Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phát triển sản xuất bưởi diễn tại huyện phù ninh tỉnh phú thọ...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển sản xuất bưởi diễn tại huyện phù ninh tỉnh phú thọ

.PDF
97
21
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN HOÀNG VĂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN HOÀNG VĂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT BƯỞI DIỄN TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8-62-01-15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. TRẦN NGỌC NGOẠN 2. TS. ĐỖ XUÂN LUẬN Thái Nguyên - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Hoàng Văn ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến UBND huyện Phù Ninh, Chi cục Thống kê huyện Phù Ninh; UBND các xã điều tra thuộc huyện Phù Ninh; các hộ nông dân đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Hoàng Văn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... v DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ................................................................................. vi DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển kinh tế cây bưởi. .................................... 3 1.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất ......................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm cây bưởi Diễn................................................................................... 7 1.1.3. Lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây bưởi Diễn ...... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................. 14 1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường bưởi ở một số nước trên thế giới. ...... 14 1.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường bưởi tại Việt Nam ................................. 15 1.2.3. Tình hình phát triển cây Bưởi Diễn tại một số địa phương trên cả nước....... 17 1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phát triển sản xuất bưởi ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam ............................................................ 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 21 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 21 2.4.1.Chọn địa bàn nghiên cứu................................................................................. 21 2.4.2. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................... 22 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 22 2.4.4. Xử lý số liệu thông tin .................................................................................... 25 iv 2.4.5. Phương pháp phân tích ................................................................................... 25 2.4.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 27 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ................................... 29 3.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh ............................................................. 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phù Ninh .................................................. 36 3.2. Thực trạng sản xuất bưởi Diễn của huyện Phù Ninh ................................... 43 3.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi của huyện.................................... 43 3.2.2. Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn ......................................................................... 45 3.2.3. Tình hình sản xuất bưởi của các hộ điều tra ............................................... 46 3.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi của các nhóm hộ ...................... 53 3.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi của các nhóm hộ .................. 53 3.3.2. Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra ................................................ 54 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bưởi Diễn .................................... 57 3.4.1. Tuổi của cây bưởi ............................................................................................ 57 3.4.2. Chi phí ............................................................................................................... 58 3.4.3. Một số nhân tố khác ........................................................................................ 59 3.4.4. Những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của các hộ điều tra trong sản xuất bưởi Diễn ..................................................................................... 59 3.5. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Diễn cấp hộ gia đình .................................................................................................. 62 3.5.1. Định hướng ....................................................................................................... 62 3.5.2. Một số chính sách của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng.................................................................................. 63 3.5.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất bưởi ở các hộ gia đình........ 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 69 1. Kết luận .................................................................................................................... 69 2. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................................. 70 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BƯỞI DIỄN PHÙ NINH.............................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 79 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới qua các năm 2014-2016 ...... 15 Bảng 1.2: Sản lượng bưởi và cam của Việt Nam từ năm 2014-2016 ............. 16 Bảng 2.1: Nguồn thông tin số liệu thứ cấp ..................................................... 24 Bảng 2.2. Bảng phân tích SWOT .................................................................... 27 Bảng 3.1: Diện tích trồng cây ăn quả của huyện Phù Ninh từ 2014 - 2016 ... 45 Bảng 3.2: Sản lượng các loại cây ăn quả của huyện Phù Ninh từ 2014 2016 ................................................................................................. 47 Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2016 ... 47 Bảng 3.4: Tình hình và cơ cấu thu nhập năm 2016 của các hộ điều tra (BQ/hộ) ........................................................................................... 51 Bảng 3.5: Tình hình sản xuất và quy mô của các hộ điều tra ......................... 53 Bảng 3.6: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ KTCB ...................... 54 Bảng 3.7: Tình hình đầu tư cho 1 ha bưởi thời kỳ kinh doanh ....................... 55 Bảng 3.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn bình quân............ 56 Bảng 3.9: Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ ................................................. 57 Bảng 3.10: Năng suất của bưởi Diễn theo độ tuổi .......................................... 60 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ huyện Phù Ninh.............................................................................. 30 vii DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BQ Bình quân CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DT Diện tích DVNN Dịch vụ nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức lương thực thế giới GT Giá trị IUCN Hội bảo trợ thiên nhiên liên hợp quốc KH&CN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NS Năng suất NXB Nhà xuất bản PTKTTCS Phát triển kinh tế theo chiều sâu SHTT Sở hưu trí tuệ SKHCN Sở khoa học công nghệ SL Số lượng SPCN Sản phẩm công nghiệp SX Sản xuất TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khi nền kinh tế được mở ra đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa, sản xuất đòi hỏi ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hàng hóa sản phẩm. Bưởi Diễn đã có từ lâu và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong giai đoạn hiện tại người trồng bưởi Diễn trong huyện có công ăn việc làm và thu nhập cho hộ gia đình, góp phần giảm đói nghèo. Trong quá trình sản xuất phát triển cây bưởi Diễn hiện nay gặp nhiều khó khăn như: Cây bưởi bị thoái hoá, năng suất sản lượng và chất lượng giảm. Cho tới nay năng suất vườn bưởi của Phù Ninh cũng chưa thật sự ổn định, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư mặc dù đất đai, thiên nhiên khí hậu ở đây có thể nói là rất phù hợp với cây bưởi. Hiện tượng nhiều vườn bưởi không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu được quả hoặc có đậu quả nhưng giữa vụ lại bị rụng trái non vẫn còn xảy ra. Từ thực tế sản xuất cho thấy vấn đề cần nghiên cứu thế nào là phát triển sản xuất? Phát triển sản xuất bưởi Diễn có vai trò, đặc điểm gì trong phát triển KTXH của huyện? và loại hình hoạt động? Quy mô xu hướng phát triển trong thời gian tới? Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh đã chọn cây bưởi làm đối tượng nghiên cứu. Nội dung của các đề tài nghiên cứu này thường tập trung vào các vấn đề kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và phân tích đặc điểm thổ nhưỡng và sinh thái vùng trồng bưởi. Các kết quả đạt được mới chỉ giải quyết một phần những khó khăn hiện nay mà ngành hàng bưởi quả Phù Ninh đang đối mặt. Để có sự nhìn nhận 2 tổng quan chung và đề xuất các giải pháp giải quyết những khó khăn từ phát triển sản xuất cây bưởi Diễn đang gặp phải hiện nay, cần thiết nghiên cứu cụ thể về ngành hàng này. Để có những đánh giá về thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trong thời gian qua, xác định những thuận lợi, khó khăn, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp đúng nhằm thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, vấn đề hiện nay đang đặt ra cho các nhà quản lý ở Phù Ninh là: Huyện có nên mở rộng diện tích trồng bưởi hay không? Nếu có thì diện tích mở rộng là bao nhiêu? Những yếu tố nào tác động đến sản xuất bưởi Diễn? Cần có giải pháp nào để phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi ổn định và bền vững... Để góp phần giải quyết những vấn đề bất cập trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Góp phần hoàn thiện và làm rõ một số cơ sở lý luận thực tế về phát triển sản xuất cây bưởi Diễn - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. - Nghiên cứu đưa ra giải pháp đúng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Diễn và đời sống của người nông dân vùng trồng bưởi Diễn của huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. 3. Ý nghĩa của đề tài Từ việc phát triển sản xuất bưởi Diễn tại huyện Phù Ninh, sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và góp phần giảm đói nghèo, nâng cao được hiệu quả kinh tế của các hộ dân trồng bưởi. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển kinh tế cây bưởi. 1.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển sản xuất Theo giáo trình triết học Mác-Lênin (2005): Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội (Nguyễn Hữu Vui và Nguyễn Ngọc Long, 2005). - Khái niệm phát triển sản xuất: Sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế. + Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” + Là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được 4 phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [24]. Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng lên về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem như là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về chất và lượng của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, thường dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ. Sự biến đổi ngày càng tốt các vấn đề xã hội (xóa đói giảm nghèo, tăng tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội,…) [13] 1.1.1.3. Phát triển bền vững Phát triển bền vững: Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền vững”. Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Môi trường năm 1987 thì phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững lồng ghép các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. [17] Trước những vấn đề của phát triển, vào nửa cuối thế kỉ 20, Liên Hợp quốc đã đưa ra ý tưởng về phát triển bền vững. Theo quan điểm của Liên Hợp 5 Quốc thì một thế giới phát triển bền vững là thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (nước, đất đai, sinh vật) nhanh hơn khả năng khả năng tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững sẽ không sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu…) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và đồng hoá chúng. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janero đã đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, 1997) [18] Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng tựu chung lại các ý kiến đều cho rằng, phát triển bền vững là phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. Như vậy, để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3 mục tiêu: + Phát triển có hiệu quả kinh tế; + Phát triển hài hoà các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; + Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. “Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng, quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. 6 1.1.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển cây ăn quả: a, Phát triển nông nghiệp bền vững: Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội” . Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên [18]. Như vậy trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường. Nội dung của sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các mặt sau đây: Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định; Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống. b, Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững: Phát triển sản xuất cây ăn quả là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và phát triển nền nông nghiệp nước ta nói riêng. Với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất 7 đai, nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các loại cây ăn quả, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa đem lại giá trị xuất khẩu cao. Đặc biệt hiện nay Nhà nước đang có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại. Thực tiễn quá trình đầu tư phát triển sản xuất cây ăn quả trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu ở cả 03 mặt như: Về kinh tế: góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình; Về xã hội: giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn; Về môi trường: bảo vệ và không ngừng cải thiện môi trường sinh thái nông nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm cây bưởi Diễn 1.1.2.1. Giới thiệu chung về cây bưởi Diễn Bưởi là một loại quả thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, vừa dễ ăn, dễ trồng, phù hợp với điều kiện địa lý của nhiều địa phương trên cả nước. có rất nhiều thương hiệu bưởi ngon và nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Tân Triều (Đồng Nai), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) và sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc tới loại bưởi Diễn nức tiếng đất Hà thành. Vốn là thứ quà quý tiến vua, bưởi Diễn (Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) từ lâu đã được xếp vào hàng hoa trái đất Hà thành. Quả bưởi chỉ to hơn trái cam nhưng vị ngọt không trái nào sánh bằng. Bưởi Diễn có hương thơm đặc biệt, nhiều khi chưa thấy bưởi đã thấy hương dìu dịu phảng phất quyến rũ lòng người. Giống bưởi Diễn trồng ở Phù Ninh được đưa về trồng đầu tiên có nguồn gốc tại xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội, nhờ bàn tay chăm sóc khéo 8 léo của những người nông dân nơi đây bưởi Diễn mang những nét đặc trưng riêng và khẳng định thương hiệu trên thị trường rau hoa quả. Bưởi Diễn có màu vàng tươi đẹp mắt, mùi vị đặc trưng, ngọt mát, đậm đà. Quả tuy nhỏ nhưng vỏ rất mỏng, múi mọng. Không chỉ đẹp mắt, cách thưởng thức đặc biệt của bưởi Diễn khiến loại quả quê dân dã này trở nên khác biệt. Khi bưởi được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần, để xuống nước, múi căng mọng rất hấp dẫn. Bưởi để lâu vỏ bị khô quắt lại nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người. Nếu như các loại quả khác để 2 đến 3 tháng là khô quắt thì bưởi Diễn có thể bảo quản được trong thời gian đó. Chính vì vậy bưởi Diễn là một trong những sự lựa chọn hợp lý để bày mâm ngũ quả ngày tết để thờ cúng tổ tiên hay để làm quà biếu người thân. Hiện tại, cây bưởi Diễn được trồng ở khá nhiều vùng sinh thái khác nhau như: Hưng Yên, Bắc Giang, Phú Thọ, bưởi Diễn cũng đã có những đặc trưng riêng, thương hiệu riêng. 1.1.2.2. Đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của cây bưởi Diễn: a, Đặc điểm kinh tế của cây bưởi. Bưởi là những thức ăn quý được thuần dưỡng từ lâu đời. Trong bưởi có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con người: giàu khoáng chất, vitamin, nhất là vitamin C giúp chống lại bệnh tật, tăng cường sức đề kháng. Trong các loại bưởi ngoài vitamin, chất khoáng còn chứa lượng lớn chất xơ giúp cặn bã của quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và được duy trì ở mức cần thiết, nhờ đó mà cơ thể không thừa đường, không chuyển mỡ dự trữ ở các mô gây béo phì. Các loại vitamin A, E và C là các chất chống ôxi hóa và có nhiều trong quả bưởi, rất tốt cho sức khỏe của con người [12]. Thực tế cho thấy thu nhập từ cây bưởi gấp 2 - 4 lần cây lúa. Trung bình thu nhập 100 - 150 triệu đồng/ha. Mặt khác, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì việc lựa chọn trồng cây ăn quả nói chung, 9 cây bưởi nói riêng là giải pháp đúng đắn để phá thế độc canh, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Việc tổ chức sản xuất cây bưởi nếu hình thành được các vùng chuyên canh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và đòi hỏi phải có các chính sách kinh tế linh hoạt để kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi, cung cấp nhiều chủng loại bưởi cho thị trường và hạn chế được tính thời vụ trong sản xuất. b, Đặc điểm kỹ thuật: Bưởi Diễn là loài cây sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thường dài 3 - 4 năm, chỉ có chi phí mà chưa có thu hoạch. Ở giai đoạn này, nếu được đầu tư chăm sóc đúng mức chẳng những rút ngắn được giai đoạn kiến thiết cơ bản mà còn cho năng suất cao và kéo dài được giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn kinh doanh dài, ngắn với năng suất và sản lượng tăng dần theo tuổi cây và mật độ trồng đến đỉnh cao rồi lại giảm dần. - Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, tốt nhất trồng vào vụ xuân (tháng 2- vụ thu (tháng 8-10). - Đất trồng bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,56,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây chắn gió. - Mật độ và khoảng cách: Nên trồng mật độ là (4x5) mét 1 cây ( cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét). - Đào hố: Đất phù sa hố đào (60 cm x 60cm x 60cm) nếu nền đất thấp trũng khó thoát nước có thể đắp ụ hoặc lên luống cao. Mỗi hố bón lót từ 15-20kg phân bón hữu cơ, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn 10 miệng hố 10-15cm (việc đào hố, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng từ 1 - 2 tháng). Cách trồng: Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên).[2] * Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây bưởi Cây bưởi (C. grandis L.) là loại cây ăn quả có tính thích ứng rộng, phân bố rộng rãi, thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở vùng nhiệt đới. Ngoài ảnh ảnh hưởng tới năng suất, điều kiện khí hậu còn ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng, độ lớn của quả, mã quả và chất lượng bên trong quả. - Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là 12 - 390C. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là - 8 đến - 110C, bưởi có thể chống chịu được khi nhiệt độ lên đến 480C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23 - 290C. Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 200C và tổng tích ôn từ 2.500 - 3.5000C đều có thể trồng được bưởi. - Yêu cầu về nước và chế độ ẩm Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250 - 1.850 mm. Bưởi yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một số ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và quả phát triển. Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 - 80%. - Yêu cầu về đất đai Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6 - 1m; thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất phải giầu mùn, hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2 - 3%; N tổng số: 0,1 - 0,15%; P2O5 11 dễ tiêu từ 5 - 7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7 - 10mg/100g; Ca, Mg: 3 4mg/100g). pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ 5,5 - 6,0 song cũng có thể trồng được bưởi khi pH KCl từ 4,0 - 8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất. - Yêu cầu về ánh sáng Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000 - 15.000 Lux (tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh sáng tán xạ, tránh được giám quả. - Gió Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió bão sẽ làm cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất. - Yêu cầu về các yếu tố khác Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 150), đất nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão… gây hại. 1.1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển cây bưởi Diễn Bưởi Diễn là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, được người tiêu dùng ưu chuộng. Vì vậy, việc phát triển sản xuất bưởi Diễn sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên. Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp sang trồng cây ăn quả như bưởi Diễn sẽ tạo ra những vùng chuyên môn sản xuất hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) phát triển ở khu vực nông thôn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất