Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu nhóm văn bản nôm về sự tích nam hải quan thế âm...

Tài liệu Nghiên cứu nhóm văn bản nôm về sự tích nam hải quan thế âm

.PDF
247
264
73

Mô tả:

Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- HOÀNG THỊ NGUYỆT NGHIÊN CỨU NHÓM VĂN BẢN NÔM VỀ SỰ TÍCH NAM HẢI QUAN THẾ ÂM Chuyên ngành: HÁN NÔM Mã số : 60 22 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN KIM SƠN HÀ NỘI – 2011 Hoàng Thị Nguyệt 2 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ............................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................ 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................... 7 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 8 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN. ............................................................................... 9 NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 12 Chương I: Giíi thiÖu hÖ thèng V¨n b¶n cã liªn quan ®Õn sù tÝch Nam H¶i Quan ThÕ ¢m ................................................................ 12 1. Mô tả nhóm văn bản Nôm có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm.... 12 1.1. Mô tả nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm. ............................... 12 1.1.1. Văn bản Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550...................... 13 1.1.2. Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện , Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca )............................................................................ 14 1.1.3. Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271 .......................... 17 1.2. So sánh đối chiếu nhóm văn bản:............................................................. 21 1.3. Xác định niên đại nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm. ..................... 43 1.4. Xác định tác giả nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm. ....................... 47 1.5. Hoàn cảnh ra đời nhóm văn bản Nam Hải Quan Âm. ............................. 51 Chương 2: Kh¶o s¸t vÒ sù tÝch Nam H¶i Quan ThÕ ¢m víi tc¸ch lµ mét T«n gi¸o, TÝn ng-ìng, V¨n hãa .......................... 56 2.1. Vấn đề tên gọi của Nam Hải Quan Âm. .................................................. 56 2.2. Giới thiệu đôi nét về Nam Hải Quan Thế Âm trong tác phẩm. ............... 62 2.4. Lưu truyền sự tích Nam Hải Quan Thế Âm trong dân gian. ................... 69 2.5. Quan Thế Âm Bồ tát trong một số ngôi chùa. ......................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 89 Hoàng Thị Nguyệt 3 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Bồ tát Quan Thế Âm, hình ảnh thân thiết gần gũi đối với mọi tầng lớp quần chúng, nhất là những ngƣời Á Đông. Nhiều ngƣời chƣa quy y Tam Bảo, chƣa trở thành Phật tử chính thức cũng thƣờng xƣng niệm danh hiệu và thỉnh tôn tƣợng Đức Quan Thế Âm Bồ tát để phụng thờ, lễ bái hằng ngày trong nhà. Ở Việt Nam, hình ảnh Ngài còn ảnh hƣởng sâu rộng trong văn hóa dân gian đến độ chúng ta đi đâu, về đâu trên đất nƣớc thân thƣơng này cũng đều thấy tôn tƣợng Ngài. Mặc dù có sự khác nhau về hình thái tôn thờ, nhƣng hầu hết những tôn tƣợng Ngài đều toát ra một điểm chung nhất là tâm nguyện từ bi, hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, trái tim đồng cảm, đức hiếu sinh và hoài bảo ban vui cứu khổ cho nhân loại. Và điều này đã ngẫu nhiên rất khế hợp với tâm tƣ nguyện vọng cũng nhƣ thuần phong mỹ tục của ngƣời Việt Nam. Bởi lẽ, dân ta vốn ƣa chuộng cái thiện, ghét cái ác, ƣa làm lành, lánh dữ, mong muốn một cuộc sống thanh bình, ấm yên, hạnh phúc và luôn uớc ao mọi ngƣời cùng đến với nhau bằng sự cảm thông, tha thứ, thâm tâm đƣợc kết nối trong tình thƣơng yêu đùm bọc. Vì vậy, đã có biết bao thiên truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian hay những bài vè, ca dao tục ngữ, những tuồng chèo hát bộ .v.v… rất nổi bật và điển hình cho nền văn hóa Việt xuyên suốt các thời đại, mà trong các tác phẩm bất hủ đó luôn ẩn hiện dáng dấp của ngƣời Mẹ hiền Quan Thế Âm từ ái bao dung, ban phát tình thƣơng yêu và mang an vui hạnh phúc đến cho mọi ngƣời. Có thể nói, hình ảnh Ngài là biểu tƣợng sống nói lên tiếng nói thầm kín và những khát khao mong muốn cũng nhƣ quan điểm đạo đức của ngƣời dân Việt Nam. Niềm khát khao đó, không chỉ đƣợc nhân gian Việt Nam cụ thể hoá qua các hình tƣợng Quan Âm trong văn chƣơng điển tích mà hình ảnh Ngài còn thật sự đi vào lòng ngƣời Việt Nam, mang dấu ấn sâu đậm trong đời sống Việt, mà thông qua các lễ hội, các lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, Hoàng Thị Nguyệt 1 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm cũng nhƣ trong nghệ thuật hội họa điêu khắc… chúng ta cảm nhận đƣợc rất rõ về điều đó. Đành rằng, trong dân gian Việt Nam vẫn còn tồn tại những hình thức tôn thờ Bồ tát Quan Thế Âm hoàn toàn xa lạ với Phật pháp, và chúng ta cũng không phủ nhận rằng Phật giáo sẽ trở nên mê tín thần quyền, là nguyên nhân gây nên những lệch lạc xã hội nếu nhƣ hình ảnh Ngài đƣợc tôn vinh nhƣ một nữ thần ban phƣớc giáng họa. Nhƣng chúng ta cũng đừng quên rằng tính chất làm cho Phật giáo trở nên bất hủ trong mọi thời đại là tinh thần tùy duyên bất biến. Thật vậy, Phật giáo đi nhƣ một dòng sông, khi đi đến đâu cũng phản ảnh cây cỏ đôi bờ. Thế nên, khi hình ảnh Đức Bồ tát Quan Thế Âm đƣợc lan truyền đến đất Việt thì Ngài cũng đồng thời đƣợc Việt Nam hóa, Ngài hiện thân dƣới dáng dấp của con ngƣời Việt, mang âm ba, linh hồn ngƣời Việt, Ngài hóa hiện nhƣ một biểu tƣợng hàm chứa, chuyên chở những tâm tƣ của ngƣời Việt. Vì vậy, sự hiện thân của Ngài đƣợc ngƣời dân Việt nhìn nhận và mô tả trong văn chƣơng thi họa, hay trong những đền đài, lễ hội và những phong tục cổ truyền bằng những hình tƣợng: Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Bà chúa Ba, Linh Từ Quan Âm, Qua Âm Tống Tử .v.v…. mỗi hình ảnh của Ngài đều chuyên chở một ý nghĩa nhất định của ngƣời dân Việt. Vì vậy, sẽ hoàn toàn không sai lệch dù Ngài đƣợc tạc nên bởi bất kỳ hình dáng nào, nếu nhƣ kiểu dáng ấy nói lên đƣợc khát vọng chính đáng của ngƣời dân Việt và thể hiện đƣợc hạnh nguyện từ bi cao cả của Ngài. Căn cứ tình hình nghiên cứu những văn bản Nôm mà theo chúng tôi khảo sát thì hầu hết các văn bản tác phẩm Nôm mới cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý những văn bản tác phẩm riêng lẻ chứ chƣa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm cả và điều quan trọng mà chúng tôi rất muốn đƣợc đề cập đến trong Luận Văn của mình đó là bên cạnh việc khảo cứu văn bản tác phẩm thì chúng tôi còn có tham vọng sẽ tìm hiểu và giới thiệu một phần về tình hình văn hóa tín ngƣỡng của nƣớc ta . Hoàng Thị Nguyệt 2 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Chính vì thế mà chúng tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm. Nhóm văn bản này đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đạt đƣợc những thành tựu khá lớn nhƣng bên cạnh đó vẫn còn những thành tựu chƣa đƣợc khai thác và giới thiệu. Tác phẩm này là một trong nhiều tác phẩm mang giá trị văn hoá lịch sử. Hơn nữa đây là một tác phẩm Nôm mang tính dân tộc cao, chúng tôi tiến hành chuyển dịch Nôm để tìm hiểu nội dung của nhóm văn bản này đồng thời cũng tiến hành so sánh, khảo cứu các tác phẩm với nhau để tìm ra cái chung và đặc sắc của từng tác phẩm, đặc biệt chúng tôi sẽ nghiên cứu nhóm văn bản này chuyên sâu về góc độ tôn giáo tín ngƣỡng qua góc nhìn của ngƣời dân Việt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm này một cách toàn diện kĩ lƣỡng cả về mặt văn bản, nội dung và nghệ thuật sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu xã hội và văn hoá tín ngƣỡng nƣớc ta thời phong kiến, mặt khác thấy đƣợc quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc về các đặc điểm ngữ âm, từ ngữ và văn pháp. Vì những lý do trên chúng t ôi chọn đề tài: Khảo cứu nhóm văn bản Nôm về Nam Hải Quan Thế Âm làm luận văn của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Nhƣ đã trình bày ở trên những tác phẩm viết về nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm cũng có một số bài viết, bài nghiên cứu đã đạt đƣợc một số thành tựu khá lớn nhƣng bên cạnh đó vẫn còn không ít thành tựu chƣa đƣợc khai thác. Theo khảo sát của chúng tôi thì hiện nay cũng mới có một số công trình nghiên cứu nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chất toàn diện cho nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Chân Nguyên Thiền Sư Toàn tập, Tập II. Lê Mạnh Thát cũng đã có một công trình nghiên cứu nói về tình hình lịch sử của nƣớc ta vào thế kỉ thứ XVII-XVIII thông qua các tác phẩm văn học đặc biệt là các tác phẩm văn học khuyết danh trong đó ông đã phiên Nôm và chú giải tác phẩm Nôm Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ nhƣng còn một trang cuối cùng không rõ lý do mà bị Hoàng Thị Nguyệt 3 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm khuyết. Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã nêu lên đƣợc về tình trạng văn bản tác phẩm, tác giả của văn bản tác phẩm đặc biệt là tình hình xã hội lúc bấy giờ, sống trog một xã hội độc tôn, vua ăn chơi không quan tâm đến đời sống của dân chúng và coi thƣờng ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến, chính vì vậy mà họ đã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho mình, quyền tự do trong cuộc sống cho dù gặp rất nhiều khó khăn cả trở nhƣng cuối cùng họ cũng chiến thắng. Quan Thế Âm Bồ tát đã ra đời trong tác phẩm trong hoàn cảnh đó để cứu khổ cứu nạn cho dân chúng, bà đã đại diện cho những ngƣời phụ nữ đƣơng thời để đấu tranh bảo vệ và bênh vực quyền lợi cho họ. Bà nhƣ một ngƣời mẹ một vị thánh cứu vớt ngƣời dân khi họ cần, bà mang lại sự hy vọng cho ngƣời dân. Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát còn khẳng định rằng đây không phải là một tác phẩm khuyết danh mà do Chân Nguyên Thiền Sƣ viết. Nhƣ vậy theo chúng tôi nhận định thì đối với công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát đã đạt đƣợc những thành tựu vô cùng to lớn về mặt xử lý văn bản còn xét về mặt văn hóa tín ngƣỡng thì ông chƣa nghiên cứu sâu. . Truyện Phật Bà Chùa Hương, biên soạn: Thích Viên Thành. Trụ trì Chùa Hƣơng. Nxb: khoa học xã hội. Nhà Sƣ Thích Viên Thành trụ trì Chùa Hƣơng đã phiên Nôm văn bản tác phẩm này. Bồ Tát Quan Thế Âm trong các vùng đồng bằng Sông Hồng. Viện nghiên cứu Tôn giáo, do Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Mạnh Cƣờng và Phan Duy Hinh thực hiện. Nxb: khoa học xã hội. Đã nói về quá trình hình thành tƣ tƣởng bồ tát của nƣớc ta từ buổi sơ khai cho đến nay, cách thờ phụng Quan Thế Âm trong tâm linh ngƣời Việt. Bồ Tát Quan Thế Âm có vai trò rất lớn, trong các chùa ở Miền Bắc và Miền Trung thì Bà đƣợc đặt ở một vị trí rất trang trọng và trang nghiêm. Trang Thanh Hiền: 2005. Hình tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn ở Việt Nam. Nxb. Văn hóa- thông tin. NguyễnVăn Sâm, 1997: “ Vài suy nghĩ về tác phẩm Quan Âm Diệu Thiện”. Tạp chí Hán Nôm, Số 1. Nguyễn Quang Vinh: “Về hình tượng Quan Âm Thị Kính trong đời sống văn hóa dân gian Hoàng Thị Nguyệt 4 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Việt Nam”. Tạp chí văn học, số 6. Trần Hải Yến: “ Tự sự dân gian với một biến thân của Quan Âm ở Việt Nam”. Nhƣ vậy đối với văn hóa tín ngƣỡng của Việt Nam thì Quan Thế Âm đã ăn sâu vào trong tâm thức của ngƣời dân Việt, thông qua các đề tài nghiên cứu, các tác phẩm văn học thì hình tƣợng Quan Thế Âm hiện lên rất linh thiêng, Bà đã cứu vớt nhân sinh vƣợt qua khó khăn khi họ cần đến Bà. Bà có một tầm ảnh hƣởng vô cùng to lớn đối với đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh đối với ngƣời dân Việt Nam. Vì Quan Âm đã đi sâu vào đời sống văn hóa tín ngƣỡng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả các nƣớc Phƣơng Đông nhƣ : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nên đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về Bà. - Đối với Trung Quốc: Ở Trung Quốc thì hình tƣợng Quan Thế Âm đã đi vào trong văn học thần thoại, văn học bác học với một số lƣợng khá đồ sộ trong đó có các tác phẩm nhƣ: Chƣ Thần truyền kì-Âu Dƣơng Phi, Nam Hải Phổ Đà Sơn truyền kì văn lục- Chử Vân Pháp Sơn, Tây Du Ký - Ngô Thừa Ân, những tác phẩm này đã chuyển đến cho độc giả một hình tƣợng Quan Thế Âm có phép mầu, cứu nhân dân vƣợt qua mọi gian nguy. Đặc biệt hình tƣợng Quan Âm đi vào trong văn học dân gian, kinh sách nhà Phật: Phẩm Phổ Môn, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đƣợc dịch thông qua Hán Văn, ngƣời ta thống kê kinh điển Phật giáo nói về Quan Thế Âm là khá lớn. Cụ thể là tác giả Hậu Đằng Đại Dụng đã liệt kê khoảng hơn 80 bộ kinh có sự xuất hiện của Bồ Tát, danh sách này không phải chỉ ngƣng lại ở đây vì chỉ kinh điển Mật Tông liên quan đến Bồ tát cũng lên tới 88, chiếm hết 506 trang trong bộ Đại Chính Tâm Tu Đại Tạng kinh, ở Trung Quốc còn có bộ Tam Tạng kinh điển là ấn bản mới nhất đƣợc in tại Nhật Bản 1922-1923. Tìm hiểu về Bồ Tát Quan Thế Âm. Anh Phổ Quang. Diễn đàn văn hóa Phƣơng Đông thì xét dƣới góc độ tôn giáo thì bài nghiên cứu này đã nói lên Hoàng Thị Nguyệt 5 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm đƣợc vai trò rất to lớn của Quan Thế Âm Bồ tát, Bà xuất hiện nhƣ một đấng toàn năng để cứu dỗi chúng sinh vƣợt qua mọi kiếp khổ ải. - Hàn Quốc: Từ Avalokitessava đến Quan Thế Âm Bồ tát. Gs.Ts: Chun Pan Yu. Trƣởng phân khoa Triết học và Tôn giáo. The state University of new jersey. Ông cho rằng Bồ Tát Quan Thế Âm đang thực sự có mặt bên cạnh chúng ta và mang sứ mệnh cứu vớt nhân sinh qua cơn khổ nạn, Đạo Phật không hề đặt trên cơ sở những niềm tin mù quáng mà qua đó tin vào sự cứu độ của một tha lực nên ngoài, trong niềm tin về tín ngƣỡng của ngƣời dân Hàn Quốc thì bà có một năng lực phi thƣờng mà ngƣời ta còn gọi là phép lạ. Nhƣ vậy Giáo Sƣ Chun Fang Yu không chỉ chứng minh là Quan Thế Âm đã làm tăng niềm tin ở nhân sinh mà bên cạnh đó thì ông cũng nhằm mục đích cung cấp những so sánh đối chiếu và nền tảng lý thuyết những tông phái tôn thờ Bồ tát tại Hàn Quốc. - Nhật Bản: Nhât Bản linh dị kí ( Nguyễn Thị Oanh dịch và giới thiệu) 1999. Hà Nội. Nhà xuất bản văn học. Bồ tát Quan Âm trong tín ngƣỡng của ngƣời Nhật. Ka su Mi. Trường cốc tự đạo tràng của Quan Thế Âm Bồ tát và mẫu đơn Nhật Bản. Thích Viên Mãn, theo tài liệu: SgonSai-Dharmawold8/1998. Thông qua những bài nghiên cứu và những tác phẩm xét dƣới góc độ tôn giáo tín ngƣỡng thì Quan thế Âm Bồ Tát đƣợc ngƣời dân Nhật Bản tôn kính nhƣ một ngƣời mẹ, tƣ tƣởng ấy đã ăn sâu vào trong ý thức của ngƣời dân Nhật Bản từ khi Phật giáo mới đƣợc truyền vào. Đối với đất nƣớc Hoa Anh Đào mọi ngƣời đều tin rằng Quan Thế Âm Bồ tát đã vô hiệu hóa tất cả mọi thiên tai do ngƣời và trời đất gây ra. Bà là một bậc chí tôn để nhân dân phụng thờ. Sau khi chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu các tác phẩm của Việt Nam nói riêng và các nƣớc Phƣơng Đông nói chung thì Quan Âm đã đi vào đời sống Hoàng Thị Nguyệt 6 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm của ngƣời dân nhƣ một bà thánh mà ngƣời dân cần lúc nào thì bà luôn có mặt để giúp đỡ, bà xuất hiện sau những tiếng kêu cứu của ngƣời dân, ở Trung Quốc thì hình tƣợng Quan Âm đi vào trong sử sách nhƣ một huyền thoại, một nhân vật có phép thần thông biến hóa muôn hình vạn trạng. còn ở Nhật Bản và Việt Nam thì Quan Âm đã đi vào trong đời sống tâm linh của mỗi ngƣời, Ngài có sức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn, những ai kêu cầu đến Ngài là Ngài xuất hiện vì thế mà ở Việt Nam mới lƣu truyền sự tích về Nam Hải Quan Âm mà hiên nay trong dân gian có rất nhiều truyền bản nói về bà mà cụ thể theo chúng tôi tìm hiểu thì Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã phiên Nôm văn bản tác phẩm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ . Đƣợc in trong cuốn Chân Nguyên Thiền Sƣ toàn tập, Tập II. Trong văn bản tác phẩm này Lê Mạnh Thát mới chỉ phiên Nôm đƣợc hơn 400 câu thơ Nôm, số còn lại do văn bản bị xé mất nên ông chƣa phiên Nôm hết, gần đây nhất là có Thích Viên Thành Trụ Trì Chùa Hƣơng cũng đã phiên Nôm và xuất bản văn bản tác phẩm Phật Bà Chùa Hương. . .v. v. Từ thực trạng trên cho thấy hiện nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nhóm văn bản Nôm: Nam Hải Quan Thế Âm. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Mỗi một đề tài có một đối tƣợng nghiên cứu nhất định. Xác định đối tƣợng nghiên cứu là chỉ rõ cái trung tâm cần khám phá, tìm tòi của đề tài. Ở đây chúng tôi xác định đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ, ký hiệu AB550, Quan Âm Chân Kinh (Đức Phật Bà truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca) ký hiệu AB631, Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271. Những tác phẩm này đƣợc giới thiệu trong Di Sản Hán Nôm thƣ mục đề yếu (tập 3) do Giáo sƣ Trần Nghĩa và Giáo sƣ Prancois Gros đồng chủ biên. Hoàng Thị Nguyệt 7 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Trong nhóm văn bản này chúng tôi sẽ chọn một bản đầy đủ và cụ thể nhất làm đối tƣợng nghiên cứu khảo sát chính để tiến hành nghiên cứu so sánh đến các bản khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài luận văn Thạc sĩ Hán Nôm, chúng tôi có tham vọng nghiên cứu các tác phẩm Nôm viết về sự tích Nôm Nam Hải Quan Thế Âm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550, Quan Âm Chân Kinh (Đức Phật Bà Truyện, Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca) ký hiệu AB631, Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271. Những tác phẩm này đƣợc giới thiệu trong Di Sản Hán Nôm thƣ mục đề yếu (tập 3) do Giáo sử Trần Nghĩa và Giáo sƣ Prancois Gros đồng chủ biên. Luận văn chúng tôi tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Mô tả tổng quan nhóm văn bản Nôm viết về Nam Hải Quan Thế Âm. - Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm trên các khía cạnh: giám định văn bản niên đại tác phẩm, xác định tác giả … -Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau để tìm ra chỗ sai khác, dị biệt giữa các tác phẩm. - Phƣơng pháp phân tích tác phẩm: tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm để tìm hiểu giá trị văn hoá, tinh thần và tình hình xã hội của nƣớc ta vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đề tài kết hợp sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp văn bản học để tìm hiểu, khảo sát văn bản. - Phƣơng pháp mô tả, phân tích tổng hợp để làm sáng rõ nội dung văn bản và đánh giá kết quả về cách thờ phụng của Phật Bà ở chùa Hƣơng Tích nói riêng và các chùa trong nƣớc ta nói chung. - Luận văn quan tâm đến việc khảo sát, giới thiệu và so sánh các văn bản. Phƣơng pháp này đề cập đến việc khảo sát các thông tin từ văn bản… và các Hoàng Thị Nguyệt 8 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm văn bản khác có liên quan việc ghi chép về cuộc đời của công chúa Diệu Thiện con gái thứ ba của Vua Diệu Trang Vƣơng. Luận văn cũng hết sức chú ý đến phƣơng pháp liên ngành. Học viên xác định rõ việc đặt vấn đề nghiên cứu trong liên hệ nhiều mặt giữa lịch sử - văn hoá – tƣ tƣởng – triết học – khảo chứng .v.v... 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN. Luận văn dự kiến gồm có các phần sau: Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, lịch sử vấn đề nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Phần nội dung: Gồm có 2 chƣơng. Chương I: Giới thiệu hệ thống Văn bản có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 1. Mô tả nhóm văn bản Nôm có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm. 1.1. Mô tả nhóm văn bản Nam Hải Quan Âm . 1.1.1. Nam Hải Quan Thế Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ.南 海 觀 世 音 本 行國語 1.1.2. Quan Âm Chân Kinh ( Đức Bà Phật Truyện,Nam Hải Quan Âm Sự Phật Tích Ca) 觀 音 真 經 ( 德 婆 佛 傳 ,南 海 觀音 事佛 蹟 歌). 1.1.3. Hƣơng Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh (香 山 觀 世 音 真 經). 1.2. So sánh đối chiếu nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm:南 海 觀 世 音. 1.3. Xác định niên đại nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm : 南 海 觀 世 音. 1.4 .xác định tác giả nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm : 南 海 觀 世 音. Hoàng Thị Nguyệt 9 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 1.5. Hoàn cảnh ra đời nhóm văn bản Nam Hải Quan Thế Âm: 南 海 觀 世 音. TIỂU KẾT Chương 2: Khảo sát về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm với tư cách là một Tôn giáo,Tín ngưỡng, Văn hoá. 2.1. Vấn đề tên gọi Nam Hải Quan Thế Âm.. 2.2. Giới thiệu đôi nét về Nam Hải Quan Thế Âm trong tác phẩm 2.3. Hành trạng sự tích Nam Hải Quan Âm trong tác phẩm. 2.4 Lƣu truyền sự tích Nam Hải Quan Thế Âm trong dân gian. 2.5. Quan Thế Âm trong một số ngôi chùa. KẾT LUẬN. Phần tài liệu tham khảo: Ngoài các sách, luận án, kỷ yếu và các bài viết trên báo, tạp chí Tôn giáo, tạp chí Hán Nôm học viên còn sử dụng một số sách Hán Nôm làm tƣ liệu tham khảo cho mình. Phần phụ lục: Bản phiên Nôm toàn bộ tác phẩm: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ, kí hiệu AB 550 và Quan Âm Chân Kinh, khảo dị, chú thích những chỗ cần thiết trong tác phẩm và cung cấp các bản chụp văn bản tác phẩm (mang ký hiệu AB631 hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và các văn bản thuộc nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Âm để ngƣời đọc tiện so sánh, đối chiếu và kiểm nghiệm. 6. QUY ƢỚC TRÌNH BÀY. Luâ ̣n văn tuân thủ chă ̣ t chẽ quy ƣớc chuẩ n hóa của luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ . Ngoài ra, do đă ̣c trƣng của loa ̣i hình văn bản Hán Nôm, nên chúng tôi bổ sung mô ̣t vài quy ƣớc sau: - Tên tác phẩ m: Viế t hoa chƣ̃ cái đầ u, in nghiêng; nế u tác phẩ m nằ m trong tác phẩ m thì in nghiêng đậm để phân biệt; riêng tên tác phẩ m Nam Hải Quan Âm Bản Ha ̣nh quố c ngƣ̃ là đố i tƣơ ̣ng nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn thì không in đâ ̣m. Hoàng Thị Nguyệt 10 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm - Nế u dài hơn 3 dòng thì viết xuống dòng; nhƣ̃ng đoa ̣n bi ̣lƣơ ̣c khi trích dẫn thì đƣợc biể u thi ̣bằ ng dấ u ba chấ m. - Quy cách viế t hoa: Các thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng trong Nhóm văn bản, ví dụ nhƣ tên ngƣời, tên hiê ̣u, tên nƣớc đƣơ ̣c viế t hoa . .. Hoàng Thị Nguyệt 11 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm NỘI DUNG CHÍNH Hiện nay, trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lƣu giữ một số lƣợng đồ sộ các tài liệu Hán Nôm với đủ các loại hình văn bản, chủ đề, lĩnh vực. Chia làm 9 loại với 14 chủ đề, lĩnh vực phản ánh chính [26, tập 1; trang 22 - 25] trong đó chủ để về phật giáo cũng chiếm một khối lƣợng không ít các tác phẩm. Với mục đích cung cấp một cách tổng quan về nhóm văn bản Nôm sự tích Nam Hải Quan Thế Âm, chúng tôi tiến hành khảo sát, giới thiệu tác phẩm, văn bản loại này. Việc khảo sát theo hai bƣớc chính: Một là: Giới thiệu mô tả các tác phẩm ấy trên hai phƣơng diện: Thực trạng và nội dung. Hai là: Phân loại theo ba tiêu đề: Niên đại, tác giả, hình thức thể hiện. Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể từng vấn đề. Chương I Giíi thiÖu hÖ thèng V¨n b¶n cã liªn quan ®Õn sù tÝch Nam H¶i Quan ThÕ ¢m 1. Mô tả nhóm văn bản Nôm có liên quan đến sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 1.1. Mô tả nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm. Trong quá trình thu thập và khảo cứu văn bản chúng tôi thấy những văn bản có liên quan đến sự tích Nôm Nam Hải Quan Thế Âm 3 văn bản. Những văn bản này đƣợc chúng tôi đƣa vào khảo sát đó là: Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc ngữ ký hiệu AB550, Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện ký hiệu VNv 295, Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca ký hiệu AB224) Hƣơng Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271, Quan Âm Thánh Tƣợng Chân Kinh ký hiệu VHv727. Hoàng Thị Nguyệt 12 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 1.1.1. Văn bản Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ ký hiệu AB550 - Thực trạng: Văn bản mang tên Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ ghi rõ ràng là do Chân Nguyên thiền sƣ soạn. Có một bản in gồm 43 tờ, 46 trang, có 1650 câu thơ lục bát, bên cạnh đó còn xen lẫn những bài sắc phong bằng chữ Hán, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng có 20 chữ, tổng có 160 chữ trong một trang. Chữ in rất đẹp và dễ đọc, bên cạnh đó còn có một số chữ nhòe khó đọc. Trang đầu là ảnh của Phật Bà Nam Hải Quan Âm. Văn bản viết bằng thơ Nôm theo thể thơ lục bát. Đối với tác phẩm Nam Hải Quan Âm bản hạnh quốc ngữ mang kí hiệu AB550 của Viện nghiên cứu Hán Nôm bao gồm 1650 câu nhƣng với bản này thì không phân đoạn rõ ràng nên căn cứ vào nội dung văn bản thì chúng tôi tạm chia làm 3 phần nhƣ sau để tiện cho việc so sánh đối chiếu với các bản khác: Phần 1: Từ câu 1-42 giới thiệu hoàn cảnh lịch sử và lý do ra đời của tác phẩm. Phần 2: Tƣ câu 43-1574 mô tả cuộc đời Diệu Thiện và ý chí sắt đá quyết tâm hoàn thành chí nguyện của mình. Phần này có thể chia ra làm các đoạn nhỏ sau đây: - Câu 43-124 Tả việc Trang Vƣơng đến cầu Thai ở đền Tây Nhạc. - Câu 125-240 Ngọc Hoàng cho ba con nhà họ Thi xuống đầu thai làm ba công chúa của Vua Trang vƣơng là Diệu Thanh, Diệu Âm, Thiện. - Câu 241-486 Diệu Thiện bày tỏ quyết tâm tâm tu hành và bị vua cha đày ra vƣờn sau. - Câu 487-644 Diệu Thiện đến ở Chùa Bạch Tƣớc không về, Trang Vƣơng ra lệnh giết thay đốt chùa. - Câu 645-870 Diệu Thiện bị bắt về giam rồi đem đi xử tử, đƣợc cọp tha vào rừng và đi thăm mƣời tám cửa ngục dƣới âm phủ. - Câu 781-1020 Diệu Thiện gặp phật Thích ca thử lòng rồi đƣa đến tu tại núi Hƣơng Tích, sau có đệ tử Thiện Tài và Long Nữ. Hoàng Thị Nguyệt 13 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm - Câu 1021-1244 Trang Vƣơng bị bệnh Diệu Thiện đã hi sinh cả tay và mắt của mình để chữa bệnh cho cha. - Câu 1245-1520 Trang Vƣơng và Hoàng Hậu đi thăm Diệu Thiện giữa đƣờng bị ma quỷ bắt trong khi ở triều đình những ngƣời con rể mƣợn giặc ngoài vào tiếm quyền. Diệu Thiện dẹp yên mọi biến cố. - Câu 1521-1574 Diệu Thiện đƣợc Ngọc Hoàng phong làm Nam Hải Quan Âm, cha mẹ và hai chị đƣợc phong làm Bồ tát. Phần 3: Từ câu 1575-1650 phần này trình bày quan điểm của Chân Nguyên về khả năng giác ngộ của mọi ngƣời trong suốt quá trình ra đời tác phẩm. 1.1.2. Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631 (Đức Phật Bà Truyện , Nam Hải Quan Âm Phật Sự Tích Ca ) - Thực trạng: Có 7 bản in, 01 bản viết tay có tranh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay có cả chữ Hán, có cả chữ Nôm trong đó có các ký hiệu VHv725, AB631, có 106 trang, khổ 25,5 x 15, 27 x 15,5, VHv726, VHv727, AC174, VNv122, AB224, AB176/2, gồm có 98 trang. Quan Âm Chân Kinh ký hiệu AB631: Có một bản in, 108 trang, 54 tờ, trang đầu có ảnh Phật Bà nghìn mắt nghìn tay (Thiên thủ Thiên nhãn), số chữ trong mỗi trang không đều nhau, phần đầu là những câu chú, chữ Hán minh hoạ nói về những việc làm cứu khổ cứu nạn của Bà, phần có chữ bị mất bị nhoè, còn lại đều rõ ràng, phần chữ Nôm diễn theo thể thơ Nôm lục bát gồm có 29 đoạn, 1440 câu. Quan Âm Thánh Tƣợng ký hiệu AB224: là các bản khác của Quan Âm Chân Kinh. Hoàng Thị Nguyệt 14 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Quan Âm Thế Âm ký hiệu VHv727 có 104 trang, 52 tờ, mỗi trang có 9 dòng, mỗi dòng có 16 chữ, chữ khắc in là bản khác của Quan Âm Chân Kinh. Cao Vƣơng Quan Thế Âm Chân Kinh có 42 tờ, 84 trang, số chữ trong mỗi trang không đều nhau, có trang 54 chữ nhƣng lại có trang lên tới 216 chữ, bản viết tay là chữ thảo, có một số chỗ chú đa số đều rõ ràng dễ đọc. Là bản khác của Quan Âm Chân Kinh v.v… Nếu nhƣ Nam Hải Quan Âm Bản Hạnh Quốc Ngữ thì chúng ta phải căn cứ vào nội dung để phân đoạn thì trong Quan Âm Chân ( Đức Bà Phật Truyện, Nam Hải Quan Âm Phật sự tích ca) thì mỗi đoạn trong tác phẩm đƣợc chia ra rất rõ ràng, tác phẩm đƣợc chia làm 29 đoạn nhƣ sau: Đoạn 1: Vua Trang Vƣơng cầu tự. Đoạn 2: Bồ Tát tiền thân. Đoạn 3: Bồ Tát giáng sinh. Đoạn 4: Công chúa mộ phật. Đoạn 5: Hai Công chúa phải lấy hai Phò Mã chẳng hiền. Đoạn 6: Trang Vƣơng muốn gả công chúa cố từ. Đoạn 7: Trang Vƣơng đuổi ra vƣờn sau công chúa một lòng mộ phật. Đoạn 8: Trang Vƣơng khuyên trở về gả chồng công chúa xin ở lại tu hành. Đoạn 9: Thị Nữ mƣu bày một kế Công Chúa rời bỏ hâụ viên. Đoạn 10: Công chúa cứ ở lại chùa Tƣớc chúng tăng bày ra kế khổ sai. Hoàng Thị Nguyệt 15 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Đoạn 11: Công chúa không về Trang Vƣơng đốt chùa. Đoạn 12: Trang Vƣơng giết hại chẳng tha thần phật cùng đến bảo hộ. Đoạn 13: Hồn công chúa dạo chơi địa phủ lòng từ bi cứu thoát ngục tù. Đoạn 14: Công chúa trở về Dƣơng thế Phật tổ dẫn vào chùa Hƣơng. Đoạn 15: Công chúa đƣợc tôn thành phật kim đồng siêu thoát thân phàm. Đoạn16: Thủy thần báo tạ ân ngọc nữ quy y phật pháp. Đoạn 17: Trang Vƣơng sa đát bất nhân Thƣợng Đế giáng cho bệnh nặng. Đoạn 18: Trang Vƣơng yết bảng tìm thầy thuốc Phật chúa giả làm tăng cứu trị. Đoạn19: Phò Mã mƣa bỏ thuốc độc Phật Chúa làm lộ mƣu gian. Đoạn 20: Hai Công Chúa bị giam Thần, Thổ Địa báo mộng. Đoạn 21: Cắt tay, mắt trị bệnh vua cha, Trang Vƣơng từ ngôi về Hƣơng Tích. Đoạn 22: Trang Vƣơng giữa đƣờng gặp yêu giặc hà tiếm ngôi trong nƣớc. Đoạn 23: Phật Chúa đƣơng phó hội thiên đình Thiện Tài một mình trừ yêu quái. Đoạn 24: Phật Chúa tìm cứu Trang Vƣơng, Kim Cƣơng bắt loài yêu quái. Đoạn 25: Trang Vƣơng trở về triều lòng muốn thăm Hƣơng Tích. Đoạn 26: Trang Vƣơng lại đến Hƣơng Sơn cả nhà nhận ra công chúa. Đoạn 27: Trang Vƣơng tỉnh ngộ cải hối quy thiền pháp phật linh thông hóa độ yêu quỷ. Đoạn 28: Ngọc Hoàng sắc phong lên ngôi phật, toàn gia sổ chép nhập dòng tiên. Đoạn 29: Ca tụng công đức khuyên răn ngƣời đời. Hoàng Thị Nguyệt 16 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm 1.1.3. Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh ký hiệu AB271 - Thực trạng: Một bản in gồm 98 trang, khổ 24 x 13 có cả chữ Hán chữ Nôm. Mỗi trang có 190 chữ, 8 dòng và mỗi dòng có 22 chữ, chữ viết trong văn bản đều rõ ràng dễ đọc. - Nội dung: Bản dịch Nôm nói về sự tích chúa Bà con gái Vua Trang Vƣơng tu luyện thành phật ở Hƣơng Sơn. Trang đầu có bài thơ đề: Chùa Hƣơng Sơn (Đề Hƣơng Thi): Nghìn năm Hƣơng Tích dấu thơm truyền Một quyển chân kinh nét mực in Ngƣời cùng lòng từ bi suy để mếch Ai ơi mắt tuệ mở mà nhìn Biêt bao mê mộng thần chƣa chết Nay chữ tỉnh tâm phật phải tin Sắc sắc không không không lại sắc Vui cho văn tự sản nhân duyên. Tác phẩm có 22 đoạn khuyết đoạn 11 nhƣ sau: Đoạn 1: Tổng chi đại ý. Đoạn 2: Hƣng Lâm quốc tình. Đoạn 3:Quan Âm đầu thai. Đoạn 4: Hoa Viên khổ thụ. Hoàng Thị Nguyệt 17 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu nhóm văn bản Nôm về sự tích Nam Hải Quan Thế Âm Đoạn 5: Nhiên đăng chỉ điểm. Đoạn 6: Tự Tƣớc khuyên dụ. Đoạn 7: Mặc tỉnh tự ni. Đoạn 8: Tự Tƣớc vũ hỏa. Đoạn 9: Pháp trƣờng giảm trảo. Đoạn 10: Quỷ du linh sơn. Đoạn 12: Tái thế hoàn dƣơng. Đoạn 13: Hƣơng Sơn dẫn lộ. Đoạn 14: Hƣơng Sơn tu trì. Đoạn 15: Thu thủ đồ đệ. Đoạn 16: Trang Vƣơng bệnh tình. Đoạn 17: Xả thân cứu cha. Đoạn 18: Đại thần phụng mệnh. Đoạn 19: Trang Vƣơng hoàn nguyện. Đoạn 20: Thu phục yêu tinh. Đoạn 21: Thu tƣờng thủy vị. Đoạn 22: Linh Sơn thụ phong. Trong quá trình khảo sát nhóm văn bản Nôm Nam Hải Quan Thế Âm chúng tôi xin đƣợc tóm tắt nội dung của nhóm văn bản Nôm nhƣ sau: Ngày xƣa vào đời vua Diệu Trang Vƣơng, nƣớc Hƣng Lâm, nhà vua không có con trai, bèn tới cầu tự ở đền Tây Nhạc. Lòng thành của nhà vua cảm thấy thƣợng đế. Bấy giờ ở miền Thứu Lĩnh có nhà họ Thi nổi tiếng nhân từ đến đời ông Trƣởng giả, ăn ở càng phúc hậu, sinh đƣợc ba ngƣời con trai đều là những ngƣời hiền lành tử tế. Một hôm nhân truyện tên gian phi Vƣơng Cật thƣờng quấy phá dân lành, bị binh trời tiến đánh, cùng đƣờng đến nƣơng nhờ nhà ông họ Thi. Mặc cho các con khuyên can, ông vẫn thƣơng tình cho nó ăn uống,Vƣơng Cật lấy lại sức, càng hung hăng giết hại dân lành, tử khí ngút trời, Ngọc Hoàng giận giữ bắt tội bố con ông họ Thi bằng cách bắt cả ba ngƣời con trai giam vào ngục. Đến đây đƣợc Nam Tào tâu xin, Ngọc hoàng Hoàng Thị Nguyệt 18 Luận văn Thạc sĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan