Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng protein bột lá chùm ngây trong chăn nuôi gà thịt tại thái ngu...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng protein bột lá chùm ngây trong chăn nuôi gà thịt tại thái nguyên

.PDF
70
4
70

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PROTEIN BỘT LÁ CHÙM NGÂY TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PROTEIN BỘT LÁ CHÙM NGÂY TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Chăn nuôi Mã số: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Từ Trung Kiên THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Minh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Từ Trung Kiên với cương vị người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong Trại Gia cầm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Khoa học Sự sống, Khoa Chăn nuôi Thú y, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Minh Tuấn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Giới thiệu chung về cây chùm ngây........................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh thái cây chùm ngây ...................................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh học, hình thái của cây chùm ngây ................................... 5 1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây ................ 6 1.2.1. Thành phần hóa học của cây chùm ngây ................................................ 6 1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây ................................................... 7 1.3. Các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước về sử dụng bột lá trong thức ăn chăn nuôi ............................................................................................ 12 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về sử dụng bột lá trong chăn nuôi gia cầm thịt ở trong và ngoài nước......................................................................................... 12 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về sử dụng các nguồn protein thực vật thay thế protein đỗ tương. ............................................................................................. 14 1.4. Giới thiệu qua về gà lông màu Lương Phượng ........................................ 15 iv CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 18 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 18 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 19 2.3.2. Thức ăn thí nghiệm ............................................................................... 20 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 22 2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 22 2.3.5. Phương pháp xử lý các số liệu .............................................................. 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 26 3.1. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. ................................................... 26 3.2. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm. .............................................. 27 3.3. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm............................................ 30 3.4. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm. ................................. 33 3.5. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm................................................... 35 3.6. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. ................. 37 3.7. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng. ................... 39 3.8. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. ................................ 41 3.9. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm. ...................................... 43 v 3.10. Ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây trong khẩu phần đến thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm. ............................ 45 3.11. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm. .............. 46 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 49 1. Kết luận ....................................................................................................... 49 2. Đề nghị ........................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 I. Tài liệu Tiếng Việt ....................................................................................... 51 II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 53 III. Tài liệu trên trang web .............................................................................. 54 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs Cộng sự CF Xơ thô CP Protein thô ĐC Đối chứng EE Mỡ thô FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn KL Khối lượng KLTB Khối lượng trung bình KPCS Khẩu phần cơ sở KPGĐ2 Khẩu phần giai đoạn 2 KPGĐ3 Khẩu phần giai đoạn 3 ME Năng lượng trao đổi NT Nghiệm thức Nxb Nhà xuất bản SS Sơ sinh TĂHH Thức ăn hỗn hợp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Tăng trọng TTTĂ Tiêu tốn thức ăn VCK Vật chất khô vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 19 Bảng 2.2. Công thức pha trộn thức ăn giai đoạn 2 ........................................... 20 Bảng 2.3. Công thức pha trộn thức ăn giai đoạn 3 ........................................... 21 Bảng 3.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn ............................................ 26 Bảng 3.2: Khối lượng trung bình của gà thí nghiệm ở các tuần tuổi ............... 28 Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm.......................................... 30 Bảng 3.4: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ........... 33 Bảng 3.5: Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn ........................ 36 Bảng 3.6: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà ........................... 37 Bảng 3.7: Tiêu tốn năng lượng trao đổi trung bình cho 1kg tăng khối lượng . 40 Bảng 3.8: Tiêu tốn protein trung bình cho 1kg tăng khối lượng ...................... 42 Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm....................................... 44 Bảng 3.10: Thành phần hóa học cơ ngực và đùi .............................................. 45 Bảng 3.11: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ..................................... 47 Bảng 3.12: Sơ bộ hạch toán thu, chi cho 1 gà thí nghiệm ................................ 48 viii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 1.1: Cây chùm ngây .................................................................................... 3 Hình 1.2: Gà Lương Phượng ............................................................................. 17 Biểu đồ 3.1: So sánh khối lượng trung bình sau 11 tuần tuổi ở các nghiệm thức ................................................................................................ 29 Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm giai đoạn 3 - 11 tuần tuổi..... 32 Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm giai đoạn 3 - 11 tuần tuổi ... 34 Biểu đồ 3.4: So sánh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng giai đoạn 3 - 11 tuần tuổi ......................................................................................... 38 Biểu đồ 3.5: So sánh tiêu tốn protein cho tăng khối lượng gà giai đoạn 3 11 tuần tuổi .................................................................................... 43 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà lông màu của nước ta đang chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp thực phẩm cho cộng đồng. Những thành tựu khoa học tiên tiến, công nghệ mới trong tiến trình hội nhập, phát triển đã và đang không ngừng được ngành chăn nuôi áp dụng để tạo ra lượng lớn thực phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Vì vậy, trong chăn nuôi nói chung, nuôi gà lông màu nói riêng, ngoài công tác chọn tạo giống có tốc độ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng thấp, chất lượng thịt thơm ngon thì một trong những yếu tố khác để đáp ứng được với thị hiếu của người tiêu dùng là phải nuôi bằng thức ăn có chất lượng tốt, sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, đảm bảo không dùng hoá chất, các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh… dẫn đến tồn dư độc tố trong sản phẩm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về các sản phẩm từ thực vật để bổ sung vào thức ăn cho gia cầm như: Các loại bột cây cỏ, cây họ đậu... không chỉ cung cấp một lượng protein nhất định, mà còn bổ sung cả carotenoid, nhiều chất sinh trưởng tự nhiên, sắc tố, khoáng đa, vi lượng và các vitamin,… cho gia cầm nói chung và gà nói riêng, làm cải thiện chất lượng thịt của gà nuôi hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp đã được chế biến sẵn. Trong khi đó cây chùm ngây là một loài cây quý, có rất nhiều các dưỡng chất quý và hàm lượng dưỡng chất cao, thậm chí cao hơn cả đỗ tương có thể bổ sung vào khẩu phần của gà. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của thay thế khô đỗ tương bằng bột lá chùm ngây còn chưa được thực hiện nhiều. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng protein bột lá chùm ngây trong chăn nuôi gà thịt tại Thái Nguyên”. 2 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định ảnh hưởng của khẩu phần được thay thế một phần protein của khô đỗ tương bằng protein của bột lá chùm ngây đến năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu, từ đó có cơ sở khoa học để khuyến cáo trong sản xuất. - Xác định tỷ lệ thay thế protein khô đỗ tương bằng protein bột lá chùm ngây thích hợp trong khẩu phần ăn của gà thịt lông màu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin có giá trị về mặt khoa học đối với ngành dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi nói chung và đối với gà lông màu nói riêng về thay thế protein khô đỗ tương bằng protein bột lá chùm ngây trong khẩu phần. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra mức sử dụng bột chùm ngây thích hợp trong khẩu phần ăn cho gà thịt, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và hạ giá thành sản phẩm. Kết quả của đề tài góp phần chứng minh hiệu quả của bột lá chùm ngây khi bổ sung vào khẩu phần trong chăn nuôi gà thịt, từ đó làm căn cứ tiến hành thêm các các nghiên cứu để có cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi ứng dụng trong thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao năng suất và chất lượng gà thịt, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về cây chùm ngây 1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh thái cây chùm ngây Cây Chùm ngây hay còn gọi là cây chùm ngây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu bel có tên khoa học là Moringa oleifera Lam (Foidl, 2001) [27], nằm trong hệ thống phân loại như sau: Giới thực vật (Kingdom) : Plantae Ngành Ngọc lan (Division) : Magnoliophyta Lớp Ngọc Lan (Class) : Magnoliopsida Bộ Cải (Ordo) : Brassicales Họ Chùm ngây (Familia) : Moringaceae Chi Chùm ngây (Genus) : Moringa Loài (Species) : Moringa oleifera Lam Hình 1.1: Cây chùm ngây Chùm ngây là loại cây có sự phân bố địa lý rộng rãi nhất ở dãy núi Himalya thuộc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Đây là loại cây 4 sinh trưởng nhanh và được sử dụng bởi người La Mã cổ đại, người Hy Lạp và Ai Cập, là cây trồng quan trọng ở Ấn Độ, Ethiopia, Philippines, Sudan và đang phát triển tại miền Tây, Đông và nam thuộc châu Phi, châu Á nhiệt đới, châu Mỹ Latin, vùng Caribean, Florida và quần đảo thuộc Thái Bình Dương (Jed W. Fahey, 2005) [28]. Chùm ngây được xem là cây dễ trồng, có thể trồng được từ hạt, hom cành, hom củ và trồng được quanh năm. Cây chùm ngây phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới bán khô hạn, đây là cây chịu hạn, có thể phát triển tại những nơi có lượng mưa từ 250 - 1500 mm mỗi năm. Chùm ngây ưa đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn, ưa nắng, ít bị sâu bệnh hại; thích hợp với những vùng có độ cao dưới 600 m, cây chùm ngây cũng có thể phát triển ở độ cao 1200 m. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho cây chùm ngây là 25 - 35 oC, ở nhiệt độ 48 oC cây có thể chịu đựng được được một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Hệ thống rễ phát triển mạnh nếu được trồng từ hạt, phình to như củ màu trắng với rễ bên thưa. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không phát triển như trồng bằng hạt. Cây bắt đầu cho quả từ thân, cành và nhánh sau từ 6 đến 8 tháng trồng. Ở Việt Nam cây trổ hoa tập trung chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Cây ra hoa rất sớm, thường ra ngay trong năm đầu tiên, khoảng 6 tháng sau khi trồng. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và nước, hoặc được mang đi bởi những loài động vật ăn hạt. Khả năng nảy mầm của hạt chùm ngây mới thu hoạch là khá cao 60 90 %. Tuy nhiên, nếu lưu trữ hạt quả khoảng 2 tháng trong điều kiện thông thường thì khả năng nảy mầm sẽ giảm xuống một cách nghiêm trọng. Tỉ lệ nảy mầm giảm dần từ 60 %, 48 % và 7,5 % tương ứng với thời gian lưu trữ hạt là 1, 2 và 3 tháng (Rubeena, 1995) [42]. 5 Cây trồng từ hạt, trong giai đoạn cây con thường yếu nên cần được chăm sóc trong điều kiện bóng mát. Biện pháp giâm cành có thể thực hiện, tuy nhiên hiệu quả không cao do hệ số nhân giống thấp, thường tiến hành giâm cành vào mùa mưa, khi điều kiện không khí đạt được độ ẩm thích hợp. 1.1.2. Đặc điểm sinh học, hình thái của cây chùm ngây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể mọc cao từ 5 đến 10m, phân nhánh nhiều, thân có thiết diện tròn. Thân non màu xanh có lông, thân già màu xám có nốt sần. Lá kép hình lông chim 3 lần lẻ, dài 30 – 60cm, màu xanh mốc, mọc cánh, có 5 - 7 cặp lá phụ bậc 1, 4 - 6 cặp lá phụ bậc 2, 6 - 9 cặp lá chét. Lá chét dài 12 - 20 mm hình trứng, mọc đối, mặt trên xanh hơn mặt dưới, gai nhỏ có lông ở chỗ phân nhánh, lá kép lông chim, gân lá hình lông chim, nổi rõ mặt dưới, cuống lá dài 18 - 25 cm. Cụm hoa dạng chùm sim mọc ở nách lá hay ngọn cành. Hoa không đều lưỡng tính, màu trắng hơi vàng, mùi thơm, hình dạng giống hoa đậu, có cuống dài 1 - 2 cm, có lông tơ. Trục phát hoa màu xanh, có lông dài 10 - 15 cm. Lá bắc hình vảy nhỏ, có lông. Đài hoa 5, rơi, đều, hơi cong hình lòng muỗng, màu trắng hơi vàng, phấn nằm ngoài, dài hơn nhị bất thụ và đối diện với cánh hoa, nhị bất thụ nằm xen kẽ cánh hoa. Chỉ nhị có kích thước to ở dưới, màu vàng, dài 0,6 - 1 cm, có lông. Bao phấn 2 ô, hình bầu dục, màu vàng hướng trong. Bộ nhụy 3 lá noãn dính, tạo thành bầu trên 1 ô, mang nhiều noãn, đính noãn bên, có lông. Vòi nhụy màu xanh, dài 1,8 cm, có nhiều lông. Đầu nhụy hình trụ, màu vàng, có lông (Trần Việt Hưng và Võ Duy Huấn, 2007) [43]. Cây cho nhiều lá vào cuối mùa khô và trổ hoa vào các tháng 1 - 2. Quả dạng nang treo, dài 25 - 30 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh, quả khô màu vàng xám. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan (Võ Văn Chi, 1999) [1]. 6 1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây 1.2.1. Thành phần hóa học của cây chùm ngây Các bộ phận của cây chùm ngây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, axit amin và nhiều phức chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, axit caffeoylquinic và kaempferol. Vỏ rễ chứa 2 alcaloit là Moringin và Moringinin; Moringin tương đồng với Benzylanin cũng có trong vỏ thân; trong vỏ thân còn có Beta-sitosterol. Toàn cây chứa một lacton gọi là Pterygospermin, một chất kháng khuẩn có tác dụng đối với vi khuẩn gram (+) và gram (-) và cả vi khuẩn ưa axít. Hoa chứa bazơ vô định hình. Hạt chứa 33-38 % dầu không màu, vị dịu, lâu hỏng, dùng ăn được và dùng trong hương liệu để định hương một số hoa. Trong hạt chứa Glucosinolates (như trong rễ): có thể lên đến 9 % sau khi hạt đã được khử chất béo. Các axít loại phenol carboxylic như 1-beta-Dglucosyl-2, 6-dimethyl benzoate. Dầu béo (20 - 50 %): phần chính gồm các axít béo như axít oleic (60 - 70 %), axít palmitic (3 - 12 %), axít stearic (3 12 %) và các axít béo khác như axít behenic, eicosanoic và axít lignoceric… Trong lá chứa: Các hợp chất loại flanonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpha-rhamnoside, kaempferol, axít syringic, axít galli, rutin, quercetin 3-O-beta-glucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside. Một số các hợp chất, các chất gây đột biến gen đã được tìm thấy trong hạt chùm ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile; hydroxyphenyl - acetamide. 4-hydroxyphenylacetonitrile và 4- 7 1.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây Lá chùm ngây là nguồn dinh dưỡng bổ sung các hợp chất hữu cơ tự nhiên tốt cho sức khỏe con người, được sử dụng để điều trị bệnh theo nhiều cách khác nhau, được hai tổ chức WHO (tổ chức y tế thế giới) và FAO (tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc) khuyến cáo sử dụng cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ suy dinh dưỡng và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba. Lá chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin thiết yếu như vatamin A, C và E. So sánh hàm lượng một số dinh dưỡng chính trong lá chùm ngây với một số loại thực phẩm phố biến cho thấy hàm lượng vitamin C nhiều hơn quả cam 7 lần; vitamin A nhiều hơn cà rốt 4 lần; canxi nhiều hơn sữa 4 lần; chất sắt nhiều hơn cải bó xôi 3 lần; chất đạm (protein) nhiều hơn 2 lần so với yaourt; kali nhiều 3 lần so với quả chuối (Donovan, 2007) [40]. Lá chùm ngây có tỷ lệ protein cao nhất (CP dao động trong khoảng 30,91 - 35,11), với các protein trong lá chùm ngây có thể so sánh với chất lượng protein từ đậu nành, các nhà khoa học thực phẩm từng cho rằng chỉ có đậu nành mới có lượng protein tương đương với thịt, sữa và trứng và bây giờ đã có thêm lá chùm ngây. Một số nghiên cứu thậm chí xem xét cho rằng protein từ lá chùm ngây tốt hơn so với protein đậu nành vì nó không gây dị ứng, protein được tiêu hóa thành các axit amin. Lá chùm ngây chứa khoảng 18 loại trong số 20 axit amin cần thiết của cơ thể con người bao gồm tất cả 8 axit amin thiết yếu được tìm thấy trong các sản phẩm thịt. Cơ thể con người và động vật không thể tự sản xuất 8 axit amin thiết yếu này và phải có được nhờ thông qua các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, lá chùm ngây là một trong số rất ít có chứa tất cả 8 axit amin này. Những chất dinh dưỡng thiết yếu có trong các bộ phận của cây chùm ngây có thể giúp làm giảm sự thiếu hụt dinh dưỡng và chống lại nhiều căn bệnh mạn tính. 8 Hạt chùm ngây chứa hàm lượng dầu tương đối lớn, được sử dụng trong nấu ăn, chế biến các món salad. Thành phần axit béo trong dung dịch và enzyme chiết xuất từ dầu hạt chùm ngây tương ứng là 67,9 % và 70,0 % (Abdulkarim và cs, 2005) [26]. Do tỷ lệ các axit béo không no cao nên dầu hạt chùm ngây được sử dụng để thay thế một số loại dầu có giá trị cho sức khỏe con người như dầu oliu. Toàn bộ hạt chùm ngây được sử dụng để ăn xanh, rang thành bột, hấp trong trà và món cà ri (Jed W. Fahey, 2005) [28]. Ngoài ra, trong lá chùm ngây còn chứa hàm lượng cao carotenoid hoạt tính sinh học, tocopherols và vitamin C có giá trị trong việc duy trì cân bằng chế độ ăn, uống và ngăn ngừa các gốc tự do - là nguyên nhân gây lên nhiều bệnh hiểm nghèo (Smolin và Grosvenor, 2007) [37]. Lá giàu provitamins, bao gồm cả axít ascorbic, carotennoids và tocopherols (Lako và cs, 2007) [31]. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng các loại rau quá giàu carotenoid có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, sự thoái hoá điểm vàng và sự hình thành đục thuỷ tinh thể. Ngoài các provitamins, lá chùm ngây cũng được coi là nguồn giàu khoáng chất, polyphenol, flavonoid, alkaloid và protein (Lako và cs, 2007) [31]. * Giá trị sử dụng của chùm ngây Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo, vì vậy nó được nghiên cứu rất nhiều về trồng trọt, thu hái; cũng như nghiên cứu về các hoạt tính y dược học, giá trị dinh dưỡng... Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ, Philippines, và Phi Châu. Nghiên cứu nhiều nhất về giá trị của Moringa oleifera Lam, được thực hiện tại Đại học Nông nghiệp Falsalabad- Pakistan. Theo nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Falsalabad- Pakistan: Moringa oleifera Lam (Moringaceae) vừa là một nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, beta - carotene, axít amin và nhiều hợp chất phenolics… 9 Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc: dịch chiết từ lá và hạt chùm ngây có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh do các loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis; dầu chiết từ lá chùm ngây có đến 44 hóa chất (Bioresource Technology, 2007) [39]. Nghiên cứu tại Đại học Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ): Kết quả cho thấy chùm ngây có tác dụng làm hạ cholesterol, phospholipid, triglyceride, làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Jed W. Fahey, 2003) [28]. Nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật tại thủ đô Guatemala, nước Guatemala: dịch chiết bằng nước nóng từ hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân chùm ngây có hoạt tính chống co giật, hoạt tính chống sưng và tác dụng có lợi. Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50 = 65,6 mg/ml môi trường; tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1000 mg/kg. Nước trích từ rễ cũng cho một số kết quả (Journal of Ethnopharmacology, 2000) [41]. Nghiên cứu tại Đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn Độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, nước chiết từ rễ chùm ngây có tác dụng ngừa thai. Hạt chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml (-1)) dùng hạt chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0,3 - 1,5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu; và khuẩn coli còn 5 - 10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn Độ. Thử nghiệm tại Đại học Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng lõi gỗ chùm ngây làm 10 giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Đây được xem như một một biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận. Reyes, 1990: đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu hái làm dược liệu theo phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau từ 10 đến 50 cm, sau 75 ngày thu hái lá và cành non ở phía trên bằng cách cắt ngang thân cây cách gốc 20 - 30 cm; sau đó chăm sóc tiếp và thu hái, cây sẽ cho ra nhánh và cành non sau đó. Trung bình mỗi năm thu hoạch được 4 lần, năng suất trung bình thu được 100 tấn/1 hecta/năm đầu tiên và 57 tấn/1 hecta/ năm thứ hai. Theo Siemonsma và cs, (1994) [36]: người ta có thể thu hái quả non làm rau sau 55 - 70 ngày kể từ ngày hoa nở và quả chín sau 100 - 115 ngày. * Ứng dụng của cây chùm ngây trên thế giới Hầu như mỗi phần của cây chùm ngây đều hữu ích cho các chế phẩm thực phẩm chức năng, dược phẩm, dinh dưỡng, lọc nước và sản xuất dầu diesel sinh học, bao gồm rễ, lá, hoa, vỏ cây xanh và hạt (Saini, 2015) [35]. Các quả non, hoa và lá non của cây này được sử dụng cho mục đích ẩm thực ở các vùng khác nhau của thế giới (Stevens và cs, 2013) [38]. Lá của chùm ngây là một nguồn giàu phenolics và glucosinolates, khoáng chất (Saini, 2014) [32], tocopherols, carotenoids (Saini, 2014) [33], axit béo không bão hòa (Saini, 2014) [34], axit ascorbic (Saini, 2015) [35] và folate. Dầu hạt chùm ngây còn được gọi là "dầu Ben" được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học, vì hàm lượng cao các axit béo không bão hòa đơn ở dạng axit oleic. Dầu hạt chùm ngây là một ứng viên tiềm năng cho sản xuất diesel sinh học, vì nó đáp ứng tất cả các thông số kỹ thuật chính của các tiêu chuẩn diesel sinh học của Mỹ, Đức và châu Âu. Vì vậy, nó có tầm quan trọng thương mại và công nghiệp lớn. Các protein cationic trọng lượng phân tử thấp, các protein liên kết chitin (Mo-CBP3), lectin, napins, mabinlins và các protein hạt giống khác được chiết xuất từ hạt chùm ngây được mô tả thành công và sử dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan