Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh care ở chó tại bệnh xá thú y, t...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh care ở chó tại bệnh xá thú y, trường đại học nông lâm thái nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị

.PDF
94
42
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ NGUYỄN ĐÌNH THẮNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ BỆNH CARE Ở CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN, XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành: Thú y Mã số: 8.64.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ HỒNG PHÚC Thái Nguyên, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Thắng ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Phan Thị Hồng Phúc - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Văn Lương cùng toàn bộ đội ngũ cán bộ trong Bệnh xá Thú y cộng đồng, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Đình Thắng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3 1.1. Một số tư liệu về loài chó ........................................................................... 3 1.1.1. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam ......................................................... 3 1.1.2. Một số giống chó nhập ngoại .................................................................. 3 1.2. Căn bệnh học .............................................................................................. 5 1.2.1. Phân loại vi rút gây bệnh Care ................................................................ 5 1.2.2. Hình thái, cấu trúc vi rút gây bệnh Care ................................................. 5 1.2.3. Sức đề kháng của vi rút gây bệnh Care ................................................... 6 1.2.4. Đặc tính nuôi cấy .................................................................................... 8 1.2.5. Độc lực của vi rút .................................................................................... 8 1.2.6. Cơ chế sinh bệnh ..................................................................................... 8 1.3. Truyền nhiễm học .................................................................................... 11 1.3.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh ........................................................................... 11 1.3.2. Loài vật mắc bệnh ................................................................................. 12 1.3.3. Lứa tuổi mắc bệnh ................................................................................. 13 1.3.4. Mùa vụ nhiễm bệnh............................................................................... 13 iv 1.3.5. Chất chứa vi rút ..................................................................................... 13 1.3.6. Đường xâm nhập và cách thức lây lan .................................................. 14 1.3.7. Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết................................................................................ 14 1.4. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 14 1.4.1. Triệu chứng ........................................................................................... 14 1.4.2. Bệnh tích ............................................................................................... 16 1.5. Chẩn đoán bệnh ........................................................................................ 17 1.5.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học của bệnh................................................ 17 1.5.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng .............................................................. 17 1.5.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ....................................................... 17 1.6. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ................................................................... 19 1.6.1. Biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh............................................................... 19 1.6.2. Phòng bệnh ............................................................................................ 21 1.6.3. Mô tả sơ lược về Bệnh xá Thú y Cộng đồng ........................................ 23 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 24 1.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 24 1.7.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu. ............................................. 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 28 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu................................................................ 28 2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu ................................................... 28 2.2.2. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm............................................................ 29 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 v 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Care ở chó đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y ................................................................................... 29 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Care ở chó .................. 29 2.3.3. Nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh Care ở chó ................................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học .......................................................... 30 2.4.2. Phương pháp khám lâm sàng ................................................................ 30 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu máu để kiểm tra các chỉ tiêu ............................. 30 2.4.4. Phương pháp xác định bệnh bằng test CDV Ag ................................... 31 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Care theo giống chó............. 32 2.4.6. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Care theo lứa tuổi ................ 32 2.4.7. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh Care theo mùa...................... 32 2.4.8. Phương pháp mổ khám quan sát các tổn thương đại thể ...................... 32 2.4.9. Phương pháp làm tiêu bản vi thể........................................................... 33 2.4.10. Phương pháp điều trị bệnh Care ở chó ................................................ 34 2.4.11. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 35 3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Care ở chó đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y ............................................................................................ 35 3.1.1. Tình hình mắc bệnh ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y....... 35 3.1.2. Kết quả chẩn đoán bệnh Care trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y ..................................................... 37 3.1.3. Tỷ lệ chó mắc và chết do bệnh Care trong tổng số chó đến khám và chữa bệnh ......................................................................................................... 38 3.1.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo loại chó ................................................. 39 3.1.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi ............................................... 41 3.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa ................................................... 43 3.1.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt ................................................ 45 vi 3.1.8. Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng 46 3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Care ở chó ..................... 49 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care ..................................... 49 3.2.2. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý máu ở chó mắc bệnh Care............ 51 3.2.3. Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh Care ............................................. 56 3.2.4. Bệnh tích vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care ................................. 59 3.3. Nghiên cứu biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh Care ở chó ............................ 66 3.3.1. Kết quả hỗ trợ điều trị bệnh Care theo 2 phác đồ ................................. 67 3.3.2. Biện pháp phòng bệnh........................................................................... 70 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 71 1. Kết luận ....................................................................................................... 71 1.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Care ở chó đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y ............................................................................................ 71 1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Care ở chó ..................... 71 1.3. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh Care ở chó.......................................... 72 2. Đề nghị ........................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ CD Canine Distemper CDV Canine Distemper Virus CPE Cytopathogenic Effect CPV Canine Parvovirus Cs Cộng sự ELISA Enzyme-linkedimmunosorbent assay FCS Fetal calf serum HE Hematoxiline Eosin KN Kháng nguyên KT Kháng thể MDCK Madin-Darby canine kidney NXB Nhà xuất bản PDV Phocine Distemper virus RNA Ribonucleic acid RT-PCR Reverse Transcription - Polymerase Chain Reation TCID 50 50% Tissue Culture Infective Dose Tr Trang Vero- DST Vero-DogSLAtag viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình mắc bệnh ở chó đến khám chữa bệnh tại bệnh xá thú y ...... 35 Bảng 3.2. Kết quả chẩn đoán chó mắc bệnh Care trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm ................................................................................................... 37 Bảng 3.3. Tỷ lệ chó mắc và chết do bệnh Care ............................................ 38 Bảng 3.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo loại chó .......................................... 40 Bảng 3.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi ........................................... 42 Bảng 3.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa ................................................ 44 Bảng 3.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt .......................................... 45 Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó được tiêm phòng ................................. 47 và chó chưa tiêm phòng .................................................................................. 47 Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care ............................... 49 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó mắc bệnh Care .................... 51 Bảng 3.11. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của chó mắc bệnh Care ..... 54 Bảng 3.12. Các tổn thương đại thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care (n=13 ) ..... 57 Bảng 3.13. Các tổn thương vi thể chủ yếu của chó mắc bệnh Care ............... 60 Bảng 3.14. Kết quả điều trị bệnh Care theo 2 phác đồ ................................... 68 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Cấu trúc của vi rút Care .................................................................... 7 Hình 1.3. Cơ chế sinh bệnh của bệnh Care ..................................................... 11 Hình 3.1. Biểu đồ tình hình chó mắc bệnh đến khám và chữa bệnh tại Bệnh xá Thú y................................................................................................................ 36 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Care trong tổng số chó mắc bệnh truyền nhiễm ............................................................................................................... 37 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo loại chó............................... 40 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi ............................... 42 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa .................................... 44 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt .............................. 46 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó được tiêm phòng và chó chưa tiêm phòng ...................................................................................................... 47 Hình 3.8. Lòng phế quản chứa đầy tế bào viêm .......................................... 61 Hình 3.9. Phế quản giãn rộng, ứ dịch do viêm................................................ 62 Hình 3.10. Phế quản, phế nang giãn rộng, chứa đày tế bào viêm ................... 62 Hình 3.11. Hạch Lympho xuất huyết, thưa, nhỏ ............................................. 63 Hình 3.12. Lớp niêm mạc ruột sung huyết, xuất huyết ................................... 64 Hình 3.13. Tăng sinh tế bào nội mạc huyết quản của thận ............................. 65 Hình 3.14. Mô thận xâm nhập nhiều tế bào viêm mạn tính ............................ 65 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa đến nay, chó vẫn là người bạn trung thành nhất của con người, chúng là người bạn mà ngày ngày luôn bên chúng ta. Ngày nay, ngoài là người bạn trong gia đình thì nó còn được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu y học, địa chất, thể thao, giải trí, cứu hộ và đặc biệt trong ngành an ninh quốc phòng… và ở các thành phố chó đã thực sự trở thành những người bạn của trẻ em và người già cô đơn bởi chúng rất thông minh và nhanh nhẹn. Khi chó được coi như một thành viên không thể thiếu trong gia đình thì sức khỏe của chúng cũng trở thành vấn đề rất được coi trọng, quan tâm. Đặc biệt, với các giống chó quý được vận chuyển từ nơi khác về do chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường nên dễ bị nhiễm các loại bệnh như bệnh nội khoa, ngoại khoa, nội khoa, sản khoa, truyền nhiễm, ký sinh trùng… Bệnh nguy hiểm và gây chết nhiều chó nhất phải kể đến các bệnh truyền nhiễm trong đó có Care trên chó. Bệnh Care là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên đàn chó nội cũng như chó nhập ngoại. Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm 1920. Đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao. Bệnh do vi rút Care (Canine distemper vi rút) gây ra. Vi rút tấn công vào cơ thể chó và một số loài động vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở đường hô hấp, tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn toàn thân khác (Appel, Summer, 1995). Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lẫn với các bệnh khác ở chó. Vì vậy vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh, chính xác, để từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh Care một cách có hiệu quả. 2 Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, những năm gần đây do kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu nuôi chó cũng tăng cao. Do phong trào nuôi chó còn mới nên những hiểu biết về cách chăm sóc sức khỏe cho chó còn hạn chế vì thế bệnh truyền nhiễm càng có cơ hội bùng nổ cao. Từ trước tới nay, chưa có một báo cáo hay một nghiên cứu gì về bệnh Care trên chó tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chính vì thế, nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra và bổ sung vào các tài liệu nghiên cứu, đưa ra cái nhìn tổng quan về bệnh trên địa bàn tỉnh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh Care ở chó tại bệnh xá thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý bệnh care ở chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên đến khám và điều trị tại Bệnh xá Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng giúp người dân phòng bệnh hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại do bệnh gây ra. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo dùng trong giảng dạy và nghiên cứu về bệnh Care ở chó. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác thú y cơ sở về bệnh Care ở chó. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để áp dụng biện pháp chẩn đoán, phòng bệnh Care ở chó, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số tư liệu về loài chó Chó nhà là họ hàng của chó sói, đã từng sống hoang dã ở khắp Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Không một ai biết con người đã sống cùng với chó từ khi nào; có lẽ con người đã sống với chó ít nhất cũng 10 nghìn năm. 1.1.1. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam - Giống chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, là giống chó săn được nuôi để giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó đực phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản được ở độ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con. - Giống chó H'Mông: sống ở miền núi cao, được dùng giữ nhà và săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 - 60cm, nặng 18 - 20kg. Chó đực phối giống được ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Chó cái mỗi lứa đẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. Giống chó này thường được sử dụng để giữ nhà và săn thú (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). - Giống chó Phú Quốc: Đây là loài chó quý của Việt Nam, lông màu nâu xám, bụng thon, trên lưng lông mọc có hình xoắn, hay lật theo kiểu rẽ "ngôi", lông vàng xám có các đường kẻ chạy dọc theo thân, tầm vóc tương tự chó Lào. Chó cao 60 - 65cm; nặng 20 - 25kg. Chó đực phối giống được ở độ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở độ tuổi 12 - 15 tháng. Mỗi lứa chó cái đẻ 4 - 6 con, trung bình 5 con (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). 1.1.2. Một số giống chó nhập ngoại - Giống chó Bergie Đức Chó becgie Đức có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó nước ta, dài 110 - 112cm, cao từ 56 - 65cm đối với chó đực và từ 62 - 66cm đối với chó cái; trọng lượng từ 28 - 37kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm, 4 đầu, ngực và bốn chân có màu vàng sẫm. Đầu hình nêm, mũi phân thuỳ, tai dỏng hướng về phía trước, mắt đen, răng to, khớp răng cắn khít. Cổ chắc xiên đến vạch lưng; lưng chắc rộng có độ dốc về phía sau; bụng thon thẳng, đuôi dài hình lưỡi kiếm. Các chi có cơ gân chắc khoẻ, chân trước thẳng đứng, chân sau đứng hơi choãi về phía sau, khoeo chân sau giống khoeo mèo. ở điều kiện Việt Nam chó Bergie Đức có thể phối giống ở độ tuổi 24 tháng; chó cái có thể sinh sản 18 - 20 tháng (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 1992; Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006). - Giống chó Doberman Chó có nguồn gốc từ Đức được phát hiện ra vào năm 1866 và được nhập vào nước ta nuôi với mục đích để canh gác, tìm kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình, cao 65 - 69cm, dài 110 - 112cm; nặng 30 33kg. Chó có bộ lông ngắn đen sẫm gần như toàn thân; mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm. Có đầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt đen, hàm răng chắc, cắn khít; cổ to khoẻ; ngực nở, bụng thon; cơ chi chắc khoẻ, đuôi ngắn (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). Chó thuộc loại hình thần kinh ổn định, thông minh, can đảm, lanh lợi; khéo léo và đặc biệt dễ huấn luyện. - Giống chó Rottweiler Rottweiler còn có tên gọi khác là Rottweiler Metzgerhund, có nguồn gốc từ thành phố nhỏ Rottweiler của nước Đức (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012). Được phát hiện năm 1800 và được sử dụng chủ yếu vào việc chăn giữ gia súc và bảo vệ tài sản; ngày nay nó được sử dụng trong trinh sát trong lực lượng cảnh sát và bộ đội biên phòng. Chó có tầm vóc lớn, cao 68cm; nặng 42kg; lông ngắn đen toàn thân, mõm bụng và bốn chân vàng sẫm; bốn chân vững chắc, đầu to không dài, hai mắt sáng, khoảng cách 2 mắt không xa. Ngoài ra còn có rất nhiều các giống chó khác như: chó lai Becgie, Bắc Kinh, Tây Ban Nha, Bulldog, Bully, Alaska, Husky… 5 1.2. Căn bệnh học 1.2.1. Phân loại vi rút gây bệnh Care Bệnh Care do Canine distemper vi rút (CDV) gây ra. CDV thuộc họ Paramixoviridae, giống Morbillivirus, chúng có mối liên quan gần gũi về tính kháng nguyên và sinh lý với vi rút sởi của người và vi rút dịch tả trâu bò của loài nhai lại (Nguyễn Thị Lan và cs., 2015). Morbillivirus là một vi rút tương đối lớn (đường kính 150 - 250nm) với cấu trúc xoắn ốc, nhân là một ARN sợi đơn, có một lớp vỏ lipoprotein (Kennedy và cs., 1989). Vi rút Care chỉ có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được phân lập ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng riêng (Lê Thị Tài, 2006). Trên thế giới có 5 type vi rút lớn, phân lập tại những vùng địa lý khác nhau và đặc tính cơ bản khác nhau là: type Châu Âu, cổ điển (classic type), Asia 1, Asia 2 và USA. Chủng gây bệnh tiêu chuẩn là chủng Snyderhill thuộc type cổ điển. Viện thú y Việt Nam hiện đang sử dụng chủng này để công cường độc, kiểm nghiệm hiệu lực của vắc xin phòng bệnh Care ở chó (Lê Thị Tài, 2006) . Chủng CDV được sử dụng để sản xuất vắc xin phòng bệnh ở Việt Nam cũng thuộc type cổ điển. Chia làm hai nhóm: + Nhóm có độc lực cao tiêu biểu là chủng Rockborn. + Nhóm có độc lực tiêu biểu là chủng Onderstepoort, Lederles. 1.2.2. Hình thái, cấu trúc vi rút gây bệnh Care - Hình thái của vi rút quan sát được thấy có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn này có đường kính đo được 115nm đến 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75Ao - 85Ao với bề mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra, không ngưng kết hồng cầu (David T. Smith, Donald S. Martin, 1979). 6 - Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân đoạn gần 1600 nuleotide mã hoá thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc (C) (Diallo, 1990). N: Nucleocapsid, khối lượng phân tử 60 - 62 Kda bao quanh và phòng vệ cho hệ gen của vi rút, nhạy cảm với những chất phân giải Protein. P: Phosphoprotein, khối lượng phân tử 73 - 80 Kda nhạy cảm với những yếu tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự sao chép của RNA. M: Matrix, khối lượng phân tử 34 - 39 Kda, đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của vi rút và nối nucleocapsid với những protein vỏ bọc. F: Fusion là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối lượng phân tử 59 - 62 Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp vi rút với thụ thể màng tế bào, dẫn đến kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào). H: Protein ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin) hay yếu tố kết dính, là glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 - 80 Kda, thể hiện tính chuyên biệt của loài vi rút. Ở vi rút Care, protein này không hấp phụ hồng cầu cũng không ngưng kết hồng cầu. L: Large protein có khối lượng phân tử lớn 200 Kda, chưa rõ chức năng. 1.2.3. Sức đề kháng của vi rút gây bệnh Care Vi rút Care là một vi rút không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia UV, dung môi hòa tan lipit, chất tẩy rửa và chất oxy hóa (Gröne và cs., 1998) mặc dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài. Vi rút Care rất dễ bị phá hủy, dễ bị vô hoạt ở môi trường ngoài, vì vậy việc lây gián tiếp là rất hiếm gặp. Năm 1954, Celiker và Gillespie dùng vi rút sài sốt chó thích nghi trên môi trường phôi trứng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính cảm nhiễm của vi rút và các tác giả thấy: Vi rút Care cực kỳ mẫn cảm với sức nóng. Vi rút bị phá hủy ở 50 - 60oC trong 30 phút nhưng vi rút có thể tồn tại trong 48 giờ ở 25oC và 14 ngày ở 5oC (Shen, Gorham, 1980). 7 Hình 1.1. Cấu trúc của vi rút Care Nguồn: Greene và cs. (2006) Ở điều kiện (0 - 4oC), vi rút có thể tồn tại trong điều kiện môi trường trong vòng một tuần. Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất một giờ ở 37 oC và 3 giờ ở 20oC (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp vi rút không thể tồn tại lâu trong chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được chuyển đi. Thời gian sống và duy trì độc lực của vi rút sẽ lớn hơn trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ đóng băng (0oC) nó có thể tồn tại trong môi trường hàng tuần. Dưới nhiệt độ đóng băng vi rút được ổn định. Vi rút tồn tại được ở nhiệt độ - 65oC ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản vi rút ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản giống vi rút, sản xuất vắc xin và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Greene và cs., 2006). Độ pH: VR ổn định ở pH = 4,5 - 9. Vi rút bị ảnh hưởng với pH trên 10,4 hoặc dưới 4,4 (Greene và cs., 2006). Vỏ bọc của vi rút rất mẫn cảm với ete, clorofor, fomalin loãng (<0,5%), phenol (75%), dung dịch amoni. Do vậy, khi dùng những chất này để tiêu độc chuồng và bệnh viện mang lại hiệu quả cao (Greene và cs., 2006). 8 1.2.4. Đặc tính nuôi cấy Có thể nuôi cấy CDV trên phôi gà, trên môi trường tế bào thận chó, môi trường tế bào thận khỉ và trên chồn (McCarthy và cs., 2007). 1.2.5. Độc lực của vi rút Độc lực của vi rút là một thông số gây nhiều ảnh hưởng tới khả năng cảm nhiễm bệnh. Các nhà khoa học đã phân lập được chủng SH, A75/17 và chủng R252 có độc lực cao và vừa, đầu tiên gây viêm não tủy tiếp đó gây hủy myetin (vỏ bọc trên sợi trục của tế bào thần kinh). 1.2.6. Cơ chế sinh bệnh Theo các kết quả nghiên cứu của Appel (1969), Appel (1978), Appel (1987), Appel và Summer (1995) đã chỉ ra cơ chế sinh bệnh của vi rút Care gồm: Vi rút gây bệnh Care là vi rút gây nhiễm hướng lympho, niêm mạc và mô thần kinh. Đầu tiên, vi rút nhân lên ở mô lympho của hệ hô hấp, sau đó vi rút nhiễm vào các dịch bạch huyết rồi vào máu gây bại huyết. Tại đây, vi rút tác động đến nội mạc mạch máu và gây sốt, cơn sốt kéo dài từ 1 - 2 ngày. Vi rút theo máu vào hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương cũng như thần kinh mắt. Từ đó, các dạng bệnh lý đặc trưng của bệnh được biểu hiện là kết quả sự suy yếu của hệ bạch huyết, hệ thống phòng vệ quan trọng của cơ thể. Theo Trần Thanh Phong (1996): sau khi vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, miệng và ngay lập tức nhân lên trong đại thực bào và những tế bào lympho của đường hô hấp, trong vòng 24 giờ vi rút đã tới các hạch lympho của phổi. Vào ngày thứ 6 vi rút đã di cư tới lá lách, dạ dày, ruột non và gan. Vào thời điểm này thì chó bắt đầu sốt. Từ 6 đến 9 ngày sau khi cảm nhiễm, vi rút vào máu và lan rộng đến tất cả các cơ quan lympho rồi đến những cơ quan khác. Nếu kháng thể trung hòa được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm thì biểu hiện lâm sàng sẽ không rõ ràng. Nếu không có kháng thể vi rút sẽ xâm lấn tất cả các cơ quan tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết. 9 Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs. (1978): thời kỳ nung bệnh khoảng 4 - 5 ngày, dao động từ 2 - 3 ngày đến 2 tuần. Sau khi qua niêm mạc, vi rút được lâm ba cầu mang đến các hạch lân cận và phát triển ở đấy. Sau đó, vi rút vào máu gây bại huyết. Nó tác động đến nội mạc, mạch máu, gây sốt. Cơn sốt chỉ khoảng 1 - 2 ngày rồi lùi. Con vật có thể chết, nhưng ít. Do cơ thể bị yếu đi, một số vi khuẩn kí sinh sẵn trên cơ thể như Staphylococcus, Bronchisepticum, Salmonella,... trỗi dậy, nên ít ngày sau cơn sốt thứ hai xuất hiện nặng hơn, chứng tỏ có sự nhiễm trùng nặng trong phủ tạng. Theo Carter và cs. (1992). Trong quá trình phơi nhiễm tự nhiên CDV (Canine Distemper Virus) lây lan qua đường khí dung vào biểu mô đường hô hấp trên. Trong 24h nó sẽ nhân lên trong đại thực bào và lan rộng ra nhờ hệ lympho cục bộ đến hạch amidal và các hạch lympho phế quản; 2 - 4 ngày sau nhiễm số lượng vi rút tăng ở hạch amidal và hạch sau hầu, hạch lympho khí quản. Nhưng chỉ có một số ít tế bào đơn nhân bị nhiễm CDV. Sau 4 - 6 ngày vi rút nhân lên trong tế bào lympho ở lách, biểu mô dạ dày và ruột non, màng treo ruột và trong tế bào Kuffer ở gan. Sự lây lan của vi rút trong các hệ lympho là nguyên nhân gây pha sốt đầu tiên và chứng giảm bạch cầu là do vi rút phá huỷ tế bào lympho, cả T và B đều bị ảnh hưởng. Ngày thứ 8, 9 sau khi nhiễm, vi rút theo máu tới thần kinh trung ương và phụ thuộc vào miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Quá trình bài thải ra ngoài bắt đầu khi vi rút có mặt ở biểu mô và thông qua chất bài tiết của cơ thể thậm chí khi chó chỉ mắc bệnh nhẹ. Ngày thứ 14 sau nhiễm, với chó có hàm lượng kháng thể cao và tế bào T độc sẽ giúp loại bỏ vi rút khỏi các mô và động vật sẽ không có triệu chứng lâm sàng. Kháng thể IgG - CDV sẽ trung hoà hết CDV và ức chế lây lan của nó giữa các tế bào. Với chó có đáp ứng miễn dịch trung bình thì hàm lượng kháng thể sẽ 10 giảm sau 9 - 14 ngày sau nhiễm, vi rút sẽ lây lan tới các biểu mô. Triệu chứng lâm sàng có thể sẽ bị loại bỏ khi hàm lượng kháng thể tăng nhưng không thể tồn tại lâu dài khi vi rút xâm nhập vào mô mạch, thần kinh và da như da bàn chân. Sự hồi phục sau nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch lâu dài và ngăn ngừa sự bài thải vi rút. Khi chó phơi nhiễm lại với vi rút độc lực cao, số lượng lớn hoặc trong tình trạng stress, có sự dung nạp miễn dịch thì chó có thể bị nhiễm lại. Với chó có sức đề kháng kém, từ ngày 9 - 14 sau nhiễm, vi rút sẽ lan tràn trong các mô kể cả da, tuyến nội, ngoại tiết, trong mô dạ dày, ruột, đường hô hấp, niệu quản. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nặng và vi rút tồn tại lâu dài trong các mô tới khi con bệnh chết. Trình tự lây lan của vi rút phụ thuộc vào chủng vi rút và có thể ngừng lại sau 1 - 2 tuần. Nghiên cứu về huyết thanh học cho thấy hàm lượng kháng thể khác nhau gây ra mức độ bệnh khác nhau. Chỉ có những con chó tạo ra được kháng thể kháng vỏ của vi rút mới có khả năng tránh được vi rút tồn tại ở thần kinh trung ương. Hậu quả của nhiễm trùng thần kinh trung ương phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể IgG trong tuần hoàn do kháng nguyên H - glyco tạo nên. Nhiễm kế phát vi khuẩn gây các biểu hiện khác nhau ở thần kinh trung ương và gây nên các biến chứng khác ở đường hô hấp, tiêu hoá. Tỷ lệ chết của chó mắc bệnh phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của chó.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất