Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Nghiên cứu mức ăn linh hoạt cho vịt kỳ lừa sinh sản...

Tài liệu Nghiên cứu mức ăn linh hoạt cho vịt kỳ lừa sinh sản

.PDF
81
47
144

Mô tả:

. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẢI NGHIÊN CỨU MỨC ĂN LINH HOẠT CHO VỊT KỲ LỪA SINH SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HẢI NGHIÊN CỨU MỨC ĂN LINH HOẠT CHO VỊT KỲ LỪA SINH SẢN Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số ngành: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THANH VÂN 2. TS. PHẠM CÔNG THIẾU Thái Nguyên - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực do chúng tôi, cũng như sự hợp tác tập thể trong và ngoài cơ quan khảo sát nghiên cứu và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này. Hà Nội, Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới các thầy, cô giáo: PGS.TS. Trần Thanh Vân, TS. Phạm Công Thiếu và TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc và cán bộ công nhân viên chức Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện về thời gian và vật chất cho tôi học tập, triển khai đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix MỞ ĐẨU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 2 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 2 1.1.1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Kỳ Lừa................................................ 2 1.1.2. Chế độ dinh dưỡng trong chăn nuôi thủy cầm .................................................. 2 1.1.3. Một vài đặc điểm để xác định phương thức nuôi thích hợp cho vịt giai đoạn hậu bị ......................................................................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 17 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 17 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 17 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm ................................................... 17 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................ 17 2.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................... 20 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 23 3.1. Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn vịt con ......................................................... 23 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn 0 – 9 tuần tuổi ............................................... 24 3.3. Khối lượng cơ thể vịt mái giai đoạn vịt con ...................................................... 26 3.8. Khối lượng cơ thể thời điểm đẻ bói, 5 %, 50 %, 38 tuần tuổi ........................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi 3.9. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng .............................. 37 3.9.1. Tỷ lệ đẻ của vịt Kỳ Lừa Thí nghiệm ............................................................... 37 3.9.2. Năng suất trứng của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm.................................................... 39 3.9.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm .................................... 42 3.10. Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn sinh sản .................................................... 44 3.11. Khối lượng trứng và chất lượng trứng ............................................................. 45 3.11.1. Khối lượng trứng vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ...................................................... 45 3.11.2. Chất lượng trứng vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ...................................................... 46 3.12. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm .................... 48 3.13. Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm vịt thí nghiệm ............................................... 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ca Canxi Cs Cộng sự CSHTT Chỉ số hin ̀ h thái trứng Cm Centimet ĐVT Đơn vị tính GĐ Giai đoạn mm Minimet ME Năng lượng trao đổi Nxb Nhà xuấ t bản NT Ngày tuổi pp paper page Pr Protein q/mái Quả/mái STT Số thứ tự SS Sơ sinh TB Trung biǹ h TT Tuần tuổi TTTA Tiêu tốn thức ăn TTTA/10T Tiêu tốn thức ăn/10 trứng TN Thí nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 . Bố trí thí nghiệm xác định mức ăn linh hoạt cho vịt Kỳ Lừa .................. 17 Bảng 2.2 . Chế độ dinh dưỡng cho vịt Kỳ Lừa ......................................................... 18 Bảng 2.3. Lượng thức ăn giai đoạn hậu bị cho vịt ở lô 3 và lô 4 .............................. 18 Bảng 2.4. Lượng thức ăn cho vịt theo tỷ lệ đẻ giai đoạn sinh sản ............................ 19 Bảng 2.5. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng .................................................................. 19 Bảng 2.6. Lịch phòng vắc-xin cho vịt thí nghiệm ..................................................... 19 Bảng 3.1. Mức ăn qua các tuần tuổi của vịt con ………………........................23 Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn nở – 9 tuần tuổi .................................. 25 Bảng 3.3. Khối lượng cơ thể vịt mái giai đoạn vịt con ............................................. 28 Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của vịt giai đoạn 10 - 20 tuần tuổi ................................. 30 Bảng 3.5. Khối lượng vịt mái giai đoạn hậu bị ......................................................... 32 Bảng 3.6. Khối lượng của vịt trống qua các tuần tuổi .............................................. 34 Bảng 3.7. Tuổi đẻ của vịt thí nghiệm ....................................................................... 35 Bảng 3.8. Khối lượng vịt mái tại một số thời điểm ................................................. 36 Bảng 3.9. Tỷ lệ đẻ của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ......................................................... 38 Bảng 3.10. Năng suất trứng cộng dồn của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm .................................. 40 Bảng 3.11. Năng suất trứng/mái/tháng của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ......................... 41 Bảng 3.12. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng ...................................................................... 43 Bảng 3.13. Lượng thức ăn thu nhận giai đoạn sinh sản ............................................ 44 Bảng 3.14. Khối lượng trứng của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm .......................................... 45 Bảng 3.15. Chất lượng trứng tại 38 tuần tuổi ........................................................... 46 Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn vịt thí nghiệm ........................................ 48 Bảng 3.17. Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng giống và 1 vịt con loại I .................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Khối lượng cơ thể vịt mái giai đoạn vịt con ........................................ 34 Hình 3.2. Khối lượng vịt mái giai đoạn hậu bị .................................................... 31 Hình 3.3. Khối lượng của vịt trống qua các tuần tuổi .......................................... 33 Hình 3.4. Khối lượng vịt mái thời điểm đẻ bói, 5%, 50%, 38 tuần tuổi .............. 37 Hình 3.5. Tỷ lệ đẻ của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ..................................................... 39 Hình 3.6: Năng suất trứng cộng dồn của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ......................... 40 Hình 3.7. Năng suất trứng/mái bình quân ............................................................ 42 Hình 3.8. Khối lượng trứng của vịt Kỳ Lừa thí nghiệm ........................................ 45 Hình 3.9 . Một số chỉ tiêu ấp nở của đàn vịt thí nghiệm ...................................... 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với địa hình nhiều sông ngòi, ao hồ và nghề thâm canh lúa nước việc phát triển chăn nuôi vịt ở nước ta có rất nhiều thuận lợi. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước đứng thứ 2 thế giới về chăn nuôi vịt, chỉ sau Trung Quốc (Dương Xuân Tuyển và cs, 2006 [42]). Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2014 thì năm 2012 toàn thế giới đã sản xuất ra 21.867.323 triệu con gà và 1.698.767 triệu thuỷ cầm. Năm 2005 tổng đàn thủy cầm cả nước là 60 triệu con, sản xuất 216.3 nghìn tấn thịt và 1.364 triệu quả trứng. Đến năm 2009 tổng đàn thủy cầm 71,18 triệu con, năm 2010 là 84 triệu con (Hoàng Kim Giao, 2010 [10]). Năm 2014 nước ta có 81,06 triệu con vịt, ngan (Nguyễn Đăng Vang, 2015 [47]). Nước ta được thế giới đánh giá là quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều nguồn gen vật nuôi quý đặc hữu. Các giống vịt bản địa ở nước ta khá phong phú gồm vịt hướng trứng như vịt Cỏ, vịt Mốc và vịt kiêm dụng như vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ, Kỳ Lừa, vịt Đốm. Nhờ có chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi Quốc gia, giống vịt Kỳ Lừa đã được nuôi bảo tồn nguyên vị tại Kỳ Lừa (Lạng Sơn) và nuôi chuyển vị tại Viện Chăn nuôi. Hiện nay đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm vật nuôi bản địa chất lượng cao ngày càng tăng, chính vì vậy cần phải gắn công tác bảo tồn với việc khai thác và phát triển nguồn gen vịt Kỳ Lừa một cách hiệu quả, tạo thêm sản phẩm cho tiêu dùng của xã hội. Ngoài việc chọn lọc, nhân thuần mở rộng quần thể giống vịt Kỳ Lừa thì việc xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho giống vịt này trong đó có việc xác định mức ăn thích hợp cho vịt Kỳ Lừa sinh sản là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu mức ăn linh hoạt cho vịt Kỳ Lừa sinh sản”. 1. Mục tiêu của đề tài - Xác định mức ăn thích hợp nuôi vịt Kỳ Lừa sinh sản qua các giai đoạn vịt con, vịt hậu bị và vịt đẻ trứng. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho vịt Kỳ Lừa sinh sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt Kỳ Lừa * Nguồn gốc Vịt Kỳ Lừa được nuôi chủ yếu ở Lạng Sơn, một tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Chúng được người dân chăn thả ở các con suối, ruộng trũng nằm trong những chân đồi núi của tỉnh Lạng Sơn. Vịt đã được người dân ở đây thuần hóa từ rất lâu, khả năng tự kiếm mồi tốt, có sức đề kháng cao với bệnh tật và thường được sử dụng làm món vịt quay nổi tiếng (vịt quay Lạng Sơn). * Đặc điểm ngoại hình + Vịt trống: Toàn thân chắc chắn, hình chữ nhật, đầu to, thô, cổ dài cân đối, ngực rộng, bụng sâu, mỏ xám đen hoặc xanh nhạt, lông đầu và cổ xanh biếc, lông cánh thứ 19 xanh óng ả, chân màu xám hoặc vàng. Khả năng kiếm mồi tự nhiên rất tốt, tốc độ rượt đuổi cao. Cổ vươn thẳng, thân lúc lắc hai bên. + Vịt mái: Dáng cân đối, đầu thanh tú, mắt tinh nhanh, thân mình thuôn dài, bụng hơi sệ, lông toàn thân thường đồng nhất màu xám đen, mỏ xám đen hoặc xám nhạt, chân xám hoặc vàng. Phàm ăn, chịu khó kiếm ăn tạp (Nông Quý Thoan, 2008 [22]). * Khả năng sản xuất Tháng 8 năm 2002 Trạm nghiên cứu và Thử nghiệm thức ăn gia súc, Viện Chăn nuôi (nay là Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi) đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và bảo tồn giống vịt Kỳ Lừa, các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của vịt Kỳ Lừa đến 4 tuần tuổi đạt 82,0 % vì đàn vịt bị nhiễm nấm phổi và một số vịt có triệu trứng của bệnh E. coli; Tỷ lệ nuôi sống của vịt Kỳ Lừa giai đoạn sơ sinh đến 10 tuần tuổi đạt 80,3 %. Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi con trống đạt 1371,9 gam và con mái đạt 1329,7 gam. Đến 10 tuần tuổi vịt trống đạt 1509,7 g/con, vịt mái đạt 1440,5 g/con. Vịt có tuổi đẻ quả trứng đầu từ 154 – 161 ngày tuổi, tuổi đẻ đạt 5 % từ 161 – 168 ngày tuổi, tuổi đẻ đạt tỷ lệ đẻ 30 % là 182 ngày (dẫn theo Nguyễn Thị Minh Tâm, 2005 1.1.2. Chế độ dinh dưỡng trong chăn nuôi thủy cầm Với những đặc điểm sinh học như: Thân nhiệt cao, cường độ trao đổi chất mạn, tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh, tuần hoàn máu nhanh, hô hấp mạnh, linh hoạt và rất nhậy cảm với tác động của môi trường nên trong chăn nuôi thủy cầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 đòi hỏi cần phải cung cấp một khẩu phần thức ăn cân đối, không thiếu, không dư thừa, thức ăn phù hợp với trạng thái sinh lý và khả năng sản xuất của chúng. 1.1.2.1. Sự cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của vịt + Năng lượng: Trong dinh dưỡng thủy cầm năng lượng thường được xem là nguồn dinh dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng kầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Thiếu năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở thủy cầm sinh sản Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng chính, đó là gluxit và lipit. + Gluxit (hay còn gọi tinh bột) có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hóa thành phần mỡ và đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gia cầm, thủy cầm chuyển hóa vật chất và vận động. Gluxit chiếm khoảng 60 % trong thức ăn cho thủy cầm trong các dạng nguyên liệu như: Ngô, cám, tấm, sắn… thủy cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hóa tinh bột cần có vitamin B 1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin nhóm B. Do vậy, khi cung cấp tinh bột cũng cần chú ý cung cấp vitamin nhóm B. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý hàm lượng chất độc và tình trạng nấm mốc. Khi sử dụng sắn làm thức ăn cho thủy cầm phải lưu ý đến hàm lượng độc tố HCN. + Lipit (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao cấp hơn 2 lần so với gluxit. Đối với thủy cầm, lipit tạo một phần năng lượng và chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: vịt con cần dưới 4 % (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), vịt hậu bị và vịt đẻ cần dưới 5 % (nếu cao hơn sẽ làm vịt béo và giảm năng suất trứng). Trong thức ăn cho vịt nuôi công nghiệp, người ta sử dụng 2 – 6 % dầu thực vật hoặc mỡ công nghiệp có tác dụng tốt, tăng năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn. Chất béo còn cung cấp các axit béo thiết yếu như axit linoleic, và axit arachidonic. Chất béo giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K, các sắc tố để cho cơ thể dễ hấp thu làm da và mỡ vàng, tăng màu vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn cũng có tác dụng làm giảm độ bụi giúp giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hóa để bảo vệ các axit béo không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Vai trò của protein- axit amin đối với cơ thể thủy cầm: Protein có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sống. Vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của protein. Trong cơ thể động vật nói chung, thủy cầm nói riêng không thể tạo ra protein từ gluxit và lipit mà bắt buộc chúng phải lấy từ thức ăn hàng ngày một cách đều đặn, với số lượng đầy đủ và tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dưỡng khác. Mức protein là một tỷ số quan trọng trong chăn nuôi thủy cầm. Nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sức sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Người ta cho rằng 20 - 25 % sức sản xuất của thủy cầm được xác định bởi mức độ dinh dưỡng protein. Nếu trong khẩu phần thiếu protein sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sản xuất của chúng, nếu thừa protein cũng không có lợi, vì nó làm tăng cường trao đổi chất, tiêu tốn protein. Việc cung cấp axit amin từ chế độ ăn uống được xác định phần lớn bởi thành phần các axit amin và protein tiêu hóa cần thiết trong khẩu phần ăn của thủy cầm. Chất khoáng: Chất khoáng là chất tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác. Hầu hết các quan tâm gần đây đều tập trung vào phốt pho dưới dạng các enzym phytase. Thức ăn giàu khoáng bao gồm: Vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương...Hàm lượng khoáng trong khẩu phần ăn quá quy định sẽ gây ngộ độc cho thủy cầm và làm giảm tính thèm ăn của chúng. Vitamin: Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia vào cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của thủy cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Nước: Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở thủy cầm, thiếu nước uống trong chăn nuôi vịt công nghiệp thường gây hậu quả nghiêm trọng cho đàn vịt, vịt có thể bị chết sau 24 giờ bị khát nước, thậm chí thiếu 10 % nước uống vịt nuôi thịt sẽ chậm lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, năng suất vịt đẻ trứng giảm mạnh hoặc ngưng đẻ. Cơ thể thủy cầm chỉ có thể tạo ra một lượng nhỏ nước từ sản phẩm của các phản ứng oxy hóa chất dinh dưỡng (khi trao đổi 1g chất béo tạo ra 1,2 g nước, 1g chất protein tạo ra 0,62 g nước, 1g chất gluxit tạo ra 0,5 g nước), lượng nước này quá ít so với nhu cầu của cơ thể nên hàng ngày thủy cầm phải nhận một lượng nước từ ngoài qua ăn uống. Trong khi thức ăn của thủy cầm là thức ăn khô chỉ chứa 8 – 12% nước vì vậy vịt phải được uống nước tự do, liên tục hàng ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 1.1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng và tốc độ sinh trưởng của gia cầm *Ảnh hưởng của giống, dòng, tính biệt và lứa tuổi đến nhu cầu các chất dinh dưỡng - Ảnh hưởng của giống, dòng Đối với sự phát triển của gia cầm thì giống, dòng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn do mỗi giống, dòng có một kiểu di truyền khác nhau nên chúng sẽ khác nhau về ngoại hình, tầm vóc, sức sản xuất… Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, sự sinh trưởng của các cá thể của các giống, dòng khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Giống hướng thịt thì sinh trưởng nhanh hơn giống kiêm dụng và giống hướng trứng. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [12] thì giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng 500 – 700g (15 % – 30 %). Bùi Quang Tiến và c s (1999) [30] cũng cho biết, cùng tuổi giết thịt ở 84 ngày tuổi, ngan nhập từ Pháp cho khối lượng thịt gấp 1,44 – 1,53 lần (con trống) và 1,23 – 1,31 lần (con mái) so với ngan nội. - Ảnh hưởng của tính biệt Ở gia cầm giữa hai loại tính biệt có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng. Nguyên nhân là do giới tính khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý cũng khác nhau, vì thế mà quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau. Nhiều thí nghiệm ở gia cầm cho thấy, cùng một dòng, giống, lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axit amin… cho trao đổi cơ bản của con trống luôn cao hơn con mái. Chính vì thế, con trống thường sinh trưởng tốt hơn so với con mái. Theo Nguyễn Minh Anh Tuấn 2002 [41] thì sinh trưởng của gia cầm trống lớn hơn gia cầm mái 24-32 %, riêng đối với vịt sinh trưởng thì vịt trống lớn hơn 10 - 30 % khối lượng trung bình của giống. Dương Xuân Tuyển (1998) [40] cũng cho biết, vịt CV Super M nuôi thịt cho ăn tự do đến 8 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt được ở dòng trống là 3323,8 g đối với vịt trống và 3062,1 g đối với vịt mái còn ở dòng mái cho kết quả tương ứng là 3126,4 g và 2879,2 g/con. Vịt Tsaiya nâu (một giống vịt bản địa của Đài Loan) có khối lượng cơ thể lúc trưởng thành của con trống là 1397 g, con mái là 1315 g. Con lai giữa vịt Bắc Kinh và vịt Tsaiya nâu có khối lượng tương ứng là 2788 g và 2566 g (Tai, 1989 [63]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 - Lứa tuổi Lứa tuổi ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, ở gia cầm cũng tuân theo quy luật chung như đối với các động vật khác. Do mối tương quan giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng và kích thước các chiều đo tại mỗi thời điểm đó là khác nhau. Đây là một trong các cơ sở cho những tính toán cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm để đạt mục đích kinh tế cao nhất trong chăn nuôi. Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [29] cho biết tốc độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của vịt CV Super M bố mẹ giai đoạn 4 tuần tuổi lần lượt là 45,00 g/con/ngày và 35,65 %, giai đoạn 8 tuần tuổi là 25,57 g/con/ngày và 8,19 %; vịt CV Super M ông bà có các kết quả tương ứng ở 4 tuần tuổi là 37,00 g/con/ngày và 34,97 %, ở 8 tuần tuổi là 22,00 g/con/ngày và 8,01 %. - Dinh dưỡng Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của gia cầm nói riêng và động vật nói chung. Dinh dưỡng cung cấp vật chất cho quá trình xây dựng cơ thể, là nền tảng cho sinh trưởng của vật nuôi. Ngoài tính năng di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chăn nuôi. Theo Chambers (1990) [51], chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến sự biến động di truyền về sinh trưởng. Abdelsamie và Farrell (1985) [49] đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần tới sinh trưởng của vịt Bắc Kinh và cho biết, ở tuần tuổi thứ 2 vịt nhận khẩu phần 24 % protein thô có khối lượng cơ thể đạt 320 g, còn lô nhận khẩu phần 18 % protein thô chỉ đạt 309 g. Khẩu phần ăn phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và protein, cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, các chất dinh dưỡng và vitamin. Tỷ lệ các khoáng chất trong khẩu phần ăn cũng rất quan trọng với sức sinh trưởng của gia cầm. Ngoài ra, thức ăn hỗn hợp cho gia cầm còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Để phát huy hết tiềm năng sinh trưởng của gia cầm đặc biệt là trong chăn nuôi lấy thịt, một trong những vấn đề cơ bản là xây dựng được khẩu phần nuôi dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán chính xác nhu cầu của gia cầm. - Phương thức nuôi Vịt Bắc Kinh nuôi thâm canh có khối lượng cơ thể cao hơn nuôi quảng canh trên bãi cỏ. Ở phương thức nuôi thâm canh, khối lượng giết thịt của vịt trống là 2437,0 g và vịt mái là 2114,0 g; còn ở phương thức nuôi quảng canh, khối lượng cơ thể của con trống và con mái tương ứng là 2209 g và 2091 g (Kschischan vàcs, 1995 [53]). Nguyễn Đức Trọng và cs (1997) [31] nghiên cứu hai phương thức nuôi khô và nuôi nước trên đàn vịt CV Super M cho biết phương thức nuôi khô đạt khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 3,3 kg, dòng bà là 2,9 kg; phương thức nuôi nước đạt khối lượng bình quân lúc vào đẻ của đàn vịt dòng ông là 2,9 kg, dòng bà là 2,7 kg. Vịt C. V. Super M. nuôi thịt theo phương thức chăn thả cổ truyền và phương thức chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp thì khối lượng cơ thể cũng khác nhau. Ở 56 ngày tuổi, đàn vịt nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thể đạt 1630 g, đàn vịt nuôi chăn thả cổ truyền khối lượng chỉ đạt 1550 g. Ở 75 ngày tuổi, đàn vịt có bổ sung thức ăn hỗn hợp khối lượng cơ thể trung bình đạt 2810 g, trong khi đó đàn vịt chăn thả cổ truyền nuôi kéo dài đến 85 ngày chỉ đạt 2510g (Phạm Văn Trượng vàcs, 1997 [36]). Dương Xuân Tuyển (1998) [40] khi nghiên cứu trên vịt CV Super M cũng cho biết, khối lượng cơ thể vịt CV Super M ở 8 tuần tuổi khi nuôi thịt (cho ăn tự do) ở dòng trống đạt 3323,8g với vịt trống và 3062,1 g với vịt mái, còn ở dòng bà đạt 3126,4 g với vịt trống và 2879,2 g với vịt mái. Trong khi đó khối lượng cơ thể vịt CV Super M bố mẹ nuôi theo quy trình giống ở thời điểm 56 ngày tuổi con trống đạt 2732,0 g và con mái đạt 2273,0 g. - Tốc độ mọc lông Người ta thường căn cứ vào tốc độ mọc lông của gia cầm để xem xét sự sinh trưởng, phát dục của chúng. Trong cùng một giống, một tính biệt con nào có tốc độ mọc lông nhanh hơn sẽ có sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta, tốc độ mọc lông của thủy cầm thường gồm các giai đoạn như sau: bật rạch (chân lông ở nách và trên vai mọc), răng lược (lông 2 cánh mọc đều như răng lược), nửa lưng (lông cánh dài tới nửa lưng), chấm đuôi (lông cánh dài chấm đuôi) và chéo cánh (lông cánh bắt đầu chéo nhau). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 Nguyễn Ân và c s (1983) [2] cho biết, tốc độ mọc lông cũng là một trong những tính trạng di truyền. Đây là tính trạng có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển và là chỉ tiêu đánh giá sự thành thục của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trạng sớm và chất lượng thịt cũng tốt hơn gia cầm có tốc độ mọc lông chậm. Có mối tương quan thuận giữa tốc độ mọc lông và khả năng sinh trưởng của cơ thể gia cầm. Sự sai khác chủ yếu về tốc độ mọc lông được quy định bởi cặp gen liên kết với giới tính. Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụ thuộc vào giới tính. Gia cầm trống có 2 nhiễm sắc thể giới tính mà hormone lại có tác động ngược chiều với gen liên kết giới tính quy định sự mọc lông nhanh nên con trống mọc lông chậm hơn con mái. Có thể chọn những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh ngay từ khi 1 ngày tuổi theo độ dài của lông cánh và 10 ngày tuổi theo độ dài của lông đuôi. Những con có tốc độ mọc lông nhanh thì ngay khi mới nở, lông cánh hàng sơ cấp đã có 5 – 7 lông ống nhỏ, chiều dài lông cánh hơn chiều dài lông tơ trên thân khoảng 30 %; 10 ngày tuổi lông đuôi đã có độ dài khoảng 1,0 – 1,5 cm; chúng bắt đầu mọc lông đuôi ở ngày tuổi thứ 5. Những con mọc lông chậm, ở tuổi này hầu như chưa mọc lông đuôi, phải đến 20 ngày tuổi lông đuôi mới bắt đầu mọc. Cơ thể thủy cầm được bao phủ bởi một lớp da và lông rất dày. Mối tương quan giữa tốc độ mọc lông và khối lượng cơ thể vịt ở 28 ngày tuổi là rất cao. Trong chăn nuôi vịt, người ta thường quan sát tốc độ mọc lông ở 20 và 30 ngày tuổi; ở 20 ngày tuổi, vịt có lông vai, 30 ngày tuổi vịt có lông cánh. Sự thành thục của ống lông cánh có tầm quan trọng đối với việc vặt lông được dễ dàng và sự trình bày thân thịt được đẹp mắt. Giết mổ quá sớm hay quá muộn đều không đem lại hiệu quả kinh tế. Xác định được tuổi giết mổ thích hợp sẽ cho ta tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt thơm ngon hơn. - Nhiệt độ Trong điều kiện nuôi tự nhiên như ở nước ta, việc đảm bảo yêu cầu nhiệt độ trong chăn nuôi gia cầm là rất khó vì nhiệt độ môi trường chênh lệch nhau giữa mùa đông và mùa hè là khá cao. Vào mùa hè, nhiệt độ quá cao làm giảm lượng thức ăn thu nhận, tăng cường độ hô hấp dẫn đến sự giảm khối lượng cơ thể do mất nhiều năng lượng. Mùa đông nhiệt độ thấp có thể khắc phục bằng cách che chắn nhưng lại làm giảm độ thông thoáng chuồng nuôi, khiến gia cầm dễ mắc các bệnh về hô hấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Đối với thủy cầm tiêu chuẩn nhiệt độ thường không đòi hỏi quá khắt khe như với gà vì thủy cầm có sức chống chịu tốt hơn gà. Tuy nhiên, việc đảm bảo nhiệt độ trong khoảng cho phép cũng vẫn rất quan trọng, đặc biệt là trong 3 - 4 tuần tuổi đầu. - Ẩm độ Một đặc tính của thủy cầm là khi ăn cần có nước đi kèm, chính vì vậy mà trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng nuôi thủy cầm thường rất ẩm ướt. Chất độn chuồng bị ẩm ướt như vậy, thức ăn dễ bị nấm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phân huỷ axit nucleic trong phân và chất độn chuồng, làm tăng hàm lượng NH3 gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của gia cầm như làm cho gia cầm bị mù, bị hen, dễ mắc các bệnh Cầu trùng, Newcastle, E. coli… Vì vậy cần hết sức lưu ý việc thông thoáng chuồng nuôi, giúp gia cầm có đủ O2, thải bớt khí CO2 và các chất cặn bã khác. - Ánh sáng Gia cầm rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng, phát triển và các chức năng sinh dục của cơ thể gia cầm. Thời gian chiếu sáng dài sẽ làm tăng lượng thu nhận thức ăn, nhưng lại làm giảm hiệu quả sử sụng thức ăn. Để gia cầm có tốc độ sinh trưởng tốt nhất cần chú ý điều chỉnh thời gian chiếu sáng thích hợp. Ngoài ra, các yếu tố như độ thông thoáng, mật độ chuồng nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng… cũng đều ảnh hưởng tới sức sinh trưởng của gia cầm. Trong chăn nuôi ngan và vịt thịt, mật độ nuôi tùy theo độ tuổi. Mật độ nuôi quá cao sẽ làm khối lượng cơ thể gia cầm tăng chậm, tiêu tốn thức ăn cao, tỷ lệ hao hụt lớn và thường gây hiện tượng mổ cắn nhau. Khi các yếu tố môi trường này không đạt tiêu chuẩn, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng, khả năng thu nhận thức ăn từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể vật nuôi. Do vậy cần phải đảm bảo điều kiện chuồng nuôi có độ thông thoáng tốt, cung cấp đủ oxy, mật độ nuôi và chế độ chiếu sáng thích hợp để tăng hiệu quả chăn nuôi. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm Sức sống là sự chống đỡ đối với các nguyên nhân gây chết. Sức sống của gia cầm cao hay thấp phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và sự cản nhiễm bệnh tật, sức chống đỡ với các điều kiện bất lợi của môi trường. Để sức sống cao thì khả năng kháng bệnh phải tốt. Khả năng kháng bệnh chính là tính không cảm thụ đối với bệnh của cơ thể sống cũng như khả năng chống lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 bệnh tật của cơ thể. Sức kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen kiểm soát và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường. Sức kháng bệnh có thể là bẩm sinh hoặc do tập nhiễm. Sức sống của gia cầm được tính bằng tỷ lệ nuôi sống sau một thời gian. Tính trạng này có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,05 – 0,1) nên sức sống của gia cầm con phụ thuộc chủ yếu vào môi trường. Vì vậy, để cải tiến tính trạng này phải dùng phương pháp chọn lọc theo gia đình mới có khả năng mang lại hiệu quả cao qua các thế hệ. Sức đề kháng ở các giống, dòng khác nhau là khác nhau. Nhìn chung, các giống gia cầm nội có sức đề kháng tốt hơn so với các giống gia cầm nhập nội. Thậm chí các cá thể khác nhau thì sức đề kháng cũng khác nhau. Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con mái do có sự khác nhau về hormon. Sức sống của gia cầm được xác định theo các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn gột, giai đoạn dò, giai đoạn hậu bị đến tuổi trưởng thành và giai đoạn sinh sản đến hết thời gian sử dụng. Tùy theo các giống, dòng và mục đích chăn nuôi khác nhau mà phân chia các giai đoạn. Ví dụ, ở ngan nuôi thịt thường chia thành 3 giai đoạn: 0 – 3 tuần tuổi, 4 – 7 tuần tuổi và 8 – 12 tuần tuổi. Ở vịt nuôi thịt thường chia thành 2 giai đoạn: 0 – 2 tuần tuổi và 3 – 7 (hoặc 3 – 8) tuần tuổi. Như vậy, sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào di truyền và ngoại cảnh, trong đó ngoại cảnh giữ vai trò quan trọng. Vì thế trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ sống, sức đề kháng bệnh cũng như giảm tổn thất do bệnh tật cần tiến hành các biện pháp thú y kết hợp chăm sóc và nuôi dưỡng thích hợp với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi. 1.1.3. Một vài đặc điểm để xác định phương thức nuôi thích hợp cho vịt giai đoạn hậu bị Giai đoạn nuôi hậu bị là quan trọng quyết định năng suất sinh sản của đàn gia cầm. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc vịt trong thời gian từ lúc mới nở đến khi đẻ trứng quyết định tuổi đẻ trứng đầu, số trứng đẻ ra và khối lượng trứng cũng như thời gian khai thác trứng. Mỗi giống có tốc độ sinh trưởng đặc trưng theo từng hướng sản xuất. Vịt mái hướng trứng có tốc độ sinh trưởng chậm, khả năng tích lũy mỡ kém hơn so với vịt hướng thịt. Vịt mái hướng thịt có tốc độ sinh trưởng cao, khả năng tích lũy mỡ cao nên dễ béo và giảm khả năng đẻ trứng. Vì vậy nuôi vịt hậu bị giống hướng thịt phải theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và mức tăng khối lượng của vịt hàng tuần. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa khối lượng cơ thể lúc 18 tuần tuổi và tuổi đẻ trứng đầu cũng như khối lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 trứng. Do đó vịt hậu bị phải được nuôi dưỡng hợp lý, tránh cho ăn dư thừa làm vịt quá béo, tránh cho ăn thiếu quá mức không đủ tích luỹ chất dinh dưỡng cho sản xuất trứng sau này. Một chế độ nuôi dưỡng thích hợp sẽ giúp tạo ra đàn vịt mái khoẻ mạnh, đạt khối lượng chuẩn sẽ cho chúng ta năng suất trứng đạt gần với tiềm năng di truyền của giống. Vì vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn đối với vịt ở giai đoạn hậu bị. Số lượng thức ăn giảm so với mức ăn tự do ban đầu. - Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số vịt con/mái... - Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với vịt hậu bị hướng thịt là yếu tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi vịt đi vào sản xuất con giống 1 ngày tuổi. + Giảm chất dinh dưỡng như protein, ME, tăng xơ: Với cách này gia cầm sẽ không bị đói, ít cắn mổ nhau. Khi tăng tỷ lệ xơ trong thức ăn sẽ làm cho phân ướt, làm tăng ẩm độ chất độn chuồng dẫn tới tình trạng vệ sinh kém, tăng lượng amoniac trong chuồng nuôi. + Cho ăn thức ăn hạt như lúa, bắp hạt, bobo làm cho vịt luôn no cơ học vì thức ăn hạt tiêu hóa chậm sẽ hạn chế cắn mổ, cho ăn hạt nảy mầm cũng có kết quả tốt nhưng phải lưu ý về mức protein thô và năng lượng trao đổi trong giai đoạn này. + Cho ăn cách ngày hoặc nghỉ ăn hai ngày trong tuần: Cách hạn chế thức ăn này được áp dụng rộng rãi cho vịt giống chuyên thịt. Khi áp dụng phương pháp này phải bố trí đủ máng ăn. Lượng thức ăn hàng ngày giảm 30 %, nếu cho ăn cách ngày thì trong ngày cho ăn 150 % . - Mỗi một giống vịt theo hướng sử dụng khác nhau, định mức cho ăn cũng khác nhau. Trong suốt giai đoạn nuôi từ giai đoạn vịt con đến giai đoạn hậu bị của vịt chuyên thịt và vịt chuyên trứng, mức ăn chia hai thời điểm được điều tiết khác nhau là giai đoạn ăn tự do và giai đoạn hạn chế (kết thúc khi có hiện tượng đẻ bói). - Một số vấn đề lưu ý, khi điều khiển mức ăn theo tuần thì phải lấy khối lượng cơ thể tiêu chuẩn của vịt cân ở tuần trước đó để điều chỉnh thức ăn cho vịt ở tuần tiếp theo. Ví dụ: Nếu ở tuần kiểm tra, khối lượng cơ thể trung bình của vịt cân được đạt ngang bằng với khối lượng cơ thể chuẩn thì mức ăn đưa ra cho vịt ở tuần liền kề lấy bằng mức an theo quy định của tiêu chuẩn. Nếu khối lượng cơ thể của vịt cân được đem so sánh với khối lượng chuẩn mà vượt hơn thì mức ăn đưa ra ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan