Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn vật liệu trong x...

Tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn vật liệu trong xây dựng phát triển bền vững

.PDF
186
3
119

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------- CHÂU BẢO NGỌC NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số ngành : 60.58.03.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2018 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Cán bộ Hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG Cán bộ chấm phản biện 1: TS. TRẦN ĐỨC HỌC Cán bộ chấm phản biện 2: TS. ĐẶNG THỊ TRANG Luận Văn Thạc Sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. TPHCM, ngày 19 tháng 01 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. PGS. TS. PHẠM HỒNG LUÂN 2. TS. TRẦN ĐỨC HỌC 3. TS. ĐẶNG THỊ TRANG 4. TS. NGUYỄN ANH THƯ 5. TS. CHU VIỆT CƯỜNG Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ---oOo--- TP. HCM, ngày 11 tháng 12 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: CHÂU BẢO NGỌC MSHV: 1570103 Ngày tháng năm sinh: 27 - 07 - 1987 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG MN: 60 58 03 02 1- TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN VẬT LIỆU TRONG XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: 9 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu định hướng xây dựng bền vững. 9 Đánh giá, xếp hạng, xác định nhóm nhân tố chính của các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu định hướng xây dựng bền vững. 9 Xây dựng mô hình AHP bằng phần mềm Expert Choice giúp lựa chọn vật liệu xây dựng định hướng bền vững. 9 Đề xuất các giải pháp lựa chọn vật liệu xây dựng định hướng phát triển bền vững. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/07/2015 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 03/12/2017 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG TPHCM, ngày 11 tháng 12 năm 2017 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG PGS.TS. LƯƠNG ĐỨC LONG TRƯỞNG KHOA LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến đến PGS. TS Lương Đức Long, Thầy đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn. Những ý kiến góp ý, hướng dẫn của Thầy là rất quan trọng cho thành công của luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – bộ môn Thi Công và Quản lý Xây dựng đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tôi học chương trình cao học Xin cảm ơn các anh chị, bạn bè cùng lớp 2015 và những người bạn, anh chị em đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm và dành thời gian hỗ trợ tôi thực hiện tốt giai đoạn khảo sát dữ liệu trước khi tiến hành nghiên cứu. Các chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm của các anh chị, các bạn đã được ghi nhận vào thành quả của luận văn. Và tôi xin cảm ơn công ty Structerre nơi tôi đang làm việc đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để hỗ trợ tôi hoàn thành tốt luận văn. Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những người thân trong Gia Đình đã luôn đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi yên tâm hoàn thành tốt luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2017 Châu Bảo Ngọc TÓM TẮT Để khắc phục tình trạng ngành xây dựng hiện đang gây ra những vấn đề về môi trường, tiêu thụ quá nhiều tài nguyên và các hoạt động trong xây dựng gây ô nhiễm môi trường xung quanh,… thì phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó, vật liệu đóng vai trò chủ yếu, ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của công trình và sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để ngành xây dựng hướng tới định hướng bền vững thì việc lựa chọn vật liệu đóng góp vai trò rất lớn để đảm bảo mục tiêu này. Luận văn này trình bày kết quả cuộc khảo sát về những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu trong xây dựng phát triển bền vững. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích số liệu thống kê. Kết quả khảo sát đã xếp hạng được những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng (VLXD) theo định hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, thông qua phương pháp phân tích nhân tố chính EFA (Exploratory Factor Analysis) luận văn đã chỉ ra 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu trong xây dựng định hướng phát triển bền vững có liên quan đến môi trường, chi phí, thiết kế/kỹ thuật/thi công, văn hóa – xã hội và nhóm các nhân tố khác. Tiếp theo luận văn đã xây dựng mô hình cấu trúc thứ bậc AHP để lựa chọn vật liệu trong xây dựng định hướng phát triển bền vững. Nhằm hỗ trợ chủ đầu tư, thiết kế, thi công,… trong quá trình lựa chọn vật liệu bền vững một cách nhanh chóng và đạt được sự thống nhất giữa các bên liên quan. Mô hình được áp dụng vào quá trình lựa chọn gạch không nung trong dự án thực tế để kiểm tra tính ứng dụng và nhằm cải tiến quy trình đề xuất được hoàn thiện hơn. ABSTRACT To overcome the environmental problems caused by the construction industry, excessive consumption of resources and construction activities that pollute the surrounding environment, sustainable development is a necessary requirement. And in construction, building material always affects greatly on the total construction cost and human health and safety. Therefore, material selection plays a very important role in ensuring sustainability in the construction industry. This thesis presents the results of a survey on the factors influencing the choice of materials in sustainable construction development. The survey was conducted through survey questionnaires and statistical analysis. Survey results have ranked the factors affecting the selection of building materials according to their contributions to achieving sustainability objectives. In addition, through the application of Exploratory Factor Analysis (EFA), the paper identifies five groups of factors that influence the selection of materials for sustainable development in terms of cost, design, engineering and construction, socio-cultural and other factors. This is followed up with an Analytic Hierarchy Process (AHP) designed to build a material selection model geared towards sustainable development. This model provides decision-makers (investor, design, construction, etc.) with an effective decision-making tool for selecting materials quickly and avoiding inconsistencies between project participants. Finally, the model is used in the selection of unbaked bricks for an actual project to test applicability and to improve the proposed process. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lương Đức Long. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập từ quá trình khảo sát thực tế và được công bố theo đúng quy định. Tp.HCM, ngày 11 tháng 12 năm 2017 Châu Bảo Ngọc Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 9 1.1 Giới thiệu chung: ...............................................................................................9 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: ...........................................................................13 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................17 1.4 Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................17 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................ 19 2.1 Các định nghĩa: ................................................................................................19 2.1.1 Phát triển bền vững: ..................................................................................19 2.1.2 Xây dựng: .................................................................................................19 2.1.3 Vật liệu xây dựng:.....................................................................................20 2.1.4 Vật liệu hướng đến xây dựng bền vững: ..................................................21 2.2 Các nghiên cứu trước đây: ...............................................................................22 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29 3.1 Quy trình nghiên cứu: ......................................................................................29 3.2 Thu thập dữ liệu ...............................................................................................31 3.2.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn VLXD định hướng bền vững ...................................................................................................................31 3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................34 3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................38 3.2.4 Phương pháp định lượng AHP (Analytical Hierarchy Process) ...............39 CHƯƠNG 4 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ............................................ 46 4.1 Thu thập số liệu: ..............................................................................................46 4.2 Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu: ........................................................46 4.2.1 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng .........................................46 4.2.2 Vai trò của người được khảo sát trong dự án xây dựng ...........................47 4.2.3 Vai trò công ty của các đối tượng tham gia khảo sát ................................47 4.2.4 Loại hình công ty của đối tượng tham gia khảo sát ..................................48 4.2.5 Vị trí công tác của đối tượng tham gia khảo sát .......................................49 4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha: .........................................................................50 4.3.1 Cronbach alpha các nhóm liên quan đến Môi trường ...............................51 4.3.2 Cronbach alpha các nhóm liên quan đến Chi phí .....................................51 4.3.3 Cronbach alpha các nhóm liên quan đến Thiết kế/kỹ thuật/thi công .......52 4.3.4 Cronbach alpha các nhóm liên quan đến Văn hóa – Xã hội .....................52 4.3.5 Cronbach alpha các nhóm liên quan Khác ...............................................53 4.4 Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysic): ..................................54 4.5 Thứ tự các nhân tố theo giá trị mean ...............................................................60 4.5.1 Phân tích năm nhân tố ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn VLXD bền vững ...................................................................................................................62 CHƯƠNG 5 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP LỰA CHỌN VLXD BỀN VỮNG ........................................................................................ 65 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long 5.1 Một số cơ chế của Nhà nước về sử dụng VLXD, gạch không nung trong công trình........................................................................................................................65 5.2 Thông tin ba loại gạch không nung .................................................................68 5.2.1 Vật liệu A: Gạch bê tông khí chưng áp AAC ...........................................68 5.2.2 Vật liệu B: Gạch bê tông bọt CLC (Cellular Lightweight Concrete) .......74 5.2.3 Vật liệu C: Gạch xi măng cốt liệu hay còn gọi là gạch block ..................77 5.3 Xây dựng mô hình lựa chọn VLXD bền vững ................................................80 5.3.1 Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu giải quyết ......................................80 5.3.2 Bước 2: Xây dựng mô hình cấu trúc thứ bậc ............................................82 5.3.3 Bước 3: Xây dựng một tập hợp các ma trận so sánh cặp .........................87 5.3.4 Bước 4: Chuyển đổi các so sánh thành trọng số và kiểm tra sự nhất quán các so sánh của người ra quyết định ..................................................................90 5.3.5 Bước 5: Dùng trọng số để tính điểm các lựa chọn ...................................93 5.3.6 Bước 6: Phân tích độ nhạy ........................................................................96 5.3.7 Bước 7: Đưa ra quyết định cuối cùng .....................................................100 5.4 Đánh giá về áp dụng mô hình và đề xuất hướng cải tiến ..............................101 5.5 Đề xuất các giải pháp lựa chọn VLXD định hướng phát triển bền vững ......102 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 104 6.1 Kết luận .........................................................................................................104 6.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................105 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn VLXD bền vững từ các nghiên cứu trước, các tài liệu liên quan và ý kiến chuyên gia ............................................................. 31 Bảng 3.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn VLXD bền vững trong bảng câu hỏi khảo sát ......................................................................................................................... 36 Bảng 3.2: Bảng thang đo đánh giá 9 mức độ .............................................................. 40 Bảng 3.3: Hệ số ngẫu nhiên RI ................................................................................... 44 Bảng 4.1 Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu ............................................. 46 Bảng 4.2 Bảng tóm tắt vai trò của người tham gia trong dự án xây dựng .................. 47 Bảng 4.3 Bảng tóm tắt vai trò công ty của các đối tượng tham gia khảo sát .............. 47 Bảng 4.4 Bảng tóm tắt loại hình công ty của đối tượng tham gia khảo sát ................. 48 Bảng 4.5 Bảng tóm tắt vị trí công tác đối tượng tham gia khảo sát ............................ 49 Bảng 4.6 Hệ số Cronbach alpha các nhóm .................................................................. 51 Bảng 4.7 Hệ số Cronbach alpha các nhóm liên quan đến môi trường ........................ 51 Bảng 4.8 Hệ số Cronbach alpha các nhóm liên quan đến chi phí ............................... 51 Bảng 4.9 Hệ số Cronbach alpha các nhóm liên quan đến thiết kế/kỹ thuật/ thi công . 52 Bảng 4.10 Hệ số Cronbach alpha các nhóm liên quan đến văn hóa – xã hội .............. 52 Bảng 4.11 Hệ số Cronbach alpha các nhóm liên quan khác ........................................ 53 Bảng 4.12 Bảng kiểm định KMO và Bartlet’s test ...................................................... 56 Bảng 4.13 Bảng phương sai trích ................................................................................. 56 Bảng 4.14 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo ................................... 57 Bảng 4.15 Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị tmean ................................................. 61 Bảng 5.1 Bảng ký hiệu 3 loại gạch không nung .......................................................... 68 Bảng 5.2 Bảng so sánh gạch bê tông khí chưng áp và gạch đất sét nung ................... 70 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long Bảng 5.3 Bảng so sánh gạch xi măng cốt liệu và gạch đất sét nung ........................... 78 Bảng 5.4 Bảng ký hiệu các tiêu chí trong mô hình quyết định lựa chọn VLXD bền vững ........................................................................................................................................... 82 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 29 Hình 3.2 Sơ đồ các bước thực hiện mô hình AHP [14] ............................................... 45 Hình 4.1: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn VLXD bền vững ............ 59 Hình 5.1 Hình ảnh gạch bê tông khí chưng áp AAC ................................................... 69 Hình 5.2: Thông số kỹ thuật gạch bê tông khí chưng áp ............................................ 70 Hình 5.3 Hình ảnh gạch bê tông bọt CLC.................................................................... 75 Hình 5.4 Hình ảnh thông số kỹ thuật gạch bê tông bọt CLC ...................................... 75 Hình 5.5 Hình ảnh gạch xi măng cốt liệu (gạch block) ............................................... 78 Hình 5.5 Cấu trúc thứ bậc các tiêu chí trong lựa chọn VLXD bền vững .................... 85 Hình 5.6 Sơ đồ thứ bậc các nhóm nhân tố ................................................................... 86 Hình 5.7 Sơ đồ thứ bậc các nhóm nhân tố liên quan về môi trường ........................... 86 Hình 5.8 Nhập vật liệu A vào mô hình ........................................................................ 86 Hình 5.10 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm nhân tố - đánh giá của chủ đầu tư ..... 87 Hình 5.11 Ma trận so sánh cặp giữa các nhóm nhân tố theo đánh giá kết hợp các bên tham gia ..................................................................................................................................... 88 Hình 5.12 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về môi trường – giá trị combined ........................................................................................................................ 88 Hình 13 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về chi phí –giá trị combined ................................................................................................................................... 88 Hình 5.14 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về thiết kế/kỹ thuật/thi công –giá trị combined ............................................................................................... 89 Hình 5.15 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về văn hóa-xã hội –giá trị combined ................................................................................................................ 89 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long Hình 5.16 Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí trong nhóm nhân tố về văn hóa-xã hội –giá trị combined ................................................................................................................ 90 Hình 5.17 Giá trị chỉ số nhất quán các nhóm nhân tố – giá trị combined ................... 90 Hình 5.18 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm liên quan về môi trường – giá trị combined ..................................................................................................................... 90 Hình 5.19 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm liên quan về chi phí – giá trị combined .............................................................................................................................. 91 Hình 5.20 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm liên quan về thiết kế/kỹ thuật/thi công – giá trị combined .............................................................................................. 91 Hình 5.21 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm liên quan về văn hóa-xã hội – giá trị combined ............................................................................................................... 92 Hình 5.22 Giá trị chỉ số nhất quán các tiêu chí trong nhóm liên quan khác – giá trị combined ................................................................................................................................... 92 Hình 5.23 Tổng hợp trọng số các nhân tố – giá trị combined ..................................... 93 Hình 5.24 Số liệu đánh giá về ba loại gạch không nung với tiêu chí M1- đánh giá của chủ đầu tư ........................................................................................................................... 94 Hình 5.25 Số liệu đánh giá về ba loại gạch không nung với tiêu chí M1 – tổng hợp ý kiến chủ đầu tư, thiết kế, thi công ............................................................................................. 94 Hình 5.26 Kết quả lựa chọn vật liệu ............................................................................ 95 Hình 5.27 Kết quả lựa chọn vật liệu với % các nhóm nhân tố liên quan .................... 96 Hình 5.28 Năm dạng đồ thị phân tích độ nhạy trong Expert choice ........................... 97 Hình 5.29 Kết quả lựa chọn vật liệu với nhóm nhân tố môi trường mức 100% ......... 97 Hình 5.30 Kết quả lựa chọn vật liệu với nhóm nhân tố chi phí mức 100% ................ 98 Hình 5.31 Kết quả lựa chọn vật liệu với nhóm nhân tố thiết kế/kỹ thuật/thi công mức 100% .......................................................................................................................................... 98 Hình 5.32 Kết quả lựa chọn vật liệu với nhóm nhân tố văn hóa – xã hội mức 100% 99 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long Hình 5.33 Kết quả lựa chọn vật liệu với nhóm nhân tố khác mức 100%.................... 99 HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VLXD: Vật liệu xây dựng EFA: Phân tích nhân tố chính (Exploratory Factor Analysic) AHP: Phương pháp phân tích định lượng (Analytical Hierarchy Process) ACC: Autoclaved Aerated Concrete CLC: Cellular Lightweight Concrete TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu chung: Xây dựng là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. “Xây dựng” là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hoạt động tạo ra cơ sở hạ tầng, cấu trúc thượng tầng và các cơ sở liên quan, bao gồm các công trình kỹ thuật dân dụng và các dự án xây dựng mới (không chỉ giới hạn trong nhóm nhà dân dụng), cũng như duy trì và sữa chữa các cơ sở hiện có. [17] Năm 2016, giá trị sản xuất ngành Xây dựng theo giá hiện hành ước đạt khoảng 1.089,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2015 đạt 104% kế hoạch năm; tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 862,5 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2015. Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2016 đạt khoảng 189,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 6,19% GDP cả nước (năm 2015 chiếm 5,97% GDP). Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 36,6%, tăng 0,9% so với năm 2015, đạt 99,5% kế hoạch năm; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 75%, tăng 3% so với năm 2015, quy hoạch chi tiết đạt khoảng 35%, tăng 2% so với năm 2015, đều đạt kế hoạch năm; quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 99%, tăng 1% so với năm 2015, thấp hơn kế hoạch đề ra là 100%. [2] Ngành xây dựng tạo ra các cơ sở hạ tầng, công trình nhà ở, các công trình kỹ thuật và các công trình khác… đây là một phần môi trường sống của con người, do đó có ảnh hưởng lớn đến điều kiện sống, phúc lợi và sự phát triển của con người, thông qua đó có các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến phát triển bền vững. Ngoài ra, hoạt động xây dựng cũng sử dụng nhiều nguồn lực tự nhiên, sử dụng đến 50% khối lượng nguyên liệu thô khai thác từ vỏ Trái Đất, đồng thời tạo ra một lượng đáng kể chất thải khí và rắn, đặc biệt là lượng phát thải khí CO2, gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường cũng như chất lượng sống của con người [7]. Xây dựng đã bị cáo buộc gây ra các vấn đề môi trường, từ việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên toàn cầu và các hoạt động xây dựng gây ô nhiễm môi trường xung quanh và gây cạn kiệt tài nguyên môi trường…[18] HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long Khi bước vào thế kỷ thứ 21, không một ngành công nghiệp nào phải đối mặt với một thách thức lớn hơn ngành xây dựng. Đây là thời điểm có sự thay đổi lớn, trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và có công nghệ phức tạp. Cùng với tiến bộ về kỹ thuật, cần phải cải thiện về môi trường của cả sản phẩm và quy trình. Sự bền vững kém ngày càng không thể chấp nhận được đối với khách hàng xã hội và các chuyên gia xây dựng. [23] Vì vậy để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn chỉ có một con đường là giải quyết một cách cân đối các vấn đề môi trường và phát triển theo định hướng phát triển bền vững và xây dựng cũng không nằm ngoại lệ. Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển ở Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. [8] Hình 1.1: Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 10 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long (Nguồn: Bài giảng Phát triển bền vững & kiến trúc bền vững – TS.KTS. Lê Thị Hồng NaKhoa KTXD – Trường Đại Học Bách Khoa Tp.HCM) * Các nguyên tắc của một xã hội bền vững: - Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. - Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất. - Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo. - Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất. - Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân. - Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. - Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ. - Xây dựng khối liên minh toàn cầu. HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 11 Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long ( Theo chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm “Hãy cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho một cuộc sống bền vững” năm 1991). * Ở các nước phát triển, các quan điểm chính trong việc thực hiện xây dựng bền vững bao gồm: - Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng và việc làm suy kiệt các nguồn lực tự nhiên. - Bảo tồn các khu vực tự nhiên và sự đa dạng sinh thái. - Duy trì chất lượng của môi trường nhân tạo và quản lý môi trường sống (trong nhà) lành mạnh. [7] * Chiến lược xây dựng bền vững: Xây dựng bền vững là tập hợp các định hướng theo đó một ngành công nghiệp có lợi nhuận và cạnh tranh cung cấp tài sản xây dựng (toà nhà, kết cấu, hỗ trợ cơ cấu hạ tầng và các khu vực xung quanh) mà: - Nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại sự hài lòng của khách hàng. - Cung cấp tính linh hoạt và tiềm năng để phục vụ cho những thay đổi của người sử dụng trong tương lai. - Cung cấp và hỗ trợ mong muốn của môi trường tự nhiên và xã hội. - Tối đa hoá việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. [23] * Công trình xây dựng định hướng phát triển bền vững, vì vậy cần đáp ứng các nhu cầu sau: - Công trình có khả năng thân thiện với môi trường. - Công trình tiết kiệm năng lượng. - Công trình sử dụng vật liệu xây dựng có khả năng tái chế, tái tạo sau khi công trình hết hạn sử dụng. - Công trình đảm bảo các điều kiện trước mắt mà không ảnh hưởng đến tương lai. HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 12 Luận văn tốt nghiệp - GVHD: PGS. TS. Lương Đức Long Công trình đảm bảo bền vững về mặt xã hội, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu: Ngành xây dựng nói chung đang và luôn luôn tạo ra cơ sở vật chất để phát triển đô thị, phát triển quốc gia. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước không thể thực hiện thi công được nếu ngành xây dựng không khởi sắc. Trong nhiều thập kỷ qua, đất nước đã chuyển mình, đổi mới, hội nhập, … và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã “thay da, đổi thịt” rất nhiều. Tuy nhiên, để Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp, hiện đại, còn phải đổi mới hơn nữa, hội nhập trọn vẹn và tất cả các ngành, trong đó ngành xây dựng phải có bước đột phá – theo hướng bền vững, đó là đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều thế hệ sau. [6] Ngành công nghiệp xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ đóng góp lớn vào nền kinh tế cả nước, cũng như phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng hiện đại theo nhu cầu của con người. Đô thị hóa ngày càng phát triển, các chất thải của con người ngày càng nhiều góp phần làm biến đổi hệ sinh thái môi trường. Do đó, cần phải cân bằng các hoạt động cũng như mục tiêu phát triển làm sao cho hệ sinh thái ổn định trong tất cả các ngành nghề. Một tầm nhìn dài hạn dành cho ngành xây dựng là không thể thiếu cho bất kỳ quốc gia nào. Vấn đề đặt ra là trong quá trình thiết kế, chuẩn bị xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, nhà ở phải hướng tới việc phát triển lâu dài không làm ảnh hưởng môi trường và lựa chọn vật liệu xây dựng là một vấn đề cần quan tâm, chú trọng. Trong công tác xây dựng VLXD chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí dự án.. Theo một số nghiên cứu, VLXD chiếm khoảng 20-50% trong tổng chi phí dự án, đôi khi có thể tăng lên đến 60%. Vật liệu là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Và tại Iraq, ngành xây dựng được coi là một trong những ngành quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân. [21] Xây dựng là một ngành công nghiệp sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất. Đây cũng là ngành sử dụng lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cốt liệu, khoáng sản, HVTH: Châu Bảo Ngọc Trang 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan