Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sử dụng mex cho manchette của tay áo sơ mi nam...

Tài liệu Nghiên cứu sử dụng mex cho manchette của tay áo sơ mi nam

.PDF
75
2
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG KHANH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MEX CHO MANCHETTE CỦA TAY ÁO SƠ MI NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG KHANH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MEX CHO MANCHETTE CỦA TAY ÁO SƠ MI NAM CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY MÃ SỐ: DETMAY15B-01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ PHÚC BÌNH HÀ NỘI - 2017 SĐH.QT9.BM11 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Hồng Khanh. Đề tài luận văn: Nghiên cứu sử dụng mex cho manchette của tay áo sơ mi nam Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu dệt may Mã số SV: CB150143 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26/10/2017 với các nội dung sau: - Bổ sung phương pháp thử đối với các thông số kỹ thuật của mex trang 35, 36, 37 - Bổ sung phương pháp đo góc hồi nhàu và độ cứng uốn đối với vải đã dán mex trang 38, 39, 40; - Bổ sung lực ép và thời gian ép cho 3 loại mex trang 35; - Bổ sung tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá manchette của tay áo sơ mi nam trang 18; - Bổ sung kết quả lựa chọn mex vào phần kết luận trang 70; - Bổ sung chú tích hình 1.11 trang 21; - Sửa hình 1.17 và hình 1.18 thành hình 1.14 trang 28; - Bỏ nội dung độ chứa đầy của vải đã ép mex trong bảng 3.11 trang 61; - Sửa lỗi chính tả đánh máy và viết tài liệu tham khảo có học vị tên tác giả đứng trước trang 16, 20, 26, 36, 41, 42, 59, 70. Ngày 7 tháng 11 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn TS. Lê Phúc Bình Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Khanh CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS. Lã Thị Ngọc Anh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn thực hiện dưới sự dướng dẫn của tiến sĩ Lê Phúc Bình. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại trung tâm thí nghiệm của Viện Dệt May Da giầy và Thời Trang – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Trung tâm thí nghiệm dệt may của Viện Dệt May Việt Nam. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có sự sao chép từ các luận văn khác. Hà nội, ngày 7/11/2017 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Khanh 1 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Viện Dệt may – Giày da và Thời trang. Đặc biệt là tiến sĩ Lê Phúc Bình người đã tận tâm hướng dẫn, khích lệ và dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật này. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô, cán bộ phụ trách trung tâm thí nghiệm của Viện Dệt May Da giầy và Thời Trang – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và Trung tâm thí nghiệm dệt may của Viện Dệt May Việt Nam. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy - Cô, các bạn đồng nghiệp sức khoẻ và thành đạt. Hà nội, ngày 7/11/2017 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Khanh 2 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................... 10 1.1. Khái quát về áo sơ mi nam sử dụng mex dán ....................................................10 1.1.1. Đặc điểm cấu tạo .............................................................................................10 1.1.2. Phân loại ..........................................................................................................12 1.2. Vải may áo sơ mi ...............................................................................................13 1.2.1. Vải may áo sơ mi nam.....................................................................................16 1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu của manchette dán mex ................................................17 1.3. Khái quát về mex dùng trong may mặc .............................................................20 1.3.1. Khái niệm mex dùng trong may mặc ..............................................................20 1.3.2. Vải nền của mex: .............................................................................................22 1.3.2.1. Vải không dệt dùng làm mex: ......................................................................22 1.3.2.2. Vải dệt thoi dùng làm mex: ..........................................................................23 1.3.2.3. Vải dệt kim dùng làm mex: ..........................................................................24 1.3.2.4. Nhựa keo: .....................................................................................................25 1.3.3. Chế độ ép, dán mex .........................................................................................27 1.4. Độ chứa đầy của vải dệt thoi ..............................................................................28 1.5. Kết luận phần tổng quan ....................................................................................31 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ ...................................................... 32 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 32 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .......................................................................32 2.1.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ..................................................................32 2.1.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................32 2.2.1. Phương pháp lý thuyết ....................................................................................32 2.2.2. Phương pháp thực nghiệm ..............................................................................32 2.3. Thiết bị thực nghiệm ..........................................................................................33 2.4. Thực nghiệm ......................................................................................................34 2.4.1. Mẫu thí nghiệm ...............................................................................................34 3 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2.4.2. Xác định một số thông số kỹ thuật của vải và mex mẫu .................................35 2.4.2.1. Xác định kiểu dệt của vải và mẫu mex ........................................................35 2.4.2.2. Xác định mật độ sợi của vải và mẫu mex ....................................................35 2.4.2.3. Xác định độ dày của vải và mẫu mex ..........................................................36 2.4.2.4. Xác định khối lượng của vải và mex mẫu ....................................................37 2.4.2.5. Xác định góc hồi nhàu của vải và mex mẫu (chưa dán và đã dán) ..............38 2.4.2.7. Độ chứa đầy của vải và mex mẫu ................................................................40 2.4.2.8. Tỷ lệ diện tích phủ keo trên mex mẫu ..........................................................41 2.4.3. Phương pháp may manchette mẫu ..................................................................42 3.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông số kỹ thuật của vải và mex ................45 3.1.1. Một số thông số kỹ thuật của vải may áo ........................................................45 3.1.2. Một số thông số kỹ thuật của mex gia công manchettecủa áo ........................46 3.1.2.1. Vải nền của mex ...........................................................................................46 3.1.2.2. Tỷ lệ phủ keo trên mex.................................................................................47 3.1.3.Quan hệ giữa độ chứa đầy của vải nền mex và vải may áo sơ mi nam ...........48 3.1.3.1. Độ chứa đầy của vải may áo sơ mi nam ......................................................48 3.1.3.2. Độ chứa đầy vải nền của mex ......................................................................51 3.2. Ảnh hưởng của mex dán đến tính chất của manchette của tay áo sơ mi nam ...52 3.2.1. Ảnh hưởng đến khả năng hồi phục nếp gấp của manchette của tay áo sơ mi 52 3.2.1.1. Khả năng hồi phục nếp gấp của vải và mex khi chưa dán ...........................52 3.2.1.2. Khả năng phục hồi nếp gấp của vải sau khi đã dán mex .............................56 3.2.2. Ảnh hưởng đến độ cứng uốn của manchette ...................................................59 3.2.2.1. Độ cứng uốn của vải và mex khi chưa dán ..................................................59 3.2.2.2. Độ cứng uốn của vải manchette tay áo đã dán mex .....................................61 3.3. Đánh giá manchette có và không mex dán ........................................................63 3.3.1. Tình trạng manchette trong sản xuất ...............................................................63 3.3.2. Tình trạng Manchette sau khi sử dụng lần đầu ...............................................64 3.3.3. Tình trạng Manchette sau khi giặt 20 lần ........................................................65 3.4. Lựa chọn mex cho manchette ............................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70 4 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chuẩn và nội dung phương pháp thử áp dụng .................................. 32 Bảng 2.2: Thiết bị sử dụng thí nghiệm. ..................................................................... 33 Bảng 2.3: Thông tin về mẫu vải may manchette của tay áo sơ minam...........35 Bảng 2.4: Thông tin về mẫu vải mex may manchette của tay áo sơ mi nam............ 35 Bảng 3.1: Một số thông số kỹ thuật về mẫu vải ........................................................ 46 Bảng 3.2. một số thông số kỹ thuật của vải nền của mex mẫu ................................. 47 Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích phủ keo trên mex may manchette của tay áo sơ mi. ........ 48 Bảng 3.4: Thông số về độ chứa đầy của vải may manchette của tay áo sơ mi ......... 50 Bảng 3.5: Thông số về độ chứa đầy của vải nền mex mẫu ....................................... 52 Bảng 3.6: Góc hồi nhàu của vải và mex mẫu............................................................ 52 Bảng 3.7: Khả năng phục hồi nếp gấp của vải và mex mẫu. .................................... 53 Bảng 3.8: Góc hồi nhàu của vải trước và sau dán mex ............................................. 56 Bảng 3.9: Khả năng phục hồi nếp gấp của vải đã dán mex ...................................... 56 Bảng 3.10: Độ cứng uốn của vải và mex may manchette của tay áo sơ mi nam. ..... 59 Bảng 3.11. Độ cứng uốn của vải manchette của tay áo đã dán mex ......................... 61 5 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình ảnh áo sơ mi ..................................................................................... 10 Hình 1.2. Hình ảnh áo sơ mi cao cấp ........................................................................ 12 Hình 1.3. Hình ảnh áo sơ mi phổ thông .................................................................... 13 Hình 1.4. Mẫu vải áo sơ mi phin ............................................................................... 14 Hình 1.5. Mẫu vải áo sơ mi poplin ............................................................................ 14 Hình 1.6. Mẫu vải áo sơ mi Oxford .......................................................................... 15 Hình 1.7. Mẫu vải áo sơ mi Pinpoint ........................................................................ 15 Hình 1.8. Mẫu vải áo sơ mi Twill ............................................................................. 16 Hình 1.9. Thông số, quy cách may manchette .......................................................... 18 Hình 1.10. Hình ảnh manchette áo sơ mi nam .......................................................... 19 Hình 1.11: Hình vẽ mô tả cấu tạo mex (a: Nhựa dính, b: Vải nền) .......................... 21 Hình 1.12: Mex vải không dệt................................................................................... 22 Hình 1.13: Mex vải dệt thoi và dệt kim .................................................................... 25 Hình 1.14: Sơ đồ xác định độ chứa đầy của sợi dọc và sợi ngang. .......................... 29 Hình 2.1: Vải mẫu dùng để may manchette của tay áo sơ mi nam xuất khẩu. ......... 34 Hình 2.2: Công đoạn chuẩn bị may manchette có sử dụng mex ............................... 42 Hình 2.3: Công đoạn chuẩn bị may manchette có sử dụng mex ............................... 43 Hình 2. 4: Công đoạn may lộn manchette ................................................................. 44 Hình 2.5: Công đoạn tra mí cặp manchette ............................................................... 44 Hình 3.1: Ảnh xác định mật độvải may áo và manchette của tay áo sơ mi nam. ..... 46 Hình 3.2: Ảnh xác định mật độvải mex may manchettecủa tay áo sơ mi nam. ........ 47 Hình 3.3: Ảnh đo độ che phủ keo trên bề mặt mẫu vải mex..................................... 48 Hình 3.4: Ảnh đo độ chứa đầy của vải may manchette của tay áo sơ mi. ................ 50 Hình 3.5: Ảnh đo độ chứa đầy của vải mex may manchette của tay áo sơ mi.. ....... 51 Hình 3.6: khả năng hồi nhàu theo hướng dọc, hướng ngang mặt phải của vật liệu trước khi dán mex...................................................................................................... 54 Hình 3.7: khả năng hồi nhàu theo hướng dọc, hướng ngang mặt trái của vật liệu trước khi dán mex...................................................................................................... 55 Hình 3.8: Ảnh hưởng của mex đến khả năng phục hồi nếp gấp hai chiều của manchette khi gấp ra mặt phải .................................................................................. 57 6 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 3.9: Ảnh hưởng của mex đến khả năng phục hồi nếp gấp hai chiều của manchette khi gấp ra mặt trái .................................................................................... 58 Hình 3.10: Độ cứng uốn theo hướng dọc, ngang của vật liệu trước khi dán ............ 60 Hình 3.11: Độ cứng uốn theo hướng dọc, ngang của vật liệu sau khi dán mex ....... 62 Hình 3.12: Hình ảnh manchette sau khi may xong ................................................... 63 Hình 3.13: Manchette sau khi giặt chưa là: 1 Lần .................................................... 64 Hình 3.14: Manchette sau khi giặt đã là: 1 Lần ........................................................ 65 Hình 3.15: Manchette sau khi giặt lần thứ 20, chưa là ............................................. 66 Hình 3.16: Manchette sau khi giặt đã là: 20 Lần ...................................................... 66 7 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trên đà phát triển. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế, nghành may mặc được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay các công ty, xí nghiệp may Việt Nam chủ yếu vẫn làm hàng gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Trong xu hướng phát triển mới của đất nước, đặc biệt là từ khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, hàng hoá tự do thông thường thì nghành may mặc phải tự tìm ra một hướng đi mới khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đó chính là đổi mới phương thức kinh doanh hàng may mặc: Chuyển từ sản xuất gia công sang sản xuất hàng trọn gói FOB. Đây chính là bài toán còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp, do còn thiếu nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước. Có rất nhiều các công ty lớn đã và đang nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm chủ động tìm kiếm nguyên phụ liệu, khách hàng cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hiện nay, nhu cầu về chất lượng hàng dệt may trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao, sản phẩm sơ mi nam là sản phẩm phổ biến của nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc. Chất lượng nguyên liệu may là một yếu tố góp phần quyết định chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh kiểu dáng mẫu mã, sản phẩm phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng như độ ổn định kích thước và hình dạng, độ bền cơ học, độ bền màu… Đối với sản phẩm sơ mi nam mex được dùng trong các vị trí như: Cổ áo, manchette, nẹp áo, thép tay thì việc lựa chọn sử dụng mex phù hợp với các loại vải khác nhau là vô cùng quan trọng. Đây cũng là mối quan tâm của các công ty, xí nghiệp may xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi nam nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo dựng thương hiệu của mình và cũng là hướng nghiên cứu của luận văn. Xuất phát từ thực tế sản xuất hàng may mặc, luận văn em chọn, đề tài: “Nghiên cứu sử dụng mex cho manchette của tay áo sơ mi nam”. - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số kỹ thuật của vải mex đến tính chất của manchette của tay áo sơ mi nam, nhằm lựa chọn mex phù hợp theo vải may manchette. 8 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa một số thông số kỹ thuật của mex và đặc tính của manchette tay áo sơ mi nam sử dụng mex dán. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, thông tin, tiêu chuẩn liên quan đến mex, vải áo sơ mi và manchette của tay áo sơ mi nam. Xử lý số liệu thí nghiệm bằng phần mềm Microsoft Office Excel. + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm may manchette của tay áo sơ mi nam và xác định một số thông số kỹ thuật của vải và vải mex trước và sau khi dán theo các tiêu chuẩn phù hợp. Nội dung chính luận văn được trình bày trong ba chương sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Kết luận của luận văn 9 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về áo sơ mi nam sử dụng mex dán 1.1.1. Đặc điểm cấu tạo Áo sơ mi nam là một loại sản phẩm có tính phức tạp trong thiết kế và công nghệ gia công may sản phẩm. Các chi tiết trên sản phẩm sử dụng cùng một loại chất liệu, mầu sắc nhưng cũng có thể kết hợp sử dụng nhiều loại chất liệu, mầu sắc khác khau để tạo lên tính thời trang và phong cách. Cấu tạo của áo sơ mi được chia thành các chi tiết chính như: Thân trước, thân sau, cổ áo, cầu vai rời, ống tay, thép tay, manchette. Hình 1.1. Hình ảnh áo sơ mi - Thân trƣớc: Gồm hai thân, thân bên trái và thân bên phải đối xứng với nhau tạo thành đường mở dài suốt gọi là nẹp áo, nẹp áo có chức năng tạo ra sự tiện nghi để mặc hoặc khoác áo lên cơ thể thể hiện tính thẩm mỹ ở các đường may trang trí 10 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội theo kiểu may gập giấu mép vải vào trong mặt trái vải để đính cúc, thân còn lại được may trang trí theo kiểu gập giấu mép vải nổi ra ngoài để tạo lỗ khuyết, do đó bộ phận nẹp áo cũng cần phải sử dụng mex dán để làm tăng độ dầy cho lớp vải ngoài tránh sự kéo xiên lớp vải ngoài và định hình được hình dạng nẹp áo. - Thân sau: Được chia thành hai chi tiết, phía dưới gọi là thân sau dưới, chi tiết trên gọi là cầu vai với mục đích may các chi tiết này với nhau để tạo độ phồng cho mặt sau sản phẩm phù hợp với bộ phận vai trên cơ thể người mặc; - Gấu áo: Được thiết kế tạo dáng theo kiểu bằng hoặc đuôi tôm; Áo sơ mi nam ít thay đổi phom dáng, nhưng các nhà thiết kế luôn quan tâm đến việc thay đổi kiểu dáng các chi tiết cổ, manchette, nẹp và kết cấu đường nét của các chi tiết, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các loại sản phẩm khác. Chính vì lý do đó, quá trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay thay đổi chất liệu, cần phải chú ý đến các yếu tố kiểu dáng sản phẩm phù hợp với chất liệu và công nghệ gia công sản phẩm - Cổ áo: Thông thường cổ áo được chia thành 2 phần. Phần lá cổ ở trên và phần chân cổ ở dưới, tại vị trí đầu lá cổ thông thường được thiết kế theo kiểu góc nhọn là phổ biến dùng để bẻ gập xuống che phần chân cổ, hai đầu chân cổ có các kiểu tạo góc vuông, góc vát, hoặc góc tròn, và được thùa khuyết, đính cúc với tác dụng ôm kín vòng cổ cơ thể mục đích để đeo nơ hoặc thắt cavat. Do vậy, để thể hiện cá tính và giá trị thẩm mỹ bộ phận cổ áo cũng cần sử dụng mex với tác dụng hỗ trợ thêm cho lớp vải ngoài tạo lên phom dáng, hình dáng và mức độ uốn cong phù hợp với các tính chất của vải. - Tay áo: Tay dài, thép tay chữ Y, cửa tay có xếp ly, có manchette thuận tiện đưa bàn tay qua cửa tay và ôm kín cổ tay sau khi cài cúc, để tăng giá trị thẩm mỹ ở phần đầu măng sét khi thiết kế có thể phần đầu manchette là góc vuông, góc vát hoặc góc tròn ..., để thể hiện cá tính bộ phận manchette cũng cần sử dụng mex để hỗ trợ lớp vải ngoài tạo lên phom dáng, hình dáng và mức độ uốn cong phù hợp với các tính chất của vải [21, [22]. 11 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1.1.2. Phân loại Sản phẩm áo sơ mi là nhóm sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, có rất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.Theo đặc điểm cấu tạo được chia thành hai loại. - Sơ mi có dán mex: loại sản phẩm này thuộc nhóm áo sơ mi cao cấp. cổ áo và manchette phải dùng mex dán để dữ dáng, tạo phom và chống nhàu cho cổ áo và manchette. + Áo sơ mi có mex tạo được phom, dữ dáng, chống nhàu giúp cho người mặc thể hiện sự tự tin, cá tính mạnh mẽ, phong cách lịnh lãm trong quá trình giao tiếp; + Dễ may, đảm bảo chất lượng, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công trong quá trình gia công. + Sản phẩm này thuộc nhóm sản phẩm áo sơ mi nam cao cấp thường sử dụng cho các khối văn phòng, đồng phục công sở, đi giao tiếp, hoặc các quý ông thành đạt. [20], [27]. Hình 1.2. Hình ảnh áo sơ mi cao cấp - Sơ mi không dán mex: thuộc nhóm sản phẩm áo sơ mi phổ thông. Cổ áo và manchette không dùng mex dán để tạo sự mềm mại và đa dạng cho cổ áo và manchette. + Sản phẩm không có mex: không tạo được phom dáng, không chống được nhàu giúp cho người mặc thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, nhẹ nhàng trong quá trình mặc. + Khó may, giảm năng xuất trong quá trình gia công + Phạn vi sử dụng: thường mặc đi chơi, đồng phục học sinh, lao động. 12 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 1.3. Hình ảnh áo sơ mi phổ thông 1.2. Vải may áo sơ mi Một số loại vải thường dùng: Vải, Phin, poplin, Vải Oxford, Vải Pinpoint và Vải Twill [24], [2]. * Vải Phin: Vải Phin là loại vải vân điểm mới xuất hiện khoảng vài chục năm trở lại đây khi nghành kéo sợi xơ ngắn bông pha polyester phát triển. Vải Phin được dệt từ sợi bông pha với PES cắt ngắn tên gọi là sợi TC hay peco.Theo truyền thống thành phần polyester trong sợi là 65%, còn lại là 35% là bông. Thông thường vải có hai hệ sợi dọc và ngang giống nhau, mật độ dệt trung bình, khối lượng nhẹ và thấp hơn 100g/m2. Do có pha với polyester nên sợi rất đều, mặt vải đẹp, mỏng, ít bị nhăn, nhàu nhưng bền và thoáng khí rất thích hợp cho các trang phục mặc ngoài ở các vùng nóng ẩm như nước ta. Vải có thành phần bông lên có thể hút mồ hôi, thải ẩm. Ngoài ra vải dệt từ sợi xơ ngắn nên không bóng, trang phục may từ từ chúng trở nên đứng đắn, lịch sự. Do đó vải Phin được ưa chuộng may áo sơ mi mùa hè [2]. 13 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 1.4. Mẫu vải áo sơ mi phin * Vải Poplin: Hay còn gọi tên khác là vải tabinet, là loại vải vân điểm dày, mật độ sợi dọc gần gấp đôi mật độ sợi ngang có khối lượng trung bình khoảng 100 - 120g/m2. Theo truyền thống, poplin dệt từ sợi dọc bằng tơ tằm còn sợi ngang là len chải kỹ. Ngày nay sợi dệt có thể là len, bông, tơ tằm, rayon hay sợi pha các loại kể trên, do đó poplin thuộc loại vải đắt tiền, chất lượng cao. Vải poplin có bề mặt láng hơn vải Pinpoint và Oxford và cũng vì lý do đó nó thích hợp cho các sự kiện sang trọng, nghiêm túc dùng mặc ngoài như áo sơ mi, váy, cũng như dùng để bọc nệm trang trí nội thất cao cấp. Vải poplin phẳng, đều, không bóng, khó nhàu, giữ nhiệt và hút ẩm tốt [2]. Hình 1.5. Mẫu vải áo sơ mi poplin * Vải Oxford: Vải oxford là loại vải dệt thoi có kiểu dệt vân điểm tăng đều 2/2. Đây là kiểu dệt văn điểm biến đổi có dạng đều, một ít mặt hàng vải có dạng không đều; Vải oxford ban đầu dệt bằng sợi bông, sử dụng sợi dọc chập đôi dệt với hai sợi ngang tạo ra cấu trúc như đan rổ. Điều này làm cho các sợi dệt nằm khít lại lên vải dày và cứng hơn nhưng vẫn có khoảng thoát hơi vì bề mặt vải nổi lên các điểm lồi 14 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội lõm khá rõ. Ngày nay vải oxford còn được dệt từ các loại sợi filament như polyester, rayon hay các loại sợi xơ ngắn pha các thành phần nguyên liệu khác; Vải oxford không bóng vì có hiệu ứng nổi hạt so le tạo thành các vân chéo 450 theo các hướng khác nhau nên khuếch tán hầu hết các tia sáng chiếu đến, điều này khắc phục được hiện tượng mật độ dệt không đều, có thể sử dụng sợi thô, rẻ tiền nhưng vẫn được mình vải đẹp, có tính giữ dáng tốt, khó phát hiện được nếp gấp nhăn và có độ bền sử dụng lâu. Do đó vải oxford dùng để may áo sơ mi có tính giản dị nhưng sang trọng [2]. Hình 1.6. Mẫu vải áo sơ mi Oxford * Pinpoint: Hay còn gọi là vải pinpoint oxford, vải pinpoint sử dụng kiểu dệt vân điểm tăng dọc 2/2, sử dụng sợi vải tốt hơn Oxford. Vải pinpoint thường nặng hơn vải Broadcloth và nhìn bắt mắt. Hình 1.7. Mẫu vải áo sơ mi Pinpoint 15 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội * Twill: Vải Twill (bao gồm hemingbone và houndstooth, được thiết kế sử dụng kiểu dệt Twill) được sản xuất bằng kiểu dệt vân chéo tạo ra các đường lóng chéo. vải Twill thường mềm hơn, ít nhăn và dễ ủi hơn. [22]. Hình 1.8. Mẫu vải áo sơ mi Twill 1.2.1. Vải may áo sơ mi nam Có nhiều loại nguyên liệu khác nhau sử dụng cho vải để may sản phẩm áo sơ mi nam. Sợi thiên nhiên có cấu tạo từ các sợi bông, lanh, gai, len hoặc tơ tằm tuy nhiên sợi bông hay còn gọi là sợi thành phần 100% cotton được dùng phổ biến nhất. Ngoài ra người ta còn dùng Sợi tổng hợp có cấu tạo bởi các sợi polyester, tencel, viscose, sợi polyester pha với sợi bông (poly-cotton) theo các tỉ lệ khác nhau [22], [2]. Thông thường mùa hè nên chọn vải 100% cotton, lanh, đũi, lụa sẽ cho cảm giác mềm, mịn, mát nhất, tuy nhiên lại có nhược điểm là dễ bị co, nhăn và nhàu. Mùa đông có thể chọn loại vải dày hơn như jean, thô, đũi... tạo lên sự ấm áp cho cơ thể, với vải chống nhăn sẽ pha thêm thành phần nilon và một số thành phần khác, nếu chỉ đơn thuần dệt kiểu bình thường mà không can thiệp gì thêm thì sẽ rất nóng. - Hiện nay để tận dụng ưu điểm của các loại chất liệu, các mặt hàng vải pha được sản xuất và sử dụng rất phổ biến trên thế giới cũng như trong nước để hạ giá thành sản phẩm và tạo ra sản phẩm kết hợp được những ưu điểm của các loại thành phần nguyên liệu nhằm các mục đích như [6]. + Giảm giá thành sản phẩm, thông thường người ta pha Polyester với bông hoặc Polyester với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bông là hai loại nguyên liệu có giá thành cao hơn nhiều so với Polyester. 16 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội + Đạt hiệu quả về mặt chất lượng và số lượng cũng như trong bảo quản và sử dụng sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy của vi sinh vật, lại có khả năng chống biến dạng cao, giữ được hình dáng thẩm mỹ lâu dài. - Với giá thành và hiệu quả sử dụng nên mặt hàng vải pha rất đa dạng, và chủ yếu là pha xơ thiên nhiên với xơ tổng hợp. Người ta pha hai thành phần nguyên liệu nhưng cũng có trường hợp pha nhiều hơn hai thành phần. - Xơ polyester có tính chất chịu kéo tốt, chịu môi trường nước tốt, khả năng đàn hồi cao nên có khả năng chống nhàu cao, nhưng khả năng hút ẩm thấp, dễ sinh tích điện. Trong khi đó xơ bông có độ bền kéo thấp, hút ẩm cao, khả năng chống nhàu thấp. Chính vì vậy pha polyester với bông sẽ tạo ra vải có nhiều ưu điểm như: bền, chống nhàu, dễ bảo quản và đặc biệt giá thành rẻ. 1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu của manchette dán mex * Mô tả cấu tạo - Vải ngoài là loại vải dùng để may các chi tiết chính của áo - Mex dính hay còn gọi là dựng, là một lớp thứ ba được đặt giữa hai lớp vải chính và vải lót, có tác dụng hỗ trợ cho lớp vải ngoài tăng thêm độ ổn định về hình dáng, kích thước của manchette áo sơ mi. sử dụng mex dính sẽ thuận tiện hơn trong quá trình gia công, tiết kiệm thời gian gia công giảm chi phí. Khi mex dính được ép lên lớp vải ngoài sẽ tạo ra độ căng phẳng, không nhàu và khả năng giữ fom tròn cho manchette. - Vải trong cũng là loại vải dùng để may các chi tiết chính của áo 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan