Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh nam định tt...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh nam định tt

.PDF
10
484
76

Mô tả:

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định Nguyễn Thị Thu Duyên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quốc Sử Năm bảo vệ: 2013 Abtracts: Tổng hợp cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định; Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định. Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tâm linh của tỉnh. Ứng dụng trong thực tiễn: là tài liệu tham khảo hữu ích đối với chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời góp phần phát triển hoạt động du lịch tại Nam Định. Keywords: Du lịch văn hóa; Văn hóa tâm linh; Nam Định; Du lịch Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị trường du lịch hấp dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác. Phát triển du lịch tạo điều kiện cho du khách hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm du lịch, các nền văn minh, các đặc trưng văn hóa, các công trình tuyệt tác không chỉ của thiên nhiên mà có sự góp sức của bàn tay con người và những nghệ nhân qua các thời đại. Với nhu cầu ham hiểu biết, con người ngày càng tập trung vào các vấn đề không thuộc phạm vi vật chất, mà là những hoạt động mang tính chất tôn giáo, tinh thần đặc biệt là hoạt động mang tính triết lý, trải nghiệm. Cùng với sự thay đổi nhận thức thế giới quan và sự phát triển của những tôn giáo, các loại hình thức du lịch văn hóa tâm linh và du lịch hành hương ngày càng phát triển. Với tiềm năng tài nguyên nhân văn và truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng, tại các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…loại hình du lịch văn hóa tâm linh đã trở thành một hình thức du lịch đem lại hiệu quả cho đất nước. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo của các quốc gia này kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức các chuyến du lịch văn hóa tâm linh cho du khách đến các thánh tích của nhau. Ở châu Âu, đặc biệt là nước Ý cũng tổ chức nhiều đoàn khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia cùng châu lục và sang các quốc gia châu Á. Đối với Việt Nam, văn hóa dân tộc gắn liền với nền văn minh lúa nước đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vì thế tâm linh của người Việt trong tôn giáo, tín ngưỡng mang những nét đặc trưng ghi dấu ấn riêng của dân tộc với rất nhiều hệ thống các di tích tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các lễ hội tôn giáo, văn hóa đa dạng và phong phú kéo dài suốt cả năm trên khắp 3 miền. Tuy cũng có rất nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhưng chưa được các cấp, ngành và đơn vị tổ chức du lịch quan tâm, khai thác. Nam Đinh ̣ là mô ̣t tin̉ h phiá N am đồ ng bằ ng sông Hồ ng , là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều Trần – một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến. Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 300 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tài nguyên du lịch Nam Định rất đa dạng, phong phú, nhiều các quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần, Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện…; các làng nghề truyền thống nổi tiếng được nhiều người biết đến như làng nghề chạm khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê…; hay các loại hình văn hóa phi vật thể mang nét đặc trưng riêng gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân nơi đây: các điệu chèo cổ, hầu đồng, hát văn, nghệ thuật đi cà kheo, múa rối nước, kéo chữ… Những yếu tố đó là tiền đề để Nam Định phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn và tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh Nam Định vẫn chưa có những bước phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hoạt động du lịch tại các khu, tuyến, điểm đang diễn ra tự phát, thiếu định hướng, chỉ tập trung vào các lợi ích kinh tế trước mắt nên phần nào đã làm suy giảm các giá trị của tài nguyên. Sản phẩm du lịch đơn điệu, rời rạc, dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu thốn, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung. Các hoạt động du lich ̣ văn hóa tâm linh còn mang tính bô ̣t phát , thiế u quy củ , chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế, và cũng là nguyên nhân khiến du khách đến đây thường lưu trú ngắn và chi tiêu rất ít. Trong bố i cảnh trên, viê ̣c lựa cho ̣n mô ̣t phương thức tiế p câ ̣n mới sao cho vừa khai thác được những tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh đa da ̣ng và ph ong phú vừa ha ̣n chế những tác đô ̣ng xấ u tới viê ̣c bảo tồ n các di sản văn hóa là rấ t cầ n thiế t. Đề tài : “Nghiên cứu phát triển du li ̣ch văn hóa tâm linh t ỉnh Nam Đi ̣nh ” sẽ góp phầ n khơi dâ ̣y tiề m năng văn hóa tâm linh , đồ ng thời hướng tới mu ̣c tiêu bảo tồ n các giá tri ̣ di sản văn hóa vâ ̣t thể và phi vâ ̣t thể của tỉ nh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm linh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (2006), Lê Văn Quán với Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam (2007), Hoàng Quốc Hải với Văn hóa phong tục (2007), Nguyễn Đăng Duy với Văn hóa tâm linh (2001), Văn hóa tâm linh Nam Bộ (1997), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (2001), Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long – Hà Nội (2009), Nguyễn Duy Hinh với Tâm linh Việt Nam (2001), Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh (2011)… Các công trình nghiên cứu trên tuy chưa trực tiếp đề cập đến vấn đề du lịch văn hóa tâm linh, song đây là nguồn tài liệu rất bổ ích để người viết kế thừa phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này. Đề cập trực tiếp tới hoạt động du lịch văn hóa tâm linh, đề tài luận văn cao học của Đoàn Thị Thùy Trang trường Đại học KHXH và NV “Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa)” đã hệ thống các cơ sở lý luận về du lịch văn hóa tâm linh và đánh giá nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời khảo sát tài nguyên và các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu trên địa bàn quận Đống Đa. Các nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại Nam Định cũng rất nhiều, tiêu biểu là 2 tác giả: Nguyễn Xuân Năm với Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (2007), Hồ Đức Thọ với Huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa – lễ hội Phủ Dầy (2003), Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt (2000)… Bên cạnh đó, có một số bài báo đăng tải trên các tạp chí trong nước viết về du lịch Nam Định, một số đề tài luận văn cao học của trường Đại học KHXH và NV cũng đã đi sâu nghiên cứu về du lịch Nam Định ở nhiều góc độ khác nhau: Học viên Trần Thị Lan với đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dải ven biển Nam Định”, học viên Nguyễn Thị Thu Thủy “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định”... Các bài viết, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa, lễ hội nói riêng tại Nam Định và những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội. Nhưng cho tới nay, cũng chưa có cuốn sách hay công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề du lịch văn hóa tâm linh tại Nam Định. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu phát triển du li ̣ch văn hóa tâm linh t ỉnh Nam Đi ̣nh” là cách tiếp cận cụ thể mô ̣t liñ h vực chưa đươ ̣c đề câ ̣p mô ̣t cách hoàn chin̉ h , là một hướng đi mới nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được các tác giả khác quan tâm, hoàn thiện trong các công trình nghiên cứu lần sau. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch của tỉnh. Để đạt được mục đích trên người viết sẽ tiến hành giải quyết các nhiệm vụ chính là: - Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n về du lich ̣ văn hóa tâm linh. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định. Du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh đã phát triển tương xứng với tiềm năng chưa? Nguyên nhân của hiện trạng trên? - Nêu ra mô ̣t số giải pháp nhằ m góp phầ n phát triể n du li ̣ch văn hóa tâm linh và bảo tồn các di sản văn hóa tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: - Nguồn lực phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định. - Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, cụ thể các vấn đề: cơ sở vật chất, nhân lực du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, công tác tổ chức, quản lý, hoạt động xúc tiến, quảng bá… - Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh đặc trưng của tỉnh. - Những yếu tố tác động, cơ hội và thách thức phát triển du lịch văn hóa tâm linh Nam Định. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Phạm vi nội dung: Nghiên cứuhoạt động du lich . nh ̣ văn hóa tâm linh ta ̣i Nam Đi ̣ - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Nam Định và một số huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy. - Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu được thu thập từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh: Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Nam Định sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012 theo quy chuẩn chung của ngành Du lịch làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. - Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động tại các điểm du lịch văn hóa tâm linh, qua đó đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Nam Định. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh và từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tế nhằm khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh một cách hiệu quả. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, kiế n nghi ̣, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và trić h dẫn , danh mu ̣c từ viế t tắ t , danh mu ̣c bảng , biể u, hình, phụ lục, phầ n nghiên cứu của luâ ̣n văn chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luâ ̣n về du lich ̣ văn hóa tâm linh Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định References 1. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định, Di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nam Định, Nxb Văn hóa Dân tộc. 3. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin. 4. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa – Thông tin. 5. Kiều Khắc Dư (2013), Sức sống mãnh liệt và sự lan tỏa rộng lớn của nghệ thuật hát văn – hát chầu văn, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, số 2/2013, tr 33. 6. Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003), Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị Quốc gia. 7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội. 8. Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ nữ. 9. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa. 10. Lam Hồng (2013), Đặc sắc lễ hội mùa xuân ở huyện Vụ Bản, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 2/2013, tr 35. 11. Chu Huy (2008), Tâm thức người Việt qua lễ hội đền, chùa, Nxb Phụ nữ. 12. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2. 13. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam. 14. Nguyễn Hương, Văn hóa đi lễ hội: Cần thay đổi từ nhận thức, Trang thông tin điện tử Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ngày 27/2/2013. 15. Hồ Văn Khánh (2011), Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh, Nxb 16. Nguyễn Công Khương (2011), Thế mạnh để phát triển du lịch Nam Định trong thời kỳ mới, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 2/2011, tr 25. 17. Nguyễn Công Khương (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, động lực thúc đẩy du lịch phát triển, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định, số 4/2012, tr 65. 18. Nguyễn Công Khương (2013), Nam Định đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 3/2013, tr 72. 19. Trần Thị Lan, Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng dải ven biển Nam Định, ĐHKHXH & NV 2010. 20. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 21. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tâ ̣p 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển, Nxb Lao Động. 23. Nguyễn Xuân Năm (2007), Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, Sở Văn hóa Thông tin Nam Định. 24. Nguyễn Xuân Năm (2010), Chùa tháp Phổ Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định năm 2010. 25. Trịnh Thị Nga (2010), Di tích lịch sử - văn hóa đền Trần, chùa Tháp tỉnh Nam Định, Nxb Văn hóa Dân tộc. 26. Lê Văn Quán (2007), Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Lao Động. 27. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 28. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định (2000), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2010. 39. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2006), Báo cáo kết quả công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007. 30. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2007), Báo cáo kết quả công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008. 31. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2008), Báo cáo kết quả công tác năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009. 32. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2009), Báo cáo kết quả công tác năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010. 33. Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Nam Định (2010), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011. 34. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nam Định (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Nam Định đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo tổng hợp. 35. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc. 36. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 37. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 38. Trần Ngọc Thêm (2000), Khái luận về văn hóa, in trong sách Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 39. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 40. Hồ Đức Thọ (2000), Trần triều Hưng Đạo Đại Vương trong tâm thức dân tộc Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc. 41. Hồ Đức Thọ (2003), Huyền tích thánh mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa – lễ hội Phủ Dầy, Nxb Văn hóa Thông tin. 42. Hồ Đức Thọ, Phạm Văn Giao (2010), Hầu bóng lễ thức dân gian trong thờ Mẫu Thần tứ phủ ở miền Bắc, Nxb Thanh niên. 43. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Nam Định, ĐHKHXH & NV 2011. 44. Tổng cục Du lịch, Hội đồng biên soạn giáo trình cơ sở ngành Du lịch (2008), Giáo trình tâm lý khách du lịch, Nxb Lao động – Xã hội. 45. Đoàn Thị Thùy Trang, Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa, ĐH KHXH & NV 2010. 46. Nguyễn Văn Tuấn (2013), Du lịch tâm linh Việt Nam, thực trạng và định hướng phát triển, Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững, Ninh Bình ngày 21 – 22/11/2013. 47. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 48. UBND thành phố Nam Định, BQL khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần – chùa Tháp (2012), “Báo cáo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012 tại đền Trần, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định”. 49. Đặng Nghiêm Vạn (1992), Việt Nam đất nước lịch sử văn hóa, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 50. Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan