Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu phân loại đặc điểm cơ thể sinh viên nam lứa tuổi 21 trường cao đẳng n...

Tài liệu Nghiên cứu phân loại đặc điểm cơ thể sinh viên nam lứa tuổi 21 trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex

.PDF
110
1
133

Mô tả:

NGUYỄN TRUNG HIẾU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  NGUYỄN TRUNG HIẾU CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT - MAY NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SINH VIÊN NAM LỨA TUỔI 21 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT - MAY KHOÁ: 2010 - 2012 Hà Nội – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI  NGUYỄN TRUNG HIẾU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SINH VIÊN NAM LỨA TUỔI 21 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ KỸ THUẬT VINATEX LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT - MAY Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN BÍCH HOÀN Hà Nội – 2012 Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các Luận văn khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả nghiên cứu trong Luận văn. Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Trung Hiếu Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..........................................................3 1.1. Sơ lược sự phát triển của nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam. ........3 1.2 Đặc điểm nhân hình thái cơ thể người ...........................................................8 1.2.1 Các dấu hiệu nhân trắc ................................................................................8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người trên thế giới. ........9 1.2.3. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người ở Việt Nam........13 1.2.4 Phân loại cơ thể người ...............................................................................16 1.3. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................19 1.3.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................19 1.3.2 Các phương pháp đo ..................................................................................20 1.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................22 KẾT LUẬN ..............................................................................................................26 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................27 2.1 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................27 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................27 2.2.1. Xác định cỡ mẫu và số lượng đo ..............................................................28 2.2.2. Xác định kích thước đo ............................................................................28 2.2.3. Quy định đối với quá trình đo ..................................................................38 2.2.4. Xây dựng trương trình đo .........................................................................41 2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả đo ..................................................................43 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..............................45 3.1. Kết quả nghiên cứu của các kích thước chính ...........................................45 3.1.1. Kích thước chính. .....................................................................................45 Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn 3.1.2. Chứng minh phân bố của ba kích thước chính là phân bố chuẩn. ...........45 3.2. Kết quả nghiên cứu của các kích thước thứ cấp. .......................................53 3.3. Nghiên cứu phân loại đặc điểm cơ thể nam ...............................................54 3.3.1. Đặc điểm phần cổ .....................................................................................54 3.3.2. Đặc điểm phần vai ....................................................................................57 3.3.3.Đặc điểm phần ngực, lưng. .......................................................................59 3.3.4. Đặc điểm phần bụng + mông ...................................................................62 3.3.5. Đặc điểm phần chân .................................................................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 74 PHỤ LỤC Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU n Là tập hợp mẫu cần xác định.Tổng các số đo n= f 1 + f 2 + f 3 +…+ f n t Đặc trưng xác suất σ Độ lệch chuẩn m Sai số của tập hợp xi Trị số của từng số đo fi Tần số của các trị số đo M Số trung bình cộng Me Số trung tâm hay số trung vị Mo Số trội Cv% Hệ số biến thiên SK Hệ số bất đối xứng (Skewness) KU Hệ số nhọn (Kurtosis) [S] Hệ số bất đối xứng giới hạn [K] Hệ số nhọn giới hạn ftn Tần số thực nghiệm flt Tần số lý thuyết r Hệ số tương quan xi , yi Trị số của 2 biến định lượng x, y. xx Số trung bình cộng của x yy Số trung bình cộng của y Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Cách xác định các mốc đo nhân trắc phần dưới cơ thể nam........................ 8 Bảng 2.1: Kích thước đo sinh viên nam lứa tuổi 21.................................................... 30 Bảng 2.2: Phiếu đo bàn 1 .............................................................................................. 42 Bảng 3.1a: Đặc trưng của ba kích thước ...................................................................... 47 Bảng 3.1b: Bảng tính χ 2 thực nghiệm của kích thước chiều cao đứng .................... 47 Bảng 3.1c: Bảng tính χ 2 thực nghiệm của kích thước vòng ngực II ........................ 50 Bảng 3.1d: Bảng tính χ 2 thực nghiệm của kích thước vòng mông .......................... 52 Bảng 3.2a:Tương giữa các kích thước ......................................................................... 54 Bảng 3.3.1: Đặc trưng các kích thước cổ của nam sinh viên tại Nam Định ............. 55 Bảng 3.3.2: Số đo trung bình kích thước vòng cổ namtheo Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động(17-19) năm 1986.................. 55 Bảng 3.3.3: Thống kê tỷ lệ Rộng cổ trên Dày cổ ........................................................ 56 Bảng 3.3.4: Đặc trưng các kích thước vai .................................................................... 58 Bảng 3.3.5: Kích thước Rộng vai của nam trong lứa tuổi lao động 17-19 ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam năm 1986 ............................................ 58 Bảng 3.3.6 : Đặc trưng các kích thước ngực, lưng nam sinh viên tại Nam Định .. 59 Bảng 3.3.7: Kích thước ngực của nam ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam năm 1986 ................................................................................................... 60 Bảng 3.3.8: Tỷ lệ rộng ngực / dày chân ngực của sinh viên nam .............................. 61 Bảng 3.3.9: Tỷ lệ rộng ngực / dày ngực của người trong lứa tuổi lao động năm 1986 ..................................................................................61 Bảng 3.3.10: Đặc trưng các kích thước vòng bụng , vòng môngcủa nam................ 62 Bảng 3.3.11: Trung bình kích thước bụng người trong lứa tuổi lao động năm 1986 .................................................................................................. 64 Bảng 3.3.12: Hiệu số kích thước vòng mông với vòng eo bụng ............................... 64 Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn Bảng 3.3.13: Tỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của nam......................................... 66 Bảng 3.3.14: Tỷ lệ kích thước Rộng hông / Dày mông của nam .............................. 67 Bảng 3.3.15: Tỷ lệ Dài nách sau / Dài nách trước....................................................... 68 Bảng 3.3.16:Kích thước dài chân ngoài ....................................................................... 70 Bảng 3.3.17:Chỉ số chân người Việt Nam ba miền Bắc, Trung, Nam năm 1986 ... 70 Bảng 3.3.18: Kích thước cao gối .................................................................................. 71 Bảng 3.3.19: Kích thước vòng đùi,vòng bắp chân,vòng gối...................................... 71 Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Mốc đo nhân trắc.............................................................................. 9 Hình 1.2: Hình máy quét 3D ........................................................................... 10 Hình 1.3: Hình máy quét 3D khi đo cơ thể người .......................................... 12 Hình 1.4: Hình ảnh nhận được trên máy tính khi quét cơ thể ......................... 13 Hình 1.5: Các kiểu phân loại của Sigaud ........................................................ 18 Hình 1.6. Phân loại theo Kretschmer .............................................................. 18 Hình 1.7. Phân loại của Viola ......................................................................... 19 Hình 2.1: Đo chiều cao.................................................................................... 34 Hình 2.2: Đo vòng ........................................................................................... 35 Hình 2.3: Đo chiều rộng .................................................................................. 36 Hình 2.4: Đo chiều dày ................................................................................... 37 Hình 2.5: Thước dây ....................................................................................... 40 Hình 2.6: Thước đo chiều cao ......................................................................... 40 Hình 2.7: Thước kẹp ...................................................................................... 41 Hình 3.1: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm chiều cao đứng .......................................................................................... 49 Hình 3.2: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng ngực II ............................................................................................. 51 Hình 3.3: Sơ đồ đường cong tần số phân bố lý thuyết và thực nghiệm vòng mông ............................................................................................... 53 Hình 3.4: Hình chiếu bằng của các dạng cổ.................................................... 56 Hình 3.5 : Biểu đồ tỷ lệ rộng cổ trên dày cổ ................................................... 56 Hình 3.6: Các dạng vai .................................................................................... 57 Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ rộng ngực / dày chân ngực của sinh viên nam .......... 61 Hình 3.8: Biểu đồ hiệu số vòng mông với vòng eo bụng. .............................. 65 Hình 3.9 :Tỷ lệ Rộng eo / Dày eo ................................................................... 65 Hình 3.10: Tỷ lệ kích thước Rộng eo / Dày eo của nam................................. 66 Hình 3.11: Tỷ lệ kích thước Rộng hông / Dày mông của nam ...................... 67 Hình 3.12: Biểu đồ tỷ lệ kích thước Dài nách sau / Dài nách trước ............... 68 Hình 3.13: Tỷ lệ dày đùi / rộng đùi ................................................................. 69 Hình 3.14: Biểu đồ tỷ lệ kích thước dày đùi / rộng đùi ................................................. 69 Nguyễn Trung Hiếu Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn MỞ ĐẦU Nền kinh tế xã hội càng ngày càng phát triển, văn hóa xã hội và giao lưu văn hóa càng ngày càng mở rộng kèm theo đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho đời sống của con người thay đổi về mọi mặt. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, điều kiện vật chất gần như đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của con người, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về mặt hình thái và thể chất.Chính sự thay đổi quá nhanh của điều kiện cuộc sống tạo nên sự thay đổi nhanh chóng về hình thái cơ thể người Việt Nam hiện nay. Các sự tác động của cuộc sống, của môi trường đến hình thái cơ thể người diễn ra liên tục do đó làm cho hình dáng cơ thể luôn có sự thay đổi, biến động trong suốt cuộc đời. Do vậy, nghiên cứu hình dáng cơ thể người tuổi trưởng thành mang ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp đánh giá lại toàn bộ quá trình phát triển hình dáng cơ thể về mặt thực tiễn, cũng như khoa học mà được nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quan tâm. Hiện nay sự phát triển nhanh chóng về mọi kích thước trên cơ thể người đang diễn ra ở mọi nơi nhất là ở các khu vực có nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra do sự thay đổi về điều kiện sống cũng như thay đổi về môi trường học tập, làm việc và vui chơi giải trí kiến cho con người phát triển các kích thước không giống nhau. Có những kích thước phát triển nhanh và có những kích thước phát triển chậm hơn hoặc không mấy phát triển. Do vậy các lĩnh vực khoa học, sáng tạo, thiết kế nhất là lĩnh vực thời trang cần phải nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình phát triển hình thái cơ thể mới để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời đáp ứng nhu cầu mặc đẹp vừa vặn thoải mái của con người. Tuy vậy, những công trình thống kê đặc trưng nhân trắc của các lứa tuổi trên toàn quốc được thực hiện còn thưa thớt, khoảng 10 năm một lần.Nhận thấy rằng việc nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp nền công nghiệp May và Thiết kế thời trang. Vì trong may mặc việc phân tích nắm bắt đặc điểm và sự biến động về hình thái cơ thể người là yếu tố góp phần định hình chủng loại, kiểu dáng thiết kế tạo nên những sản phẩm phù hợp Nguyễn Trung Hiếu 1 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn mang tính tiện dụng cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu hình thái cơ thể người vẫn còn hạn chế nhất là ở các khu vực tỉnh lẻ vì điều kiện kinh tế không cho phép. Để có thể đánh giá lại toàn bộ quá trình phát triển hình thái cơ thể người thì giai đoạn cuối của tuổi dậy thì và chuyển sang tuổi trưởng thành đưa ra được kích thước chính xác nhất cho phần lớn quá trình sống của con người. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phân loại đặc điểm cơ thể sinh viên nam lứa tuổi 21 trường cao đẳng Nghề kinh tế kỹ thuật Vinatex”. Do trình độ và kinh nghiệm có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Mặc dù vậy, tôi vẫn hy vọng những kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần và tiếp nối các công trình nghiên cứu về sự phát triển và đặc điểm hình thái cơ thể người của các tác giả đi trước.Luận văn cũng có thể xem như một tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, sản xuất và đào tạo trong ngành May và Thời trang. Nguyễn Trung Hiếu 2 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược sự phát triển của nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam. Nhân trắc học là môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận định và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm: - Tìm hiểu những qui luật phát triển hình thái người. - Vận dụng những qui luật đó vào giải quyết những yêu cầu thực tiễn cuả khoa học, kỹ thuật sản xuất vào đời sống. Y tế: - Điều tra đánh giá sự phát triển thể lực , chuẩn đoán các bệnh làm thay đổi hình thái cơ thể. - Đánh giá thể lực trong tuyển quân, tuyển vận động viên TDTT. Sản xuất: - Xây dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản xuất ( máy kéo sợi, ô tô ...). - Sản xuất các phương tiện sinh hoạt ( giường, tủ, quần áo ...). Ngoài ra còn giúp tìm : - Qui luật phát triển cơ thể. - Phân loại dạng người. - Phân loại chủng tộc. - Tìm hiểu nguồn gốc loài người . Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học, phương pháp thống kê để phân tích những kết quả đođược nhằm tìm hiểu các qui luật về sự phát triển hình thái cơ thể người, đồng thời vận dụng các qui luật đó vào vịệc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống (trích theo Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động). Nhân trắc học là một môn học đã có từ rất lâu, có thể nói rằng ngay từ khi con người biết đo chiều cao của mình, biết mình nặng bao nhiêu kilô là đã bắt đầu làm nhân trắc. Nguyễn Trung Hiếu 3 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn Ngay từ ngày đầu mới xuất hiện trắc học đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dấu hiệu nhân trắc học được sử dụng để tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng đồng người ( trong nhân chủng học ứng dụng ) để xác định những biến đổi về hình thái cơ thể dưới ảnh hưởng của bệnh lý ( trong y học) để thiết kế quân trang, quân dụng, ứng dụng trong may mặc ... Có thể nói nhân trắc học hình thành và phát triển song song với lịch sử phát triển khoa học về người ( nhân học ) ở các nước Châu Âu.RudolfMartin nhà nhân học Đức, tác giả “ Giáo trình về nhân học ” được coi là người đặt nền móng cho khoa học nhân trắc. Các trường phái nhân học tiếp sau đó đều dựa vào cơ sở phương pháp Martin mà bổ sung và hoàn thiện về mặt lý luận và thực tiễn theo truyền thông khoa học của từng nước. Trong chương trình nghiên cứu sinh học thế giới IBP ( International Bilogical Programme ) do UNESCO chỉ đạo, triển khai vào những năm 1960 và 1970, người ta đã thấy nhân trắc học được quan tâm đặc biệt, thu hút nhiều nhà nghiên cứu nhân trắc học có tên tuổi trên thế giới. Những dụng cụ đo đạc nhân trắc học được tiêu chuẩn hóa vào sản xuất ở nhiều nước. Ở các nước XHCN nhân trắc học được đầu tư nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu, trong nhiều nước có truyền thống khoa học như Liên Xô cũ, Ba Lan, Đức, nhân trắc học đã trở thành cơ sở tin cậy cho việc xác định các tiêu chuẩn cấp Nhà Nước về sản phẩm công nghiệp, dân dụng và quốc phòng. Nhân trắc học ở nước ta bắt đầu từ những năm 1930 tại ban nhân học thuộc Viễn đông bác cổ ( Ecoled Extroome Orient). Kết quả nghiên cứu nhân trắc học đã được công bố trong các công trình nghiên cứu của Viện giải phẫu học ( Đại học y khoa đông dương 1936 – 1944 ). Cuốn “ Hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật ” là tác phẩm đầu tiên của bác sỹ Đỗ Xuân Hợp ( cộng tác với P.Huard) xuất bản năm 1942. Từ 1945 đến những năm 1960, bộ môn nhân trắc học dần dần được thành lập ở một số Viện nghiên cứu và trường học để làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu Từ những năm 1950 đến nay Nhân trắc học nước ta đã có những đóng góp đáng kể cho khoa học. Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội điều tra sinh học các chủng học người. Học Viện Quân Y - nghiên cứu nhân trắc học phục vụ Quốc Nguyễn Trung Hiếu 4 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn phòng, các trường Đại học Y. Đáng lưu ý là công trình “ nghiên cứu hằng số sinh học người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng chủ trì năm 1967 và 1972 với sự tham gia nghiên cứu của các viện nghiên cứu và các trường. Trong những năm gần đây, một hướng mới Ecgonomi đã được đầu tư thực hiện và phát triển. Là một khoa học vì người Ecgonomi sử dụng những kết quả của y học (vệ sinh lao động) của sinh học ( giai đoạn chức năng hình thái và sinh lý lao động) của tâm lý học xã hội nhằm tối ưu hóa quá trình lao động sản xuất làm giảm gánh nặng lao động... Theo nghĩa rộng Ecgonomi là phương hướng nghiên cứu của tất cả các khoa học vì con người khi giải quyết những nhiệm vụ của sản xuất, hay còn là sự ứng dụng trực tiếp các biện chứng của khoa học vì con người và thiết kế tổ chức lao động sản xuất. Trong các chương trình nhân trắc học hướng vào mục tiêu Ecgonomi có cuốn: “Nhân trắc học Ecgonomi ” của hai tác giả Lê Gia Khải và Bùi Thụ (1983) là một đóng góp tích cực theo hướng đó. Ngày nay nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, như nghị quyết của Đại Hội Đảng lần thứ V đã chỉ rõ “... Cần tập trung nghiên cứu các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và con người Việt Nam....”. Nhân trắc học cần góp phần nghiên cứu cơ bản các lĩnh vực liên quan đến con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng. Trước những đòi hỏi mới, chương trình khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước và bảo hộ lao động có đề tài: - Nghiên cứu ứng dụng Ecgonomi vào bảo hộ lao động vào áp dụng các dữ kiện nhân trắc học vào việc cải thiện lao động cho công nhân - Chương trình “ Nhân trắc học ” này mang tính tổng quát nên khi áp dụng các dấu hiệu nhân trắc vào từng ngành phải cụ thể, cần phải khảo sát bổ sung một số dấu hiệu đặc trưng cho từng nhiệm vụ thiết kế hoặc nghiên cứu nhân lực. Trong quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo kỹ thuật viên, công nhân viên ngành công nghệ May, ta phải chọn những dấu hiệu nhân trắc đặc trưng cụ thể. Nguyễn Trung Hiếu 5 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn Đây chính là vấn đề cốt lõi của chương trình ứng dụng Ecgonômi vào từng ngành nghề cụ thể và sát thực hơn. Có thể nói từ khi con người biết đo chiều cao, cân nặng của mình thì nhân trắc học đã được hình thành và dần phát triển. * Ứng dụng nhân trắc học vào ngành May. Nhân trắc học nghiên cứu hình thái tâm sinh lý cơ thể người do đó ứng dụng của môn khoa học này rất lớn nó phục vụ cho tất cả các ngành nghiên cứu sản xuất các thiết bị phục vụ cho nhu cầu của con người hay các thiết bị sản xuất có con người điều khiển. Như vậy ta thấy rằng ứng dụng của nhân trắc học có mặt ở tất cả các lĩnh vực và đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong ngành May mặc của chúng ta. Tầm ảnh hưởng của nhân trắc học là rất lớn vì sản phẩm của may mặc là mang, khoác, đắp, đậy, che, phủ lên hình dáng cơ thể con người. Mặc dù các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng nhân trắc học vào ngành may còn hạn chế so với tính chất của nó nhưng cũng đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển của ngành may mặc trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Ngoài các công trình nghiên cứu ứng dụng nhân trắc học cho lứa tuổi lao động trong ngành dệt may để thiết kế các thiết bị sản xuất, môi trường làm việc phù hợp với người lao động giúp nâng cao năng suất lao động cho ngành Dệt May thì hầu hết nhân trắc học được ứng dụng để xây dựng cỡ số trang phục cho các lứa tuổi và giới tính khác nhau. Và việc xây dựng cỡ số trang phục là một ứng dụng có ý nghĩa thiết thực nhất của nhân trắc học vào ngành may vì muốn tạo ra các sản phẩm may mặc hàng loạt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệt quả thì chúng ta phải có được một hệ thống cỡ số cơ thể người tiêu chuẩn được xây dựng trên nền tảng của các mốc đo nhân trắc học trên cơ thể người. Nước ta trước năm 1954 cũng đã biết ứng dụng nhân trắc học vàongành may đó là GS. Đỗ Xuân Hợp cùng với một số bác sĩ và sinh viên đã tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội. Đây là một trong những công trình ứng dụng nhân trắc học đầu tiên ở Việt Nam vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang phục vụ ngành May. Cho đến năm 1962-1965 việc tiến hành đo khảo sát cơ thể Nguyễn Trung Hiếu 6 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn người Việt Nam mới được tiếp tục thực hiện. Kết quả khảo sát đã xây dựng được một hệ thống cỡ số đối với hàng may mạc sẵn cho người lớn và trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam. Hệ thống cỡ số này được kí hiệu là TCVN196/66 – 196/66. Số đo chính trong hệ thống cỡ số này là chiều cao cơ thể. Mãi đến năm 1994, tiêu chuẩn VN-5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” được ban hành đánh dấu một bước phát triển cho ngành may mặc Việt Nam.[15] Từ đó các cơ sở, công ty May công nghiệp nở rộ, mặt hàng quần áo may sẵn với kiểu dáng phong phú, chủng loại đa dạng tràn ngập thị trường và một số thương hiệu dệt may Việt Nam đã có một vị trí nhất định, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước và ghi được dấu ấn trên thị trường xuất khẩu. Đứng ở thời điểm này ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công trên thương trường quốc tế, nhiều năm qua dệt may là ngành “mũi nhọn” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước nguồn ngoại tệ khá lớn và cũng đứng ở thời điểm này tốc độ phát triển kinh tế của nước ta cũng cao, điều kiện sống và môi trường sống thay đổi, dẫn đến sự thay đổi các thông số kích thước của cơ thể người Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống cỡ số mới được xây dựng theo tiêu chuẩn hóa nhà nước ở các lứa tuổi của người Việt Nam, và gây khó khăn cho nhà sản xuất là không thể thiết kế công nghiệp chuẩn xác để phục vụ cho việc sản xuất may hàng loạt và đáp ứng được các dạng cơ thể khác nhau, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hệ thống cỡ số quần áo của nước ta được xây dựng từ năm 1994 đã trở nên lạc hậu. Năm 2001, trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp nhân trắc học”, TS Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã tiến hành xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng dụng may quân trang cho cả nước. Đề tài đã cho kết quả triệt để và chính xác do ứng dụng hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu hiện đại, xử lý thống kê toán bằng phần mềm chuyên dụng, đánh dấu một bước chuyển vượt bậc của việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phục vụ ngành May tại Việt Nam.[4] Cùng năm 2001, KS Trần Thị Hường và PGS. TS Nguyễn Văn Lân cũng ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở “Thống kê cỡ số và thiết kế cơ Nguyễn Trung Hiếu 7 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn bản trang phục nữ Việt Nam “. Đề tài này cũng đã xây dựng được hệ thống cỡ số của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả thiết trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở toán thống kê sinh học. Đề tài này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành May công nghiệp. Việc ứng dụng nghiên cứu nhân trắc học để xây dựng hệ thống cỡ số nước ta còn hạn chế vì chưa có thiết bị đo hiện đại, vẫn sử dụng phương pháp đo trực tiếp. [26] 1.2 Đặc điểm nhân hình thái cơ thể người 1.2.1 Các dấu hiệu nhân trắc Đặc điểm hình thái cơ thể được xác định bởi các mốc đo nhân trắc được thể hiện ở bảng 1.1 sau Bảng 1.1 Cách xác định các mốc đo nhân trắc phần dưới cơ thể nam TT Mốc đo Ký hiệu Cách xác định 1 Đỉnh đầu (vertex) V Điểm cao nhất của đỉnh đầu khi ở tư thế chuẩn N Điểm ngay đầu mũi nhũ 3 Điểm đầu ngực (nipples) Rốn (omphalion) Om 4 Điểm ngang eo Ie Điểm nằm giữa rốn Điểm nằm bên hông ngay nơi nhỏ nhất của eo 5 Điểm mào chậu (iliocristale) Ic 6 Điểm đáy chậu 7 Mấu chuyển to (trochanterion) 2 8 9 10 11 Điểm ngang gối Điểm gót chân (pternion) Mắt cá chân ( sphyrion ) Điểm nếp lằn mông Nguyễn Trung Hiếu Điểm nhô ra phía ngoài nhất của mào chậu Ti Điểm thấp nhất của phần xương chậu, xác định giới hạn phía trên cùng của đũng quần Mấu chuyển to của xương đùi, mấu này thường khó xác định vì bị cơ che lấp. Để xác định được chính xác phải để đối tượng đá chân ra phía trước và đưa chân ra sau. Điểm ngay khe phía trong khớp gối Pte Điểm sau nhất của gót bàn chân Sph Điểm nhô nhất của mắt cá chân Tro Điểm thấp nhất của nếp lằn mông phía sau 8 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn Hình 1.1 : Mốc đo nhân trắc Các số đo nhân trắc thường được tập hợp từ các kích thước: dài, rộng, vòng…Để lấy được các số đo một cách chính xác, người ta dựa vào các mỏm, mấu xương, khe khớp, các điểm huyệt như điểm ức cổ, các nếp tự nhiên như nếp lằn mông, các điểm cấu tạo như đầu vú, rốn…Các điểm đo có điểm dễ thấy, có điểm khó thấy, có điểm dễ sờ, có điểm khó sờ. Để việc thu thập số liệu được thực hiện dễ dàng và chính xác nhằm hạn chế sai số trong quá trình đo đồng thời dựa vào một số mốc đo của bác sỹ Nguyễn Quang Quyền đưa ra các mốc đo nhân trắc cần thiết và dễ dàng xác định trực tiếp trên cơ thể người như sau. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người trên thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của máy quét cơ thể 3D, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng công nghệ tiến bộ này để tiến hành các cuộc điều tra nhân trắc học, Nguyễn Trung Hiếu 9 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, sức lao động hơn rất nhiều phương pháp truyền thống trước đây. Hệ thống này đo cỡ người, hình dáng và thể tích theo nhiều cách khác nhau và nhiều hướng khác nhau cho mỗi bộ phận quần áo thậm chí có thể cho phép tạo trực tiếp những mẫu quần áo cho số liệu 3D, hạn chế việc lặp lại các phép đo và hình dáng. Như vậy khi sử dụng phương pháp quét cơ thể 3D ta sẽ có được những bản phân tích cơ thể 3D chính xác và tự động có thể sử dụng ngay trong công nghiệp thiết kế sản xuất quần áo.Rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng phương pháp này và đạt được thành quả tốt. Hình 1.2: Hình máy quét 3D Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng máy quét cơ thể 3D để thực hiện một cuộc khảo sát lớn trên phạm vi toàn quốc gia. Kết quả của cuộc khảo sát này được công bố trong “ Số liệu kích thước cơ thể Nhật Bản 1992 - 1994” do Viện nghiên cứu kỹ thuật con người cho chất lượng cuộc sống. Chiều cao cơ thể người Nhật Bản trong khoảng 100 năm đã tăng khoảng 10cm. Tỷ lệ tăng đặc biệt ở thế hệ sinh trong thập niên 1940 và rất thấp ở thập niên 1970, sự khác biệt giữa các thế hệ về vóc dáng một phần do độ tuổi, mặc dù thế hệ lớn tuổi thấp hơn thế hệ trẻ ngay khi họ còn trẻ. Từ đó Nhật Bản đã tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay Nguyễn Trung Hiếu 10 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sỹ khoa học GVHD: PGS.TS. Trần Bích Hoàn đổi này là những nhân tố môi trường liên quan đến dinh dưỡng hơn là những nhân tố về gen, nhờ vậy với chính sách thay đổi cải tiến phương pháp và chế độ dinh dưỡng mà người Nhật Bản ngày nay đã phát triển rất mạnh mẽ chứ không còn là “Nhật lùn” như trước đây. Nedscan là một phần của dự án CAESAR, đo kích thước cơ thể của người Hà Lan. Trong tháng 8 năm 1999, dự án Nedscan bắt đầu với hơn 2000 đối tượng tại Soesterberg và hoàn thành công việc tại Hà Lan vào tháng 9 năm 2000. Sau đó, dự án tiếp tục thực hiện tại Ý từ tháng 6 năm 2000 đến năm 2002. TNO sử dụng máy quét cơ thể 3D để đo 42 bộ phận cơ thể của 1255 nam, nữ Hà Lan tuổi 18 đến 65. Trong vòng 50 năm, người Hà Lan tăng 8 cm chiều cao. Chiều cao trung bình của nam giới là 1.84 m và nữ là 1.71 m. Người Hà Lan là những người cao nhất trên thế giới và chiều cao của họ tiếp tục tăng.Vì vậy, các thông số cơ thể chính xác là cần thiết cho việc thiết kế và phát triển những sản phẩm phù hợp. Năm 1999, chính phủ Anh tiến hành một đề tài nghiên cứu toàn quốc và thành lập Trung tâm thương mại điện tử 3D.Đề tài được sự tài trợ bởi một nhóm công ty thương mại và nhà phân phối quần áo hàng đầu. Đề tài gồm 3 phần: mua hàng chính thức, quần áo khách hàng và cuộc điều tra kích thước quốc gia “Cỡ số Anh”, cuộc điều tra lớn nhất tại Anh từ thập niên 1950. Nguyễn Trung Hiếu 11 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan