Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng mex cho thân trước áo vest nữ...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng mex cho thân trước áo vest nữ

.PDF
83
11
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ THỊ SIM NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MEX CHO THÂN TRƯỚC ÁO VEST NỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ THỊ SIM NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MEX CHO THÂN TRƯỚC ÁO VEST NỮ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY MÃ SỐ: DETMAY15B - 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ PHÚC BÌNH HÀ NỘI - 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Vũ Thị Sim Đề tài luận văn: Nghiên cứu sử dụng mex cho thân trước áo Vest nữ Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may Mã số SV: CB150145 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26/10/2017 với các nội dung sau: - Đã chỉnh sửa mật độ sợi dọc (/10cm) của vải từ 68 thành 270: trang 39, 43. - Đã chỉnh sửa câu từ trong mục: 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm áo vest nữ trang 3. - Đã chỉnh sửa đối tượng nghiên cứu trang 26. - Đã chỉnh sửa ghi chú tài liệu tham khảo trang 22. - Đã bổ sung chế độ ép dán mex: nhiệt độ, thời gian, lực ép. - Đã rà soát lại lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trình bày….. Ngày10 tháng 11 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn Vũ Thị Sim TS. Lê Phúc Bình CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Chu Diệu Hương Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Phúc Bình. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại Trung Tâm Thí Nghiệm của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Viện Dệt May Việt Nam. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có sự sao chép từ các luận văn khác. Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017 Vũ Thị Sim i Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo trong Viện Dệt May, Da Giầy & Thời Trang – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Và đặc biệt là Tiến Sĩ Lê Phúc Bình đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May - Viện Dệt May Việt Nam, Công ty cổ phần May 10, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin kính chúc Quý Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp sức khỏe và thành đạt. Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2017 Vũ Thị Sim ii Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii AN DAN MỤC ẢN MỤC N I ..................................................................................... vi – ĐỒ THỊ ....................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 C ƢƠN 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3 1.1. Giới thiệu về áo vest nữ .......................................................................................3 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm áo vest nữ ..........................................................................3 1.1.2. Phân loại áo Vest nữ .........................................................................................4 1.1.3. Cấu tạo của một áo vest nữ cổ điển...................................................................6 1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng áo vest nữ ...........................................................7 1.1.4.1. Đánh giá áo ....................................................................................................7 1.1.4.2. Đánh giá thân trước ........................................................................................8 1.2. Nguyên liệu sản xuất áo vest nữ .........................................................................8 1.2.1. Lớp vải ngoài ....................................................................................................8 1.2.2. Lớp mex dán....................................................................................................10 1.2.2.1. Chức năng và phân loại mex ........................................................................10 1.2.2.4. Yêu cầu đối với chất lượng ép mex .............................................................20 1.2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngép mex ..............................................20 1.2.3. Chế độ ép, dán mex .........................................................................................22 1.3. Tham số độ chứa đầy của vải dệt thoi ................................................................22 1.4. Kết luận tổng quan .............................................................................................24 C ƢƠN 2: NỘI N , ĐỐI TƢỢN À P ƢƠN P ÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................25 2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu .....................................................................25 - Mex 1: SB30D. Thành phần: 100% polyeste. ........................................................25 - Mex 2: VH99. Thành phần: 100% polyeste. ..........................................................25 - Mex 3: 302F. Thành phần: 100% polyeste. ............................................................25 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................25 iii Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2.3.1. Phương pháp lý thuyết ....................................................................................25 2.3.2. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................25 2.4. Thiết bị thí nghiệm .............................................................................................26 2.5. Thực nghiệm ......................................................................................................27 2.5.1. Mẫu thí nghiệm ...............................................................................................27 2.5.2. Xác định một số thông số kỹ thuật của vải và mex mẫu .................................28 2.5.2.1. Xác định kiểu dệt ........................................................................................29 2.5.2.2. Xác định mật độ sợi .....................................................................................29 2.5.2.3. Xác định độ dày ...........................................................................................29 2.5.2.4. Xác định khối lượng .....................................................................................30 2.5.2.5. Độ chứa đầy của vải và mex mẫu ................................................................30 2.5.2.6. Tỷ lệ diện tích phủ keo trên mex mẫu ..........................................................31 2.5.3. Xác định độ cứng uốn của vải và mex mẫu ....................................................31 2.5.4. Xác định góc hồi nhàu của vải và mex mẫu ...................................................32 2.5.5. Xác định độ giãn và đàn hồi của vải ...............................................................32 2.5.6. May mẫu ..........................................................................................................34 2.5.6.1. Phương pháp gia công thân trước áo Vest nữ ..............................................34 2.5.6.2.Mẫu thân áo ...................................................................................................37 C ƢƠN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................39 3.1. Quan hệ giữa một số thông số kỹ thuật của vải và mex mẫu .............................39 3.1.1. Một số thông số kỹ thuật của vải may áovest nữ ............................................39 3.1.2.Một số thông số kỹ thuật của vải mex dùng để gia công thân trước áo Vest nữ ......................................................................................................................39 3.1.2.1. Vải nền của mex ...........................................................................................39 3.1.2.2. Đặc điểm keo phủ trên mex .........................................................................40 3.1.3. Ảnh hưởng của độ chứa đầy vải nền của mex và của vải áo ..........................41 3.1.3.1. Độ chứa đầy của vải may áo ........................................................................41 3.1.3.2. Độ chứa đầy vải nền của mex ......................................................................43 3.2. Ảnh hưởng của mex đến tính chất của vải áo sau dán mex ...............................44 3.2.1. Độ cứng uốn của vải và mex khi chưa dán .....................................................44 3.2.2. Độ cứng uốn của vải đã dán mex ....................................................................45 iv Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 3.2.3. Ảnh hưởng dán mex đến khả năng hồi phục nếp gấp của vải áo ....................47 3.2.3.1. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải và mex khi chưa dán ...........................47 3.2.3.2. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải đã dán mex ..........................................49 3.2.4. Ảnh hưởng của mex đến độ giãn và phục hồi của vải ....................................52 3.2.4.1. Đặc tính giãn của vải dưới tác động của tải trọng ........................................52 3.2.4.2. Đặc tính co giãn của vải sau khi bỏ tải trọng ...............................................53 3.2.3.3. Đặc tính phục hồi co của vải sau khi thôi kéo giãn .....................................55 3.3. Đánh giá thân áo mẫu có và không dùng mex ...................................................56 3.3.1. Trạng thái sản phẩm trong sản xuất ................................................................56 3.3.2. Trạng thái sau khi giặt chưa là ........................................................................59 3.3.3. Trạng thái sau khi giặt và là phẳng .................................................................61 3.3.4. Ảnh hưởng của mex đến kích thước sau khi giặt ............................................62 3.3.5. Khuyến nghị lựa chọn mex .............................................................................64 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69 PHỤ LỤC .................................................................................................................72 v Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội AN MỤC ẢN I Bảng 2.1. Nội dung tiêu chuẩn phương pháp thử áp dụng .......................................25 Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng thí nghiệm ......................................................................26 Bảng 2.3. Thông tin về mẫu vải dệt thoi ...................................................................28 Bảng 2.4. Thông tin về mẫu vải mex dệt thoi ...........................................................28 Bảng 2.5. Qui trình may chắp đề cúp ........................................................................35 Bảng 2.6. Qui trình may ve nẹp ................................................................................36 Bảng 3.1. Một số thông số kỹ thuật về mẫu vải ........................................................40 Bảng 3.2. Một số thông số kỹ thuật vải nền của mex mẫu. ......................................40 Bảng 3.3. Tỷ lệ diện tích phủ keo trên mex may thân trước áo vest nữ. ..................42 Bảng 3.4. Thông số về độ chứa đầy của vải may áo. ................................................44 Bảng 3.5. Thông số về độ chứa đầy của vải nền mex mẫu. ......................................45 Bảng 3.6. Độ cứng uốn của vải và mex may thân trước áo vest nữ. ........................45 Bảng 3.7. Độ cứng uốn của vải thân trước áo đã dán mex .......................................45 Bảng 3.8. Độ cứng uốn của vải trước và sau dán mex ..............................................45 Bảng 3.9. Góc hồi nhàu của vải và mex mẫu. ...........................................................47 Bảng 3.10. Khả năng hồi phục nếp gấp của vải và mex mẫu. ..................................48 Bảng 3.11. Góc hồi nhàu của vải trước và sau dán mex ...........................................51 Bảng 3.12. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải đã dán mex ....................................51 Bảng 3.13. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải trước và sau dán mex.....................52 Bảng 3.14. Độ giãn của vải may thân trước áo vest .................................................54 Bảng 3.15. Độ phục hồi của vải sau khi bỏ tải trọng ................................................55 Bảng 3.16. Độ phục hồi của vải sau khi bỏ sức căng kéo giãn 85% ........................57 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mex đến kích thước của thân trước sau khi giặt 20 lần.64 vi Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội AN MỤC N – ĐỒ T Ị Hình 1.1. Aó vest nữ phong cách nữ tính thanh lịch...................................................3 Hình 1.2. Aó vest nữ phong cách cổ điển ...................................................................4 Hình 1.3. Aó vest nữ phong cách hiện đại ..................................................................5 Hình 1.4. Aó vest nữ phong cách lưỡng tính năng động ............................................5 Hình 1.5. Các bộ phận chính của áo vest ....................................................................6 Hình 1.6. Vải tuytsi .....................................................................................................9 Hình 1.7. Vải kaki chun ..............................................................................................9 Hình 1.8. Vải len .......................................................................................................10 Hình 1.9. Vải cotton ..................................................................................................10 Hình 1.10. Mex giấy..................................................................................................12 Hình 1.11. Mex vải....................................................................................................13 Hình 1.12. Mex rắc hạt ..............................................................................................13 Hình 1.13. Mex cán láng ...........................................................................................14 Hình 1.18. Sơ đồ xác định độ chứa đầy của sợi dọc và sợi ngang. ..........................22 Hình 2.1. Vải mẫu dùng để may thân trước áo Vest nữ ............................................28 Hình 2.2. Các chi tiết ép mex (mùng) thân trước áo Vest nữ ...................................35 Hình 2.3. Hình cắt thân trước áo vest nữ ..................................................................35 Hình 2.4. Hình cắt ve nẹp áo Vest nữ .......................................................................36 Hình 2.5. Thân trước áo Vest nữ sau khi may xong chưa giặt..................................38 Hình 3.1. Ảnh đo độ che phủ keo trên bề mặt vải nền mex mẫu. .............................40 Hình 3.2. Ảnh đo độ chứa đầy của vải may thân trước áo Vest nữ ..........................42 Hình 3.3. Ảnh đo độ chứa đầy vải nền của mex mẫu. ..............................................43 Hình 3.4. Sự thay đổi độ cứng uốn của vải may thân trước áo Vest nữ theo hướng dọc ..................................................................................................................46 Hình 3.5. Sự thay đổi độ cứng uốn của vải may thân trước áo Vest nữ theo hướng ngang .........................................................................................................................46 Hình 3.6. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải và mex gấp về mặt phải ...................48 Hình 3.7. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải và mex gấp về mặt trái .....................49 Hình 3.8. Sự thay đổi khả năng phục hồi nếp gấp về mặt phải của vải sau dán mex ............................................................................................................................51 vii Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 3.9. Sự thay đổi khả năng phục hồi nếp gấp về mặt trái của vải sau dán mex.52 Hình 3.13. Thân trước áo Vest nữ sau khi may xong chưa giặt................................57 Hình 3.14. Khả năng tạo phom của mex ...................................................................58 Hình 3.15. Thân trước áo Vest nữ sau khi giặt lần 1 chưa là ....................................59 Hình 3.16. Thân trước áo Vest nữ sau khi giặt lần 20 chưa là ..................................60 Hình 3.17. Thân trước áo Vest nữ sau khi giặt lần 20 là phẳng................................61 Hình 3.18. Thông số sau khi giặt lần 1 .....................................................................62 Hình 3.19. Thông số sau khi giặt lần 20 ...................................................................63 viii Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội MỞ ĐẦ Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng nhanh; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao; thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu theo hướng có tích lũy; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa, với xuất phát điểm thấp, việc cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập rất vất vả, thậm chí có thể mất các đơn hàng truyền thống về khối các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may nội địa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đơn hàng, tập trung vào năng suất, cải thiện chi phí lao động trên một sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, đối tác mới để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu. Để tận dụng được xu thế hội nhập toàn cầu, mang lại giá trị gia tăng cao, lợi nhuận lớn, doanh nghiệp gia công Việt Nam cần nhanh chóng chuyển từ phương thức gia công cắt may đơn giản (CMT) sang các phương thức gia công hiện đại (OEM), FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế bán hàng) hay OBM (sở hữu nhãn hàng riêng) mang lại giá trị kinh tế lớn hơn cho mỗi đơn hàng. Hiện nay nhu cầu về chất lượng hàng Dệt may trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao, một trong những sản phẩm cao cấp có yêu cầu khắt khe về chất lượng là áo Vest nữ. Bên cạnh tiêu chuẩn về kiểu dáng mẫu mã mặt hàng, cần lưu ý đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về ngoại quan sản phẩm, độ ổn định kích thước, độ phẳng... Thân trước của áo Vest nữ là chi tiết sử dụng mex làm phẳng và tạo phom nhiều nhất trong sản phẩm. Do vậy việc lựa chọn 1 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội mex dán sử dụng để gia công thân trước trên sản phẩm áo vest nữ là rất quan trọng cần được nghiên cứu để từ đó đề xuất lựa chọn mex và phương pháp dán mex khi gia công thân trước áo Vest nữ cho phù hợp. Xuất phát từ các yêu cầu trên, luận văn chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng mex cho thân trƣớc áo vest nữ” được thực hiện với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của mex đến chất lượng thân trước áo vest nữ, nhằm nâng cao chất lượng cho thân trước áo vest nữ sử dụng mex dán. Trong phạm vi thời gian và điều kiện thực tế, luận văn tập trung thực hiện những nội dung chính được trình bày trong ba chương sau: + Chương 1: Tổng quan + Chương 2: Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu + Chương 3: Kết quả và bàn luận + Kết luận của luận văn 2 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội C ƢƠN 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về áo vest nữ 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm áo vest nữ Vest nữ là một sản phẩm áo khoác ngoài, mang lại vẻ đẹp lịch sự, trang trọng cho người mặc, là một loại trang phục phức tạp trong thiết kế và công nghệ gia công sản phẩm. Áo vest nữ thường đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng các chi tiết cổ, ve, thân trước và kết cấu đường nét của các chi tiết khác. Vest nữ là trang phục phổ biến có thể biến hóa theo nhiều phong cách, phù hợp với nhiều độ tuổi. Vest nữ dễ dàng kết hợp với trang phục đi kèm ở những phong cách khác nhau ví dụ với quần tây, chân váy bút chì hay quần jean… Vì vậy, mà Vest ngày càng được các quý cô dành nhiều sự ưu ái. Ngày nay, thật dễ dàng sở hữu những bộ Vest thiết kế riêng cho phái nữ với chi tiết bó sát, ôm cơ thể để tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ. Với áo Vest nữ tính như vậy chỉ cần kết hợp cùng chiếc quần âu dáng skinny cùng đôi giày cao gót sẽ tạo nên nét thanh lịch nơi công sở [8]. Hình 1.1. Aó vest nữ phong cách nữ tính thanh lịch Áo Vest nữ được khá nhiều người chọn làm trang phục hằng ngày hoặc đi làm, được nhiều công ty, doanh nghiệp… lựa chọn làm đồng phục đến công sở. Kiểu dáng thường là dáng ôm cơ thể, vì vậy thân trước của áo phải có độ ôm phom 3 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội phần ngực, vạt áo cần phẳng và đứng. Để tạo được phom ôm của phần ngực áo thì cần sử dụng một lớp vải mex mềm dán vào mặt trái của vải may thân trước áo, tạo độ phẳng và đứng áo. Vì chất liệu vải áo thường là loại mềm và có độ co giãn để có thể vận động dễ dàng khi đi lại và làm việc [9]. 1.1.2. Phân loại áo Vest nữ Ngày nay áo Vest nữ có rất nhiều kiểu dáng với nhiều màu sắc và hoa văn thể hiện cá tính riêng của người mặc. Theo đó, người mặc Vest có thêm nhiều sự lựa chọn hơn đối với loại trang phục tưởng chừng gắn liền với những phong cách thời trang. Dáng áo vest cổ điển thường được dành cho phụ nữ đứng tuổi, chúng không có quá nhiều những điểm cách điệu trên áo [11]. Hình 1.2. Aó vest nữ phong cách cổ điển Dáng áo Vest hiện đại được thiết kế ôm người. Cổ áo và ve áo mềm, mỏng làm cho nó trở nên mềm mại và năng động. Khi mặc kết hợp cùng legging, quần jean ôm, quần short hay chân váy ôm đem lại một ấn tượng thời trang hiện đại [11]. 4 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 1.3. Aó vest nữ phong cách hiện đại Việc kết hợp các loại trang phục khác cùng dòng trang phục silhouette đậm chất nam tính và nữ tính lại với nhau để mang lại kết quả là những phong cách độc đáo, cực kì thời thượng và rất phù hợp với những cô nàng có cá tính mạnh mẽ, năng động [8]. Hình 1.4. Aó vest nữ phong cách lưỡng tính năng động 5 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Ở áo Vest nữ, nét sang trọng, lịch sự được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa hình dáng của chi tiết cổ và ve trên thân trước áo. Độ ôm phom với cơ thể và tỷ lệ của các chi tiết trên tổng thể của sản phẩm là tiêu chí lựa chọn áo. Chẳng hạn, áo Vest kiểu hai ve cổ điển làm cho người mặc có dáng vẻ trang trọng lịch sự, còn áo Vest cổ ve xếch thể hiện sự năng động, trẻ trung của người mặc. Từ cổ áo ve cơ bản các nhà thiết kế đã đưa ra những kiểu cổ, ve có sự phá cách mới để tạo tính thời trang cho sản phẩm. Tuy nhiên, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng nhờ khả năng tạo phom ở thân trước của áo [12]. 1.1.3. Cấu tạo của một áo vest nữ cổ điển Một áo Vest nữ cổ điển thường gồm các bộ phận chính sau: Thân trước, thân sau, tay áo, nẹp (vạt) áo, ve áo, cổ áo, lót áo như giới thiệu trên hình 1.5. Hình 1.5. Các bộ phận chính của áo vest 1- Thân trước với đường bổ cong từ vòng nách chạy tới ngang eo, thân trước dưới để liền, tại đường cắt ngang eo có túi trang trí tạo điểm nhấn rất chỉnh phần eo áo. 2 - Thân sau có đường bổ sống lưng và đường bổ thân từ vòng nách chạy xuống gấu áo. 6 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 3 - Tay áo là kiểu tay hai mang dời có sống tay, đầu tay có đệm vai tạo dáng. 4 - Vạt áo kiểu vạt tròn, vị trí khuyết nẹp nằm ở ngang eo tạo sự trẻ trung, cùng với đó sử dụng khuy to bản đồng mầu với màu áo tạo điểm nhấn nhưng không quá lộ. 5,6 - Cổ áo là kiểu cổ bẻ 2 xuôi, ve dài đến eo 7 - Lót áo bao gồm các chi tiết: thân trước, thân sau, tay áo. Lót áo được thiết kế có độ cử động rộng hơn lần chính để đảm bảo sự thoải mai khi mặc, vải lót áo thường đồng màu với vải chính. Thân trước là một bộ phận rất quan trọng của áo vest nữ, mang lại sự phù hợp cho hình dáng sản phẩm, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ khuôn mặt và cá tính người mặc, thân trước áo vest nữ cần sử dụng các loại nguyên phụ liệu may như vải chính và mex (mùng). Mùng được dán vào toàn bộ thân trước nhằm mục đích tạo phom dáng cho sản phẩm, giúp căng phẳng bề mặt và ổn địch kích thước vải trong quá trình may và sử dụng sản phẩm. Mex vải mềm hay còn gọi là mùng, là một lớp thứ ba được sử dụng giữa hai lớp vải để hỗ trợ thêm cho lớp vải ngoài, tăng thêm độ ổn định hình dạng, tăng độ bền kết cấu thân trước, duy trì chính xác hình dạng và kích thước. Khi mùng được ép lên lớp vải ngoài sẽ tạo ra độ cứng của lớp vật liệu, độ cứng này được tạo ra từ sự dính kết giữa lớp vải ngoài, lớp nhựa và vải nền của mex dính, sự cân bằng về độ bền của lớp vải ngoài và lớp lót càng lớn thì tại vị trí đó sản phẩm càng cứng. Độ cứng sẽ tăng hoặc giảm nếu có sự khác nhau giữa cách sử dụng lớp ngoài và lớp mex [12], [14], [16]. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng áo vest nữ 1.1.4.1. Đánh giá áo - Bề mặt vạt trước áo không bong rộp, co rúm, thay đổi màu sắc. - Vạt áo hai bên mo đều, không vênh, cạnh nẹp thẳng không cong. - Đường bẻ ve phải thẳng, hai đầu ve đối xứng, êm trong, phẳng ngoài ve lé đều. - Túi đúng dáng, cơi không bùng, nhăn, góc túi không sổ tuột, miệng túi khít, đáy túi không bục, nắp túi êm phẳng. - Hai tay phải ôm thân, tròn đều, không bị lẳng, quắp, không nhăn. 7 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Đường may lắp ráp phải êm phẳng, không bục, xỏa, bỏ mũi, sùi chỉ. - Lót áo và lót tay có độ súp đúng quy định. - Cúc, khuyết phải chắc chắn [4], [12], [13], [22]. Như vậy tiêu chí thứ nhất, thứ hai và thứ ba có liên quan đến việc sử dụng mex cần được nghiên cứu 1.1.4.2. Đánh giá thân trước - Bề mặt thân trước phẳng không bong rộp, nhăn rúm, thay đổi màu sắc. - Chiết thẳng, đầu chiết êm thoát không úng. - Vạt áo hai bên mo đều, không bai vênh, cạnh nẹp thẳng không cong. - Đường bẻ ve phải thẳng, hai đầu ve đối xứng, êm trong, phẳng ngoài ve lé đều. - Túi đúng dáng, viền túi đanh, đều, góc túi không sổ tuột, miệng túi khít, đáy túi không bục, nắp túi êm phẳng [4], [12], [13], [22]. Vì các yêu cầu trên nên cần có sự hỗ trợ của lớp vải mex dán trên thân trước một số bộ phận trên áo Vest nữ, lớp vải mex này đóng một vai trò khá quan trọng như: nâng cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, tạo bề mặt có độ phẳng cao, tạo phom dáng cho chi tiết giúp ổn định cấu trúc vải, tránh bai dãn, biến dạng các chi tiết trong quá trình may, đồng thời tăng độ bền cho lớp vải ngoài. 1.2. Nguyên liệu sản xuất áo vest nữ 1.2.1. Lớp vải ngoài Vải ngoài sử dụng cho áo Vest thường dùng vải dệt thoi dày dặn, với chất liệu đa dạng như: 100% len, len pha polyester, polyester pha bông, visco pha polyester…với các tên thương mại như: Vải Tuytsi, vải kaki chun, vải len, vải cotton...[5], [14], [16]. * Vải Tuytsi (Tweed): Là vải dệt thoi kiểu dệt vân chéo với các loại sợi khác nhau như: + Tuytsi I: 35% Cotton 65% Polyester: Loại vải này có giá thành rẻ, không co giãn, nhiều nilon, hơi nóng, ít nhăn. + Tuytsi II: 65% Cotton 35% Polyester: Loại vải này có mặt vải hoàn tất chải kỹ, lỳ, đanh. Thoáng, hút mồ hôi. 8 Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội + Tuytsi III: 85% Cotton 15% Polyester: Loại vải này nhẹ, mềm, sang trọng. Độ hút ẩm tốt. + Tuytsi chun: 85% Cotton 15% Polyester: Đây là loại vải cao cấp, có độ co giãn tốt, bền, đẹp, sang trọng. Hình 1.6. Vải tuytsi * Vải Kaki chun: Là vải dệt thoi kiểu dệt vân chéo với các lợi sợi khác nhau như: (65% Cotton 35% Polyester): Vải có mật độ cao, độ săn sợi lớn, nên có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu vải chéo Tuytsi, thường được dùng may áo vest công sở. Kaki chun là vải kaki dùng sợi có lõi chun, có độ giãn và đàn hồi cao, nên áo dễ dàng vận động. Ít nhăn, bề mặt vải mịn, dễ giặt ủi. Hình 1.7. Vải kaki chun * Vải len (wool): Là vải dệt thoi kiểu dệt vân điểm hoặc vân chéo với các loại sợi khác nhau như: sợi lông cừu, vải dày, mềm mại, nhẹ, thấm hút mồ hôi thoáng mát. Sợi pha len với bông, Polyester được sử dụng rất phổ biến do các ưu điểm: Giảm giá thành sản phẩm, đạt được nhiều tính chất mới như: bền hơn, ít chịu phá hủy của vi sinh vật, có khả năng chống biến dạng, giữ nếp được lâu… 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan