Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự thay đổi một số tính chất cơ học của chỉ may sau quá trình giặt ho...

Tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi một số tính chất cơ học của chỉ may sau quá trình giặt hoàn tất

.PDF
79
1
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- BÙI THẾ HANH NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA CHỈ MAY SAU QUÁ TRÌNH GIẶT HOÀN TẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- BÙI THẾ HANH NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA CHỈ MAY SAU QUÁ TRÌNH GIẶT HOÀN TẤT Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may Mã số: CA150439 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TUẤN HÀ NỘI – 2017 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, động viên và khích lệ của thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn về chuyên môn cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn, các thầy cô Bộ môn Công nghệ Dệt, Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này. Mặc dù luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tuy nhiên do thời gian có hạn và bản thân còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp. Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan toàn bộ nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH may Đức Giang và Trung tâm thí nghiệm thuộc Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang. Các nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là do tác giả nghiên cứu và tự trình bày dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn, không sao chép của tài liệu khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, số liệu cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận văn. Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2017. Người thực hiện Bùi Thế Hanh Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN Các chữ viết tắt ASTM: American Society for Testing and Materrals ( Hội thử nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ) ISO: The Iternational Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam Các ký hiêu - đơn vị đo Nm: chi số mét m/g Ne: chi số Anh 840yd/1b T: thời gian phút t: nhiệt độ 0 C PES: polyester Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ĐƢỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................................... 3 1.1. Tổng quan và các khái niệm về chỉ may .................................................... 3 1.2. Phân loại chỉ may ....................................................................................... 6 1.2.1. Phân loại chỉ may theo nguyên liệu sản xuất .......................................... 6 1.2.2. Phân loại theo cấu trúc chỉ may .............................................................. 8 1.2.3. Phân loại theo chức năng hoàn tất chỉ may ........................................... 10 1. 3. Yêu cầu và tính chất của chỉ may............................................................ 11 1.3.1. Yêu cầu đối với chỉ may ....................................................................... 11 1.3.2. Các tính chất của chỉ may ..................................................................... 11 1.4. Một số loại chỉ may thông dụng ............................................................... 17 1.4.1. Chỉ bông ................................................................................................ 17 1.4.2. Chỉ Polyester ......................................................................................... 19 1.4.3. Chỉ tơ tằm ............................................................................................. 19 1.4.4. Chỉ vixcô ............................................................................................. 20 1.4.5. Chỉ lõi………. ....................................................................................... 20 1.4.6. Chỉ tổng hợp .......................................................................................... 20 1.5. Khái quát chung về vải Denim ................................................................. 22 1.5.1. Khái niệm vải Denim ............................................................................ 22 1.5.2. Giặt mài Denim ..................................................................................... 22 1.5.3. Giặt dân dụng trong quá trình sử dụng vải Denim ................................ 25 1.6. Một số loại mũi may sử dụng trên vải Denim.......................................... 26 Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 30 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… ................................................................................................ 32 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 32 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 32 2.2.1. Chỉ may ................................................................................................. 32 2.2.2. Vải may ................................................................................................. 39 2.3. Nội dung nghiên cứu của luận văn........................................................... 41 2.3.1. May mẫu ................................................................................................ 41 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 48 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.......................................................... 48 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm và xử lý số liệu thực nghiệm ..................... 49 2.4.3. Phương pháp vẽ biểu đồ trên Microsoft Excel 2003 ............................ 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 50 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 51 3.1. Sự thay đổi độ kéo giãn của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất ................... 51 3.2. Sự thay đổi độ giãn đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất .................... 52 3.3. Sự thay đổi độ bền đứt chỉ sau khi may - giặt hoàn tất ............................ 55 3.4. Nhận xét chung cho cả 5 loại chỉ ............................................................. 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 61 KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN .................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 66 Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật của các chỉ nghiên cứu ..................................... 39 Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật của hai mẫu vải Denim nghiên cứu ................... 40 Bảng 3.1. Độ giãn của chỉ trước và sau khi may và giặt hoàn tất ................... 51 Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm độ giãn đứt của chỉ sau khi may-giặt hoàn tất 52 Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm độ bền đứt của chỉ sau khi may-giặt hoàn tất . 55 Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Một số ứng dụng của chỉ may ........................................................... 5 Hình 1.2. Một số loại chỉ may ........................................................................... 5 Hình 1.3. Nguyên liệu sản xuất chỉ may ........................................................... 8 Hình 1.4. Hướng xoắn “Z”. .............................................................................. 9 Hình 1.5. Hướng xoắn “S” ................................................................................ 9 Hình 1.6. Chỉ xe đôi và xe ba .......................................................................... 10 Hình 1.7. Sơ đồ công nghệ giặt mài kết hợp hồ mềm ..................................... 24 Hình 1.8. Mũi may 301 ................................................................................... 27 Hình 1. 9. Mũi may móc xích kép 401............................................................ 28 Hình 1.12. Mũi may 516 ( 2 kim 5 chỉ) .......................................................... 30 Hình 2.1. Mẫu chỉ số 1 .................................................................................... 34 Hình 2.2. Mẫu chỉ số 2 .................................................................................... 35 Hình 2.3. Mẫu chỉ số 3 .................................................................................... 36 Hình 2.4. Mẫu chỉ số 4 .................................................................................... 37 Hình 2.5. Mẫu chỉ số 5 .................................................................................... 38 Hình 2.6. Mẫu vải Denim số 1 ........................................................................ 40 Hình 2.7. Mẫu vải Denim số 2 ........................................................................ 41 Hình 2.8. Đường may mẫu trên vải Denim trước khi giặt .............................. 42 Hình 2.9. Máy may BROTHER S-7200A-433 ............................................... 44 Hình 2.10. Máy giặt Electrolux ....................................................................... 45 Hình 2.11. Máy đo cường lực Tensilon RT 1250A ........................................ 46 Hình 3.1. Biểu đồ so sánh độ giãn đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 1 ............................................................................................................ 53 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh độ giãn đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 2 ............................................................................................................ 53 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh độ giãn đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 1 và số 2 ................................................................................................ 54 Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 3.4. Biểu đồ so sánh độ bền đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 1 ............................................................................................................ 56 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh độ bền đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 2 ............................................................................................................ 56 Hình 3.6. Biểu đồ so sánh độ bền đứt của chỉ sau khi may - giặt hoàn tất trên vải số 1 và vải số 2 .......................................................................................... 57 Bùi Thế Hanh CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam hiện là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 5 trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%. Ngành dệt may hiện nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn của đất nước góp phần tích cực trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việt Nam hiện có hơn 4000 doanh nghiệp may trên cả nước doanh thu toàn ngành năm 2016 là 28,3 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 2,5 triệu lao động, đóng góp khoảng 10% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngành dệt may được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi vươn lên trở thành trung tâm dệt may của khu vực Đông Nam Á và là một trong những trung tâm dệt may quan trọng của thế giới. Thế giới ngày càng hội nhập càng tạo ra cho doanh nghiệp thêm rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức song doanh nghiệp nào cũng đặt ra mục tiêu hàng đầu là tối đa hoá lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược sản xuất của mình. Do sản phẩm may sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên hình thức liên kết các chi tiết của sản phẩm ngày càng đa dạng như liên kết bằng chỉ, bằng keo, bằng cách dán, hàn… Tuy nhiên, biện pháp liên kết truyền thống bằng chỉ may vẫn là hình thức phổ biến nhất, không thể thay thế vì phạm vi sử dụng rộng rãi, có thể thực hiện cho cả những đường may phức tạp mà các biện pháp liên kết khác không thực hiện được. Chỉ may được sản xuất từ nhiều loại xơ tự nhiên hoặc nhân tạo nhưng chủ yếu là từ xơ bông, xơ polyester (PES) hoặc pha hai loại xơ này. Các loại xơ khác tuy có sử dụng để sản xuất chỉ nhưng rất hạn chế vì giá thành sản xuất hoặc quá Bùi Thế Hanh 1 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cao (tơ tằm), hoặc khả năng đáp ứng yêu cầu may mặc quá hạn chế, chỉ có thể sử dụng cho một vài mục đích xác định. Để lựa chon chất lượng chỉ may phù hợp với nguyên liệu đầu vào đang là vấn đề được các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc hết sức quan tâm. Các tính chất cơ học của chỉ may đóng một vai trò quan trọng tới chất lượng đường may, tính thẩm mỹ và ngoại quan của đường may. Các tính chất của chỉ có thể bị thay đổi trong quá trình may do phải chịu các ứng suất lặp đi lặp lại với tần suất cao (kéo giãn, uốn, nén, xoắn, trượt, nhiệt độ cao, ma sát, mài mòn) và đặc biệt là sau quá trình giặt hoàn tất. Đề tài “NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA CHỈ MAY SAU QUÁ TRÌNH GIẶT HOÀN TẤT” được tiến hành với mục đích đánh giá sự thay đổi độ giãn đứt và độ bền đứt của năm loại chỉ may trên hai mẫu vải Denim phục vụ đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH may Đức Giang góp phần giúp các doanh nghiệp may lựa chọn đúng chỉ may phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế. Những nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương: - Chương một: Nghiên cứu tổng quan. - Chương hai: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. - Chương ba: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Bùi Thế Hanh 2 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan và các khái niệm về chỉ may Mặc dù chưa chiếm đến 5% giá thành của sản phẩm nhưng chỉ may đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp may – thời trang. Chỉ may là bộ phận không thể tách rời trong sản phẩm có chức năng liên kết các chi tiết bán thành phẩm từ vải hoặc từ vật liệu khác như da động vật, da nhân tạo, da tổng hợp… để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu sử dụng. Có thể dùng chỉ may sản phẩm bằng khâu tay thủ công hoặc thực hiện trên các máy may công nghiệp. Bên cạnh phương pháp liên kết các chi tiết bán thành phẩm bằng chỉ may, người ta còn sử dụng các phương pháp gia công khác như: dán, hàn, ép nhiệt bằng laze… với mức độ tự động hóa, năng xuất cao và phù hợp cho một số sản phẩm chức năng đặc biệt. Tuy nhiên các công nghệ liên kết mới này không thể áp dụng cho tất cả nguyên liệu truyền thống, thông dụng, thiết bị sử dụng chiếm nhiều diện tích nhà xưởng, khó áp dụng cho những đường may có hình dạng uốn lượn, những sản phẩm nhiều lớp, mức độ phù hợp về độ bền giữa đường may với vật liệu may khó xác định, khó sửa chữa đường may khi có sự cố xảy ra trong khi may, sau khi may và trong quá trình sử dụng. * Một số khái niệm về chỉ may  Chỉ may là dạng sợi xe chặt chẽ từ hai hay nhiều sợi có thiết diện tròn sử dụng để khâu vá thủ công hoặc may công nghiệp nhờ quá trình xe đơn hoặc xe kép.  Sợi là thành phần sử dụng để dệt kim hay dệt thoi nhằm sản xuất ra vải trong khi chỉ may là bộ phận chính liên kết các chi tiết sản phẩm nhờ khâu tay hoặc may trên máy may công nghiệp. Chỉ làm ra từ các sợi nhưng sợi không được làm từ chỉ. Bùi Thế Hanh 3 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội  Theo ASTM chỉ may là các sợi mềm mại, rất đều, đường kính nhỏ, được xe lại với độ săn lớn, thường được nhuộm và hoàn tất bề mặt dùng để liên kết hai hay nhiều miếng vải hoặc vật dụng thông qua đường may.  Chỉ may là dạng sợi xe đặc biệt có tiết diện tròn, nhỏ, bền chắc, đều đặn có thể chịu được các loại ứng suất & biến dạng khi đi qua mắt kim và các lớp vải trong quá trình may ghép các chi tiết vải với nhau đảm bảo công dụng, chức năng và tính thẩm mỹ của sản phẩm may.  Chỉ may được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên (xơ tự nhiên có nguồn gốc thực vật hay động vật như: bông, lanh, len, tơ tằm…), nguồn gốc nhân tạo (các xơ tái tạo hay các xơ và sợi tổng hợp hóa học như xơ: vixco Rayon, Modal, Axetat, PES, PA, PAN…). Hoặc kết hợp cả hai nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên và nguồn gốc nhân tạo. Thông thường chỉ may được sản xuất từ các sợi đơn theo công nghệ kéo sợi xơ ngắn (dây chuyền kéo sợi bông) công nghệ kéo sợi xơ dài (dây chuyền kéo sợi xơ len, đay, gai…) từ các xơ xtapen hoặc được làm từ các xơ filamăng (xe lại với nhau hay được xoắn giả theo hiệu ứng rối, nhúm theo phương pháp textua) Chỉ may gồm ít nhất hai sợi đơn trở lên được xe lại với nhau một lần hoặc hai lần theo các quy luật xe, bện khác nhau để tạo ra các loại chỉ may có cấu trúc khác nhau, tính chất khác nhau và dùng cho mục đích sử dụng khác nhau. Chỉ may được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong may mặc, nội thất, thể thao, công nghiệp ô tô, quần áo bảo vệ, xây dựng… (Hình 1.1) Bùi Thế Hanh 4 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội May mặc Nội thất Công nghiệp ô tô Quần áo bảo vệ Hình 1.1. Một số ứng dụng của chỉ may Có thể lựa chọn chỉ may phù hợp đơn hàng theo nguyên liệu vải may, máy may, kim may và đặc biệt mục đích sử dụng của sản phẩm may. Đa số chỉ được sử dụng trong công nghiệp may hiện nay là chỉ bông (100% bông hoặc bông pha với PES), chỉ PES và polyamide (Hình 1.2). Hình 1.2. Một số loại chỉ may Bùi Thế Hanh 5 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trên máy may công nghiệp tốc độ cao và chất lượng, thẩm mỹ đường may, chỉ cần đảm bảo:  Độ bền đứt cao, không giảm bền khi giặt và sử dụng ở môi trường ướt.  Độ bền nhiệt cao, không bị phá hủy hoặc giảm chất lượng ở nhiệt độ cao.  Độ bền màu tốt, đặc biệt không được dây màu, làm bẩn sản phẩm may.  Độ đàn hồi tốt.  Độ đều cao, không được có nút, gút trên toàn bộ chiều dài chỉ.  Bề mặt trơn nhẵn để giảm ma sát, không đứt chỉ khi may.  Đảm bảo độ cân bằng xoắn, giữ ổn định độ săn trong suốt quá trình may, không bị tở xoắn (làm giảm độ bền, làm xấu đường may) hoặc xoắn cuốn (gây mắc, đứt chỉ). Tiểu kết: Như vậy chỉ may là loại sợi, xe đặc biệt, có độ đều, độ bền cao và được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là chỉ bông và chỉ PES. Để đáp ứng khả năng may trên các máy may công nghiệp tốc độ cao, với chất lượng và thẩm mỹ đường may theo yêu cầu, chỉ may cần được lựa chọ kỹ càng theo nhiều tiêu chí khác nhau nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. 1.2. Phân loại chỉ may 9 Chỉ may rất phong phú, rất khác nhau về các tính chất cũng như cấu trúc, nguồn gốc và có thể phân loại theo: + Nguyên liệu sản xuất + Cấu trúc chỉ may + Chức năng hoàn tất 1.2.1. Phân loại chỉ may theo nguyên liệu sản xuất Chỉ may được sản xuất từ xơ, tơ, sợi thiên nhiên (như bông, lanh, đay, gai, len, tơ tằm…), xơ, tơ, sợi nhân tạo (như các thế hệ vixco Rayon, Modal, PES, Bùi Thế Hanh 6 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội PA, PAN…) hoặc kết hợp xơ, tơ, sợi thiên nhiên và xơ, tơ, sợi nhân tạo (như Peco, len/PES, len/vixco…). * Chỉ bông + Chỉ được sản xuất từ 100% xơ bông chải kỹ, chất lượng cao như bông Ai Cập, bông Pima có độ dài và độ bền cao. + Chỉ có khả năng may tốt, không bị ảnh hưởng do nhiệt sinh ra khi kim đâm xuyên qua vải trong quá trình may. + Độ bền lâu chưa cao, có xu hướng co lại khi giặt, hấp nhuộm. + Độ giãn không cao, không dùng cho các sản phẩm dệt kim, sản phẩm có tính co giãn. + Chỉ được xử lý kiềm bóng tăng bền tăng độ bóng, tăng khả năng may nhưng vẫn bị co khi ướt. * Chỉ PES + Chỉ được làm từ các xơ PES cắt ngắn hoặc từ các tơ filamăng. + Chỉ có độ bền lâu cao và không bị ảnh hưởng bởi kim may. + Có độ bền và độ ổn định kích thước cao. + Bị ảnh hưởng nhiệt độ cao trong quá trình may, chỉ có thể bị co, mềm hóa dưới tác dụng nhiệt, giặt khô, khi sấy. + Chịu bền mài mòn mức độ cao. + Bền màu cao, bền trước tia UV, bền hóa chất, bền mối mọt, không mục. + Độ giãn tốt hơn chỉ bông, phục hồi nhàu tốt, giá thành rẻ. * Chỉ pha Peco + Có thể là chỉ Peco từ các xơ bông và xơ PES, có thể là chỉ lõi tơ filamăng PES được bọc bởi các xơ bông. + Khả năng kết hợp các tính chất của cả PES và bông. + Tận dụng độ bền cao của lõi tơ filamăng PES, khả năng chịu nhiệt khi may của thành phần bọc ngoài bởi các xơ bông. + Tăng khả năng co giãn bởi các nhờ lõi PES. Bùi Thế Hanh 7 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội + Tăng độ bền và khả năng phục hồi nhầu. * Chỉ PA + Độ bền mài mòn tốt nhưng độ bền màu ánh sáng không cao, dễ bị lão hóa dưới nắng. + Tính chất giãn không thuận lợi. + Độ bền cao. + Tính năng đặc biệt với chỉ chống cháy, chống đạn, chống cắt (dùng chỉ Kevlar, Nomex). Hình 1.3. Nguyên liệu sản xuất chỉ may 1.2.2. Phân loại theo cấu trúc chỉ may Thông thường chỉ may bao gồm từ hai sợi đơn trở lên được xe săn lại với nhau, chỉ may có thể được xe đơn trình (chỉ xe một lần từ các sợi đơn như chỉ Ne60/3, Ne20/3, Ne80/4…), xe nhị trình (xe lần một từ các sợi đơn, lần thứ hai thì các sợi xe lại được chập lại và xe săn với nhau như Ne50/2/3, Nm39/4/3…). Bùi Thế Hanh 8 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Chỉ may có thể được bện từ nhiều chỉ, sợi xe theo các qui luật khác nhau tạo nên chỉ bện thường sử dụng may bọc đệm, đóng gói…. Chỉ may có thể có cấu trúc lõi - vỏ như chỉ lõi tơ filamăng PES bọc bông. Chỉ may có thể là chỉ Fancy có nhiều hiệu ứng cơ học và mầu sắc phong phú khác nhau dùng để trang trí. Chỉ may có thể sản xuất từ các xơ filamăng được xe săn lại với nhau, được kết dính điểm bằng hồ, nhiệt tia laze hoặc được tạo nối, tạo nhúm theo công nghệ textua dùng cho các sản phẩm co giãn lớn.  Hƣớng xoắn và độ cân bằng xoắn 1 Hướng xoắn, độ xoắn và độ cân bằng xoắn: Tùy theo máy may, cần yêu cầu sử dụng chỉ khâu xoắn phải (Z) hay xoắn trái (S). Dùng không đúng hướng xoắn, máy may tở bớt xoắn khi dẫn chỉ từ cuộn đến kim. Chỉ may có độ xoắn không được quá lớn, nếu không nó sẽ cứng và dễ tạo gút, bỏ mũi may và bị đứt trong khi may do không cân bằng xoắn. Độ cân bằng xoắn được thử bằng cách rút ra 1 m chỉ, chập hai đầu thành một cái thòng lọng và cho xoắn tự do : nếu đếm thấy không quá 6 vòng là tốt. Hình 1.4 Hình 1.5 Hướng xoắn “Z” còn gọi là xoắn Hướng xoắn “S” còn gọi là xoắn phải Bùi Thế Hanh trái 9 CA150439 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội  Góc xoắn β Là đặc trưng cho độ xoắn sợi có chỉ số khác nhau và khối lượng thể tích khác nhau. Góc xoắn β càng lớn thì mức độ xoắn sợi càng tăng.  Độ săn Là số vòng xoắn trung bình trên một đơn vị độ dài sợi bằng 1m. Trên thực tế, số vòng xoắn trung bình trên một đơn vị độ dài sợi thay đổi phụ thuộc vào độ đều trên bề dày sợi, vào cấu trúc sợi và cách làm việc của cơ cấu xe sợi, ở những vị trí sợi mảnh sẽ có độ săn lớn hơn.  Hệ số săn α Là đại lượng tỷ lệ với tang của góc xoắn β là góc nghiêng của sơ và sợi ở phía ngoài so với đường song song với trục của vật thể bị xoắn. Trong thực tế thường dùng góc α để thể hiện mức độ xoắn tích cực của sợi có chỉ số khác nhau nhưng khối lượng thể tích khác nhau. Hình 1.6. Chỉ xe đôi và xe ba 1.2.3. Phân loại theo chức năng hoàn tất chỉ may Tùy theo sản phẩm may có chức năng đặc biệt khác nhau mà sử dụng chỉ may đã được xử lý chống cháy, chỉ chống thấm nước, chỉ chống cắt, chỉ chống nấm mốc, chỉ chống tia UV, chỉ chống tia phóng xạ, chỉ kim loại dẫn điện, chỉ kháng khuẩn,chỉ phản quang, chỉ nhiễu xạ ra đa, chỉ từ tính … Tiểu kết: Trong quá trình may, chỉ chịu tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố làm biến đổi cấu trúc và tính chất cơ lý của chúng. Các ngoại lực tác dụng lên chỉ khi may có khuynh hướng tạo ra độ săn cho chỉ phần lớn là theo một hướng xác định. Các loại chỉ may có thể sử dụng một trong hai hướng xoắn khi xe hoàn Bùi Thế Hanh 10 CA150439
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan