Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh do parvovirurs gây ra trên chó và ứn...

Tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh do parvovirurs gây ra trên chó và ứng dụng phương pháp hóa mô miễn dịch trong chuẩn đoán bệnh

.PDF
74
5
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------***------- NGUYỄN NGỌC HÙNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH DO PARVOVIRUS GÂY RA TRÊN CHÓ VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ðOÁN BỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành Mã số : : Thú y 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRẦN ANH ðÀO HÀ NỘI – 2011 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hùng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - TS. Bùi Trần Anh ðào, người hướng dẫn khoa học trực tiếp ñã ñóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ những bước nghiên cứu ban ñầu ñến quá trình thực hiện viết luận văn. - Các thầy cô trong bộ môn Bệnh lý, cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Thú y và Viện Sau ðại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn này. - Ban lãnh ñạo và các bạn ñồng nghiệp tại Bệnh xá thú y – Viện Thú y Quốc gia ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. - Ban lãnh ñạo và các bạn ñồng nghiệp tại Bệnh viện thú y số 240 Âu Cơ ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. - Ban lãnh ñạo và các bạn ñồng nghiệp tại Phòng mạch công ty Hanvet ñã tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài. - Gia ñình, người thân và bạn bè ñã tạo ñiều kiện về vật chất và tinh thần giúp tôi vượt qua khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu ñề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hùng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN ............................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................vi DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vii DANH MỤC ẢNH ......................................................................................viii PHẦN 1: MỞ ðẦU......................................................................................... 1 1.1. ðẶT VẤN ðỀ.......................................................................................... 1 1.2. MỤC ðÍCH.............................................................................................. 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ........................................................ 3 2.1.1. Nguồn gốc loài chó ............................................................................... 3 2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới .................................................... 3 2.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam....................................................... 4 2.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ .......................................... 8 2.2.1. Thân nhiệt (oC) ...................................................................................... 8 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)............................................................. 9 2.2.3. Tần số tim (lần/phút)........................................................................... 10 2.3. BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ .............................................. 11 2.3.1. Lịch sử bệnh ........................................................................................ 11 2.3.2. Phân loại và một số ñặc tính sinh học của virus ................................. 12 2.3.3. Dịch tễ học .......................................................................................... 13 2.3.4. Cách sinh bệnh .................................................................................... 14 2.3.5. Triệu chứng ......................................................................................... 16 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… iii 2.3.6. Tổn thương .......................................................................................... 16 2.3.7. Chẩn ñoán............................................................................................ 17 2.3.8. ðiều trị................................................................................................. 19 2.3.9. Phòng bệnh.......................................................................................... 19 2.4. PHƯƠNG PHÁP HÓA MÔ MIỄN DỊCH ............................................ 20 2.4.1. Cấu trúc kháng thể .............................................................................. 20 2.4.2. Sự chọn lọc các kháng nguyên............................................................ 21 2.4.3. Sự liên kết kháng nguyên kháng thể ................................................... 22 2.4.4. Các kháng thể ñơn dòng và ña dòng ................................................... 22 2.4.5. Cố ñịnh mô .......................................................................................... 23 2.4.6. Sự sửa chữa kháng nguyên.................................................................. 24 2.4.7. Hệ thống phát hiện .............................................................................. 25 2.4.8. Màu sắc của phản ứng kháng nguyên kháng thể ................................ 26 PHẦN 3: NỘI DUNG, ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................... 28 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 28 3.1.1. Theo dõi các biểu hiện triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do Parvovirus...................................................................................................... 28 3.1.2. Nghiên cứu các tổn thương ñại thể của chó mắc bệnh do Parvovirus 28 3.1.3. Nghiên cứu các tổn thương vi thể của chó mắc bệnh do Parvovirus.. 28 3.1.4. Ứng dụng phương pháp hóa mô miễn dịch chẩn ñoán bệnh do Parvovirus...................................................................................................... 28 3.2. ðỐI TƯƠNG, ðỊA ðIỂM, NGUYÊN LIỆU, CÁCH TIẾP CẬN, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................................... 28 3.2.1. ðối tượng nghiên cứu.......................................................................... 28 3.2.2. ðịa ñiểm nghiên cứu ........................................................................... 28 3.2.3. Nguyên liệu ......................................................................................... 28 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… iv 3.2.4. Cách tiếp cận ....................................................................................... 29 3.2.5. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 29 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 29 3.3.1. Xác ñịnh chó bị bệnh do Parvovirus ................................................... 29 3.3.2. Phương pháp theo dõi các triệu chứng lâm sàng ................................ 31 3.3.3. Phương pháp mổ khám ...................................................................... 32 3.3.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể......................................................... 33 3.3.5. Phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch ............................................. 36 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 37 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 39 4.1. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA CHÓ MẮC PARVOVIRUS39 4.1.1. Xác ñịnh chó mắc Parvovirus ............................................................. 39 4.1.2. Triệu chứng của chó mắc Parvovirus.................................................. 40 4.2. CÁC CHỈ TIÊU LÂM SÀNG CỦA CHÓ MẮC PARVOVIRUS........ 41 4.2.1. Thân nhiệt............................................................................................ 43 4.2.2. Tần số hô hấp ...................................................................................... 44 4.2.3. Tần số tim mạch .................................................................................. 45 4.3. CÁC TỔN THƯƠNG BỆNH LÝ Ở CHÓ MẮC PARVOVIRUS........ 45 4.3.1. Tổn thương ñại thể .............................................................................. 45 4.3.2. Tổn thương vi thể................................................................................ 49 4.4. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ðOÁN BỆNH DO PARVOVIRUS.............................................................. 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 60 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 60 5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 60 VI. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT......................................................................... 61 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPV2 Canine Parvovirus type 2 FPV Virus Panleucopénie féline CPV Canine Parvovirus One – step Test Kit KN Kháng nguyên KT Kháng thể DICT Dose Infectieuse en Culture de Tissus Ig Immunoglobulin CL Constant light VL Variable light Fc Fragment cristallsable Fab Fragment antigen binding ELISA Enzyme-linked immunosorbent assay CPE Cyto Pathogen Effect Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Quy trình chuyển ñúc mẫu............................................................ 34 Bảng 4.1. Kết quả ghi nhận các ca thử test CPV (n = 90) ............................ 39 Bảng 4.2. Các triệu chứng ñiển hình ở chó mắc bệnh do Parvovirus .......... 40 Bảng 4.3. Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh do Parvovirus ................. 42 Bảng 4.4. Các tổn thương ñại thể ở chó mắc bệnh do Parvovirus ............... 46 Bảng 4.5. Các tổn thương vi thể ở một số cơ quan của chó mắc Parvovirus50 Bảng 4.6. Kết quả hóa mô miễn dịch ở các cơ quan của chó mắc Parvovirus ....................................................................................................................... 55 Bảng 4.7. Sự phân bố và mật ñộ của Parvovirus trong các cơ quan của chó mắc bệnh ....................................................................................................... 57 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… vii DANH MỤC ẢNH Ảnh 3.1. Tets thử CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit ) ............. 31 Ảnh 4.1. Chó chết do mắc Parvovirus .......................................................... 46 Ảnh 4.2. Ruột ñầy hơi ................................................................................... 48 Ảnh 4.3. Ruột xuất huyết .............................................................................. 48 Ảnh 4.4. Dạ dày sung huyết .......................................................................... 48 Ảnh 4.5. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết ........................................................ 48 Ảnh 4.6. Gan sưng, sung huyết ..................................................................... 48 Ảnh 4.7. Tim dãn, nhạt màu.......................................................................... 48 Ảnh 4.8. Xoang ngực tích nước .................................................................... 49 Ảnh 4.9. Phổi tụ huyết, xuất huyết................................................................ 49 Ảnh 4.10. Teo lớp lông nhung của ruột non, xuất huyết, lớp ñệm có thâm nhiễm các tế bào viêm. x100, HE. ................................................................ 53 Ảnh 4.11. Niêm mạc ruột bị tổ chức hóa, nhiều huyết quản mới ñược hình thành. x 400, HE............................................................................................ 53 Ảnh 4.12. Xuất huyết ở biểu mô ruột non. Các tế bào mầm trong lớp biểu mô ruột non bị phá hủy. x 400. HE. .................................................................... 53 Ảnh 4.13. Giảm mật ñộ tế bào lympho trong mảng Payer ở ruột non. x 400, HE.................................................................................................................. 53 Ảnh 4.14. Biểu mô niêm mạc dạ dày bị phá hủy, xuất huyết . x 400, HE.... 54 Ảnh 4.15. Sung huyết ở phổi, xâm nhiễm tế bào lympho ở vách các phế nang. x 200, HE....................................................................................................... 54 Ảnh 4.16. Sung huyết, xuất huyết ở hạch màng treo ruột. x 100,HE. ......... 54 Ảnh 4.17. Lách tăng sinh nang lympho, xuất huyết. x 100, HE.................. 54 Ảnh 4.18. Virus phân bố trong tuyến Lieberkuhn ruột. (x 200). .................. 59 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… viii Ảnh 4.19. Virus phân bố trong các ............................................................... 59 khe ruột. (x 200). ........................................................................................... 59 Ảnh 4.20. Virus phân bố ở hạch màng treo ruột. (x 150). ............................ 59 Ảnh 4.21. Virus trong các ñại thực bào và tế bào lympho. (x 200).............. 59 Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… ix PHẦN 1 MỞ ðẦU 1.1. ðẶT VẤN ðỀ Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta ñã biết cách thuần hóa các loài ñộng vật, ñem về nuôi ñể phục vụ cho nhu cầu của con người. Nhưng không loài ñộng vật nào ñặc biệt như loài chó, bởi nó ñược thuần hóa từ rất sớm, cách ñây khoảng 11-14 nghìn năm. Theo tiến trình lịch sử, loài chó trở nên rất gần gũi và hữu ích ñối với con người. Ngày nay, chó ñược sử dụng vào nhiều mục ñích khác nhau: ñiều tra tội phạm, cứu hộ, giải trí, kéo xe trượt tuyết, chăn cừu, làm cảnh,... Việt Nam cũng là một quốc gia có truyền thống nuôi chó từ xa xưa. Gần ñây, khi ñiều kiện sống ñã ñảm bảo thì nhu cầu nuôi chó của người dân càng tăng cao. Tuy nhiên, khi số lượng ñàn chó tăng lên mà việc phòng bệnh cho chó vẫn hạn chế thì dịch bệnh sẽ thường xuyên xảy ra. Trong các bệnh thường gặp, hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ra máu gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho những hộ nuôi chó. Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng nôn mửa, tiêu chảy ở chó như: Ký sinh trùng (cầu trùng, giun móc), virus (coronavirus, care, parvovirus),….Trong ñó, bệnh do Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây viêm dạ dày ruột, nôn mửa, tiêu chảy ra máu. Bệnh xảy ra nhiều trên chó non 6 – 20 tuần tuổi với hai thể bệnh hay gặp: thể tim và thể tiêu hóa, bệnh tiến triển nhanh gây tỷ lệ chết cao. Cho tới nay, ở nước ta ñã có một số công trình nghiên cứu về bệnh do Parvovirus trên chó nhưng vẫn ít công trình nào nghiên cứu sâu về các biến ñổi bệnh lý của bệnh này. Vì vậy, ñể góp phần cho công tác chẩn ñoán bệnh nhanh, chính xác thì việc tiếp tục nghiên cứu sâu về các biến ñổi bệnh Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 1 lý của bệnh do Parvovirus trên chó vẫn là vấn ñề cần thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh do Parvovirus gây ra trên chó và ứng dụng phương pháp hóa mô miễn dịch trong chẩn ñoán bệnh”. 1.2. MỤC ðÍCH • Các kết quả về bệnh lý (lâm sàng, tổn thương ñại thể và vi thể) của bệnh do Parvovirus trên chó là cơ sở ñể phục vụ chẩn ñoán bệnh. • Nghiên cứu này là cơ sở ñể xây dựng một quy trình chẩn ñoán dựa trên phương pháp hóa mô miễn dịch – một phương pháp chẩn ñoán nhanh, chính xác và còn rất mới ở Việt Nam. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ Nước ta vốn có nhiều giống chó bản ñịa có nhiều ñặc tính quý báu. ðồng thời, theo xu thế hội nhập quốc tế, nhiều giống chó ñã ñược lai tạo và du nhập vào nước ta. Mỗi một giống chó có những ñặc ñiểm khác nhau về hình dạng bên ngoài, màu sắc lông,... 2.1.1. Nguồn gốc loài chó Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di truyền học, các nhà khoa học ñã xác ñịnh ñược tổ tiên của loài chó nhà hiện nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Cách ñây khoảng 15.000 năm con người ñã thuần hóa với mục ñích phục vụ cho việc săn bắt, sau ñó là giữ nhà và làm bạn với con người (Tô Dung, Xuân Giao, 2006). Trung tâm thuần hóa chó cổ nhất có lẽ là vùng ðông Nam Á, sau ñó ñược du nhập vào Châu Úc, lan ra khắp Phương ðông và ñến Châu Mỹ. Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó ñược nuôi từ trung kỳ ñồ ñá mới, khoảng 3000 - 4000 năm trước công nguyên (cách ñây 5 - 6 nghìn năm). Tập hợp những giống chó nhà ñược nuôi hiện nay trên thế giới có khoảng 400 giống, ñược gọi chung là loài chó nhà (Canis familiaris), thuộc họ chó (Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp ñộng vật có vú (Mammilia) (Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992). 2.1.2. Một số giống chó chính trên thế giới Bắt ñầu từ hàng trăm năm về trước, những nhà nhân giống ñã cho phối những con chó ñực và những con chó cái có những ñặc ñiểm, chất lượng tốt. Mục ñích của họ là muốn những chú chó con có những ñặc ñiểm giống bố mẹ Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 3 chúng. Những con chó dùng ñể phát triển những ñặc ñiểm này gọi là chó giống. Theo AKC, có khoảng 150 giống chó và chia thành 7 nhóm: chó thông minh, chó làm việc, chó thể thao, chó săn, chó chăn giữ gia súc, chó cảnh (ðỗ Hiệp, 1994). - Những chú chó thông minh có bộ lông cứng và mỏng. Những con chó này ñược nhân giống ñể săn bắt cáo và thỏ. - Chó làm việc có thân hình rất khỏe mạnh và rất nghe lời. Giống chó này ñược nhân giống ñể kéo xe trượt tuyết ñại diện gồm: chó Boxer, Dorberman pinscher, Rottwailer. - Chó thể thao như Pointers và Golden Retrieverf chúng ñược nhân giống ñể tha những con vịt và những chim hoang dã mà thợ săn bắt ñược. - Giống chó săn có khứu giác rất tốt, chúng giúp thợ săn lần ra ñược dấu vết của thỏ và những loài ñộng vật nhỏ bé khác. - Giống chó chăn giữ gia súc ñược nhân giống ñể trông giữ những vật nuôi trong các nông trại. - Giống chó cảnh có thân hình ñẹp và nhỏ nhắn, chúng ñược nhân giống ñể làm người bạn ñối với con người, ñại diện của nhóm chó này gồm: giống chó Chihuahua, Japanese, Pekingese, Boston Terrie (ðỗ Hiệp, 1994; Lê Văn Thọ, 1997). 2.1.3. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam a. Các giống chó ñịa phương - Giống chó Vàng: ðây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung bình, cao 50 – 55 cm, nặng 12 – 15 kg, là giống chó săn ñược nuôi ñể giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó phối giống ñược ở ñộ tuổi 15 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ñược ở ñộ tuổi 12 - 14 tháng. Mỗi lứa chó cái ñẻ 4 - 7 con, trung bình 5 con (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006). - Giống chó H'Mông: sống ở miền núi cao, ñược dùng giữ nhà và săn Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 4 thú, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng: chiều cao 55 – 60 cm, nặng 18 – 20 kg. Chó ñực phối giống ñược ở 16 - 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản ở ñộ tuổi 12 15 tháng. Chó cái mỗi lứa ñẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con. - Giống chó Lào: thường thấy ở trung du và miền núi, lông xồm màu hung có 2 vệt trắng trên mí mắt, có tầm vóc lớn hơn. Cao 60 – 65 cm, nặng 18 – 25 kg. Chó ñực có thể phối giống ở ñộ tuổi 16 - 18 tháng. Chó cái sinh sản ở ñộ tuổi 13 - 15 tháng. Mỗi lứa ñẻ 5 - 8 con, trung bình 6 con (Lê Văn Thọ, 1997). - Giống chó Phú Quốc: Nguồn gốc từ bán ñảo Phú Quốc Việt Nam, thể hình khá lớn thể trọng bình quân lúc 12 - 15 tháng tuổi ñạt từ 12,6 – 13,6 kg, cao 45,65 cm. ðầu cân ñối, trên trán có nếp nhăn, mắt ñen linh hoạt, tai hướng về phía trước hình chữ V luôn thẳng ñứng. ðường lưng thẳng, trên lưng có một xoáy dài. ðuôi khá dài, kiểu ñuôi vòng uốn cong lên lưng, bộ lông ngắn dầy ôm sát thân, bóng mượt, màu sắc lông một màu có thể là vàng ñen, vện hoặc úa (Lê Văn Thọ, 1997; Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992). Chó Phú Quốc ñược xếp vào loại chó quý ở Việt Nam, nó rất trung thành và nó có thể bắt cá nuôi chủ khi chủ ốm. b. Một số giống chó nhập ngoại - Giống chó Chihuahua ðây là giống chó lâu ñời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này ñược lấy tên từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm ñã tìm ra chúng. Chihuahua là giống chó nhỏ con có ñầu tròn và mõm ngắn. Nó có ñôi mắt to tròn, màu sẫm gần như ñen, ñôi khi là màu ñỏ sẫm. ðôi tai ñặc hiệu to ñùng luôn giữ vểnh. Chihuahua ở phần thóp trên ñỉnh ñầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi lên sẽ ñược xương sọ che Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 5 phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, ñuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, tuy vậy, ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài ñều ñược coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng. Chiều cao khoảng 15 – 23 cm, cân nặng từ 1 – 3 kg (ðỗ Hiệp, 1994; Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992). Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. ðây là loại chó rất thích hợp với ñời sống căn hộ. - Giống chó Fox Chó Fox có nguồn gốc từ Pháp, du nhập vào nước ta ñã lâu, Fox là giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5 - 2,5 kg ngoại hình nó nhìn như một con hươu thu nhỏ. ðầu nhỏ, tai to mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ và dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông chó Fox ngắn, có con lông sát như lông bò. Chó Fox có nhiều màu gồm màu vàng bò, ñen, bốn chân vàng, ñôi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu ñen ñặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên ñỉnh ñầu là lằn ñen hoặc trắng (ðỗ Hiệp, 1994; Lê Văn Thọ, 1997). Chó Fox có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ. Vì vậy, nếu ñược huấn luyện tốt thì nó có thể trở thành giống chó săn thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dai, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé. ðối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương (Danh mục các giống chó). - Giống chó Bắc Kinh (Pekingese) Giống chó Bắc Kinh tương ñối nhỏ, trọng lượng trung bình ở chó cái là 2,66 kg, ở chó ñực là 3,58 kg, ñầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi ngắn Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 6 tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi ñen tuyền và long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái bờm nhiều lông dài và thẳng. Bắc kinh có bộ lông màu nuy pha nhiều lông mầu sẫm ở mặt lưng, hông và ñuôi, ñuôi gập dọc theo sống lưng kiểu ñuôi sóc (ðỗ Hiệp, 1994; Dibartola, 1985). - Giống chó Boxer Có nguồn gốc tại ðức, ñược phát hiện năm 1850, chó Boxer ñược miêu tả như một con chó ñẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí nhưng lại rất ngoan và trung thành. ðầu cân ñối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của ñầu, mũi lớn ñen, chân cao khỏe, vai cao 58 cm. ðuôi mọc ở phần cao, thường ñược cắt ngắn, màu sắc vàng hoặc vện (ðỗ Hiệp, 1994). Boxer là giống chó vui vẻ, thích chơi ñùa, tình cảm, tò mò và rất hiếu ñộng. Nó rất thông minh, có tính ham học cái mới và học khá nhanh nhưng cũng có thể khá bướng bỉnh. ðây là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài. Luôn ở trạng thái vận ñộng, chúng rất quyến luyến và gắn bó với gia chủ (Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992). - Giống chó Rottweiler Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó ñược tạo giống ở thị trấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ, ñầu hình cầu khoảng cách giữa hai vai rất rộng, mặt dài gần bằng sọ, mặt hơi gãy, mõm phát triển. Mắt màu nâu ñen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một ñường thẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao trung bình 69,5 cm. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp. Màu lông ñen với một ít ñốm vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm ngực và chân (Phạm Sỹ Lăng và Phan ðịch Lân, 1992). - Giống chó Dobermann Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 7 Chó có nguồn gốc từ ðức ñược phát hiện vào năm 1866 và ñược nhập vào nước ta nuôi với mục ñích ñể canh gác, tìm kiếm và làm cảnh. Chó có tầm vóc trung bình cao, cao 65 – 69 cm, dài 110 – 112 cm, nặng 30 – 33 kg. Chó có bộ lông ngắn ñen sẫm gần như toàn thân, mõm, ngực, 4 chân có màu vàng sẫm, ñầu hình nêm, hơi thô, mũi rộng mắt ñen, hàm răng chắc, cắn khít, cổ to khỏe, ngực nở, bụng thon, cơ chi chắc khỏe, ñuôi ngắn. Chó thuộc loại hình thần kinh ổn ñịnh, thông minh, can ñảm, lanh lợi, khéo léo và ñặc biệt dễ huấn luyện. - Giống chó Dug Có nguồn gốc từ châu Á khoảng 400 trước Công nguyên. Tuy vậy, nguồn gốc của Dug vẫn còn là vấn ñề tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng Dug có nguồn gốc từ vùng Viễn ðông, ñược du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể ñây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Ý kiến khác cho rằng Dug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé. Chó chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rộng hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải, có màu nâu, trắng, vện trộn lẫn. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chúng có ñôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. ðuôi thẳng hoặc xoắn. Chó Dug ñược nuôi rộng rãi ở nhiều nước ñể làm cảnh vì tầm vóc nhỏ, ngộ nghĩnh, lại rất thông minh hiền lành, yêu mến trẻ em. Chó có tầm vóc nhỏ, cao từ 30 – 33 cm, dài từ 50 – 55 cm, nặng từ 5 8 kg. Bộ lông mịn màu nâu nhạt hoặc vàng sẫm, khoang mắt, mũi, mõm có màu ñen, ñầu to thô, mõm ngắn và thô, mũi chia thùy, tai cụp, ngực sâu, thân chắc lẳn, ñuôi ngắn và cuốn. 2.2. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ 2.2.1. Thân nhiệt (oC) Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 8 Nhiệt ñộ của cơ thể là chỉ số tương ñối của hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự hằng ñịnh tương ñối của thân nhiệt gia súc là nhờ có trung tâm ñiều tiết nhiệt nằm ở hành não (Cù Xuân Dần và cs, 1997). Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5 – 39oC. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay ñổi tùy vào tính chất và mức ñộ bệnh. Nhiệt ñộ của cơ thể chó còn thay ñổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con ñực) (Hồ Văn Nam và cs, 1997). Sự vận ñộng cũng ảnh hưởng ñến thân nhiệt của chó, khi vận ñộng nhiều thân nhiệt của chó thường cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn buổi chiều và chênh lệch từ 0,2 - 0,5oC. -Ý nghĩa chẩn ñoán: thông qua việc kiểm tra nhiệt ñộ chó, ta có thể xác ñịnh ñược con vật có bị sốt hay không. Nếu tăng 1 – 2oC con vật sốt vừa, tăng 2 – 3oC sốt rất nặng. Qua ñó, sơ bộ xác ñịnh ñược nguyên nhân gây bệnh, tính chất, mức ñộ tiên lượng của bệnh, ñánh giá ñược hiệu quả ñiều trị tốt - xấu (Hồ Văn Nam và cs, 1997). 2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút) Tần số hô hấp là số lần thở trong 1 phút. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường ñộ trao ñổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và tình trạng bệnh lý (Trần Cừ và Cù Xuân Dần). Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 - 30 lần/phút. Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Nhiệt ñộ bên ngoài môi trường: thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh ñể thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút. Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 9 • Thời gian trong ngày: ban ñêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều chó thở nhanh hơn. • Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm. • Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên (Hoàng Tiếu và cs, 1995; Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996). Thông qua hoạt ñộng hô hấp mà cơ thể lấy O2 trực tiếp từ môi trường, thải CO2 và các sản phẩm dị hóa ra môi trường ñồng thời giữ vai trò ñiều tiết nhiệt. Tần số hô hấp hay nhịp thở là số lần thở ra hay hít vào trong một phút. Ở mỗi loài gia súc ñều có tần số hô hấp nhất ñịnh. Tuy nhiên ở trạng thái bình thường tần số hô hấp có thể thay ñổi do tác ñộng của cường ñộ trao ñổi chất, lứa tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, nhiệt ñộ môi trường, khí hậu… (Hoàng Tiếu và cs, 1995). Ở trạng thái bệnh lý, tần số hô hấp thay ñổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tăng tần số hô hấp gặp trong các bệnh gây hẹp diện tích về thể tích của phổi, những bệnh gây sốt cao nhất là những bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh ký sinh trùng. Tần số hô hấp giảm trong những bệnh: hẹp thanh khí quản, chảy máu não, hôn mê, bại liệt sau ñẻ, các trường hợp sắp chết. Tùy từng giai ñoạn sẽ có một kiểu thở khác nhau: Bios, Kussmaul…(Hồ Văn Nam và cs, 1997). 2.2.3. Tần số tim (lần/phút) Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút). Khi tim ñập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim ñể nghe ñược tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ ñẩy một lượng máu vào ñộng mạch làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau ñó nhờ vào tính ñàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho ñến thời kỳ co tiếp theo tạo nên hiện tượng ñộng mạch ñập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính ñược nhịp ñộ mạch sẽ tương ñương với mạch tim ñập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số tim mạch cũng Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………… 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất