Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình sản xuất thức uống chức năng từ đậu xanh nảy mầm...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất thức uống chức năng từ đậu xanh nảy mầm

.DOCX
92
1
80

Mô tả:

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về cây đậu xanh Đậu xanh thuộc loại cây thân thảo, mọc đứng, trên thân chia 7 - 8 đốt. Độ dài của các lóng thay đổi tùy theo vị trí trên cây. Hình 1.1: Cây đậu xanh Lá mọc kép, có lông hai mặt. Trên mỗi thân chính có 7 - 8 lá thật, chúng xuất hiện sau khi xuất hiện lá mầm và lá đơn. Lá thật hoàn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá. Cả hai mặt trên và dưới của lá đều có lông bao phủ. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông bên trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Trong một chùm hoa, từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng kéo dài 10 - 15 ngày. Mỗi chùm hoa dài từ 2 - 10 cm và có từ 10 125 hoa. Khi mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím, khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt. [24]. Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, có dạng hình trụ, dạng tròn hoặc dạng dẹt với đường kính 4 - 6 mm, dài 8 - 14 cm, dài khoảng 8 - 10 cm, khi còn non quả có màu xanh, khi chín vỏ quả có màu nâu vàng hoặc xám đen.[45] 1 1.1.2 Phân loại đậu xanh Đậu xanh theo quan điểm lấy hạt của nhân dân ta bao gồm các loài thuộc hai chi phụ là Ceratotropic, còn được gọi là nhóm đậu châu Á, bao gồm 16 loài hoang dại và 5 loài trồng trọt là V. radiata, V. mungo, V. aconitifolia, V. angularis, V. umbellate [ 23] Bảng 1.1: Phân loại khoa học của đậu xanh (Vigna radiata) Ngành Magnoliophyta Lớp Magnoliopsida Bộ Fabales Họ Fabaceae Chi Vigna. Loài V. radiata Nguồn : Cây đậu xanh, NXB NN, Phạm văn Thiều (1997), Cây đậu xanh kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, NXB Nông nghiệp, 1998 1.1.2 Tình hình trồng đậu xanh ở Việt Nam Ở Việt Nam cây đậu xanh được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước, căn cứ vào đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu có thể chia các vùng trồng đậu xanh như sau: - Vùng núi phía Bắc cây đậu xanh được gieo trồng từ tháng 4-5 thu hoạch tháng 7-8 là thời điểm có khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sinh trưởng của cây, tập quán ở đây đơn giản ít thâm canh, năng suất thấp. - Vùng Đồng Bằng Trung Du Bắc Bộ: cây đậu xanh ở vùng này được trồng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm tập trung ở 3 thời vụ: vụ đông xuân, vụ hè, vụ thu đông. Hàng năm do xu hướng thâm canh và có hệ thống tước tiêu khá hoàn chỉnh nên năng suất đậu xanh vùng này cao, việc tiếp nhận mô hình đậu xanh cao sản khả thi hơn. - Vùng Duyên Hải Trung Bộ và Tây Nguyên: đây là vùng có diện tích và sản lượng gieo trồng đậu xanh lớn do không chịu ảnh hưởng của khí hậu mùa đông lạnh, mùa mưa và mùa khô phân bố rõ rệt nên thuận lợi để trồng quanh năm. Hạn 2 chế lớn nhất ở đây là thời điểm thu hoạch vụ hè thu thường gặp mưa bão nhiều nên thất thoát về năng suất và sản lượng. - Vùng Đông Nam Bộ: đây là vùng có diện tích gieo trồng lớn chiếm 26% diện tích gieo trồng cả nước, tuy nhiên do không thâm canh và sử dụng các giống có năng suất thấp nên năng suất trung bình của vùng này thấp. - Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh tăng nhưng chậm và không liên tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 1991 là 5,9 tạ/ha. Nhưng năm 1999 nhờ sự chuyển đổi giống mới là năm có năng suất cao nhất: 8,2 tạ/ha nên năng suất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc. Một số vùng ở An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ Đông Xuân vì có nhiều điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh hơn (Phạm Văn Thiều, 2002). - Hiện nay giống đậu xanh cao sản được trồng phổ biến nhất là ĐX 208, ĐX11, ĐX 93-1. Đây là giống đậu xanh do Công ty giống cây trồng Miền nam phục tráng từ giống địa phương, và được trồng nhiều ở các tỉnh ở miền Tây Nam bộ như: Đồng Tháp, An Giang …. - Đậu xanh hiện trồng ở Việt Nam thuộc nhiều giống như: ĐX 044, HL89 - E3, VN 93 - 1, VN92 - 1, ĐX 208... [49] 1.1.3 Đặc điểm cấu tạo và thành phần dinh dưỡng hạt đậu xanh 1.1.3.1 Đặc điểm cấu tạo của hạt đậu xanh Hạt không nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gồm vỏ hạt: vỏ gồm một lớp cutin, 7 lớp tế bào mô cứng nhỏ xếp sít nhau có vách dày hóa gỗ. Mầm non là nơi thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên. Nguồn: [13]. 3 Hình 1.2: Cấu tạo hạt đậu xanh 1. Vết tích của lỗ noãn; 2. Rốn hạt; 3. Sống noãn; 4. Lá mầm; 5. Rễ mầm; 6. Thân mầm; 7. Chồi mầm với lá đầu tiên) Hạt đậu xanh có hình tròn, hình trụ, hình ô van, hình thoi... và có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh mốc, xanh bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả. Ruột hạt màu vàng, xanh, xanh nhạt. 1.1.3.2 Thành phần dinh dưỡng Về dinh dưỡng, hạt đậu xanh là nguồn thực phẩm giàu protein (khoảng 24 28% khối lượng chất khô của hạt), ngoài ra, còn có lipid khoảng 1,3%, glucid 60,2% và các chất khoáng như Ca, Fe, Na, K, P… cùng nhiều loại vitamin hoà tan trong nước như vitamin B1, B2, C…[24]. 4 Bảng 1.2: Thành phần hóa học của hạt đậu xanh Thành phần Khối lượng (%) Ẩm 7,58 ± 0,03 Protein 23,56±0,18 Lipid 1,91 ± 0,02 Tro 3,27 ± 0,07 Xơ 1,81 ± 0,01 Carbohydrate 61,87±0,32 Nguồn: Biotechnology in Animal Husb và ry 25 (5-6), p 327-337, 2009 a. Protein Protein của các loại đậu được xem là nguồn protein chất lượng tốt, các nghiên cứu của Aruna và Prakash (1993) Liu (2000); Khalid và cộng sự (2003), kết luận rằng hạt đậu xanh là nguồn cung cấp protein có giá trị dinh dưỡng cao. Ở Ai Cập, đậu xanh được xem là nguồn cung cấp protein và các acid amin quan trọng [15], [50]. Đậu xanh chứa đầy đủ các amino acid không thay thế như leucine, isoleucine, lysine, methyonine, valine… Các thành phần acid amin không thay thế được thể hiện trong bảng 1.3 [15]. 5 Bảng 1.3 Thành phần acid amin trong hạt đậu xanh (g/16gN) Amino acid Hàm lượng (g/16gN) Tryptophan 3,27 Phenylalanine 5,66 Threonine 3,15 Cystein 0,75 Methionine 1,92 Leucine 8,36 Lysine 4,19 Valine 5,20 Isoleucine 4,74 Glutamic acid 21,7 Proline 4,23 Serine 4,95 Alanine 4,35 Arginine 6,33 Histidine 2,49 Nguồn : Department of Agricultural Chemical Research,1927 [2] b. Chất béo Hạt đậu xanh là loại hạt chứa ít chất béo bão hòa và không có cholesterol. Thành phần của chúng được thể hiện trong bảng sau. 6 Bảng 1.4: Thành phần acid béo có trong hạt đậu xanh Thành phần acid béo % khối lượng Caprylic acid 10,22 Lauric acid 4,83 Tridecanoic 3,06 Myristic acid - Palmitic acid 18,47 Stearic acid 5,32 Arachidic acid - Behenic acid 2,89 Lignoceric acid - SFA 44,78 Pentadecenoic acid - Oleic acid 11,37 MUFA 11,37 Linoleic acid 31,16 Linolenic acid 13,70 PUFA(polyunsaturated fatty acids) 43,86 Nguồn: Food Research Journal 18: 705- 713 (2011) Theo nghiên cứu của Hahm và cộng sự, (2008) thì tổng hàm lượng các acid béo không bão hòa có nhiều nối đôi được tăng lên trong quá trình nẩy mầm, mà thành phần này có lợi cho bệnh nhân bệnh mạch vành và tim mạch. [27]. c. Carbohydrate Giống như nhiều loại đậu khác, đậu xanh là loại đậu chứa nhiều xơ. Chất xơ làm chậm tiêu hóa, giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn chặn nạn đói. Chất xơ cũng hỗ trợ tiêu hóa. 7 Trong thành phần của carbohydrate thì tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất 89,05%, mà chúng có cấu tạo phân tử lớn nên đậu xanh có khả năng làm chậm sự hấp thu năng lượng vào trong dòng máu, có tác dụng chậm lên lượng đường trong máu. Carbohydrate chiếm 61,87% trọng lượng khô của hạt đậu xanh, nó được đặc trưng bởi những chất có khối lượng lớn như tinh bột, xơ.... Bảng 1.5 Thành phần carbohydrate trong đậu xanh (g/100g trọng lượng khô) Carbohydrate Hàm lượng(%) Glucose 7,87 Saccharose 0,67 Oligosaccharide 2,42 Tinh bột 89,05 Nguồn: Nutritional composition và antinutritional factors of mung bean seeds (Phaseolus aureus) as affected by some home traditional processes, 2004 d. Thành phần vitamin Hạt đậu xanh là nguồn chứa nhiều vitamin B, E và K, acid folic rất có lợi đối với sức khỏe con người. Bảng 1.6: Thành phần vitamin trong hạt đậu xanh Vitamin Hàm lượng/100g Vitamin B6 0,135 mg Vitamin E 0,30 mg Vitamin K 5,5 μg Niacin 1,166 mg Thiamin 0,331 mg Riboflavin 0,123 mg Folate 321 μg Pantothenic Acid 0,828 mg Nguồn : Department of Agricultural Chemical Research,1927.) Folate hay acid folic, giúp sự hình thành của các tế bào máu. Nó cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đảm bảo tăng trưởng bình thường của các tế bào và 8 hỗ trợ trong chuyển hóa protein. Thiamine, một loại vitamin B, đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh. e. Thành phần khoáng chất Đậu xanh có chứa một loạt nhiều loại khóng chất khoáng có lợi như: sắt, photpho, đồng, canxi, kali… Với các thành phần cụ thể như bảng sau. Bảng 1.7: Thành phần khoáng trong hạt đậu xanh Khoáng Hàm lượng/100g Sắt 2,83 mg Photpho 200 mg Natri 4 mg Đồng 0,315 mg Mangan 0,602 mg Canxi 55 mg Kali 537 mg Magie 97 mg Kẽm 1,70 mg Selen 5,0 μg Nguồn: Department of Agricultural Chemical Research, 1927. - Magie, thư giãn các động mạch và tĩnh mạch, tăng lưu lượng oxy, chất dinh dưỡng và máu khắp cơ thể. - Đồng giúp hấp thụ sắt và cũng tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa chất protein. - Sắt giúp cơ thể xây dựng khả năng chống stress, hình thành hemoglobin, và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. - Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sửa chữa mô, thúc đẩy hệ thống miễn dịch, và cải thiện khả năng sinh sản nam giới. - Kali cần thiết để duy trì một nhịp tim bình thường, bên cạnh việc giúp đỡ trong việc co cơ. 9 1.2 Đậu xanh nẩy mầm và những nghiên cứu về đậu xanh nẩy mầm 1.2.1 Đậu xanh nẩy mầm và các yếu tố ảnh hưởng quá trình nẩy mầm Nẩy mầm là một quá trình tự nhiên xảy ra trong thời kỳ tăng trưởng của hạt giống, trong đó chúng được đáp ứng các điều kiện tối thiểu cho sự tăng trưởng và phát triển [Sangronis và cộng sự, 2006]. Trong quá trình nẩy mầm có sự gia tăng độ hấp thu của hạt và gia tăng hấp thu nước theo thời gian là do sự ngậm nước của các tế bào có trong hạt ngày càng tăng [Nonogaki và cộng sự, 2010].[16]. Hạt nẩy mầm gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hút mước, giai đoạn nẩy mầm và giai đoạn phát triển. Sự nẩy mầm cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Nhưng trong đó các yếu tố bên ngoài là quan trọng nhất bao gồm: nhiệt độ, nước, oxy và đôi khi là cả về ánh sáng và bóng tối. Những hạt giống khác nhau, thì có mức độ nẩy mầm tối ưu khác nhau.  Nước: là yếu tố cần thiết cho quá trình nẩy mầm vì hạt muốn nẩy mầm thì phải hút nước, quá trình này phụ thuộc vào các thành phần có trong hạt đậu xanh [36]. - Thành phần cơ bản tạo ra sự hút nước là các hạt của protein. Protein thì có tính hút nước cao với các cực của phân tử nước, do đó nên sau khi ngâm hạt có sự trương nở. Hàm lượng nước đạt được sau khi mầm và ủ trong khảng 55-65%. - Nước cần thiết cho các enzyme hoạt động, phá vỡ vỏ hạt và vận chuyển các chất.  Oxy: cần thiết cho sự chuyển hóa trong quá trình nẩy mầm [26]. Oxy được sử dụng trong hô hấp hiếu khí, để thu lấy năng lượng cho sự phát triển của cây trồng [Raven, Peter H; Ray F. Evert, Susan E. Eichhorn (2005]. Nhiều nghiên cứu cho rằng nếu hàm lượng CO2 tăng lên 0,03% thì sẽ làm chậm quá trình nẩy mầm, khi hàm lượng tăng lên 37% thì hạt sẽ bị chết. Vì vậy trong quá trình nẩy mầm, cần phải đảo khối hạt để cung cấp nhiều O 2 và tránh tích tụ CO2 gây nên hô hấp yếm khí, giải phóng rượu gây độc cho hạt.  Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng thực vật nói chung và quá trình nẩy mầm nói riêng. Ảnh hưởng của nhiệt độ được biểu thị bằng một giới hạn từ điểm tối thiểu tới điểm tối ưu để sự nẩy mầm có thể xảy ra. Nhiệt 10 độ tối ưu là nhiệt độ mà tại đó tỉ lệ hạt nẩy mầm cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Thông thường nhiệt độ tối ưu cho quá trình hạt đậu xanh nẩy mầm là từ 25-37 0C. Nếu như nhiệt độ dưới mức tối ưu dẫn đến tỷ lệ nẩy mầm thấp và thời gian nẩy mầm kéo dài hơn[10]. 1.2.2 Các biến đổi trong quá trình nẩy mầm 1.2.2.1 Sự biến đổi các chất dinh dưỡng Quá trình nẩy mầm của đậu xanh bắt đầu từ giai đoan ngâm đậu sau đó kéo dài đến sau giai đoạn ủ đậu. Quá trình này nhằm cải thiện chất lượng dinh dưỡng vốn đã có sẵn trong hạt. Sản phẩm đậu xanh nẩy mầm cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người như protein và carbohydrate dễ tiêu hóa, năng lượng, khoáng và vitamin, các hợp chất oxi hóa [Deshpvàe 1992 và Negi và những cộng sự 2001]. Từ đậu xanh nẩy mầm ta có thể tạo được nhiều loại sản phẩm mới và có giá trị dinh dưỡng cao, thực phẩm chức năng, làm giảm hàm lượng các chất ức chế hấp thu protein [Deshpvàe và cộng sự 1984; Garcia và cộng sự 1997; Trugo và von Baer 1998]. Trong quá trình nẩy mầm thì thành phần dinh dưỡng của hạt có một số chất tăng lên đáng kể nhưng cũng có một số chất giảm đi như theo một quy luật. Quá trình nẩy mầm ở đậu xanh làm giảm các thành phần không mong muốn [Muquiz và cộng sự 1998; Oboh và cộng sự 1998; Orue và cộng sự 1998], tăng cường và cải thiện chất dinh dưỡng [Riddoch và cộng sự 1998], tăng cường protein dễ tiêu hóa [Schulze và cộng sự 1997]. [51,4]. Quá trình trao đổi chất phức tạp xảy ra trong nẩy mầm là sự thủy phân các protein, lipid, carbohydrate thành năng lượng lưu trữ và các acid amin cần thiết cho sự phát triển của thực vật [Podesta và Plaxton 1994; Ferreira và cộng sự 1995; Jachmanian và cộng sự 1995; Ziegler 1995]. Sự biến đổi về các thành phần hóa học của hạt đậu xanh trước và sau khi nẩy mầm được thể hiện ở bảng sau: 11 Bảng 1.8: Thành phần hóa học của đậu trước và sau khi nẩy mầm (g/100g chất khô) Thành phần Đậu xanh Ngâm Nẩy mầm Protein thô 27,5b 27,0c 30,0a Lipid thô 1,85a 1,53a 1,45b Xơ thô 4,63a 4,45a,b 4,40a,b Tro 3,76a 3,32c 3,55b Tinh bột 62,3b 63,4a 61,7c Độ ẩm 9,75b 10,50b 11,10a Nguồn : Nutritional composition và antinutritional factors of mung bean seeds (Phaseolus aureus) as affected by some home traditional processes 2004. Theo nghiên cứu của A.E. Mubara (2004), sự nẩy mầm làm giảm hàm lượng protein đồng thời tăng hàm lượng các acid amin do hoạt động của các enzyme protease tăng. Tuy nhiên hàm lượng carbohydrate thì giảm do chúng được sử dụng như một nguồn năng lượng từ khi bắt đầu nẩy mầm. Tương tự, hàm lượng tro và chất lipid cũng giảm trong quá trình nẩy mầm. a. Các biến đổi về thành phần trong protein Một số nghiên cứu nói về sự biến đổi của các thành phần hóa học trong quá trình nẩy mầm trên cây họ đậu và cho thấy sự nẩy mầm có thể tăng hàm lượng protein dễ tiêu hóa, [35]. 12 Bảng 1.9: Sự thay đổi hàm lượng acid amin của đậu xanh ở các giai đoạn (g/16g N) Amino acid Đậu thô Ngâm Nẩy mầm Tyrosine 3,27 3,11 3,28 Phenylalanine 5,66 5,60 5,70 Threonine 3,15 3,10 3,20 Cystine 0,75 0,64 0,77 Methionine 1,92 1,70 1,95 Leucine 8.36 8,25 8,53 Isoleucine 4,74 4,64 4,70 Lysine 4,19 4,15 4,26 Valine 5,20 5,23 5,20 Tryptophan 0,97 0,95 1,00 Aspartic acid 13,5 13,8 13,5 Glutamic acid 21,7 21,6 21,5 Proline 4,23 4,35 4,20 Serine 4,95 4,96 4,80 Glycine 4,26 4,35 4,20 Alanine 4,35 4,53 4,41 Arginine 6,33 6,50 6,35 Histidine 2,49 2,58 2,42 Leucine/ Isoleucine 1,76:1 1,77:1 1,81:1 (Nguồn : Nutritional composition và antinutritional factors of mung bean seeds (Phaseolus aureus) as affected by some home traditional processes, 2004 Đa số hàm lượng các acid amin đều tăng, do trong quá trình nẩy mầm chúng được phân giải từ protein. Tuy nhiên cũng có một số acid amin giảm do sự chuyển hóa hình thành các hợp chất mới. 13 b. Các biến đổi về thành phần Carbohydrate Như đã giới thiệu ở trên hàm lượng Carbohydrate giảm qua quá trình nẩy mầm, trong quá trình nẩy mầm carbohydrate được sử dụng như nguồn năng lượng cho sự phát triển của mầm. Điều này có thể giải thích cho những thay đổi của carbohydrate sau khi nẩy mầm, ngoài ra sự hoạt động của enzym β-amylase thủy phân tinh bột làm tăng hàm lượng carbohydrate đơn giản [Suda và cộng sự 1986]. Bảng 1.10: Sự thay đổi hàm lượng carbohydrate của đậu xanh trước và sau khi nẩy mầm (g/100g chất khô) Thành phần carbohydrate Đậu xanh Ngâm Nẩy mầm Glucose 7,87a 6,18b 5,03c Saccharose 0,67a 0,87a 0,0d Oligosaccharide 2,42a 2b 0,0d Tinh bột 89,05a 88,77a 81,29b Nguồn Nutritional composition và antinutritional factors of mung bean seeds (Phaseolus aureus) as affected by some home traditional processes, 2004 Các tinh bột trong lá mầm phân chia thành những phân tử nhỏ hơn như glucose, fructose để cung cấp năng lượng cho quá trình phân chia tế bào khi những hạt giống trưởng thành và phát triển. c. Sự thay đổi các thành phần trong chất béo Hàm lượng chất béo cũng giảm một lượng đáng kể trong các mẫu đậu xanh nẩy mầm. Theo Dhaliwal và Aggarwal (1999). Mức độ giảm hàm lượng chất béo tăng cường với sự gia tăng thời gian nảy mầm. Hahm và cộng sự (2008) cũng đã chứng minh là chất béo đã được oxi hóa thành carbon dioxide và nước để tạo ra năng lượng cho nẩy mầm. Những biến đổi trong thành phần acid béo được miêu tả ở bảng sau: 14 Bảng 1.11: Sự thay đổi hàm lượng acid béo trong tổng chất béo có trong hạt đậu xanh trước và sau khi nẩy mầm. Thành phần acid béo Đậu xanh Nẩy mầm (%) Không nẩy mầm (%) Caprylic acid - 10,22 Lauric acid - 4,82 Tridecanoic 1,08 3,06 Myristic acid - - Palmitic acid 20,76 18,47 Stearic acid 5,78 5,32 Arachidic acid 3,10 - Behenic acid 8,45 2,89 Lignoceric acid 7,10 - SFA 46,24 44,78 Pentadecenoic acid - - Oleic acid 3,63 11,37 MUFA 3,63 11,37 Linoleic acid 33,09 31,16 Linolenic acid 17,02 13,70 PUFA 50,10 43,86 Khác - - Nguồn: Nutritional composition và antinutritional factors of mung bean seeds (Phaseolus aureus) as affected by some home traditional processes, 2004 1.2.2.2 Sự thay đổi hàm lượng các chất chống oxi hóa a. Hàm lượng phenolic  Định nghĩa 15 Hợp chất phenolic bao gồm một hoặc nhiều vòng benzen thơm với một hoặc nhiều nhóm hydroxyl (C-OH). Các hợp chất phenolic được gắn liền với các phân tử đường và được gọi là glucosides hoặc glycosides. Phenolic là chất chuyển hóa thứ cấp được phân bố rộng rãi trong thực vật. Các phenolic được thu nhận từ thực vật thông qua việc ăn uống trái cây, rau quả và các hạt nẩy mầm [7].  Phân loại và cấu tạo - Phenolic được chia thành nhóm chính: flavonoid, phenolic acid, tannin, và các thành phần khác. [Vàersen và Markham 2006; Meskin và cộng sự 2003; Tokuşoğlu 2001]. PhânPhân nhóm Hình 1.3: loạiphenolic các nhóm phenolic Nguồn: Determination of the Major Phenolic Compounds (Flavanols, Flavonols, Tannins và Aroma) Properties of Black Teas, 2001 Theo Harborne và cộng sự (1999), flavonoid là một nhóm lớn, nó chiếm hơn một nữa trong tổng thành phần hợp chất phenolic.Tương tự như flavonoid, phenolic acid cũng là một nhóm quan trọng trong hợp chất phenolic. Phenolic được chia thành 2 nhóm hydroxybenzoic acid và hydroxycinnamic acid, với chức năng hoạt tính sinh học cao, thường được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. - Cấu tạo 16 Hydrobenzoic acid có cấu tạo chung C 1 – C6, sự khác nhau trong cấu trúc của từng hydroxybenzoic acid nằm trong vòng thơm của sự hydroxyl hóa và methyl hóa [Macheix và cộng sự 1990]. Chúng có thể kết hợp với đường hoặc acid hữu cơ được hình thành các phân đoạn như lignin [Schuster và Herrmann 1985, Strack 1997]. Gallic acid là một dẫn xuất trihydroxyl tham gia trong hình thành các gallotannins thủy phân [Haslam 1982, Haddock và cộng sự 1982, Strack 1997], ellagic acid là chất chuyển hóa thực vật phổ biến, nó thường ở dạng ester ellagic của diphenic acid tương tự như glucose [Haslam 1982, Haddock và cộng sự 1982, Maas và cộng sự 1992]. [51]. Bốn hydroxycinnamic acid phân bố rộng rãi trong trái cây là P-coumatic, caffeic, ferulic và synaptic acid [Macheix và cộng sự 1990]. Acid Hydroxycinnamic thường tồn tại ở dạng liên hợp hoặc tự do. [ Schuster và Herrmann 1985, Macheix và cộng sự 1990, Shahidi và Naczk 1995] Hình 1.4: Cấu tạo của các chất trong acid phenolic Nguồn: Biotechnology Advances 29 (2011) 365–373.[51]  Tổng hợp Những thực vật luôn tạo ra những chất chuyển hóa thiết yếu có dược tính cao. Một trong những nhóm quan trọng của chất chuyển hóa là nhóm phenolic. 17 Phenolic được phân biệt trong nhiều cấu trúc khác nhau, những nhóm này được phân biệt bởi số lượng carbon liên kết với vòng phenol [Haddock và cộng sự. Năm 1982, Harborne 1988, Macheix và cộng sự. Năm 1990, Dixon và Paiva 1995, Strack 1997]. Quá trình sinh tổng hợp và tích lũy các hợp chất thứ cấp có thể là quá trình kiểm soát nội sinh trong giai đoạn phát triển khác nhau trong thực vật [Macheix và cộng sự. 1990), Strack 1997], hoặc nó có thể điều chỉnh bằng các yếu tố ngoại sinh như: nhiệt độ, ánh sánh và gây thương tích [Bennet và Wallsgrove 1994, Dixon và Paiva 1995]. Trong đó phenylalanine được sản xuất thông qua con đường shikamic (con đường liên hợp ester), là tiền chất cho hầu hết các hợp chất phenolic trong thực vật bâc cao [Macheix và cộng sự, 1990, Strack và cộng sự, 1997]. Các acid acid hydroxycinnamic, và đặc biệt là ester coenzyme A của chúng là kết cấu chung của các hợp chất phenolic, tương tự như ester cinnamate và amid, lignin, flavonoid và tannin (Macheix và cộng sự (1990)). Con đường Phenylalanine / hydroxycinnamate được định nghĩa là “con đường trao đổi chất phenylpropanoid chung” nó bao gồm các phản ứng từ phenylalanine cho đến hydroxycinnamate và các hình thức kích hoạt khác của chúng [Strack 1997]. Các enzyme xúc tác cho từng chuyển hóa phenylpropanoid chung là phenylalanine ammonialyase (PAL), acidcinnamic – 4 hydroxylase (CA4H), và hydroxycinnamate: coenzyme A ligase (C4L). Ba bước này cần thiết cho sự chuyển hóa phenolic [Macheix và cộng sự 1990, Strack 1997] Sự hình thành các hydroxycinnamic acid (caffeic, ferulic, 5-hydroxyferulic và acid sinapic), ρ -coumaric acid đòi hỏi phải có 2 dạng phản ứng là hydroxyl hóa và methyl hóa. Việc cho nhóm hydroxyl thứ 2 của ρ - coumaric sẽ tạo thành caffeic, được xúc tác bởi monophenol mono-oxygenase [Macheix và cộng sự 1990, Strack 1997]. Methyl hóa acid caffeic bởi enzyme O-methyltransferase, dẫn đến sự hình thành acid ferulic cùng với acid ρ - coumaric, là tiền chất của lignin [Macheix và cộng sự 1990, Strack 1997]. Caffeic acid là tiền chất cho 5- hydoxyferulic acid, trong đó nó cũng là chất sản xuất ra sinapic acid . 18 Glycoside Con đường Shikimate Malonyl – Co A Chấất trao đổi phenylopropanoid Cinamic acid Benzoic acid Flavonoid Hình 1.5: Quá trình sinh tổng hợp phenolic Nguồn: Phenolic Compounds và Their Antioxidant Activity in Plant Growing under Heavy Metal Stress, 2006 Sự hình thành các dẫn xuất của hydroxycinnamic acid đòi hỏi phải hình thành hydroxycinnamate-CoA (ví dụ p -coumaroyl- CoA), xúc tác bởi hydroxycinnamoylCoA ligases hoặc hoạt động của O-glycosyl transferases. Các hydroxycinnamateCoA tạo ester khác nhau với các phenylpropanoid, khi kết hợp với malonyl-CoA dẫn đến flavonoid hoặc NADPH giảm tạo thành lignins. Hơn nữa, hydroxycinnamate-CoA có thể liên hợp với các acid hữu cơ [Macheix 1990, Strack 1997]. Quá trình sinh tổng hợp các dẫn xuất của hydroxybenzoic acid tùy thuộc vào loài thực vật. Chúng có thể bắt nguồn trực tiếp từ con đường shinamate, đặc biệt là từ dehydroshikimic acid phản ứng này là con đường chính để hình thành acid gallic [Haddocketal. Năm 1982, Strack 1997]. Các enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp hydroxybenzoic acid và các các dẫn suất của chúng thì khá hạn chế. Gallic acid được hình thành từ dehydroshikimic acid [addoc ketal 1982, Strack 1997]. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được sản xuất bởi sự suy thoái của hydroxycinnamic acid. Acid ellagic được hình thành bởi quá trình oxy hóa và nhị trùng hóa của gallic acid (Maas và cộng sự 1991], Quá trình oxy hóa được đẩy nhanh bởi các điều kiện kiềm. 19 Hầu hết các flavonoid xảy ra như glycoside trong sự chuyển hóa của các mô thực vật. Có hàng trăm glycoside khác nhau, khi nhóm flavomoid liên kết với các nhóm đường như: glucose, galactose, Rhamnoza, xylose và (Strack 1997). Hai loại liên kết chính trong flavonoid là O- glycoside và C-glycoside (Harborne (1994)). Các flavonoid có chứa nhiều gốc đường acyl hóa, phản ứng ancyl hóa của các nhóm đường và hydroxyl acid , trải qua quá trình ester hóa được xúc tác bởi Glycosyl transferase. [51]  Vai trò của phenolic - Acid phenolic có thể hoạt động như một chất chống oxi hóa thông qua những cơ chế khác nhau. Việc phá vỡ chuỗi cơ chế, bao gồm các quá trình cho và nhận hydro triệt [Scott 1985]. [5] - Các hợp chất phenolic thực vật có tác dụng chống lại bức xạ tia cực tím hoặc ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, cũng như làm tăng cường các màu sắc của thực vật. Chúng có ở khắp các bộ phận của cây và vì vậy chúng cũng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của con người [38]. - Vai trò của phenolic trong thực phẩm: vai trò của phenolic trong thực vật được minh chứng thông qua nhiều nghiên cứu liên quan đến phenolic acid. [Tomasbarberan. F. A; Espin. J. C. Phenolic compounds và related enzyme as determinant of quality in fruits và vegetable. [J Sci. Food Agric 2001,]. Acid phenolic gắn liền với màu sắc, chất lượng cảm quan, dinh dưỡng và kháng oxi hóa của thực vật. [43]. Chúng hoạt động như chất hỗ trợ thành tế bào [Wallace và Fry 1994]. [6]. - Vai trò của phenolic trong cơ thể con người: một số tài liệu cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến một chế độ ăn với hàm lượng cao từ trái cây và rau quả với mục đích đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh. Nhờ có hàm lượng chất kháng oxi hóa cao của trái cây và rau quả làm ức chế những căn bệnh do quá trình oxi hóa như bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư [32]. Ngoài ra các phenolic còn giữ vai trò là chất chống gây đột biến, chống dị ứng, tác dụng chống viêm và chống vi khuẩn [Balasundram và cộng sự (2006); Ham và cộng sự (2009); Parvathy và cộng sự (2009)].[20].  Sự biến đổi hàm lượng phenolic trong quá trình nẩy mầm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan