Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của eu ảnh hưởng đến việ...

Tài liệu Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của eu ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của việt nam

.DOC
179
133
96

Mô tả:

A, MỞ ĐẦU EU là một thị trường rộng lớn gồm 27 quốc gia thành viên, có diện tích 4 triệu km2, dân số 456 triệu người, GDP gần 13.000 tỷ USD (chiếm 27% toàn thế giới). Kim ngạch ngoại thương 1.400 tỷ USD/năm (chiếm 20% toàn thế giới, nếu tính cả buôn bán nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch lên tới 3.100 tỷ USD (chiếm 41,5% toàn thế giới). XK dịch vụ chiếm 43,8% toàn thế giới, đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% và nhận đầu tư từ nước ngoài chiếm 20% toàn thế giới. Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 17/7/1995, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định hợp tác. Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà Nội. 1 Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam - EU: Ngày 14/6/2005, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tổng thể quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình Hành động của Chính phủ về phát triển quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu đến 2010 và định hướng tới 2015. Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU và EU là đối tác đầu tiên, duy nhất mà Việt Nam có chiến lược phát triển quan hệ. Cho tới nay đã có 2 cuộc họp về triển khai Đề án giữa Lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt Nam với Đại sứ các nước EU tại Hà Nội. Ngày 29/3/2007, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 với ngân sách 304 triệu Euro. Nội dung hỗ trợ tập trung vào hai lĩnh vực chính: hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam (SEDP) và hỗ trợ ngành y tế. Ngoài ra, các lĩnh vực cũng được đưa 2 vào nội dung Chiến lược hợp tác gồm: Trợ giúp liên quan đến thương mại và Hỗ trợ đối thoại chiến lược EC - Việt Nam. Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2006), EU cam kết tài trợ 720 triệu Euro cho năm 2007, thể hiện mức cam kết tiếp tục tăng cho Việt Nam. Kể từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng trung bình 15-20%/năm. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại (sau đó là Mỹ: 14%; Nhật Bản: 13%; và Trung Quốc: 11%). Năm 2006, Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 22,2% đạt 9,9 tỷ USD (so với 8,2 tỷ USD năm 2005), trong đó xuất khẩu tăng 25% đạt 6,9 tỷ USD và nhập khẩu tăng 16% đạt 3 tỷ USD. 3 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và thị trường các nước Liên minh Châu Âu (EU) đạt 8,5 tỷ USD, tăng 0,6 tỷ USD so với năm 2006. Cũng theo dự báo của Bộ Công Thương, trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ đạt trên 10 tỷ USD, trong đó các mặt hàng về nông-lâm-thủy sản cũng sẽ tăng mạnh về sản lượng và giá trị. Thủy sản ước sẽ đạt khoảng 1,15 tỷ USD, cà phê là hơn 800 triệu USD, đồ gỗ là 780 triệu USD. Về việc Việt Nam gia nhập WTO: Nhân dịp Hội nghị ASEM 5, Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Nhân chuyến thăm EC (9/2006) của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam và EC cũng đã tuyên bố kết thúc đàm phán đa phương về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đây là những bước tiến mang tính chất đột phá, có tác động tích cực đến 4 đàm phán song phương của ta với các đối tác khác, đặc biệt trong "giai đoạn nước rút" của Việt Nam trong quá trình hòa nhập một cách đầy đủ vào cộng đồng thương mại quốc tế. Thương mại Việt Nam – EU được đánh giá là rất “năng động”, tổng kim ngạch hai chiều đạt 14,23 tỷ USD( năm 2007) (tăng 39,26%), vượt mức dự báo trước đó. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD (tăng 28,2%) và nhập khẩu 5,14 tỷ USD (tăng 64,3%). Trong các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường khu vực EU, hàng nông sản chiếm lượng rất lớn. Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản đều có vị trí quan trọng trong tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối EU. Với 27 quốc gia thành viên, EU là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị 5 trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu. Đối với mỗi một mặt hàng, thị trường châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng, chẳng hạn như: mặt hàng rau quả tươi yêu cầu đạt chứng chỉ chất lượng GAP, mặt hàng thủy sản phải đạt chứng nhận chất lượng của Cục Quản lý an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) cấp, mặt hàng lâm sản, đồ gỗ khi xuất vào thị trường châu Âu phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lí rừng Quốc tế).Cũng chính vì những quy định này mà trong vụ cà phê 2005-2006, trong đợt kiểm tra tại 10 cảng khác nhau ở Châu Âu và trong số 1.485.750 bao cà phê bị loại của 17 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu, có đến hơn 72% là cà phê xuất xứ từ VN. 6 Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là cần phải nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản; xác định khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU về môi trường của hàng nông sản Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với hai nhóm hàng này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Hơn nữa, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc thực thi các cam kết quốc tế về thương mại và môi trường. Hội nhập với thương mại thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các nước khác. Một trở ngại đặt ra cho xuất khẩu của ta trong tương lai là khi các hàng rào thương mại được bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng 7 hoá Việt Nam trong buôn bán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi trường. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì “hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế như là một thách thức đối với thương mại của ta trong tương lai. EU là một thị trường lớn và có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, nhưng cũng là một trong những thị trường có “hàng rào xanh” cao nhất thế giới. Nếu chúng ta đáp ứng tốt các quy định về môi trường của EU, thì không những hàng nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này, mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường khác, thực hiện được phương châm "đa dạng hoá thị trường xuất khẩu", bảo vệ môi trường và góp phần thực hiện tốt các cam kết quốc tế về môi trường. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài: 8 “Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam” là hết sức cần thiết và cấp bách. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản, kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU khi xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU dưới tác động của các quy định môi trường của EU và khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn môi trường của hàng nông sản Việt Nam. 9 - Đề xuất các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng: Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Hàng nông sản trong đề tài này được hiểu theo nghĩa hẹp, tức không bao hàm hàng lâm sản vì EU có quy định về môi trường riêng đối với hàng lâm sản; còn hàng nông sản thì có quy định về môi trường vì EU có quy định về môi trường đối với hàng thực phẩm - Phạm vi: Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản và thực trạng xuất khẩu nhóm hàng 10 này của Việt Nam vào thị trường EU dưới tác động của các quy định EU về môi trường. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm ba phần chính: Phần thứ nhất: Giới thiệu một số quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam Phần thứ hai: Khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với một số mặt hàng nông sản Việt Nam Phần thứ ba: Các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn EU về môi trường đối với hàng nông sản của Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU Phương pháp nghiên cứu của đề tài: 11 - Tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản. - Khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu sang EU về việc thực hiện các quy định môi trường của EU. - Thu thập tài liệu, số liệu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2008, và có sự so sánh với số liệu các năm trước đó; Phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU khi xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này. - Xin ý kiến chuyên gia. - Viết báo cáo khoa học. 12 B. PHẦN THÂN Chương I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM I. Các quy định môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam 1. Quy định về giám sát HACCP HACCP (Hazarrd Analysis and Critical Control Point) Định nghĩa: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định điểm kiểm soát trọng yếu là một hệ thống sản xuất và kiểm tra dựa trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP áp dụng đối với toàn bộ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trong EU, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quy định về vệ sinh thực phẩm (93/43/EC) ghi rõ rằng: “các công ty thực phẩm 13 sẽ xác định từng khía cạnh trong các hoạt động của mình có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các trình tự an toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì và tái xét trên cơ sở hệ thống HACCP” Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định "các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.Tất cả các nhà chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP. hệ thống HACCP có thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, 14 phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Đây là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật), vi mô (vi rút vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học với thuốc trừ sâu) hay vật chất ( gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ) Các định nghĩa liên quan: Điểm kiểm soát tới hạn:Critical control point (CCP) Một bước mà tại đó việc kiểm soát có thể áp dụng và phát triển để ngăn ngừa hoặc loại trừ một mối nguy thực phẩm hoặc giảm nó đến mức chấp nhận được. Một điều “ phải làm ”. Điểm chất lượng tới hạn: Critical Quality point (CQP) Một bước mà ở đó một mối nguy chất lượng, nghề nghiệp, môi trường hoặc an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể được ngăn ngừa, loại trừ hoặc làm giảm xuống mức có thể chấp nhận được. 15 Một điều “ cần phải làm ”. Giới hạn tới hạn:Critical limit (CL) Một dung sai qui định (một đặc tính kỹ thuật) cho một phương pháp kiểm soát mà nó không thể bị vượt quá nếu mối nguy được kiểm soát tại bước quan trọng trong quá trình – các giới hạn của kiểm soát. việc kiểm soát tính nghiêm trọng của các mối nguy cho an toàn thực phẩm trong dây chuyền chế biến thực phẩm. Phân tích mối nguy Quá trình thu thập và đánh giá các thông tin về các mối nguy và các điều kiện đưa đến để họ quyết định điểm nào là mối nguy trầm trọng cho an toàn thực phẩm và do đó phải xử lý theo kế hoạch HACCP. Các nguyên tắc: 16 Bảy nguyên tắc của HACCP Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa Mối nguy là các yếu tố hoặc tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể làm cho thực phẩm không an toàn khi sử dụng. Phân tích mối nguy là bước cơ bản của hệ thống HACCP. Để thiết lập các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả các mối nguy về an toàn thực phẩm, điều mấu chốt là phải xác định được tất cả các mối nguy đáng kể và các biện pháp phòng ngừa chúng. Để nhận biết được các mối nguy cụ thể ở mỗi công đoạn nhất định (của quá trình chế biến) hoặc ở một trạng thái vật chất nhất định (nguyên vật liệu, thành phần) chúng ta cần đánh giá mức độ quan trọng của mối nguy đó để xác định xem đó có phải là mối nguy hại đáng kể hay không. Việc này rất phức tạp, vì dễ có khả 17 năng đề xuất phải kiểm soát tất cả các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Nhưng thực ra HACCP chỉ tập trung vào các mối nguy đáng kể hay xảy ra và có nhiều khả năng gây những rủi ro không chấp nhận được cho sức khoẻ người tiêu dùng. Sau khi hoàn tất việc đánh giá các mối nguy đáng kể thì phải tiến hành xác lập các biện pháp kiểm soát cụ thể. Có thể dùng các biện pháp tổng hợp để kiểm soát một mối nguy nhưng cũng có thể dùng một biện pháp để kiểm soát nhiều mối nguy khác nhau. Khi xác định các biện pháp kiểm soát cần lưu ý các mối nguy nào có thể kiểm soát được bằng việc áp dụng chương trình tiên quyết thì ghi rõ kiểm soát bằng GMP hay SSOP. Còn đối với các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ tại cơ sở (như mối nguy đối với nguyên vật liệu) thì cần ghi rõ các biện pháp kiểm soát và nơi thực hiện các biện pháp đó (nông trại, nhà cung ứng...). 18 Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được. Đối với mỗi mối nguy đáng kể đã được xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay nhiều CCP để kiểm soát các mối nguy đó. Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP. Các CCP có thể thay đổi tuỳ theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết. Để xác định các CCP trong suốt quá trình sản xuất của doanh nghiệp ta có thể dùng “sơ đồ quyết định”. Nếu sử dụng đúng, “sơ đồ quyết định” có thể trở thành công cụ hữu ích để xác định CCP. Tuy nhiên, 19 “sơ đồ quyết định” không thay thế được kiến thức chuyên gia, vì nếu chỉ dựa hoàn toàn vào “sơ đồ quyết định” có thể dẫn tới những kết luận sai. Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng tới hạn Ngưỡng tới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp nhận được và mức không thể chấp nhận. Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều giới hạn tới hạn cho mỗi mối nguy đáng kể. Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành hành động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, giới hạn tới hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm. Nếu không có các thông tin cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn trị 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan