Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh b...

Tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

.PDF
83
1
87

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ NGỌC HIỀN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ MỘC MỸ NGHỆ Ở THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Minh Châu NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đều đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bắc Ninh, ngày ….. tháng …. năm 2016 Tác giả luận văn Lê Ngọc Hiền i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS Lê Thị Minh Châu - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ làm việc tại UBND Thị xã Từ Sơn và UBND các xã, Phường Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc và các cô chú, anh chị làm đang làm việc tại các cơ sở đến điều tra đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người thân đã hết sức giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần trong đợt thực tập này cũng như trong suốt quá trình học tập của tôi. Do thời gian, trình độ, năng lực bản thân có nhiều hạn chế nên báo cáo của tôi còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn chỉnh. Kính mong các thầy giáo, cô giáo, các anh chị và các bạn tiếp tục nghiên cứu để nội dung nghiên cứu này ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày ….. tháng …. năm 2016 Tác giả luận văn Lê Ngọc Hiền ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii Thesis abstract..................................................................................................................ix Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động làng nghề ............................. 4 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý lao động làng nghề ...................................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm................................................................................................. 4 2.1.2 Vai trò của lao động làng nghề ........................................................................... 4 2.1.3 Đặc điểm lao động làng nghề. ............................................................................ 5 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của các làng nghề mộc truyền thống .................................. 6 2.1.5 Các nội dung quản lý Nhà nước về lao động của các làng nghề......................... 7 2.1.6. Nội dung quản lý lao động tại các cơ sở sử dụng lao động .............................. 10 2.2 Cơ sở thực tiễn và quản lý lao động làng nghề . ............................................... 12 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý lao động làng nghề của một số nước trên thế giới ......... 12 2.2.2 Một số vấn đề về lao động tại làng nghề ở Việt Nam ...................................... 15 2.2.3 Quản lý lao động nông thôn ở Việt Nam .......................................................... 17 2.2.4 Bài học kinh nghiệm quản lý lao động làng nghề tại Thị xã Từ Sơn................ 19 Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................... 20 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 20 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 20 3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của Thị xã Từ Sơn ................................................... 22 iii 3.1.3. Dân số và lao động………………………………………………….…………24 3.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng……………………………………..25 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………..27 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 27 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 27 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 29 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 30 4.1 Tình hình phát triển các làng nghề mộc mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn .............. 30 4.2. Khái quát tình hình lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ thị xã Từ Sơn .......... 33 4.3 Quản lý nhà nước về lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn ............................................................................................................... 35 4.3.1. Hệ thống tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn. ................................................................ 35 4.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về lao động tại các cơ sở sản xuất đồ ngỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn. .................................................................................. 37 4.4 . Quản lý lao động tại các ơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở thị xã từ sơn ............. 41 4.4.1 Đặc điểm của chủ sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất. ............................. 42 4.4.2 Đặc điểm người lao động tại các cơ sở sản xuất ............................................... 42 4.4.3 Tuyển dụng lao động tại các cơ sở sản xuất ..................................................... 45 4.4.4 Tình hình sử dụng lao động,chế độ tiền lương và đóng bảo hiểm cho người lao động tại các cơ sở sản xuất. .............................................................. 48 4.4.5 Đào tạo nghề cho người lao động tại các cơ sở sản xuất .................................. 51 4.4.6. An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất ............................................................ 52 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn ....................................................................................... 553 4.6 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý và sử dụng lao động làng nghề tạị thị xã Từ Sơn ...................................................................... 56 4.6.1 Nâng cao trình độ cho người quản lý ................................................................ 57 4.6.2. Làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động .......................................... 57 4.6.3. Xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng, các chế độ đãi ngộ cho người lao động .................................................................................................. 57 4.6.4. Xây dựng kế hoạch thuê lao động ..................................................................... 58 iv 4.6.5. Ký hợp đồng lao động với người lao động ....................................................... 59 4.6.6 Đăng ký tình hình lao động làm thuê với chính quyền địa phương .................. 60 Phần 5: Kết luận kiến nghị.......................................................................................... 61 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 61 5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 61 5.2.1 Kiến nghị với các cơ sở làm nghề ..................................................................... 62 5.2.2 Kiến nghị với cơ quan địa phương .................................................................... 62 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 63 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CN: Công nghiệp CNH: Công nghiệp hoá DN: Doanh nghiệp LĐ: Lao động HĐH: Hiện đại hoá vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của Thị xã Từ Sơn ( 2013-2015) .............................. 22 Bảng 3.2. Tình hình dân số - lao động của Thị xã Từ Sơn ............................................. 24 Bảng 3.3. Số lượng cơ sở sản xuất hiện có .................................................................... 28 và số lượng cơ sở sản xuất điều tra ................................................................................. 28 Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở sản xuất nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn ................ 31 Bảng 4.2. Số lượng và giá trị sản xuất của nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn ....... 32 Bảng 4.3. Lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn.......................... 34 Bảng 4.4. Quản lý đăng ký hộ khẩu của lao động tại .................................................... 38 các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn ................................................................... 38 Bảng 4.5. Quản lý nhà nước về ký hợp đồng lao đông (HĐLĐ) và đóng bảo hiểm cho người lao động ......................................................................................... 40 Bảng 4.6. Số lao động bị thương nhẹ tại các cơ sở sản xuất.......................................... 41 nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn .............................................................................. 41 Bảng 4.7. Quản lý nhà nước về an toàn lao động ........................................................... 41 tại các làng nghề mộc mỹ nghệ Thị xã Từ Sơn .............................................................. 41 Bảng 4.8. Đặc điểm cơ bản của các cơ sở sản xuất ...................................................... 42 Bảng 4.10.Tuyển dụng và thuê lao động tại các cơ sở sản xuất năm 2015 ................... 46 công tác tuyển dụng tại các cơ sở sản xuất .................................................................... 47 Bảng 4.12. Quản lý và sử dụng lao động tại các cơ sở điều tra ...................................... 48 Bảng 4.13. Một số lý do chủ yếu ảnh hưởng đến ........................................................... 49 việc người lao động không muốn ký HĐLĐ .................................................................. 49 Bảng 4.14. Tiền lương và phúc lợi của người lao động.................................................. 51 tại các cơ sở sản xuất ...................................................................................................... 51 Bảng 4.15. Đánh giá của người lao động về chế độ lương, thưởng ............................... 51 Bảng 4.16. Đánh giá của người lao động về đào tạo nghề ............................................. 52 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên Đề tài: “ Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị Xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh” Nghề mộc mỹ nghệ là nghề truyền thống làm mộc từ lâu đời, vì vậy phát triển và bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch, đồng thời tăng cường quản lý về lao động làng nghề là vấn đề cần thiết đối với các làng nghề ở Thị xã Từ Sơn. Mục tiêu của nghiên cứu này gồm: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động làng nghề; (ii). Phản ánh và phân tích thực trạng quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn; (iii) Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn. Về cơ sở lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về làng nghề, lao động làng nghề, quản lý lao động làng nghề trên phạm vi quản lý nhà nước và quản lý của người sử dụng lao động, những vấn đề tồn tại của lao động làng nghề ở Việt nam và bài học kinh nghiệm quản lý lao động của một số địa phương cho Thị xã Từ Sơn Về thực trạng quản lý lao động làng nghề, luận văn đã giải quyết các vấn đề cơ bản sau: Khái quát tình hình phát triển các làng nghề mộc mỹ nghệ ; Khái quát tình hình lao động tại các làng nghề; Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về lao động làng nghề (chính sách hiện hành, chức năng của các phòng ban, quản lý đăng ký hộ khẩu, hỗ trợ đào tạo nghề, quản lý nhà nước về ký hợp đồng, chi trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động, quản lý an toàn lao động); Phân tích thực trạng quản lý lao động tại các cơ sở sử dụng lao động (tuyển dụng, chi trả lương, các chế độ đãi ngộ người lao động, tình hình ký hợp đồng lao động, đào tạo nghề cho người lao động, vấn đề an toàn lao động, đánh giá hài lòng của người lao động đối với các cơ sở lao động ở các khía cạnh nêu trên). Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung thực trạng quản lý nhà nước và quản lý lao động tại các cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế. Quản lý nhà nước đối với lao động làng nghề còn lỏng lẻo. Đào tạo nghề cho người lao động chưa hiệu quả. Tỷ lệ lao động ở địa phương khác đến làm việc không đăng ký hộ khẩu là phổ biến. Tỷ lệ lao động có thực hiện chế độ bảo hiểm là rất ít. An toàn lao động chưa được thực hiện tốt. Một số kiến nghị đã được đề xuất để giải quyết những vấn đề tồn tại trên. viii THESIS ABSTRACT Study Title: Research of labour management in wooden craft villages in Tu Son town, Bac Ninh provice. Carpentry village has been existed for a long time in Tu Son Town, therefore conservation of carpentry village and strengthening of labour management is very necessary for both local authority and managers of carpentry units. This study aims to solve flowing objectives: (i) Review on labour management in craft village; (ii). Analyze the current situation of labor management in carpentry village in Tu Son Town; (iii) Propose relevant solutions to strengthen labor management in carpentry village in Tu Son Town. In review part, the thesis presents theoretical basis on craft village, labor management of local authority and labour management of owners of craft units, existing problems in crafts village and learning experience about labour management for local authority and owners of carpentry villages in Tu Son Town. Analysing the current situation of labour management in carpentry village in Tu Son Town includes some main contents: Overview of the development of carpentry village; Labor situation in carpentry village; Analysis of labour management of local authority (policies, functions of departments, registration of labour, vocational training, wages, insurance, working safety); Analysis of performance of labor management of owners of carpentry units (recruitment, labor contract, vocational training, salaries, bonus, insurance, working safety conditions, job satisfaction of employees). Findings show that both local authority and managers of carpentry village are weak in labour management. Vocational training for employees is not effective. Percentage of workers who come from other localities without registration are high. Most of employee doesn’t have working contracts and insurance. Working safety conditions has not been well implemented. Some solutions to strength above existing problems. ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của toàn cầu hóa, đặc biệt là sự nổi nên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm hơn thì ngày nay con người được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, con người được đặt vào vị trí trung tâm. Vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định. Việt Nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời với nhiều làng nghề trên khắp đất nước. Tính đến hiện nay, cả nước có khoảng 3.350 làng nghề. Lao động nông thôn hiện đang chiếm gần 70% lao động xã hội và đây là nguồn lao động dồi dào, đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên vấn đề về quản lý lao động tại các làng nghề hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Hầu hết các cơ sở có sử dụng lao động tại các làng nghề hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Hầu hết các cơ sở có sử dụng lao động làm thuê đều chưa ký hợp đồng bằng văn bản với người lao động, hoặc có ký nhưng thực hiện các điều khoản trên hợp đồng không đầy đủ. Vì thế nhiều lao động không thiết tha với nghề. Để làng nghề phát triển, công tác quản lý lao động cần được củng cố, nâng cao. Việc phát triển các làng nghề một cách quy mô có ý nghĩa rất lớn trong công tác tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giảm bớt sự di cư ra các thành phố lớn. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 10-16%. Là một tỉnh có nhiều làng nghề và làng nghề truyền thống, trong số 62 làng nghề còn tồn tại thì Bắc Ninh có tới 53 làng nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Sự hình thành và phát triển các làng nghề trong những năm qua đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Làng nghề là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim nghạch từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng/năm. Thị xã Từ Sơn hiện có nhiều làng nghề mộc truyền thống như Đồng Kỵ, 1 Phù Khê, Hương Mạc……Đây là nghề thu hút một lượng lớn lao động cả trong và ngoài địa phương bởi trên địa bàn Thị xã có nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng này, sản phẩm làm ra phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên thu nhập từ nghề này khá cao và ổn định. Chính vì vậy, quản lý lao động trở thành một vấn đề quan trọng ở đây. Đối với các cơ sở, quản lý lao động tốt giúp tạo nguồn lao động có trình độ, chất lượng, thuận lợi chi việc cải tiến kỹ thuật, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý. Về mặt xã hội, quản lý lao động tốt giúp tạo nguồn lao động có trình độ, chất lượng, thuận lợi cho việc cải tiến kỹ thuật, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý. Về mặt xã hội, quản lý lao động tốt sẽ tạo môi trường xã hội ổn định, an ninh được đảm bảo giúp người lao động yên tâm sống và làm việc. Tuy nhiên, công tác này ở địa phương còn nhiều bất cập như: Trình độ học vấn của người lao động thấp nên nhận thức còn yếu về vấn đề này nên quản lý nhân khẩu gặp khó khăn, đa số các cơ sở thuê lao động ký hợp đồng miệng nên quyền lợi của người lao động không được đảm bảo...Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc Mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh” được lựa chọn để nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phản ánh và phân tích thực trạng quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ của Thị xã Từ Sơn từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý lao động tại Thị xã Từ Sơn 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động làng nghề. - Phản ánh và phân tích thực trạng quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề quản lý lao động của các cơ quan 2 quản lý và chủ cơ sở sử dụng lao động tại các làng mộc mỹ nghệ truyền thống trên Thị xã Từ Sơn. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại các xã, phường có nghề mộc mỹ nghệ trên địa bàn Thị xã Từ Sơn. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phản ánh những đặc điểm chung của Thị xã Từ Sơn trong nghiên cứu được thu thập từ 2013-2015 và số liệu điều tra năm 2016. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀNG NGHỀ 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG LÀNG NGHỀ 2.1.1 Một số khái niệm - Làng nghề: Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian (Cục Di sản Văn hóa, Việt Nam, 2016). - Lao động làng nghề là những người lao động tham gia sản xuất ra những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương đó. Lao động làng nghề nói chung hiện nay chia ra 2 nhóm: (i) Lao động không thường xuyên: Là những người thiếu kỹ năng làm những công việc đơn giản, không hoặc ít có đào tạo bài bản; (ii). Lao động thường xuyên, là những người kỹ năng cao, thường làm việc ở những cơ sở hoặc doanh nghiệp làm sản xuất sản phẩm cao cấp. - Làng nghề mộc mỹ nghệ truyền thống: Là làng nghề truyền thống và có những đặc điểm sau: Sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ dựa vào tay nghề của người thợ là chính. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây thì máy móc đang thay thế dần người thợ ở những khâu làm thô sản phẩm; Nguyên liệu để sản xuất là gỗ có rất nhiều loại gỗ khác nhau được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm ở đây nhưng chủ yếu làng nghề sử dụng các loại gỗ chủ yếu là: gỗ trắc, gỗ xưa, gỗ mun, gỗ hương…….; Mẫu mã sản phẩm thường dựa vào mẫu mã truyền thống là chủ yếu, các cơ sở sản xuất có thể nhận đơn hàng đặt tùy theo ý thích của khách, có thể vẽ mẫu theo nhu cầu người tiêu dùng (Đỗ Thị Hồng Thái, 2011). 2.1.2 Vai trò của lao động làng nghề Quá trình công nghiệp hóa đã khiến nhiều người dân ở nông thôn không còn đất sản xuất, do đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp. Vì thế, để đảm bảo đời sống cho người dân nông thôn, công tác đào tạo nghề cho người lao động là việc làm ý nghĩa và hết sức cấp bách, đặc biệt đối với những người lao động lớn tuổi, không thể xin vào các khu công nghiệp để 4 làm việc. Với những địa phương có nghề, phát triển làng nghề tạo việc làm cho người lao động không chỉ làm giảm áp lực tăng dân số ở các thành phố mà còn giảm các tệ nạn xã hội và các vấn đề an sinh khác, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Người lao động trong các làng nghề có vai trò quan trọng: - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt với nghề truyền thống lao động là nhân tố tạo ra giá trị sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đa dạng hóa kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình đô thị hóa: Bảo tồn và phát triển làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo: Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động khu vực này, làng nghề sẽ tạo thêm việc làm cho lao động khu vực nông thôn, phát triển làng nghề nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho lao động nông nhàn. Phát triển các làng nghề hợp lý, sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên, lao động địa phương với chi phí thấp. Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn, phát triển làng nghề ở nông thôn sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, lao động phụ như người già, trẻ em, người khuyết tật ... góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo của địa phương. - Đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống làng nghề: Hầu hết các làng nghề có khởi nguồn sáng tạo từ cư dân địa phương nên trong các sản phẩm làng nghề từ kiểu dáng, mẫu mã đều có dấu ấn riêng về bản sắc văn hoá của từng địa phương. Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống gắn với lịch sử phát triển văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, trong đó thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Để làm ra những sản phẩm như vậy không thể thiếu bàn tay tài hoa của những người thợ. Do vậy, sự tham gia của lao động làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề, bảo tồn những nét độc đáo của bản sắc dân tộc (Phạm Thị Thu Trang, 2013).. 2.1.3 Đặc điểm lao động làng nghề Lao động trong các làng nghề có những đặc điểm sau: - Lao động làng nghề là chủ yếu lao động thủ công. Lao động trong làng nghề có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau . Trong đó, nghệ nhân đóng 5 vai trò quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm. Người thợ thủ công trước hết là người nông dân. Làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Có thể lúc này người lao động làm nghề nhưng ở thời điểm khác họ lại làm công việc của nhà nông. Lao động làng nghề đôi khi tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn. - Người thợ nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân để làm ra sản phẩm. Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. - Lao động được học nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Tuy nhiên, hiện nay đã có sự kết hợp phương thức đào tạo nghề mới, mở các trường đào tạo nghề đồng thời vừa học vừa làm có sự truyền nghề của nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc. - Trình độ học vấn thấp làm hạn chế việc sử dụng thiết bị, công nghệ cao vào sản xuất. Hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo sản phẩm mới. Tính kỷ luật lao động chưa cao, tác phong làm việc chưa nhanh nhẹn (Phạm Thị Thu Tran ,2013). 2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của các làng nghề mộc truyền thống + Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ - Đặc trưng của nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ. Công cụ sản xuất chủ yếu là thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra. - Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm. - Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô sơ, lạc hậu. 6 - Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo ra sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm về sản phẩm - Sản phẩm làng nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc vừa. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thưởng thức của những người sử dụng. Nhìn chung, trong sản phẩm của làng nghề truyền thống vẫn tồn đọng những hao phí lao động sống, đó là lao động thủ công của con người. - Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại như sản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệ thuật. Sản phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm ... đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và ngày càng được ưu chuộng (Đỗ Thị Hồng Thái, 2011). 2.1.5. Các nội dung quản lý Nhà nƣớc về lao động làng nghề 2.1.5.1. Hệ thống các chức năng quản lý lao động - Ở quy mô Trung ương, Bộ lao động và thương binh xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra phạm vi toàn quốc, đối các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. - Sở lao động và thương binh tỉnh, UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý về chất lượng lao động trong địa bàn. - Ở cấp huyện, Thị xã chịu trách nhiệm trên quy mô địa bàn huyện, Thị xã. 2.1.5.2. Hệ thống các văn bản pháp quy của cơ quan nhà nước về lao động làng nghề Để quản lý tốt lao động ở các làng nghề, trước hết Nhà nước cần quan tâm, tạo nên hành lang pháp lý chung về quản lý lao động ở các làng nghề, là cơ sở để các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm truyền thống xây dựng kế hoạch quản lý lao động riêng. Quản lý Nhà nước về lao động làng nghề cần quan tâm trước hết tới các nội dung sau: - Quản lý Nhà nước là quá trình trong đó chủ thể quản lý, tổ chức, điều hành, tác động có định hướng vào khách thể quản lý nhằm đạt kết quả tối ưu theo 7 mục tiêu đề ra. - Quản lý Nhà nước về lao động làng nghề là những tác động của Nhà nước, thông qua các quyết định, chính sách, ảnh hưởng trực tiếp tới những người thợ thủ công đang làm việc tại các làng nghề, liên quan tới các vấn đề: hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, thống kê số lượng lao động tại các cơ sở, quản lý nhân khẩu đối với những lao động nhập cư, quan tâm tới việc đãi ngộ với những thợ thủ công giỏi, nghệ nhân của làng nghề ... Hiện nay, nguồn nhân lực ở các làng nghề đầy tiềm năng, đội ngũ nhân lực trẻ, dễ tiếp thu, năng động sáng tạo, ... là những lợi thế để tạo ra lớp lao động mới với kỹ năng nghề nghiệp tốt, biết sử dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo ra năng suất lao động cao, sản phẩm chất lượng tốt. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ để mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho các làng nghề, vừa tận dụng được nguồn lao động, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, giảm áp lực di cư của cư dân nông thôn lên thành phố tìm việc. Đồng thời, cũng cần có những ưu đãi đối với những nghệ nhân trong các làng nghề, vì đây là những người làm nghề lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, họ là những người truyền nghề, truyền nhiệt huyết cho những người thợ trẻ, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của các làng nghề. Ngoài việc hỗ trợ nghề cho người lao động, các địa phương quản lý chặt chẽ lao động tại các cơ sở nghề để đảm bảo trật tự xã hội tại địa phương, đảm bảo môi trường kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt với những cơ sở có thuê người lao động từ địa phương khác đến làm việc, người lao động phải khai báo tạm trú hoặc doanh nghiệp, cơ sở quản lý lao động đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương cho người lao động. Hiện nay, nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp về quản lý lao động như sau: - Luật lao động: Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. - Chế độ tiền lương: Điều 3. của Nghị định 122/2015/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng ngày 14/11/2015 Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: 8 - Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. - Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. - Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùngIII. - Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùngIV. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. - Chế độ đóng bảo hiểm: Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế. Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định (Bộ luật lao động ,số 10/2012/QH13 của quốc hội ngày 18/6/2012). 2.1.5.3. Các nội dung quản lý nhà nước về lao động Theo Bộ luật lao động, số 10/2012/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2012) quản lý nhà nước về lao động bao gồm các nội dung sau: - Ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động. - Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung cầu lao động, quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bổ 9 và sử dụng toàn lao động xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. - Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, mức sống, thu nhập của người lao động. - Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý vi phạm về luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của luật pháp. - Hoạt động hợp tác quốc tế về lao động. Quan hệ lao động đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác nói chung và hợp tác về lao động là lĩnh vực quan trọng hiện nay nhiều quốc gia phải quan tâm. Do đó, nhà nước phải thực hiện chính sách hợp tác quốc tế nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng tay nghề, cung cách làm ăn để người lao động có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cho người lao động. 2.1.6. Nội dung quản lý lao động tại các cơ sở sử dụng lao động 2.1.6.1. Tuyển dụng lao động Tuyển dụng lao động nhằm thu hút lao động từ những nguồn khác nhau, làm việc và lựa chọn những người có khả năng đáp ứng tốt công việc. Theo Thông tư 16/LĐTBXH- TT tuyển dụng lao động( ngày 5/9/1999), khi tuyển dụng người sử dụng lao động phải thông báo đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi trách nhiệm của người sử dụng lao động và lao động trong quá trình làm việc gồm (tiêu chuẩn tuyển dụng, hồ sơ, thời gian, địa điểm tuyển dụng, công việc tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng, vị trí tuyển dụng…). Lao động tuyển dụng có thể ở nhiều nguồn khác nhau như: Các trường nghề, làng lân cận……tuy nhiên dù ở các nguồn nào đi chăng nữa thì việc đầu tiên là phải làm đúng pháp luật quy định. 2.1.6.2. Đào tạo nghề và phân công công việc Theo điều 61, Bộ luật lao động, số 10/2012/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2012, quy định như sau: Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất