Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tổng công ty bưu điện việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của tổng công ty bưu điện việt nam

.PDF
176
149
138

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2020 Nghiên cứu sinh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án ..............................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án ..........................................4 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ..................................................................5 5. Những đóng góp mới của luận án..........................................................................5 6. Kết cấu của luận án.................................................................................................6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................7 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................7 1.1.1 Các lý thuyết chung về cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp .................7 1.1.2 Các công trình lý thuyết tiêu biểu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................................................................................12 1.1.3 Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước về cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................................................................................................18 1.1.4 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................21 1.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................23 1.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................23 1.2.3 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................25 1.2.4 Phương pháp phân tích và thu thập dữ liệu ......................................................25 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP .......................................................................................................................29 2.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh...............................................................29 2.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ..................................................................................29 2.1.2 Vai trò của cạnh tranh ......................................................................................36 2.1.3 Phân loại cạnh tranh .........................................................................................38 2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................................39 2.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................................39 2.2.2 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..............................42 2.2.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .........................45 2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.........50 iii 2.3.1 Những nhân tố bên trong doanh nghiệp ...........................................................50 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................................54 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM .......................................................................................58 3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ....................................................................................................58 3.1.1 Giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ...........................................................................................................58 3.1.2 Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong của VNPost ......................61 3.1.3 Phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài của VNPost......................68 3.2 Năng lực cạnh tranh của vnpost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay ..............................................................................................................................81 3.2.1 Thị phần của các doanh nghiệp bưu chính hiện nay ........................................82 3.2.2 Mức tăng trưởng thị phần của các doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam ..........84 3.2.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ............85 3.2.4 Năng lực quản lý và lãnh đạo của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ...................................................................................................................92 3.2.5 Về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ...................................................................................................................................94 3.2.6 Về trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ..........................................................................96 3.2.7 Về hình ảnh danh tiếng và thương hiệu của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ..................................................................................................98 3.2.8 Về chi phí đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay ..........................................................................................................101 3.2.9 Về năng lực marketing và phân phối của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .....................................................................................................103 3.2.10 Về năng lực xúc tiến của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .........................................................................................................................105 3.2.11 Về năng lực nghiên cứu triển khai (R&D) của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay ..........................................................................106 3.2.12 Về kỹ năng quản trị và kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay .........................................................108 3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay ........................................................................................111 iv 3.3.1 Những lợi thế cạnh tranh của VNPost trong thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay ...................................................................................................................111 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay ...........................................115 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM TỚI 2025 .................119 4.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng ty bưu điện Việt Nam ..............................................................................................119 4.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực ..........................................................................119 4.1.2 Bối cảnh trong nước .......................................................................................123 4.2. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bưu điện Việt Nam ..................................................................................................126 4.2.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPost ..................................126 4.1.3 Định hướng chiến lược về nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPost .........127 4.1.4 Mục tiêu của VNPost tới 2025 .......................................................................129 4.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bưu bưu điện Việt Nam tới 2025....................................................................................................129 4.3.1 Giải pháp về tăng doanh thu và phát triển thị phần cung cấp dịch vụ của VNPost trên thị trường ............................................................................................130 4.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam .................................................................................................................139 4.3.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và lãnh đạo của VNPost .....................142 4.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của VNPost trên thị trường .............144 4.3.5 Giải pháp nâng cao năng lực trình độ công nghệ và hiệu suất các quy trình dịch vụ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam........................................................146 4.3.6 Giải pháp tăng cường hình ảnh và danh tiếng thương hiệu của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trên thị trường .........................................................................150 4.3.7 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở giảm chi phí đơn vị sản phẩm của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam...........................................................151 KẾT LUẬN ................................................................................................................155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................159 PHỤ LỤC v vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AO Ấn phẩm, học phẩm dùng cho người mù và gói nhỏ BCVT Bưu chính viễn thông BC Bưu chính BCUT Bưu chính ủy thác BCCI Bưu chính công ích BP Bưu phẩm BK Bưu kiện B2B Tổ chức đến tổ chức COD Phát hàng thu tiền C2B Cá nhân đến các tổ chức C2C Cá nhân đễ cá nhân CPN Chuyển phát nhanh CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin EMS P&T Công ty chuyển phát nhanh bưu điện IMD Viện Quốc tế về quản lý và phát triển IMF Quỹ tiền tệ quốc tế HQ Hàn Quốc HNC Tập đoàn hợp nhất Việt Nam LC Thư và bưu thiếp NCS Nghiên cứu sinh NN&PT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NZ New Zealand SPT Công ty cổ phần bưu chính Sài Gòn PHBC Phát hành báo chí PTN Phát trong ngày vii TCT Tổng công ty TTQT Thanh toán quốc tế TQ Trung Quốc TKBĐ Tiết kiệm bưu điện UPU Liên minh Bưu chính thế giới VNPost Tổng công ty Bưu điện Việt Nam VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VTCI Viễn thông công ích VT- CNTT Viễn thông công nghệ thông tin ViettPost Tổng công ty cổ phần bưu chính quân đội WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh trang của doanh nghiệp .......................48 Bảng 2.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh trang của doanh nghiệp Bưu chính Việt Nam ..50 Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của VNpost (2013 -2017) ..............................................60 Bảng 3.2 Mạng lưới phục vụ của VNPost năm 2015 - 2017 ........................................62 Bảng 3.3 Thống kê về lực lượng lao động của VNPost (2015 -2017) ..........................64 Bảng 3.4 Kết quả kinh doanh của ViettelPost ...............................................................70 Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) ......................................................................................................................71 Bảng 3.6 Tập đoàn Hợp nhất Nhất Việt Nam – HNC - Công ty Cổ phần VinLinks Công ty Cổ phần chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – Công ty Cổ phần chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – SAGAWA Express VIETNAM.................................73 Bảng 3.7 Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường Việt Nam hiện nay .................................................................................................................79 Bảng 3.8 Doanh thu và thị phần bưu chính chuyển phát của các doanh nghiệp Bưu chính trên thị trường Việt Nam 2014 và 2017...............................................................82 Bảng 3.9 Tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị phần của các doanh nghiệp Bưu chính trên thị trường Việt Nam 2017/2014 .............................................................................84 Bảng 3.10 Bảng phân tích năng lực tài chính của VNPost ...........................................87 Bảng 3.11 Bảng phân tích năng lực tài chính của ViettelPost ......................................88 Bảng 3.12 Bảng phân tích năng lực tài chính của Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) .....................................................................................................89 Bảng 3.13 Bảng phân tích năng lực tài chính của Tập đoàn Hợp nhất Nhất Việt Nam – HNC - Công ty Cổ phần VinLinks - Công ty Cổ phần chuyển phát và Thương mại Phát Lộc – SAGAWA Express VIETNAM ..................................................................89 Bảng 3.14 Trọng số của các tiêu chí ảnh hưởng tới năng lực quản lý và lãnh đạo của doanh nghiệp bưu chính của Việt Nam .........................................................................92 Bảng 3.15 Chi phí trên một đồng doanh thu thuần của một số doanh nghiệp bưu chính trong nước trên thị trường Việt Nam ...........................................................................102 Bảng 3.16 Trọng số của các tiêu chí ảnh hưởng tới chi phí đơn vị sản phẩm dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ..............................103 Bảng 3.17 Trọng số của các tiêu chí phản ánh hiệu xúc tiến của doanh nghiệp bưu chính từ phía khách hàng trên thị trường Việt Nam ....................................................105 Bảng 3.18 Tập hợp đánh giá năng lực cạnh tranh theo 12 tiêu chí phản ánh sức cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam hiện nay .................................109 ix Bảng 3.19 Năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam hiện nay .......................................................................................................110 x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình năm lực cạnh tranh của Michael E.Porter (2008) ............................12 Hình 1.2 Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp .........................................................15 Hình 1.3 Mô hình thiết kế nghiên cứu của đề tài ..........................................................24 Hình 2.1 Mô hình các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............44 Hình 3.1a Thị phần bưu chính chuyển phát theo doanh thu của các doanh nghệp bưu chính trên thị trường Việt Nam năm 2014 ....................................................................82 Hình 3.1b Thị phần bưu chính chuyển phát theo doanh thu của các doanh nghệp bưu chính trên thị trường Việt Nam năm 2017 ....................................................................82 Hình 3.2a Điểm trung bình về khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam theo đánh giá của khách hàng tổ chức ..........................................................83 Hình 3.2b Điểm trung bình về khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam theo đánh giá của khách hàng cá nhân..........................................................83 Hình 3.3a Đánh giá của khách hàng tổ chức về mức độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .......................................................85 Hình 3.3b Đánh giá của khách hàng cá nhân về mức độ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .......................................................85 Hình 3.4 Đánh giá của cán bộ công nhân viên làm việc trong lĩnh vực BC về mức hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .......................91 Hình 3.5 Đánh giá từ CBCNV trong lĩnh vực Bưu chính về năng lực quản lý điều hành của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam...........................................93 Hình 3.6a Đánh giá của khách hàng tổ chức về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ...................................................................................................95 Hình 3.6b Đánh giá của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ...................................................................................................95 Hình 3.7a Đánh giá của khách hàng tổ chức về độ chính xác, kịp thời trong cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ....................................98 Hình 3.7b Đánh giá của khách hàng cá nhân về độ chính xác, kịp thời trong cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam ....................................98 Hình 3.8 Logo của một số doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam.............99 Hình 3.9a Đánh giá của khách hàng tổ chức về danh tiếng và thương hiệu của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .....................................................101 Hình 3.9b Đánh giá của khách hàng cá nhân về danh tiếng và thương hiệu của các doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .....................................................101 xi Hình 3.10 Chi phí trên một đồng doanh thu thuần của một số doanh nghiệp bưu chính trong nước trên thị trường Việt Nam ...........................................................................102 Hình 3.11a Đánh giá của khách hàng tổ chức về mức độ hài lòng trong sử dụng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp bưu chính tiêu biểu trên thị trường Việt Nam ...................104 Hình 3.11b Đánh giá của khách hàng cá nhân về mức độ hài lòng trong sử dụng dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp bưu chính tiêu biểu trên thị trường Việt Nam ...................104 Hình 3.12a Đánh giá của khách hàng cá nhân về năng lực xúc tiến của DN bưu chính trên thị trường ..............................................................................................................106 Hình 3.12b Đánh giá của khách hàng tổ cthức về năng lực xúc tiến của DN bưu chính trên thị trường ..............................................................................................................106 Hình 3.13a Đánh giá của khách hàng tổ chức về năng lực nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .....................................................107 Hình3.13b Đánh giá của khách hàng cá nhân về năng lực nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường Việt Nam .....................................................107 Hình 3.14 Đánh giá của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bưu chính về kỹ năng quản trị và kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp bưu chính ..............108 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Với mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bưu chính nói riêng đứng trước các cơ hội kinh doanh mới, bên cạnh đó cũng là những thách thức hết sức to lớn, mà thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Nền kinh tế hội nhập và mở cửa của nước ta đã tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp bưu chính phát triển nhanh chóng, tuy nhiên các doanh nghiệp bưu chính trong nước cũng đang ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Các doanh nghiệp bưu chính nước ngoài như DHL, FEDEX, TNT, OCS, UPS,... có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm lâu đời trong cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp, có các trang thiết bị hiện đại, có uy tín trên thị trường quốc tế, đây là các điểm mạnh mà doanh nghiệp bưu chính trong nước chưa có được. Với thị trường trong nước, những năm gần đây Nhà nước đã chủ trương phá vỡ độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực bưu chính, do vậy hiện tại trên thị trường trong nước, ngoài Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, đã có trên 200 doanh nghiệp bưu chính được cấp phép và đi vào hoạt động. Thị trường bưu chính Việt Nam đã thực sự cạnh tranh, bên cạnh đó với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao thay thế dịch vụ bưu chính truyền thống. Những dịch vụ mới đòi hỏi sự cạnh tranh rất quyết liệt không chỉ cạnh tranh với những doanh nghiệp bưu chính, mà còn với cả những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logictics như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại điện tử, vận tải, du lịch,... Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính cần phải xác định lợi thế cạnh tranh để từ đó có các giải pháp cạnh tranh phù hợp với môi trường cạnh tranh hiện nay. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mặt khác, doanh nghiệp bưu chính là một trong các doanh nghiệp trong hệ thống cung cấp các dịch vụ Logistics trong nền kinh tế. Hiện nay, Hoạt động logistics Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo công bố mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang xếp ở vị trí 39 với điểm số LPI (Logistics performance index - chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể: 3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí 7 và Thái Lan vị trí 32) bảng xếp hạng hoạt động logistics 2018, được đánh giá là có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương. Việt 2 Nam hiện đang có nhiều lợi thế để phát triển ngành logistics. Sự gia tăng lưu lượng hàng hóa giao dịch qua các kênh trực tuyến khiến nhu cầu vận tải và logistics, đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh tăng cao. Thị trường dịch vụ Logistics của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh tốc độ tăng trưởng cao trung bình 15%/năm nhưng chưa bài bản, chi phí logistic của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất thế giới, chiếm khoảng 16-17% GDP. Điều này cho thấy thị trường Logictics của Việt Nam còn rất lớn. Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp Logistics trong đó có doanh nghiệp bưu chính. theo Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2018. Trong nhóm ngành Giao nhận & Kho bãi, CTCP Giao nhận toàn cầu DHL đứng vị trí thứ 2, Viettel Post đứng thứ 4, Vietnam Post đứng thứ 7. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã và đang cung các dịch vụ Logistics trên thị trường, để tận dụng được các cơ hội và kinh doanh có hiệu quả trên thị trường này, thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần xác định được các lợi thế cạnh tranh bền vững của mình từ đó có các giải pháp cạnh tranh phù hợp. Hơn thế, sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và của Việt Nam nói riêng những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trên 30% mỗi năm, là cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp bưu chính phát triển. Nhưng muốn tận dụng tốt cơ hội này đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính cần xác định chính xác các lợi thế từ mạng cung cấp dịch vụ, mạng lưới vận chuyển, lợi thế từ chuỗi cung ứng dịch vụ, lợi thế từ danh mục dịch vụ cung cấp khách hàng,... Từ đó có các giải pháp cạnh tranh phù hợp với thị trường. Thêm vào đó, hiện nay, với Internet of think, Bigdata, công nghệ thuật số, trí tuệ nhân tạo đã làm thay đổi các phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp đã tạo cơ hội to lớn để các doanh nghiệp bưu chính phát triển. Cũng từ sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng xã hội, điện thoại thông minh đã làm cho cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng thay đổi. Do đó, kinh doanh trong môi trường thay đổi và biến động như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính luôn phải xác định và tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức của môi trường kinh doanh. Để phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính nói chung Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nói riêng cần phải có các giải pháp cạnh tranh phù dựa trên các lợi thế cạch tranh của mình. Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp bưu chính phải có được các nguồn lực thích hợp, vì vậy yêu cầu đối với các doanh nghiệp là phải phát hiện ra các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh rồi từ đó duy trì và phát triển nhằm bảo đảm lợi thế cạnh tranh bền vững. Trên thị trường bưu chính Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, có lực lượng lao động đông đảo, có 3 kinh nghiệm trong cung cấp dịch vụ bưu chính, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Chính phủ. Bên cạnh những thuận lợi trên, thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam gặp rất nhiều các khó khăn thách thức. Thách thức trước mắt mà Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải đương đầu là thị trường bưu chính cạnh tranh gay gắt, các dịch vụ bưu chính truyền thống có xu hướng giảm dần, nhu cầu khách hàng đang thay đổi, môi trường khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng trong khi trang thiết bị mạng lưới cũ và lạc hậu thiếu đồng bộ, nguồn nhân lực vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Bộ máy quản lý cồng kềnh kèm tính linh hoạt,... Trong bối cảnh điều kiện kinh doanh mới hiện nay của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, để phát triển bền vững, có hiệu quả, đòi hỏi Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cần phải nghiên cứu xác định được năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình để từ đó có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay đã có nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực tiễn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sau khi VNPost hoạt động độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thì chưa có một nghiên cứu nào mang tính khoa học, toàn diện để chỉ ra được năng lực cạnh tranh bền vững của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó việc chọn đề tài: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vừng, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trên thị trường Bưu chính Việt Nam hiện nay. 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong giai hiện nay. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, thì câu hỏi nghiên cứu chung bao chùm của đề tài là: Làm thế nào để nâng cao được năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong điều kiện hiện nay? Câu hỏi nghiên cứu cụ thể để trả lời cho câu hỏi chung là: (1) Cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp Bưu chính? 4 (2) Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính? (3) Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính? (4) Hiện trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty Bưu điện Việt Nam ở mức nào? (5) Lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hiện nay? (6) Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nên nâng cao năng lực cạnh tranh của mình theo hướng nào? Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án bao gồm: (1) Tổng quan nghiên cứu về cạnh tranh, cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp Bưu chính nhằm xác định khoảng trong nghiên cứu. (2) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp Bưu chính. (3) Phân tích đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam hiện nay. (4) Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính nói chung và của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam nói riêng. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Do vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề lớn, phức tạp, có nhiều hướng tiếp cận, có nhiều trường phái lý thuyết nghiên cứu, cho nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đề tài chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty bưu điện Việt Nam, trên cơ sở cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại của tổng công ty và trên thị trường trong nước. 5 Các số liệu thứ cấp được thu thập từ (2013 – 2017) giai đoạn mà Tổng công ty bưu điện Việt Nam được chính thức chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông. Các dữ liệu sơ cấp được khảo sát năm 2017. Các giải pháp và kiến nghị của luận án cho thời kỳ từ nay đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luân án vận dụng linh hoạt, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng trong từng nội dung cụ thể của đề tài. Với các dữ liệu thứ cấp, đề tài vận dụng các phương pháp tập hợp dữ liệu, so sánh đối chiếu, phân tích hệ thống, nhằm phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trong thời gian (2013 - 2017). Với các dữ liệu sơ cấp đề tài sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng các phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn bán cấu trúc với bảng hỏi được thiết kế sẵn và được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt nhằm bảo đảm độ tin cây của dữ liệu. Để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đề tài sử dụng một số mô hình phân tích cạnh tranh, phần mềm thống kê SPSS, Excel. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa những lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đó làm rõ khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Thứ hai, Luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính, và chỉ ra các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp bưu chính; Thứ ba, Thông qua hệ thống hóa lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cùng với các đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính luận án đã xác định các tiêu chí và mức quan trọng của từng tiêu chí tới năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp bưu chính trên thị trường.; 5.2 Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Thứ nhất, Luận án đã phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài của VNPost xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên thị trường Bưu chính Việt Nam hiện nay; 6 Thứ hai, Luận án đã phân tích, xác định được năng lực cạnh tranh của VNPost so với các đối thủ chính trên thị trường Bưu chính Việt Nam từ đó chỉ ra những lợi thế, những hạn chế trong cạnh tranh của VNPost trên thị trường; Thứ ba, Từ bối cảnh và môi trường kinh doanh của Bưu chính Việt Nam, Luận án đã phát biểu các quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPost trong điều kiện cạnh tranh hiện nay; Thứ tư, Từ quan điểm, cùng với định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và kết quả từ phân tích số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp về năng lực cạnh tranh của VNPost trên thị trường bưu chính Việt Nam hiện nay, luận án đã đề xuất hệ thống gồm 7 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam từ nay tới 2025. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tới năm 2025 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các lý thuyết chung về cạnh tranh và cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, tuy nhiên năng lực cạnh tranh và nghiên cứu về năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống chỉ mới bắt đầu bùng nổ vào những năm 1980. 1.1.1.1 Cạnh tranh theo quan điểm trường phái cổ điển Thuật ngữ “Cạnh tranh” ngày càng được sử dụng phổ biến trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng trong các đề tài nghiên cứu khoa học, thì nội dung khoa học của cạnh tranh vẫn chưa được thống nhất một cách tuyệt đối trong cách hiểu và vận dụng của các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn. Chính vì thế, cạnh tranh luôn là chủ đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều thế hệ các nhà khoa học từ thế kỷ 17 đến nay. Các nhà kinh tế ở thế kỷ thứ 17,18 đã tiến hành nghiên cứu cạnh tranh trên nền tảng của thế giới quan tư sản mà điển hình đó là Adam Smith và David Ricardo. Phát triển các nghiên cứu của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so và sánh để lý giải nguồn gốc thương mại giữa những người sản xuất có lợi thế tuyệt đối cao và thấp (Trần Bình Trọng, 2013,tr.174). Theo ông mỗi một nước đều có cơ cấu ngành sản xuất với những mức chi phí rẻ và đắt khác nhau. Chỉ cần các nước tiến hành sản xuất những loại hàng hóa có mức chi phí rẻ tương đối so với những loại hàng hóa khác và tiến hành trao đổi ngang giá, bình đẳng (cạnh tranh tự do) với nhau thì tất cả các nước đều có nhiều của cải hơn. Tư tưởng về lợi thế so sánh của David Ricardo đã tạo cơ sở để hiểu sâu sắc hơn tác động của trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, đến tăng trưởng của cải quốc gia. Karl Marx đã phát triển lý luận cạnh tranh ở tầm cao hơn, gồm cạnh tranh để chiếm đoạt giá trị thặng dư, cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng và cạnh tranh nguồn lực giữa các ngành. Ba mặt đó diễn ra xoay quanh việc trao đổi ngang giá hàng hóa. Trên cơ sở ủng hộ thuyết giá trị - lao động của Adam Smith, Karl Marx đã chỉ ra cơ chế chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá trị thị trường, giá cả sản xuất thông qua cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành (Trần Bình Trọng, 2013,tr.156). 8 1.1.1.2 Cạnh tranh theo quan điểm trường phái Tân cổ điển Sự khác biệt giữa hai trường phái cổ điển và tân cổ điển trong những nghiên cứu về cạnh tranh là cơ sở và trạng thái của cạnh tranh. Trường phái cổ điển nghiên cứu dựa trên lý luận về giá trị lao động ở dạng tĩnh, trường phái tân cổ điển nghiên cứu ở trạng thái động dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả (tối đa hóa đầu ra trên cơ sở đầu vào khan hiếm). Các nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển rất đông đảo, từ những người khởi đầu như W.S.Jevons (1835 -1882), A.Mashall (1842 -1924), L.Walras (1834-1910) đến các nhà kinh tế đương đại. Lý luận chính của trường phái này là cạnh tranh hoàn hảo mang tới hiệu quả và cạnh tranh theo tổ chức ngành. 1.1.1.3 Cạnh tranh theo quan điểm trường phái kinh tế học Áo Trường phái Áo ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XIX ở Áo với đại diện nổi bật là J.Schumpeter, F.Hayek, C.Meuge, L.V.Mises. Họ cho rằng cạnh tranh hoàn hảo không phù hợp với xã hội hiện thực. Mặc dù không phủ nhận cân bằng thị trường, nhưng họ cho rằng đó là cân bằng động hướng tới thông tin mới và phát minh mới làm thay đổi thị hiếu và dư thừa tài nguyên. Do đó, yếu tố cạnh tranh luôn xuất hiện trên thị trường và đó là cơ hội của doanh nghiệp. Trường phái Áo ủng hộ độc quyền ở phương diện khuyến khích sáng tạo, đổi mới và bảo hộ sáng chế, phát minh. Một điều quan trọng nữa là cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò của tri thức và học hỏi trong thị trường cạnh tranh động (dynamac competitive markets). Tri thức liên tục thay đổi sẽ dẫn đến thị trường thay đổi, và sự thay đổi này tạo ra bất cân bằng thị trường (disequilibrium). Điều này đem lại cơ hội mới về lợi nhuận cho công ty. Với cách nhìn thị trường ở dạng động, tuy rằng đơn vị phân tích của kinh tế học Áo là ngành và nền kinh tế (Trần Bình Trọng, 2013, tr.251)., trường phái cạnh tranh này là cơ sở cho lý thuyết về năng lực động của công ty. 1.1.1.4 Cạnh tranh theo quan điểm của Karl Marx Theo quan điểm của Karl Marx, cạnh tranh được phân tích trên 3 khía cạnh: cạnh tranh về giá trị thặng dư, cạnh tranh chất lượng, cạnh tranh giữa các ngành và đều diễn ra xoay quanh giá trị và chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị mới. Marx chỉ ra cơ cấu chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh. Marx đã định nghĩa “cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh đua, thi đua giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định” (Nguyễn Hữu Thắng , 2008, tr.15). Trong lĩnh vực kinh tế cạnh tranh thể hiện đó là sự “đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng hơn, 9 thu hút được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá thấp hoặc cung cấp một chất lượng hàng hóa cao hơn” (Đinh Thị Nga 2010, tr.21). Kết quả của cạnh tranh là thanh lọc, loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh kém phát triển. Đó cũng là quy luật tất yếu của phát triển kinh tế. 1.1.1.5 Cạnh tranh theo lý thuyết tổ chức công nghiệp (IO) Theo lý thuyết tổ chức công nghệp gọi tắt là IO (Industrial Organization), được tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của công ty và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure Conduct Performance) hay mô hình Bain – Masson. Điểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu của ngành mà các công ty đang cạnh tranh với nhau . Cơ cấu của ngành quyết định hành vi (chiến lược kinh doanh) của công ty và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành. Mô hình SPC được củng cố bởi lý thuyết cạnh tranh nhóm (oligopoly theory) – rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và đánh giá bản chất của cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cũng giúp phân tích kết quả kinh doanh của ngành và nhận dạng tiềm năng của từng ngành kinh doanh. Đơn vị phân tích trong lý thuyết IO nguyên thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh kết quả kinh doanh của các công ty khác nhau trong cùng một ngành. Những phát triển tiếp theo của IO đã chuyển đơn vị phân tích vừa là công ty, vừa là ngành. Porter là một trong những người tiên phong trong ứng dụng lý thuyết IO trong xây dựng chiến lược, đặc biệt là mô hình năm lực cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành. 1.1.1.6 Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin còn gọi là cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition), tập trung vào sự khác biệt (diferentiation) của sản phẩm và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh trong IO và mô hình cạnh tranh độc quyền trong kinh doanh của Chamberlin đều chú trọng vào việc giải thích chiến lược (C) của công ty và kết quả kinh doanh (P) trong cạnh tranh. Tuy nhiên, như đã giới thiệu, mô hình IO bắt đầu bằng việc tập trung vào cơ cấu (S) của ngành và tiếp theo là hành vi/chiến lược (C) và kết quả (P). Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của công ty và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lược và kết quả kinh doanh mà công ty theo đuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của công ty và đây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan