đất nông nghiệp/hộ trước và sau thu hồi ................................. 43 Biểu đồ 2: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích ...................... 46 Biểu đồ 3: Những khó khăn của các hộ sau thu hồi đất ............................................ 56 SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10.000 m2 = 20 sào 1 sào = 500 m2 1 tạ = 100 kg SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quý giá nhất của quốc gia, là cơ sở quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội loài người. Do mang tính chất đặc thù là loại hàng hoá đặc biệt, có vị trí cố định, số lượng không đổi nên việc bảo vệ, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả đã và đang được đánh giá đúng tầm quan trọng thông qua Hiến pháp mà cụ thể là tại Luật đất đai cũng như các văn bản dưới Luật. Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, việc bồi thường đất đai giải phóng mặt bằng, tái định cư là hiện tượng phát triển mà Nhà nước nào cũng phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến. Đặc biệt, ở điều kiện Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhiều dự án đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu đô thị theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng được phát triển làm cho tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra nhanh chóng. Tất cả những công trình này đòi hỏi phải có mặt bằng để xây dựng, do đó nhu cầu về đất cho xây dựng là rất lớn. Để có đất cho mục tiêu trên, Nhà nước phải thu hồi một phần đất của nhân dân nên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người bị thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 39 - Luật Đất đai năm 2003 thì khi thu hồi đất, Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi và thực hiện các chính sách, biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân. Huyện Đức Thọ là huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc CNH – HĐH có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cụm công nghiệp, khu dân cư được thực hiện đã làm cho kinh tế xã hội của huyện đã có nhiều bước phát triển khởi sắc. Để có mặt bằng cho việc thực hiện các dự án đó thì cũng giống như các địa phương khác phải tiến hành thu hồi đất của nông dân mà tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp để thực hiện cho việc xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, cụm tiểu thủ công nghiệp và quy hoạch khu dân cư. SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 1 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất để xây dựng các công trình, cụm tiểu thủ công nghiệp và các khu dân cư đã có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến đời sống nhân dân và còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. - Về mặt tích cực: Thu hồi đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, cụm tiểu thủ công nghiệp để làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, đầu tư vào sản xuất, giải quyết được công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, đóng góp nguồn thu làm tăng giá trị sản xuất cho địa phương; Còn quy hoạch các khu dân cư sẽ đáp ứng được nhu cầu về đất làm nhà ở cho nhân dân, hình thành nên các khu dân cư tập trung có đầy đủ các điều kiện cơ sở hạ tầng, tạo nên sự phát triển đồng bộ cho các khu vực nông thôn và tạo ra nguồn thu ngân sách chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh. - Về mặt tiêu cực: Thu hồi đất làm cho hộ nông dân bị thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, một số lao động mất việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy, xí nghiệp trong cụm tiểu thủ công nghiệp, các khu tập trung dân cư; Thực hiện các quy trình về thu hồi đất còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Từ những vấn đề đã nêu ở trên đặt ra một số câu hỏi là: + Vì sao có chủ trương thu hồi đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, cụm tiểu thủ công nghiệp và khu dân cư. Việc làm đó có phù hợp với thực tế và luật đất đai không? + Thực trạng thu hồi đất ở huyện Đức Thọ như thế nào và có những tác động như thế nào đến hộ nông dân bị mất đất của địa phương. + Liệu việc thu hồi đất có gặp khó khăn gì không? Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng diễn ra như thế nào và hộ nông dân sử dụng tiền bồi thường vào những việc gì? + Các giải pháp, kiến nghị để giải quyết các vấn đề đó như thế nào? Để làm rõ được những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tới việc làm và thu nhập của người nông dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 2 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Đánh giá những tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân mất đất, cũng như những tồn tại trong công tác thu hồi đất từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong việc thu hồi đất ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.  Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân bị mất đất. - Đánh giá những tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân bị mất đất ở huyện huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những tác động tiêu cực tới hộ nông dân mất đất nông nghiệp nói chung và địa phương nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu - Các cơ quan chức năng thực hiện công tác thu hồi đất. - Các hộ nông dân chịu sự tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: + Nghiên cứu tác động thu hồi đất tới việc làm, thu nhập đối với hộ nông dân bị thu hồi đất. + Nghiên cứu những tồn tại, bất cập khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị khắc phục. + Nghiên cứu các giải pháp thu hồi đất. - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: + Nghiên cứu các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. + Tập trung chủ yếu là các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp và khu dân cư. - Phạm vi về không gian, thời gian: + Về không gian: Địa bàn huyện Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh. SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 3 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc + Về thời gian: Nghiên cứu ở thời điểm trước khi thu hồi đất năm 2009 và sau khi thu hồi đất thời điểm năm 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  Phương pháp thu thập số liệu: - Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có của phòng thống kê huyện, niên giám thống kê, số liệu của các phòng chức năng của UBND huyện Đức Thọ, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường. - Thu thập số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn hộ nông dân có đất bị thu hồi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu. Căn cứ vào địa bàn huyện Đức Thọ cũng như Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp của các hộ nông dân, tôi chọn 3 xã, thị trấn của huyện Đức Thọ với mỗi xã, thị trấn là 20 phiếu, bao gồm: Thị trấn Đức Thọ, Xã Tùng Ảnh, Xã Trường Sơn. Đây là 3 trong 28 xã, thị trấn có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất của huyện. Kết quả đó lựa chọn được 60 phiếu trong đó có 10 phiếu của năm 2009, 21 phiếu năm 2010, 29 phiếu năm 2011. Phân các hộ điều tra thành 3 nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khác nhau: + Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp có 14 hộ. + Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% đến dưới 70% đất nông nghiệp có 35 hộ. + Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên có 11 hộ.  Phương pháp phân tích thống kê: - So sánh sự biến động các chỉ tiêu qua 3 năm ở huyện Đức Thọ. - So sánh tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến các nhóm hộ điều tra.  Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn; đồng thời thu thập và tham khảo ý kiến của các cán bộ ở các phòng Nông Nghiệp; Tài nguyên và Môi trường; và những nông dân có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu. SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 4 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp và thu hồi đất * Khái niệm về đất đai: Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật khí hậu, địa hình và thời gian, thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). Trong nông nghiệp đất đai được định nghĩa rất đặc biệt: đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu sản xuất. Là đối tượng lao động khi con người sử dụng các công cụ sản xuất, cùng với sức lao động của mình tác động lên đất làm thay đổi hình dạng, thành phần, cấu trúc như cày bừa, lên luống, bón phân… quá trình này nếu được thực hiện hợp lý sẽ làm tăng chất lượng đất, tạo tiền đề năng suất cây trồng. Đất đai là tư liệu sản xuất khi con người sử dụng đất đai cùng với các công cụ sản xuất thông qua các thuộc tính lý học, hoá học, sinh học của đất để tác động lên cây trồng. * Khái niệm Đất nông nghiệp Theo mục 2 - Điều 6 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của chính phủ thì đất nông nghiệp là toàn bộ đất đai được sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Chỉ khi có đất đai, các hoạt động sản xuất nông nghiệp mới có thể được tiến hành. Trong đất nông nghiệp thì đất canh tác chiếm một tỷ lệ lớn, được sử dụng để trồng cây hàng năm hay còn gọi là đất trồng cây hàng năm. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng nhất trong quỹ đất nông nghiệp. Đây là loại đất có những đặc tính, tiêu chuẩn về chất lượng nhất định được con người cày, bừa, cuốc, xới,… để trồng cây lương thực, thực phẩm nói riêng và cây ngắn ngày nói chung. Sản xuất nông nghiệp là quá trình con người bằng sức lao động của mình tác động lên ruộng đất cho ra sản phẩm, thể hiện sự gắn kết lao động giữa con người với SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 5 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc ruộng đất. Mức độ gắn kết càng cao thì hiệu quả đạt được càng lớn. Nói cách khác, nếu con người tác động tốt vào ruộng đất thì ruộng đất sẽ tác động tốt đến cây trồng trong khi vẫn tiết kiệm được sức lao động và TLSX khác vì chất lượng ruộng đất đó được nâng cao đồng nghĩa với độ phì nhiêu của đất cũng được nâng cao. * Khái niệm về thu hồi đất: Theo Điều 4 – Luật đất đai năm 2003 thì thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích an ninh quốc gia. Do đó, việc thu hồi đất là sự thoả thuận giữa Nhà nước và cơ quan có chức năng với người dân có đất trong vùng quy hoạch để đi đến sự thống nhất về giá cả bồi thường thiệt hại cho người dân và sự ủng hộ của người dân cho việc thu hồi đất của Nhà nước. Nhưng trong những năm qua, các vấn đề này hầu như chỉ thực hiện theo hình thức từ trên xuống, mọi giá cả là do Nhà nước và các cơ quan có chức năng của các địa phương, có đất bị thu hồi áp giá chưa phù hợp với giá thị trường, do đó gây không ít khó khăn trong việc thu hồi đất của Nhà nước. 1.1.2. Chính sách thu hồi, đền bù đất qua các thời kỳ 1.1.2.1 Trước khi có Luật Đất đai 1993 Ở nước ta, sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Hiến pháp vào năm 1946. Bản Hiến pháp này chỉ nói đến đất đai một cách khái quát như sau: “... Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là phải bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ...” Đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất nhằm phân chia lại ruộng đất thực hiện khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” và Luật Cải cách ruộng đất được ban hành. Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Luật này quy định các điều khoản về tịch thu ruộng đất, trưng thu, trưng mua ruộng đất tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, việc trưng mua, tịch thu là chủ yếu còn việc trưng mua ít xảy ra với giá cả thị SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 6 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc trường và được Nhà nước trả dần. Khi cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành, Đảng và Nhà nước đã đem ruộng đất cho nông dân, hộ nông dân được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất - hình thức sở hữu tư nhân. Sau đó Đảng và Nhà nước ta đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể . Ngày 14/4/1959, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 151/TTg quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, sau đó Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTLB ngày 06/07/1959 về việc thi hành Nghị định số 152/TTg của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu của Nhà nước. Theo Nghị định 151/TTg, việc đền bù thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu. Ngoài ra, còn được bồi thường những tài sản bị thiệt hại có trên đất như nhà, công trình phục vụ sinh hoạt, mồ mả, hoa màu bị thiệt hại. Cách đền bù thiệt hại. Cách đền bù như vậy được thực hiện cho đến khi có Hiến pháp 1980 ra đời. Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc thực hiện đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên. Sau đó Luật Đất đai năm 1988 ban hành cũng dựa trên những điều cơ bản đó. Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường thiệt hại. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và được sử dụng vào việc khai hoang, phục hoá, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống định canh, định cư cho vùng bị lấy đất. SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 7 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc 1.1.2.2 Sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 Khi Hiến pháp 1992 ra đời thay thế Hiến pháp 1980 đã quy định : “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tại Điều 17 quy định : “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Và Điều 18 quy định: “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Đặc biệt, tại điều 23 quy định : “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật luật định”. Những quy định trên đã tạo điều kiện củng cố quyền hạn riêng của Nhà nước trong việc thu hồi đất đai cho mục đích an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 đã có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất đai năm 1988. Đây là văn kiện chính sách quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và đền bù thiệt hại của Nhà nước. Luật Đất đai quy định các loại đất sử dụng, các nguyên tắc sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất. Tại điều 12 Luật Đất đai năm1993 đã quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”. Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại”. Sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó, bao gồm: SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 8 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc - Nghị định 90/CP ngày 17/9/1994 quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất và Thông tư Liên bộ số 94/ TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP. - Nghị định 22/1998/ NĐ-CP ngày 24/4/1998, thay thế Nghị định 90/CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 1.1.2.3. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai ban hành năm 1998 Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp với thực tế. Vấn đề định giá đất và công tác đền bù thiệt hại chưa được đề cập nhiều mặc dù hiện nay vấn đề GPMB đang là việc làm hết sức nóng cần giải quyết. Thực tế hiện nay công tác GPMB diễn ra quá chậm và các chính sách chưa rõ ràng. Tháng 10/1999, Cục quản lý Công sản - Bộ tài chính đã tiến hành dự thảo lần thứ nhất về việc sửa đổi bổ sung Nghị định 22/CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, một số điều cơ bản đã được đề nghị sửa đổi như xác định mức đất để tính đền bù, giá đền bù, lập khu tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới, các chính sách hỗ trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư, Hội đồng đền bù GPMB và thẩm định phương án đền bù GPMB. - Thông tư 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án đền bù và một số nội dung khác. - Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/9/1999 của Cục Quản lý Công sản - Bộ tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù GPMB. 1.1.2.4. Luật Đất đai sửa đổi năm 2001 Theo Luật đất đai sửa đổi năm 2001, cơ bản các nội dung về thu hồi, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không có gì thay đổi so với Luật đất đai 1993, sửa đổi SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 9 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc năm 1998 và cụ thể là Nghị định 22/1998/ NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 1.1.2.5. Luật Đất đai năm 2003 Hiện nay, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được áp dụng theo Luật đất đai năm 2003. Được cụ thể hoá tại các Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (thay thế Nghị định 22/1998/NĐ-CP); Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Theo đó, thì khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng thì phải bồi thường cho người sử dụng đất bằng đất, nếu không có đất thì phải bồi thường bằng giá trị đất tại thời điểm và kèm theo đó là thực hiện các chính sách về hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ tái định cư. Còn những dự án phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân cơ bản phải chủ đầu tư phải tự thoả thuận với người có đất trên cơ sở giá thị trường... Về cơ bản Luật đất đai năm 2003, quy định về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất giống như luật cũ. Tuy nhiên, có điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện phát triển của đất nước bằng những biện pháp hỗ trợ như hỗ trợ như hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ tái định cư. Tất cả mọi mục tiêu của quốc gia là để cho người dân có ăn, có mặc, có chỗ ở ổn định và được học hành nâng cao dân trí để xây dựng đất nước. Nhưng hiện nay, vấn đề thu hồi đất, bồi thường GPMB diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 10 Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: Th.S Nguyeãn Vaên Laïc đầu tư, triển khai dự án, đồng thời công tác quy hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án. Mặt khác, các chính sách đất đai đã được đổi mới nhiều song công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với một số địa phương, công tác GPMB dường như là công việc luôn luôn mới vì chỉ khi có dự án mới thành lập hội đồng đền bù. Hội đồng đền bù thông thường chỉ kiêm nhiệm hoặc điều động tạm thời, thậm chí là hợp đồng ngắn hạn, không có bộ phận chuyên trách thực hiện công việc, do đó khi tích luỹ được chút ít kinh nghiệm là lúc kết thúc dự án. Mặt khác, thường là khi thu hồi đất và giải quyết đền bù thiệt hại về đất đi đôi với việc giải quyết tranh chấp, giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai mà trong đó giải quyết những trường hợp sử dụng đất đai bất hợp pháp là rất khó khăn mang tính xã hội phức tạp. Việc đền bù thiệt hại nhìn chung Nhà nước chỉ đền bù về giá trị đất và tài sản trên đất còn cuộc sống của người dân bị mất đất sau thu hồi thì chưa quan tâm triệt để hoặc nếu có thì chỉ mang tính hình thức. Việc đền bù thiệt hại về tài sản có trên đất tiến hành từ trước đến nay khá dễ dàng nhưng vấn đề đền bù thiệt hại đất đai mới được thực hiện sau khi Luật Đất đai 1993 ban hành, tức là khi Nhà nước ban hành chính sách giao đất cho người dân sử dụng ổn định lâu dài. Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉnh lý, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần vừa thực hiện công cuộc CNH – HĐH, vừa ổn định đời sống hộ nông dân bị thu hồi đất. 1.1.3. Vai trò của đất đai Đất đai có nguồn gốc tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người tức cũng là sản phẩm của xã hội. Đất đai cũng là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất. Các-mác đã viết “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ SVTH: Ñinh Thò YÙ Nhi – K42B KTNN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan