Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phương pháp phán đoán vị trí sự cố trên lưới điện phân phối khu vực t...

Tài liệu Nghiên cứu phương pháp phán đoán vị trí sự cố trên lưới điện phân phối khu vực thành phố quy nhơn

.PDF
77
1
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN ĐỨC TÂM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN VỊ TRÍ SỰ CỐ TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN Bình Định – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN NGUYỄN ĐỨC TÂM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÁN ĐOÁN VỊ TRÍ SỰ CỐ TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN Ngành: Kỹ thuật điện Mã số : 8520201 Người hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Quy Nhơn, ngày 16 tháng 10 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Đức Tâm LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Kỹ thuật và Công nghệ, phòng Đào tạo sau Đại học, trường Đại Học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân tới quý thầy, quý cô đã tận tình giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Kỹ thuật điện khóa 24A trường Đại Học Quy Nhơn, niên khóa 2021-2023. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, PGS.TS Huỳnh Đức Hoàn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian làm việc với Thầy, tôi không ngừng học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, nghiên cứu khoa học, đây là những điều rất cần thiết cho tôi trong quá trình học tập và công tác sau này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bạn bè và gia đình đã động viên, trao đổi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quy Nhơn, ngày 16 tháng 10 năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Đức Tâm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 01 1. Lý do chọn lựa đề tài .............................................................................. 01 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 01 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 01 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 02 5. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 02 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN- TỈNH BÌNH ĐỊNH ................................. 03 1.1. Sơ đồ nguyên lý các xuất tuyến 22kV KV TP Quy Nhơn: ................. 03 1.2. Các chủng loại thiết bị đóng cắt hiện hành trên lưới điện 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn .................................................................................. 07 1.2.1. Recloser – máy cắt tự đóng lại ......................................................... 07 1.2.2. LBS (Load Break Switch) – dao cắt phụ tải .................................... 08 1.3. Kết lưới và phương thức vận hành cơ bản của lưới điện 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn .................................................................................. 09 1.4. Kết luận Chương 1 .............................................................................. 14 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ KẾT NỐI SCADA, PHẦN MỀM PSS/ADEPT, OMS VÀ CÁC BỘ THIẾT BỊ CẢNH BÁO SỰ CỐ ..... 15 2.1. Tìm hiểu hệ thống SCADA lưới điện phân phối tại Công ty Điện lực Bình Định ................................................................................................... 15 2.1.1. Tổng quan về hệ thống SCADA lưới điện phân phối ...................... 16 2.1.2. Các bộ phận chính của hệ thống SCADA – LĐPP .......................... 16 2.1.3. Giới thiệu hệ thống SCADA tại thành phố Quy Nhơn .................... 17 2.1.3.1. Quy mô hệ thống SCADA ............................................................ 17 2.1.3.2. Hệ thống thông tin ......................................................................... 19 2.1.3.3. Bộ phận tự động hoá TBA và các thiết bị trên LĐPP: .................. 19 2.1.3.4. Cấu hình hệ thống SCADA ........................................................... 21 2.1.3.5. Các thiết bị ngoại vi của hệ thống ................................................. 24 2.1.4. Các tín hiệu điều khiển, giám sát và thu thập từ các thiết bị ........... 24 2.1.4.1. Các tín hiệu điều khiển từ DCC đến các thiết bị ........................... 24 2.1.4.2. Các tín hiệu giám sát từ các thiết bị .............................................. 25 2.1.4.3. Các tín hiệu đo lường từ xa từ các thiết bị .................................... 25 2.1.5. Giải pháp kỹ thuật kết nối SCADA cho các thiết bị trên lưới điện .. 26 2.2. Tìm hiểu phần mềm PSS/ADEPT và tính toán ngắn mạch ................ 27 2.2.1. Tìm hiểu phần mềm PSS/ADEPT .................................................... 27 2.2.2. Tính toán ngắn mạch của phần mềm PSS/ADEPT 5.0 .................... 27 2.2.2.1. Nguồn điện .................................................................................... 27 2.2.2.2. Đường dây và cáp .......................................................................... 27 2.2.2.3. Máy biến áp ................................................................................... 28 2.2.2.4. Mô hình máy điện ......................................................................... 29 2.2.2.5. Mô hình tải tĩnh ............................................................................. 29 2.3. Tìm hiểu chương trình vận hành lưới diện trên sơ đồ đơn tuyến (OMS2) 31 2.3.1. Giới thiệu tổng quan ......................................................................... 31 2.3.2. Đăng nhập chương trình ................................................................... 31 2.3.3. Các chức năng chính của chương trình OMS2 ................................ 32 2.4. Tìm hiểu các bộ thiết bị cảnh báo sự cố hiện có trên lưới điện phân phối 35 2.4.1. Tổng quan ......................................................................................... 35 2.4.2. Tổng quan ......................................................................................... 36 2.4.3. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động .................................................. 37 2.4.4. Tính năng .......................................................................................... 38 2.4.4.1. Phát hiện sự cố .............................................................................. 38 2.4.4.2. Chi tiết tín hiệu cảnh báo .............................................................. 38 2.4.4.3. Cài đặt và reset sau sự cố .............................................................. 39 2.4.4.4. Truyền thông ................................................................................. 40 2.4.5. Mô hình và nguyên lý hoạt động ..................................................... 40 2.4.5.1. Mô hình ......................................................................................... 40 2.4.5.2. Nguyên lý hoạt động ..................................................................... 41 2.4.6. Phân hệ trên Server .......................................................................... 42 2.4.6.1. Điều khiển modem GSM/SMS ..................................................... 42 2.4.6.2. Phân tích cú pháp tin nhắn ............................................................ 42 2.4.6.3. Quản lý và giao tiếp với các Client ............................................... 43 2.5. Kết luận Chương 2 .............................................................................. 43 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỰ CỐ TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI THÀNH PHỐ QUY NHƠN GÓP PHẦN NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ........................ 45 3.1. Phương pháp phân tích sự cố lưới điện phân phối TP Quy Nhơn ...... 45 3.2. Tính toán, phân tích mô phỏng vị trí sự cố điển hình trên lưới điện phân phối 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn .................................................. 46 3.2.1. Chọn lưới điện để thực hiện mô phỏng ............................................ 46 3.2.2. Tính toán, phân tích mô phỏng vị trí sự cố điển hình trên lưới điện phân phối 22kV XT 477/ĐĐA ............................................................................ 51 3.3. Đánh giá, so sánh kết quả mô phỏng trên phần mềm PSS/ADEPT và phần mềm mô phỏng phán đoán điểm ngắn mạch trên lưới điện với thực tế các sự cố đã xảy ra trên lưới điện phân phối 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn 57 3.4. Kiểm soát, đánh giá các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện (Maifi, saidi, saifi, Caidi, Caifi) trên phần mềm OMS .................................................... 57 3.5. Kết luận Chương 3 .............................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 60 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐPC B37 Công ty Điện lực Bình Định Điều độ hệ thống điện Bình Định ĐLQN Điện lực Quy Nhơn TBĐC Thiết bị đóng cắt MC Máy cắt xuất tuyến Recloser Máy cắt tự đóng lặp lại LBS-C Dao cắt có tải dạng kín LBS-O Dao cắt có tải dạng hở MBA Máy biến áp TBA Trạm biến áp PĐ QLVH Phân đoạn Quản lý vận hành XT Xuất tuyến NR Nhánh rẽ QNH Trạm biến áp 220kV Quy Nhơn 1 QNH2 Trạm biến áp 110kV Quy Nhơn 2 NHO Trạm biến áp 110kV Nhơn Hội ĐĐA Trạm biến áp 110kV Đống Đa SCA Trạm biến áp 110kV Sông Cầu LĐPP Lưới điện phân phối Pmax Công suất cực đại KKT Khu Kinh tế ĐTC CCĐ Độ tin cậy cung cấp điện DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Trạng thái đóng cắt các thiết bị của lưới điện 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn 10 Bảng 3.1. Biên chế kết quả tính toán ngắn mạch từ phần mềm PSS/ADEPT 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý tổng thể lưới điện 22kV khu vực TP Quy Nhơn 06 Hình 1.2: Recloser NR Thủy Sơn Trang thuộc XT 472/QNH2 08 Hình 1.3: LBS-C PĐ D3 liên kết XT 473-483/QNH2 09 Hình 2.1: Sơ đồ quản lý, trao đổi thông tin của hệ thống SCADA/DMS 16 Hình 2.2: Sơ đồ cấu hình hệ thống SCADA Bình Định 18 Hình 2.3: Hệ thống thông tin 19 Hình 2.4: Sơ đồ giao tiếp giữa RTU với thiết bị điện 20 Hình 2.5: Hệ thống Gateway 21 Hình 2.6: Sơ đồ cấu hình trung tâm điều khiển hệ thống SCADA 22 Hình 2.7: Sơ đồ thu thập tín hiệu đo lường của hệ thống SCADA 25 Hình 2.8: Giải pháp kết nối truyền thông cho Reclose, LBS 26 Hình 2.9: Đăng nhập vào chường trình OMS2 31 Hình 2.10: Sơ đồ đơn tuyến lưới điện 22kV trên chương trình OMS2 32 Hình 2.11: Lịch công tác đã được cập nhật và kiểm duyệt 33 Hình 2.12: Biểu báo cáo độ tin cậy 34 Hình 2.13: Thiết bị cảnh báo sự cố 35 Hình 2.14: Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của bộ cảnh báo sự cố 37 Hình 2.15: Mô hình hoạt động của hệ thống giám sát sự cố 41 Hình 2.16: Phân tích nội dung tin nhắn 42 Hình 2.17: Tin nhắn SMS báo sự cố trên lưới điện 43 Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý 1 sợi XT 477/ĐĐA Sơ đồ lưới điện XT 477/DDA trên chương trình Thông tin Hình 3.2: hiện trường 47 Hình 3.3.1: Sơ đồ nguyên lý lưới điện XT 477/DDA (trang 1) 49 48 Hình 3.3.2: Sơ đồ nguyên lý lưới điện XT 477/DDA (trang 2) Hình 3.4: Sơ đồ lưới điện XT 477/DDA mô phỏng trên chương trình PSS/ADEPT 50 51 Hình 3.5: Kết quả tính toán ngắn mạch từ phần mềm PSS/ADEPT 52 Hình 3.6: Chương trình mô phỏng cho ta kết quả phán đoán vị trí sự cố 54 Hình 3.7: Kết quả mô phỏng phán đoán vị trí sự cố ngắn mạch chạm đất với dòng điện sự cố 6600A 55 Hình 3.8: Kết quả mô phỏng phán đoán vị trí sự cố ngắn mạch 2 pha với dòng điện sự cố 3550A 56 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn lựa đề tài: Cùng với sự phát triển của xã hội, lưới điện phân phối của tỉnh Bình Định nói chung và của thành phố Quy Nhơn nói riêng ngày càng được mở rộng, phát triển mạnh cả về lượng và chất. Các phụ tải đặc biệt tăng ngày càng nhiều với các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng điện năng, làm cho lưới điện phân phối ngày càng trở nên phức tạp. Chính vì vậy mà công tác vận hành, giám sát, xử lý sự cố lưới điện phân phối sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như không có sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị công nghệ tự động, đo lường, giám sát và điều khiển từ xa… Ngoài việc kiểm tra định kỳ, duy tu, bảo dưỡng, đầu tư xây dựng lưới điện hàng năm để đáp ứng nhu cầu phụ tải thì việc phát hiện và nhanh chóng xử lý sự cố, giảm thiểu thời gian mất điện của khách hàng là một trong những tiêu chí hàng đầu của Ngành điện hiện nay. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phƣơng pháp phán đoán vị trí sự cố trên lƣới điện phân phối khu vực thành phố Quy Nhơn” với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc giảm thiểu thời gian tìm kiếm vị trí sự cố và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành lưới điện. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm ứng dụng hiệu quả hệ thống SCADA, ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT và phần mềm mô phỏng phán đoán điểm ngắn mạch trên lưới điện mở ra một phương thức vận hành mới tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện phân phối, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Lưới điện phân phối 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn do Điện lực Quy Nhơn quản lý vận hành. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng cơ sở dữ liệu giám sát từ hệ thống SCADA và dữ liệu hiện có của lưới điện phân phối 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn để tính toán, phân tích phán đoán vị trí sự cố thông qua phần mềm PSS/ADEPT, phần mềm mô phỏng phán đoán điểm ngắn mạch trên lưới điện, có so sánh với các tín hiệu của các bộ cảnh báo sự cố hiện có trên lưới điện. So sánh, phân tích các sự cố thực tế đã xảy ra so với mô phỏng trên phần mềm. 5. Cấu trúc của luận văn: Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được phân thành 3 chương với các nội dung luận văn bao gồm: - Chương 1: Tìm hiểu về lưới điện phân phối khu vực thành phố Quy Nhơn- tỉnh Bình Định. - Chương 2: Tìm hiểu về kết nối SCADA, phần mềm PSS/ADEPT, OMS và các bộ thiết bị cảnh báo sự cố. - Chương 3: Xây dựng phương pháp phân tích sự cố trên lưới điện phân phối thành phố Quy Nhơn góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. 3 CHƢƠNG I TÌM HIỂU VỀ LƢỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC THÀNH PHỐ QUY NHƠN- TỈNH BÌNH ĐỊNH 1.1.Sơ đồ nguyên lý các xuất tuyến 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn. - Nguồn điện cấp cho lưới trung áp: Có 3 trạm nguồn 110kV cấp điện cho khu vực thành phố Quy Nhơn qua 27 XT 22kV (Sơ đồ nguyên lý vận hành các XT 22kV khu vực TP Quy Nhơn như Hình 1.1 kèm theo). Trong đó: - Trạm 110kV Quy Nhơn 2 (QNH2) với công suất 2x40 MVA có 10 XT 22kV:  XT 471/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Quang Trung và một phần phường Nhơn Phú, với Pmax = 9,76MW.  XT 472/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Quang Trung, Nguyễn Văn Cừ và phường Ghềnh Ráng, với Pmax = 6,54MW.  XT 473/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Ngô Mây và một phần phường Nguyễn Văn Cừ, với Pmax = 6,32MW.  XT 474/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Trần Phú, phường Lê Lợi, với Pmax = 10,61MW.  XT 475/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Ngô Mây, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo và Hải Cảnh, với Pmax = 11,6MW. 4  XT 476/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Ngô Mây và Lê Hồng Phong, với Pmax = 4,46MW.  XT 481/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Ngô Mây, Lê Hồng Phong và Lê Lợi, với Pmax = 8,61MW.  XT 482/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Hải Cảng, Lê Lợi, với Pmax = 8,47MW.  XT 483/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Nguyễn Văn Cừ, với Pmax = 6,87MW.  XT 484/QNH2 cấp điện cho khu vực phường Nguyễn Văn Cừ, Ghềnh Ráng, với Pmax = 6,99MW. - Trạm 110kV Đống Đa (ĐĐA) với công suất 63MVA có 8 XT 22kV:  XT 471/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Nhơn Bình và Thị trấn Tuy Phước- huyện Tuy Phước, với Pmax = 5,49MW.  XT 473/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Nhơn Bình, Nhơn Phú và Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, với Pmax = 7,25MW.  XT 475/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Nhơn Bình và Trần Quang Diệu, với Pmax = 7,80MW.  XT 477/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Đống Đa, Trần Hưng Đạo và Hải Cảng, với Pmax = 11,81MW.  XT 479/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Đống Đa, với Pmax = 7,25MW.  XT 481/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Đống Đa, với Pmax = 6,65MW. 5  XT 483/ĐĐA cấp điện cho khu vực phường Nhơn Bình và Đống Đa, với Pmax = 6,47MW.  XT 485/ĐĐA cấp điện cho khu vực xã Phước Thuậnhuyện Tuy Phước, với Pmax = 4,04MW. - Trạm 110kV Nhơn Hội (NHO) với công suất 40 + 63 MVA có 8 XT 22kV:  XT 472/NHO cấp điện cho phụ tải chuyên dùng Tôn Hoa Sen- Nhơn Hội, với Pmax khoảng 12MW.  XT 473/NHO cấp điện cho khu vực KKT Nhơn Hội, xã Nhơn Hội, với Pmax = 9,8MW.  XT 474/NHO cấp điện cho phụ tải chuyên dùng Tôn Hoa Sen- Nhơn Hội, với Pmax khoảng 11,5MW.  XT 475/NHO cấp điện cho khu vực KKT Nhơn Hội, với Pmax = 1,2MW.  XT 476/NHO cấp điện cho phụ tải chuyên dùng Tôn Hoa Sen- Nhơn Hội, với Pmax khoảng 11MW.  XT 477/NHO cấp điện cho khu vực KKT Nhơn Hội, xã Nhơn Hội, với Pmax = MW.  XT 479/NHO cấp điện cho phụ tải chuyên dùng Tôn Hoa Sen- Nhơn Hội, xã Nhơn Hải và thôn Hải MinhPhường Hải Cảng, với Pmax = 8,9MW.  XT 481/NHO cấp điện cho khu vực FLC Nhơn Lý và Xã Nhơn Lý, với Pmax = 10,3MW. - Trạm 110kV Sông Cầu (SCA) có 1 XT 22kV (477/SCA) cấp điện cho xã đảo Nhơn Châu. 6 Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý tổng thể lưới điện 22kV khu vực TP Quy Nhơn (in A3) 7 - Đường dây trung áp 22kV: 304,4km (tài sản ngành điện là 232,1km, tài sản khách hàng là 72,3km). - Đường dây hạ áp 0,4kV gần 321,6 km của ngành điện. - Trạm biến áp: 879 TBA (tài sản ngành điện là 390 TBA với công suất lắp đặt gần 146 MVA, tài sản khách hàng là 489 TBA với công suất lắp đặt gần 242 MVA). - Tổng số thiết bị đóng cắt phân đoạn: 202 thiết bị. - Tổng số khách hàng: 76.502 KH. - Nguồn điện mặt trời mái nhà: Có 688 dự án ĐMTMN, tổng công suất ĐMTMN lắp đặt trên lưới là 18,8 MWp; có 23 dự án có công suất lắp đặt trên 100kWp với tổng công suất lắp đặt 12,7MWp. 1.2. Các chủng loại thiết bị đóng cắt hiện hành trên lƣới điện 22kV khu vực thành phố Quy Nhơn. 1.2.1. Recloser – máy cắt tự đóng lại: - Recloser (máy cắt tự đóng lại) thực chất là máy cắt có kèm thêm bộ điều khiển cho phép người ta lập trình số lần đóng cắt lập đi lập lại theo yêu cầu đặt trước, đồng thời đo và lưu trữ lại một số đại lượng cần thiết như U, I, P, thời điểm xuất hiện ngắn mạch.. - Recloser thường được trang bị cho những đường trục chính công suất lớn và đường dây dài đắt tiền - Recloser là một thiết bị đóng cắt tự động hoạt động tin cậy và kinh tế dùng cho lưới phân phối đến cấp điện áp 38KV. Kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, vận hành. Đối với lưới phân phối Recloser là gồm các bộ phận sau: + Bảo vệ quá dòng. + Tự đóng lại (TĐL). + Thiết bị đóng cắt. 8 + Điều khiển bằng tay. Hình 1.2: Recloser NR Thủy Sơn Trang thuộc XT 472/QNH2 Khi xuất hiện ngắn mạch Recloser mở ra (cắt mạch) sau 1 thời gian t1 nó sẽ tự đóng mạch. Nếu sự cố còn tồn tại nó sẽ cắt mạch, sau thời gian t2 Recloser sẽ tự đóng lại mạch. Và nếu sự cố vẫn còn tồn tại nó sẽ lại cắt mạch và sau thời gian t3 nó sẽ tự đóng lại mạch 1 lần nữa và nếu sự cố vẫn còn tồn tại thì lần này Recloser sẽ cắt mạch luôn. Số lần và thời gian đóng cắt do người sử dụng lập trình. 1.2.2. LBS (Load Break Switch) – dao cắt phụ tải: - Dao cắt phụ tải có cấu tạo tương tự như Recloser nhưng không có chức năng bảo vệ, hiện nay các loại daoc cắt tải kiểu kín có thể tích hợp điều khiển xa. Việc đóng mở LBS có thể thực hiện tại chổ bằng sào thao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất