Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotr...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale trên gà lương phượng và chẩn đoán bệnh

.PDF
68
1
140

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH DO VI KHUẨN ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH Ngành: Thú y Mã ngành: 60.64.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Đức Thắng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Trang i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các giảng viên khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn, giúp đỡ chân tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của PGS.TS Chu Đức Thắng và các thầy cô tại phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH – Thú Y cụm 2 – khoa Thú Y – Học viện nông nghiệp Việt Nam. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã luôn quan tâm, động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Thu Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... ix THESIS ABSTRACT ................................................................................................... xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC ........................................................................................................... 3 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 3 2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn ORT trong nước............................... 4 2.2. THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ............................................................................. 4 2.3. CĂN BỆNH .................................................................................................. 4 2.3.1. Phân loại ....................................................................................................... 4 2.3.2. Hình thái cấu trúc của vi khuẩn...................................................................... 5 2.3.3. Tính chất nuôi cấy ......................................................................................... 5 2.3.4. Cấu trúc kháng nguyên và độc lực ................................................................. 7 2.3.5. Định serotype và phân loại chủng .................................................................. 7 2.3.6. Khả năng gây bệnh ........................................................................................ 8 2.3.7. Khả năng miễn dịch của vật chủ .................................................................... 9 2.3.8. Sức đề kháng ................................................................................................. 9 2.4. TRUYỀN NHIỄM HỌC................................................................................ 9 2.4.1. Phân bố dịch bệnh ......................................................................................... 9 2.4.2. Động vật mắc bệnh ...................................................................................... 10 iii 2.4.3. Lứa tuổi mắc bệnh và tỷ lệ chết ................................................................... 10 2.4.4. Phương thức chăn nuôi ................................................................................ 10 2.4.5. Chất chứa mầm bệnh ................................................................................... 11 2.4.6. Sự truyền lây ............................................................................................... 11 2.4.7. Mùa vụ mắc bệnh ........................................................................................ 11 2.5. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH .............................................................. 12 2.5.1. Triệu chứng ................................................................................................. 12 2.5.2. Bệnh tích ..................................................................................................... 12 2.6. CHẨN ĐOÁN ............................................................................................. 13 2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................... 13 2.6.2. Chẩn đoán vi khuẩn học .............................................................................. 14 2.6.3. Chẩn đoán phân biệt .................................................................................... 15 2.7. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH......................................................... 16 2.7.1. Phòng bệnh.................................................................................................. 16 2.7.2. Điều trị ........................................................................................................ 16 2.8. NGUỒN GỐC, ĐẶC TÍNH VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG ..................................................................................... 17 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 18 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 18 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 18 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 18 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 18 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ .................................................................. 18 3.5.2. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ................................................................ 18 3.5.3. Phương pháp mổ khám ................................................................................ 18 3.5.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu làm tiêu bản ................................... 19 3.5.5. Phương pháp PCR ....................................................................................... 19 3.5.6. Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn ................................................ 22 3.5.7. Phương pháp thử các đặc tính sinh hóa ........................................................ 22 3.5.8. Phương pháp kháng sinh đồ ......................................................................... 22 3.5.9. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................ 23 iv 3.6. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................. 24 3.6.1. Mẫu bệnh phẩm ........................................................................................... 24 3.6.2. Máy móc ..................................................................................................... 24 3.6.3. Dụng cụ ....................................................................................................... 24 3.6.4. Hóa chất ...................................................................................................... 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 25 4.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA CÁC HUYỆN TẠI TỈNH BẮC NINH QUA CÁC NĂM ..................................... 25 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH ORT TRÊN ĐÀN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG .......................................................... 26 4.2.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi .................................................... 26 4.2.2. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo mùa vụ .................................................... 28 4.2.3. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi............................ 30 4.2.4. Tình hình gà mắc bệnh do ORT theo phương thức chăn nuôi ....................... 32 4.3. CHẨN ĐOÁN GÀ MẮC BỆNH ORT ........................................................ 34 4.3.1. Chẩn đoán lâm sàng trên đàn gà mắc ORT .................................................. 34 4.3.2. Chẩn đoán vi khuẩn học .............................................................................. 40 4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM VỚI MỘT SỐ KHÁNG SINH CỦA ORT ......................................................................................... 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 48 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 48 5.1.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm của các huyện trên tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................ 48 5.1.2. Đặc điểm dịch tễ của đàn gà mắc bệnh do ORT trên gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................... 48 5.1.3. Chẩn đoán gà mắc bệnh ORT trên gà Lương Phượng .................................. 48 5.1.4. Kết quả nghiên cứu tính mẫn cảm với một số kháng sinh của ORT .............. 49 5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AGP Accelerated Graphics PORT BEAs Boiled Extract Antigens BHB Brain Heart Infusion Broth CBA Columbia Blood agar Base CRD Chronic Respiratory Disease DNA Deoxyribonucleic Acid ELISA Enzyme-Linked Immunosorbent Assay GAP Agar Gel Precipitation IB Infectious Bronchitis ILT Infectious Laryngo Tracheitis IgM Immunoglobulin M ORT Ornithobacterium rhinotracheale PAP Peroxidase - Anti Peroxidase PB Pasteurella Broth PBS Phosphate Saline Buffer PCR Polymerase Chain Reaction PGNR Pleomorphic Gram Negative Rod Rrna Ribosomal Ribonucleic Acide TBE Tris-borate-EDTA vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Serotyping của O. rhinotracheale bởi thử nghiệm AGP và sự khác biệt của O.rhinotracheale với các vi khuẩn gram âm khác bằng phương pháp ELISA .................................................................................8 Bảng 2.2. Chẩn đoán phân biệt ORT với các bệnh thường gặp ................................ 15 Bảng 3.1. Tiêu chuẩn của nhà cung cấp giấy tẩm kháng sinh .................................. 23 Bảng 4.1 Tình hình phát triển gia cầm của các huyện quí I + II trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm ..................................................................... 26 Bảng 4.2. Tình hình mắc bệnh ORT theo lứa tuổi của gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................27 Bảng 4.3. Tình hình gà Lương Phượng mắc bệnh ORT theo mùa vụ tại tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................29 Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ORT theo thâm niên chăn nuôi ................................ 31 Bảng 4.5. Tình hình gà Lương Phượng mắc bệnh ORT theo phương thức chăn nuôi ........................................................................................................ 32 Bảng 4.6. Kết quả thu thập gà mắc bệnh ORT tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................34 Bảng 4.7. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT ................................................... 38 Bảng 4.8. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể của gà 37 mắc bệnh do ORT (n = 50)........................................................................................... 37 Bảng 4.9. Kết quả phân lập chủng vi khuẩn ORT thu thập được trên gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 41 Bảng 4.10. Kết quả một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT ................................ 42 Bảng 4.11. Kết quả của phản ứng PCR ở các mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh do ORT........................................................................................................45 Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh .............................................................................................. 46 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh nhuộm Gram, vi khuẩn ORT bắt màu đỏ ......................................5 Hình 2.2. Hình ảnh môi trường thạch máu ..................................................................6 Hình 4.1. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo lứa tuổi..................................................28 Hình 4.2. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo mùa vụ .................................................30 Hình 4.3. Tình hình mắc bệnh ORT theo truyền thống chăn nuôi .............................. 31 Hình 4.4. Tình hình gà mắc bệnh ORT theo phương thức chăn nuôi .........................33 Hình 4.5. Gà chảy dịch mắt, miệng ............................. Error! Bookmark not defined. Hình 4.6. Gà khó thở, há mồm để thở ......................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.7. Phân loãng .................................................. Error! Bookmark not defined. Hình 4.8. Trứng méo mó, sần sùi, vỏ trứng mỏng ....... Error! Bookmark not defined. Hình 4.9. Khí quản xuất huyết, có dịch nhày............................................................. 38 Hình 4.10. Phổi viêm có mủ ở nhánh phế quản ...........................................................38 Hình 4.11. Phổi viêm ..................................................................................................39 Hình 4.12. Túi khí dày, mờ đục, có bã đậu.................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.13. Xoang bao tim tích nước ............................. Error! Bookmark not defined. Hình 4.14. Khuẩn lạc ORT nuôi cấy trên môi trường thạch máu sau 48 giờ ................. 40 Hình 4.15. Kết quả kiểm tra phản ứng Catalaza của vi khuẩn ORTError! Bookmark not defined. Hình 4.16. Kết quả kiểm tra phản ứng Oxidase của vi khuẩn ORTError! Bookmark not defined. Hình 4.17. Kết quả kiểm tra phản ứng Indol của vi khuẩn ORTError! Bookmark not defined. Hình 4.18. Hình thái vi khuẩn ORT dưới kính hiển vi ... Error! Bookmark not defined. Hình 4.19. Kiểm tra sản phẩm PCR của vi khuẩn ORT ...............................................44 Hình 4.20. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh trên thạch................................................................................. 47 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Trần Thị Thu Trang Tên luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale trên gà Lương Phượng và chẩn đoán bệnh”. Ngành: Thú Y Mã số: 24150420 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Xác định được một số đặc điểm về dịch tễ của gà mắc bệnh ORT như: Lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, phương thức chăn nuôi, phương thức truyền lây bệnh. Nghiên cứu và xây dựng được các phương pháp chẩn đoán bệnh làm cơ sở cho phương pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Đánh giá tình hình chăn nuôi của các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu dịch tễ học của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ORT: Xác định được lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết. Chẩn đoán bệnh lâm sàng và chẩn đoán dựa vào phòng thí nghiệm. Tính mẫn cảm của chủng ORT phân lập được với kháng sinh. Phương pháp Phương pháp nghiên cứu dịch tễ; Phương pháp chẩn đoán lâm sang; Phương pháp mổ khám; Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu làm tiêu bản; Phương pháp PCR; Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn; Phương pháp thử các đặc tính sinh hóa; Phương pháp kháng sinh đồ. Kết quả chính và kết luận Đánh giá tình hình chăn nuôi gia cầm của các huyện trên tỉnh Bắc Ninh ix Đánh giá tình hình chăn nuôi của cả tỉnh Bắc Ninh có ít biến động qua các năm. Năm 2014, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đạt khoảng 4,6 triệu con nhưng so với cùng kỳ, năm 2015, 2016 lần lượt khoảng 4,2 và 4,5 triệu con. Đặc điểm dịch tễ của đàn gà mắc bệnh do ORT trên gà Lương Phượng tại tỉnh Bắc Ninh Gà ở giai đoạn 0 – 6 tuần tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao nhất lần lượt là 54,19% và 30,48%. Tiếp theo là nhóm gà 7 – 20 tuần tuổi và thấp nhất là nhóm gà trên 20 tuần tuổi. Vụ Đông – Xuân tỷ lệ mắc bệnh và chết là cao nhất chiếm khoảng 53,77% và 26,27%. Vụ Xuân – Hè có tỷ lệ mắc bệnh là 43,27% và tỷ lệ chết khoảng 18,75%. Đối với những hộ có thâm niên chăn nuôi từ 1 – 5 năm, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao, lần lượt khoảng 59,90% và 27,25%. Hộ chăn nuôi có thâm niên lâu năm từ 11 – 15 năm có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp. Đối với phương thức nuôi gà thả vườn, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết là thấp nhất khoảng 40,63% và 13,64%. Phương thức nuôi nhốt có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao nhất lần lượt 57,47% và 31,90%. Chẩn đoán gà mắc bệnh do ORT trên gà Lương Phượng - Triệu chứng, bệnh tích chủ yếu của gà mắc ORT như sốt, khó thở, há miệng lên để thở, ủ rũ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, phân loãng, mặt sưng, phù, lông xơ xác, gầy, đi lại chậm chạp, miệng và mũi có chảy dịch nhày, tỷ lệ đẻ giảm, gà thịt giảm tăng trọng. - Các tổn thương đại thể thường gặp ở các cơ quan khi gà mắc bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ORT: khí quản xuất huyết và có dịch nhày, lòng khí quản có bã đậu, ngã ba khí quản xuất hiện bã đậu, phổi viêm có mủ và tơ huyết, viêm xoang bao tim, gan và lách hơi sưng, túi khí viêm dày mờ đục, có dịch tiết màu trắng giống màu sữa chua. Bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ORT tập trung chủ yếu ở các cơ quan đường hô hấp như phổi, khí quản, túi khí… và ở giai đoạn gà từ 3 – 6 tuần tuổi. - Các chủng ORT phân lập được có đặc điểm: khuẩn lạc nhỏ, không dung huyết ra xung quanh, màu xám tới xám trắng, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Vi khuẩn nhuộm Gram âm, bắt màu đỏ. Thử một số phản ứng sinh hóa cho kết quả: Catalase âm tính, Oxidase dương tính và phản ứng Indol âm tính. Các chủng vi khuẩn ORT phân lập được được khẳng định bằng phản ứng PCR, sản phẩm có độ dài 784 bp. Kết quả nghiên cứu tính mẫn cảm với một số kháng sinh của ORT Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của một số loại kháng sinh: ORT mẫn cảm nhất với Amoxcicicllin, Tetracycline và Ampicicllin do đó có thể dùng 1 trong 3 loại kháng sinh này trong điều trị các bệnh do ORT gây ra trên gia cầm. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Tran Thi Thu Trang Thesis title: “Investigate Epidemiological Characteristics of Ornithobacterium Rhinotracheale Infection in Luong Phuong Chickens and Diagnosis” Major: Veterinary Code: 24.15.04.20 Education Organization: Viet Nam National University of Agriculture (VNUA) Research Object Determining some Epidemiological Characteristics on chicken infected by ORT desease: Age, season, breeding mode, mode of transmission. Research and development of diagnostic methods as the basis for effective treatment. Material and Method Content of Method Evaluation of livestock situation of districts in Bac Ninh province. Epidemiological study of respiratory distress caused by ORT: Identification of diseased age, season, morbidity, mortality. Clinical diagnosis and laboratory-based diagnostics Sensitivity of ORT isolates to antibiotics. Methodology Methods of epidemiological research; Clinical diagnostic methods; Methods of postmortem; Methods of sampling and preservation; Method of PCR; Method of culturing and isolating bacterium; Method of implementation of the recognition reaction; The Methods of testing antibiotic susceptibility; Main results and conclusions Evaluation of livestock situation of districts in Bac Ninh province. Assessment of Bac Ninh's livestock situation has seen little change over the years. In 2014, in the first six months of the year, the whole province will be about 4.6 million, but by 2015, 2016 will be about 4.2 and 4.5 million. xi Epidemiological characteristics on ORT infected Luong Phuong chickens in Bac Ninh province Chickens at the age of 1 – 6 weeks have the highest prevanlence and death rate, at 54,19% and 30,48% respectively; followed by 7 – 20 weeks old chickens and greater than 20 weeks old chickens. The prevalence and death in the Winter – Spring crop is highest, accounting for 53,77% and 26,27%. Spring – Summer crop followed, the rates are 43,27% and 18,75% respectively. Seniority also affect to the prevalence of ORT infection rates and mortality. For those with farming experience 1 – 5 years, the prevalence and death is highest, accounting for 59,90% and 27,25%. Experienced famers from 11 – 15 years of infection and death rate fell markedly. For captive breeding methods, prevalence and death is highest, accounting for 40,63% and 13,64%. Backyard farming methods, this rate fell markedly, accounting for 57,47% and 31,90% Diagnosing chicken infected with ORT in Luong Phuong chickens Significant symtoms of chicken infected by ORT disease: fever, shortness of breath, droopy, decrease/ stop eating; shortness of breath, sludge, facial swelling, edema, skinny, ragged coat, nose, mouth ang oil; slow – growing; reduced birth rate. The university may change primarily lesions of infected chickends ORT concentrated mostly in the respiratory organs such as lung haemorrhage, infection with pus and fibrin, tracheal bleeding, heart shit trachea, airbag production blood, inflammatory thickening, cloudy, with secretions and saliva in the abdominal cavity, fluid white varieties of yogurt, bean pulp. Other organs such as the heart, pancreas, liver, spleen, kidney, intestine, brain… but not much damage. Diseases of respiratory depression caused by ORT are mainly concentrated in the respiratory organs such as lungs, trachea, airsacsculitis ... and in the chicken stage from 3 to 6 weeks of age. ORT characterized colonies like the one: small conlonies, no haemolysis around, gray sometimes hung red, convex shore with clear edge, the Gram-negative. The results of some biological characteristics, the chemistry of bacterium: Catalase negative reaction, Oxidase reaction positive, Indole reaction for a negative result. ORT isolated strains were confirmed by PCR, showing approximate 784 bplength products. xii The susceptibility of bacteria to some antibiotics The susceptibility of bacteria to some antibiotics: Amoxcicicllin, Tetracycline and Ampicicllin are antibiotics that bacteria have a high susceptibility. So, one of the three antibiotics can be used in the treatment of diseases caused by ORT in poultry. xiii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thồng từ lâu đời. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 6 năm 2016 đạt 341,5 triệu con, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó số lượng gà đạt 258,7 triệu con, tăng 4,4%. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 541,3 nghìn tấn, tăng 4,9%, trong đó sản lượng thịt gà đạt 415 nghìn tấn, tăng 6%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 5255 triệu quả, tăng 5,3%, trong đó sản lượng trứng gà đạt 3085 triệu quả, tăng 8,8. Chăn nuôi gia cầm là ngành chăn nuôi không mới nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay đó lại là ngành chăn nuôi có triển vọng nhất. Thịt gà là thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa. Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất như Albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin như A, B1, B2, C, E, canxi, photpho, sắt. Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Nhu cầu về thịt gia cầm nói chung và thịt gà nói riêng trên thị trường ngày càng tăng lên cùng với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, năng suất chăn nuôi được cải thiện, thời gian nuôi được rút ngắn. Đây chính là động lực để thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển. Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng gặp không ít khó khăn. Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô vừa và lớn mặc dù đã hình thành tại một số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nguy cơ dịch bệnh đối với đàn gia cầm và an toàn thực phẩm cho người ngày càng nghiêm trọng. Năm 2015, ngành chăn nuôi đã có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn nuôi trong năm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Dịch bệnh và thực trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi dẫn đến những cạnh tranh khó khăn trên thị trường tiêu thụ khi nhiều mặt hàng thịt 1 nhập khẩu đang có giá thấp hơn thịt gia cầm, gia súc trong nước. Đặc biệt trong đó có bệnh rất mới và chưa có nhiều nghiên cứu đặc biệt ở Việt Nam đó là bệnh ORT hay còn biết đến với tên gọi là hen phức hợp trên gà. ORT là một bệnh truyền nhiễm ở loài chim do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) gây ra với triệu chứng, bệnh tích như: ho, khó thở, đớp không khí, màng niêm mạc mắt viêm thủy thũng, phế quản gốc có kén mủ, khí quản bị sung huyết, có nhiều dịch nhầy, phổi viêm tơ huyết… Đây là một trong những bệnh mới ở nước ta chưa nghiên cứu được vaccine tiêm phòng, khó điều trị gây giảm khả năng sản xuất, thiệt hại lớn về kinh tế nên việc nghiên cứu bệnh ORT rất quan trọng và cấp thiết. Với mục đích nhằm tìm hiểu rõ hơn về bệnh do vi khuẩn này và có phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác, hơn nữa là tìm ra được biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả hơn. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale trên gà Lương Phượng và chẩn đoán bệnh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định được một số đặc điểm về dịch tễ của gà mắc bệnh do ORT như: Lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, phương thức chăn nuôi, phương thức truyền lây bệnh. - Nghiên cứu và xây dựng được các phương pháp chẩn đoán bệnh làm cơ sở cho phương pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và chẩn đoán bệnh do ORT là cơ sở bước đầu cho những nghiên cứu tiếp theo, cụ thể hơn về bệnh. Những kết quả thu được sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về bệnh do ORT trên gà. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được phương pháp chẩn đoán chính xác nhất về bệnh, làm cơ sở khoa học cho các giải pháp phòng và trị bệnh do ORT trên đàn gà đạt hiệu quả cao. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Vi sinh vật này đã được phân lập lần đầu tiên vào năm 1981 ở Đức từ đường hô hấp của gà tây. Các trường hợp của bệnh do vi khuẩn ORT sau đó được báo cáo trên vịt ở Hungary vào năm 1987, gà tây ở Đức năm 1991 và gà broiler ở Cộng hòa Nam Phi (Van Beek et al., 1994; Hafez and Sting, 1999; Varga et al., 2001). Năm 1994, các phân tích kiểu hình và genotype được mô tả chi tiết, xác định Ornithobacterium rhinotracheale là vi khuẩn gram âm (Charlton et al., 1993), hình que và hiện nay nó là phân loại vào họ Flavobacteriaceae (Vandamme et al., 1994). Tại Đức, người ta thấy rằng tỷ lệ nhiễm chủ yếu ở gà tây từ 14 tuần trở lên (Hafez, 1996). Sau đó, tìm thấy vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm đường hô hấp gia cầm ở Israel (Bock et al., 1995), Bỉ (Wyffels and Hommez, 1990) và Mỹ (Charlton et al., 1993). Điều tra về việc nuôi cấy O. rhinotracheale tại Đức đã thấy rằng ORT phân lập từ đường hô hấp của gà tây năm 1981 và ở quạ trong năm 1983 (Vandamme et al., 1994). Nó cũng đã được phân lập ở Bỉ (Wyffels and Hommez, 1990), Mỹ (Charlton et al., 1993) và Israel (Bock et al., 1995). O. rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài chim như: chim bồ câu gà, vịt, đà điểu, ngỗng, gà gô, gà tây, gà, cá kình đỏ, chim ưng (Charlton et al., 1993; Vandamme et al., 1994; Devriese et al., 1995; Amonsin et al., 1997; van Empel and Hafez, 1999; Tsai and Huang, 2006; Moreno et al., 2009; Hafez and Lierz, 2010). Sự hiện diện của vi khuẩn được phát hiện chủ yếu ở gà và gà tây với các triệu chứng lâm sàng của viêm phổi và viêm phế quản. Những loài này nhạy cảm nhất với các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi bệnh (Van Beek et al., 1994; Odor et al., 1997; van Empel and Hafez, 1999; Marien et al., 2006). Trong các khu vực khác nhau ở Mỹ, O. rhinotracheale gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong từ 1-15% và đôi khi lên đến 50% ở gà tây vào năm 1995 và 1996. Các nghiên cứu được tiến hành tại Pháp vào năm 2005 cho thấy những bệnh này đã gây ra 22% các bệnh được chẩn đoán ở các đàn gà tây được kiểm tra. 3 Hiện nay, tình hình dịch bệnh do ORT cũng như các nghiên cứu về chúng vẫn đang được tiến hành tại nhiều quốc gia. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn ORT trong nước Trong những năm vừa qua tại nhiều tỉnh ở nước ta đã xuất hiện các đàn gia cầm chết với những triệu chứng, bệnh tích giống như các mô tả của bệnh do vi khuẩn ORT trên thế giới, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người chăn nuôi, làm đau đầu cán bộ kỹ thuật từng trải và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công bố nào về phân lập và định danh ORT tại Việt Nam. Chỉ có một số bài báo tổng hợp từ các tài liệu nước ngoài đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật thú y trình bày về kết quả phân lập, định danh ORT từ gà công nghiệp theo phương pháp nuôi cấy truyền thống và kỹ thuật PCR khuyếch đại gen rnn mã hóa 16S rRNA của ORT của Võ Thị Trà An và ộng sự. Đến tháng 6 năm 2014, Nguyễn Thị Lan và cs đã có những tổng hợp cụ thể về tình hình nghiên cứu trên thế giới và các đặc điểm quan trọng của ORT trên tạp trí khoa học thú y tập XXI số 5- 2014. Tháng 12 năm 2014, người ta tiến hành nhận dạng, phân lập và xác định mức độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (Võ Thị Trà An và cs., 2014). Và cho đến nay vẫn chưa có thêm nghiên cứu nào về sự lưu hành của vi khuẩn ORT trên gà tại Việt Nam. 2.2. THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ Bệnh do vi khuẩn ORT đã được báo cáo trên toàn thế giới, mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi rất nhiều tùy theo các yếu tố quản lý và sự có mặt của các bệnh nhiễm trùng đồng thời. Bệnh đặc trưng bởi viêm phế quản, viêm khí quản và viêm phổi fibrin. Tỷ lệ tử vong cao ở các đàn nhiễm bệnh và dẫn đến tổn thất kinh tế rõ rệt cho người sản xuất. Hiện nay, các tài liệu có mô tả sự biến đổi cao của vi khuẩn ORT đối với tỷ lệ tử vong, tuy nhiên các cơ chế chính xác của tính năng này vẫn chưa được xác lập (Chansiripornchai N, 2014). 2.3. CĂN BỆNH 2.3.1. Phân loại ORT nằm trong bộ Flavobacteriales, họ rRNA-V cùng với Cythophaga Flavobacterrium - Bacteroidesphylum và có mối quan hệ mật thiết với hai loại vi khuẩn khác gây bệnh trên gia cầm là Riemerella anatipestifer và Coenonia anatine. Trước đây, vi khuẩn này được biết đến với rất nhiều tên như: Pleomorphic Gram 4 Negative Rod (PGNR), vi khuẩn dạng Pasteurella, trực khuẩn Gram âm đa hình dạng trước khi có tên gọi Ornithobacterium rhinotracheale được sử dụng cho đến ngày hôm nay (Charlton et al., 1993; Hinz et al., 1994; Bock et al., 1995). 2.3.2. Hình thái cấu trúc của vi khuẩn ORT là một vi khuẩn Gram âm, đa hình thái, không có khả năng di động, dạng trực khuẩn, không hình thành nha bào (Back et al., 1998). Trên môi trường thạch, chúng thường có dạng ngắn, trực khuẩn dạng dùi trống, với kích thước đường kính 0,2 – 0,9µm và dài 0.6 – 5µm (van Empel and Hafez, 1999; Chin R.P et al., 2008). Đôi khi thấy vi khuẩn dạng hình que dài hay tạo thành chuỗi dài (Chin R.P et al., 2008). Trong môi trường dạng lỏng, chúng rất dài có thể dài tới 15µm (Hafez, 1996; Hinz KH and Hafez HM, 1997). Hình 2.1. Hình ảnh nhuộm Gram, vi khuẩn ORT bắt màu đỏ ORT có khuẩn lạc rất nhỏ, màu xám tới trắng xám, đôi khi hơi đỏ thẫm, mặt lồi với bờ rõ ràng, sắc nét (Nguyễn Thị Lan và cs, 2014). Sau 24 giờ nuôi cấy, O. rhinotracheale phát triển thành khuẩn lạc có đường kính nhỏ hơn 1mm. Sau 48 giờ, các khuẩn lạc có đường kính 1 – 2mm màu xám đến xám trắng, tròn và lồi, có một số mẫu phân lập có màu đỏ. O. rhinotracheale khi nuôi cấy có một mùi riêng biệt tương tự như axit butyric (van Empel and Hafez, 1999). 2.3.3. Tính chất nuôi cấy ORT sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí, hiếu khí tùy tiện và yếm khí tùy tiện. Điều kiện sinh trưởng tối ưu là là ở nhiệt độ 37°C, CO 2 5%, trong thời gian 5 nuôi cấy 24 - 72h, tuy nhiên chúng vẫn sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 30ºC đến 42ºC (Back et al., 1998). Vi khuẩn này sinh trưởng mạnh trên môi trường thạch máu có 5 – 10% máu cừu (có bổ sung 10µg/ml Gentamycine). Vì theo nghiên cứu vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale kháng với kháng sinh Gentamycin và Polymycin B (Vandamme et al., 1994), vì vậy nên thêm 5 µg kháng sinh vào 1 ml môi trường thạch máu (van Empel and Hafez, 1999; Asadpour et al., 2008; Chin R.P et al., 2008) nhằm hạn chế sự phát triển của những vi khuẩn khác, đặc biệt là vào thời điểm sau khi nuôi cấy 24 giờ khuẩn lạc ORT rất nhỏ dễ bị vi khuẩn khác xâm lấn, nhất là E. Coli (De Rosa et al., 1996). ORT cũng phát triển trên môi trường thạch tryptose soy và môi trường chocolate agar, không sinh trưởng trên các môi trường MacConkey agar, Gassner agar, Drigalskil agarhay Simon’s citrate, Endo agar (Chin R.P et al., 2008). Sự phát triển của vi khuẩn trong các môi trường dạng lỏng cần phải được lọc kỹ, như môi trường BHB (Brain heart infusion broth), PB (Pasteurella broth), hay Todd Hewitt broth. Vi khuẩn tăng trưởng tốt nhất là trong điều kiện tủ ấm 37°C có bổ sung 7,5 – 10% CO2 (Chin R.P et al., 2008). Ornithobacterium rhinotracheale sau khi được phát triển trên môi trường thạch máu bổ sung 5% thạch máu cừu ít nhất 48h ở điều kiện (5 - 10% CO 2) ở 37ºC. Kết quả Ornithobacterium rhinotracheale phát triển nhỏ màu xám hoặc xám - trắng, đôi khi với một màu đỏ và có một mùi riêng biệt, tương tự như mùi của axit butyric. Khi phân lập, hầu hết các vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale có kích thước lớn nhất 1-3 mm sau 48 giờ nuôi cấy. Những lần nuôi cấy tiếp theo, khuẩn lạc nhỏ hơn, biến dạng và không đồng nhất. Hình 2.2. Hình ảnh môi trường thạch máu 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất