Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xà lách và cải củ nhập nội tại gia lâ...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xà lách và cải củ nhập nội tại gia lâm hà nội

.PDF
136
6
146

Mô tả:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ===== ===== LÊ XUÂN THẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG XÀ LÁCH VÀ CẢI CỦ NHẬP NỘI TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2014 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ===== ===== LÊ XUÂN THẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG XÀ LÁCH VÀ CẢI CỦ NHẬP NỘI TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành đào tạo : KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 60.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH HẢI TS. TÔ THỊ THU HÀ HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Xuân Thảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xà lách và cải củ nhập nội tại Gia Lâm- Hà Nội”, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được những sự giúp đỡ hết sức tận tình và quý báu từ nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Vũ Thanh Hải – Giảng viên bộ môn Rau, Hoa, Quả - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, TS. Tô Thị Thu Hà – Trưởng bộ môn Rau gia vị - Viện nghiên cứu Rau Quả, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới dự án Nông nghiệp Quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam (KOPIA) cũng như cám ơn các thành viên của dự án đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ công nhân viên thuộc Bộ môn Rau và Gia vị – Viện nghiên cứu Rau Quả, đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình tôi thực tập tại Viện. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Rau, Hoa, Quả - khoa Nông học, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện luận văn này. Cuối cùng tôi xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo. Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Lê Xuân Thảo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ x PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU ...................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2 1.2.1. Mục đích của đề tài............................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................. 3 PHẦN THỨ HAI. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................. 4 2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam ......... 4 2.1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới ..................... 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ rau ở Việt Nam .................... 10 2.2. Cây cải củ (Raphanus sativus L.)........................................................... 17 2.2.1. Giới thiệu về cây cải củ ...................................................................... 17 2.2.2. Một số nghiên cứu về cây cải củ ......................................................... 19 2.3. Cây xà lách ( Lactuca sativa L. ) ............................................................ 23 2.3.1. Giới thiệu về cây xà lách .................................................................... 23 2.3.2. Một số nghiên cứu về cây xà lách ....................................................... 28 PHẦN THỨ BA. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 33 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 33 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 3.1.1. Cây trồng ............................................................................................ 33 3.1.2. Các loại phân khoáng dùng trong thí nghiệm ...................................... 34 3.1.3. Giá thể, đất trồng, nước tưới ............................................................... 34 3.1.4. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................ 34 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 34 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu............................................................................ 34 3.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 34 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 35 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 35 3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống cải củ trong vụ Xuân Hè 2013 .. 35 3.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất giống cải củ Song Jeong trong vụ Thu Đông 2013........ 36 3.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống cải củ Song Jeong trong vụ Thu Đông 2013. ................................................................................................... 36 3.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo nghiệm một số giống xà lách trong vụ Xuân Hè 2013 ............................................................................................................. 37 3.4.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất giống xà lách Ha Cheong trong vụ Thu Đông 2013 ...... 38 3.4.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống xà lách Ha Cheong trong vụ Thu Đông 2013.................................................................................................... 38 3.4.7. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 39 3.4.8. Cơ sở thiết lập công thức khoảng cách và phân bón............................ 42 3.4.9. Phương pháp xác định mức độ sâu bệnh hại xà lách và cải củ ............ 42 3.4.10. Phương pháp phân tích mẫu và theo dõi thí nghiệm .......................... 43 3.4.11. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 43 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv PHẦN THỨ TƯ. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................. 44 4.1. Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống cải củ trong vụ Xuân Hè 2013 .. 44 4.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ............ 44 4.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013................. 45 4.1.3. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của cải củ vụ Xuân Hè 2013 ............... 48 4.1.4. Đặc điểm khối lượng củ và kích thước củ của các giống cải củ trong vụ Xuân Hè 2013 .............................................................................................. 50 4.1.5. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 .... 52 4.1.6. Chất lượng các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ................................... 53 4.1.7. Sâu bệnh hại cải củ vụ Xuân Hè 2013................................................. 55 4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất giống cải củ Song Jeong trong vụ Thu Đông 2013 ................... 58 4.2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013......................................... 58 4.2.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến năng suất của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .................................................................... 60 4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống cải củ Song Jeong trong vụ Thu Đông 2013..............62 4.3.1. Ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .......................................................... 62 4.3.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali khác nhau tới năng suất và hàm lượng nitrat của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 ......................... 63 4.3.3. So sánh hiệu quả kinh tế với các mức bón đạm và kali khác nhau đối với cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .................................................... 65 4.4. Thí nghiệm 4: Khảo nghiệm một số giống xà lách trong vụ Xuân Hè 2013 ... 67 4.4.1. Đặc điểm cây con khi đưa ra trồng vụ Xuân Hè 2013 ......................... 67 4.4.2. Thời gian sinh trưởng của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 .......... 69 4.4.3. Đặc điểm hình thái của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013............... 70 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 4.4.4. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của xà lách vụ Xuân Hè 2013 ............. 73 4.4.5. Đặc điểm khối lượng lá và kích thước lá của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 ........................................................................................................ 75 4.4.6. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân Hè 2013 .............................................................................................. 76 4.4.7. Chất lượng các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 ................................. 77 4.4.8. Sâu bệnh hại xà lách vụ Xuân Hè 2013............................................... 79 4.5. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất giống xà lách Ha Cheong trong vụ Thu Đông 2013 ................. 81 4.5.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. ...................................... 81 4.5.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến năng suất của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. .................................................................... 84 4.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống xà lách Ha Cheong trong vụ Thu Đông 2013.......... 85 4.6.1. Ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng của xà lách Ha Cheong trong vụ Thu Đông 2013. ............................................... 86 4.6.2. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali khác nhau tới năng suất và hàm lượng nitrat của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013........................ 87 4.6.3. So sánh hiệu quả kinh tế với các mức bón đạm và kali khác nhau đối với xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. .................................................. 88 PHẦN THỨ NĂM. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................... 90 5.1. Kết luận ................................................................................................. 90 5.2. Đề nghị ................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau tươi trên thế giới .................. 5 Bảng 2.2. 10 quốc gia sản xuất rau xà lách lớn nhất thế giới (2010-2012) ...... 8 Bảng 2.3. Diện tích trồng, thu hoạch, năng suất và giá trị xà lách tại Hoa Kỳ từ 2010-2012 .................................................................................................. 9 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2010-2012... 11 Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam giai đoạn 2007-2013 . 13 Bảng 2.6. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................... 15 Bảng 2.7. Thành phần dinh dưỡng của cải củ (trong 100gr phần ăn được) ... 18 Bảng 2.8. Thành phần dinh dưỡng của xà lách ............................................. 27 Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ...... 44 Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 .......... 46 Bảng 4.3. Động thái ra lá các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ....................... 48 Bảng 4.4. Động thái tăng đường kính tán các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ........49 Bảng 4.5 . Đặc điểm khối lượng củ và kích thước củ của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 .............................................................................................. 51 Bảng 4.6. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống cải củ vụ Xuân Hè 2013 ... 52 Bảng 4.7. Sâu bệnh hại cải củ vụ Xuân Hè 2013 .......................................... 56 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013......................................... 59 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mức bón đạm và kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .................................................... 62 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali khác nhau tới năng suất và hàm lượng nitrat của cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .................... 64 Bảng 4.11. So sánh hiệu quả kinh tế với các mức bón đạm và kali khác nhau đối với cải củ Song Jeong vụ Thu Đông 2013 .............................................. 66 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii Bảng 4.12. Một số đặc điểm của cây con xà lách trước khi trồng ra nhà lưới vụ Xuân Hè 2013 (32 ngày sau gieo)............................................................ 68 Bảng 4.13. Thời gian sinh trưởng của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 .. 69 Bảng 4.14. Đặc điểm hình thái của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 ...... 72 Bảng 4.15. Động thái ra lá của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 ............. 73 Bảng 4.16. Động thái tăng đường kính tán của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 . 74 Bảng 4.17. Đặc điểm khối lượng lá và kích thước lá của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 .............................................................................................. 75 Bảng 4.18. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống xà lách vụ Xuân Hè 2013 ... 77 Bảng 4.19. Sâu bệnh hại xà lách vụ Xuân Hè 2013 ...................................... 79 Bảng 4.20. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. ...................................... 83 Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali khác nhau tới các chỉ tiêu sinh trưởng của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. ........................ 86 Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các mức bón đạm và kali khác nhau tới năng suất và hàm lượng nitrat của xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. .................. 87 Bảng 4.23. So sánh hiệu quả kinh tế với các mức bón đạm và kali khác nhau đối với xà lách Ha Cheong vụ Thu Đông 2013. ............................................ 89 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Hình ảnh 8 giống cải củ khảo nghiệm vụ Xuân Hè 2013............... 47 Hình 4.2. Mặt cắt ngang các giống cải củ nghiên cứu ................................... 52 Hình 4.3. Hàm lượng chất khô, đường tổng số và vitamin C của các giống cải củ thí nghiệm vụ Xuân Hè 2013 ................................................................... 54 Hình 4.4. Bọ nhảy sọc cong hại cải củ .......................................................... 57 Hình 4.5. Sâu khoang .................................................................................. 57 Hình 4.6. Bệnh lở cổ rễ ở cây con ................................................................ 57 Hình 4.7. So sánh khối lượng cả cây và khối lượng củ của cải củ giữa các khoảng cách trồng khác nhau trong vụ Thu Đông 2013 ................................ 60 Hình 4.8. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cải củ giữa các khoảng cách trồng khác nhau trong vụ Thu Đông 2013.......................... 61 Hình 4.9. Đo chiều dài rễ và đếm số rễ xà lách trước khi trồng ra nhà lưới vụ Xuân Hè 2013 (32 ngày sau nảy mầm) ......................................................... 68 Hình 4.10. Hình ảnh 8 giống xà lách khảo nghiệm vụ Xuân Hè 2013 .......... 71 Hình 4.11. Hàm lượng chất khô, đường tổng số và vitamin C của các giống xà lách thí nghiệm vụ Xuân Hè 2013 ................................................................ 78 Hình 4.12. Sâu đo ........................................................................................ 80 Hình 4.13. Bệnh thối thân ............................................................................ 80 Hình 4.14. Sâu khoang hại xà lách ............................................................... 80 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AVRDC : Trung tâm Rau Thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật FAO (FAOSTAT) : Tổ chức Nông Lương thế giới KQTN : Kết quả thí nghiệm MARD (NN-PTNT) : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam USDA : Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ VNCRQ : Viện Nghiên cứu Rau Quả WHO : Tổ chức Y tế Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết. Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng, nhất là các chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magie (trong 100gr phần ăn được rau xà lách có 238mg kali, 35mg canxi, 13mg magie; cải củ có 233mg kali, 25mg canxi, 10mg magie) (USDA nutrient database, 2013). Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hòa các sản phẩm axit do thức ăn hoặc do quá trình chuyên hóa tạo thành. Đặc biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axit hữu cơ và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hóa. Các muối kali làm giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu. Các loại rau đậu, xà lách, cải củ là nguồn mangan rất tốt (xà lách chứa 0,179mg mangan/100gr,cải củ chứa 0,069mg mangan/100gr) (USDA nutrient database, 2013). Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hóa, như các men của xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tụy. Trong những năm gần đây, nhu cầu của người dân về mặt hàng rau tươi ngày càng tăng lên, nhưng số lượng cung ứng cũng như chất lượng sản phẩm không được ổn định và đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu do bộ giống rau năng suất cao, phẩm chất tốt, của nước ta còn ít, các giống sử dụng trong một thời gian dài, không tiến hành phục tráng hay lai tạo dẫn đến chất lượng giống bị thoái hóa. Theo Nguyễn Quốc Vọng (2010), lượng hạt giống rau quả sử dụng tại Việt Nam năm 2009 khoảng 8000 tấn/năm. Trong số này có khoảng 4160 tấn (52%) là hạt giống nhập khẩu, 3280 tấn (41%) nông dân tự giữ giống và khoảng 560 tấn (7%) do các công ty hạt giống trong nước cung cấp . Chiếm gần một nửa lượng hạt giống rau sử dụng tại Việt Nam (41%) nhưng hạt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 giống do nông dân tự giữ giống chủ yếu là các giống thụ phấn tự do (OP), không được chọn lọc, hay thoái hóa, năng suất thấp và do đó không có sức cạnh trạnh trên thị trường. Trong khi hạt giống nhập nội chủ yếu là giống lai F1, kháng bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng cao nhưng giá thành rất cao. Các giống do các công ty trong nước cung ứng hiện nay còn đơn điệu, hơn 70% là giống lai F1, chỉ gồm một số chủng loại rau phổ biến như cà chua, dưa chuột, mướp đắng, ớt cay và cải xanh. Giống rau Việt Nam chưa có chất lượng cao, đặc biệt chống sâu bệnh hại kém, do đó dẫn tới sự cạnh tranh với các giống ngoại càng thêm khó khăn. Từ những thách thức trên, trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu phát triển nông nghiệp giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (RDA), việc xác định chủng loại rau và các giống rau có khả năng thích ứng cao với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết. Không những giải quyết vấn đề cung cấp một khối lượng lớn rau để xuất khẩu thu ngoại tệ, việc sản xuất rau nói chung và cải củ, xà lách nói riêng còn giúp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân Việt Nam. Góp phần giúp các cơ quan quản lý cũng như nông dân tổ chức sản xuất theo quy mô hàng hoá, đạt giá trị kinh tế cao. Nhằm góp phần thêm vào việc tìm ra một số giống rau triển vọng, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cũng như chất lượng thương phẩm cao, thích hợp với điều kiện canh tác chính vụ cũng như trái vụ ở Việt Nam, do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng xà lách và cải củ nhập nội tại Gia Lâm - Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài Xác định được giống xà lách và cải củ triển vọng trồng với mật độ và liều lượng phân bón thích hợp trong điều kiện vụ Xuân Hè và Thu Đông tại Gia Lâm – Hà Nội. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Đánh giá đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng của các giống xà lách và cải củ trong vụ Xuân Hè 2013, tại Gia Lâm – Hà Nội. Xác định mật độ trồng thích hợp đối với giống xà lách và cải củ triển vọng trong vụ Thu Đông 2013, tại Gia Lâm – Hà Nội. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón đạm và kali khác nhau đến năng suất và chất lượng các giống xà lách và cải củ triển vọng trong vụ Thu Đông 2013, tại Gia Lâm – Hà Nội. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Công tác tuyển chọn giống cải củ và xà lách mới phù hợp trồng trên điều kiện Gia Lâm – Hà Nội với biện pháp kỹ thuật bón phân và mật độ trồng hợp lý đồng bộ là cần thiết trước khi triển khai trên diện tích rộng hơn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả thực hiện đề tài góp phần tìm ra giống rau cải củ và xà lách triển vọng, đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất rau. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới * Sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới Nhu cầu tiêu thụ rau của người dân ngày càng cao, do dó diện tích cũng như sản lượng rau ngày càng tăng. Trên toàn cầu, sản xuất rau đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt trên cơ sở bình quân đầu người, đã tăng 60 % trong vòng 20 năm qua. Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110 kg/người/năm (250-300g/người/ngày), FAO (2012), cao hơn rất nhiều so với những năm trước, mỗi người chỉ tiêu thụ 63kg/người/năm (154172g/người/ngày), FAO (2006). Số liệu thống kê năm 2014 của Tổ chức Nông lương Thế giới cho thấy: Châu Á vẫn là châu lục đứng đầu về diện tích trồng rau trên toàn thế giới, diện tích này không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, từ 13,97 triệu ha năm 2008 đã tăng thêm 1,17 triệu ha năm 2012, năm 2012 diện tích trồng rau đạt 15,14 triệu ha. Châu Phi là châu lục có diện tích trồng rau nhỏ nhất thế giới, năm 2012 diện tích mới chỉ đạt 0,04 triệu ha. Năng suất rau tươi các châu lục cũng không có sự khác nhau đáng kể, Châu Phi có năng suất rau thấp nhất, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện khí hậu không thuận lợi, năng suất chỉ đạt 79,41 tạ/ha, bằng 0,43 lần so với Châu Âu, châu lục có năng suất rau tươi cao nhất thế giới (186,99 tạ/ha năm 2012). Các Châu lục khác năng suất rau trung bình đạt từ 15-17 tấn/ha. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau tươi trên thế giới (2008-2012) 2008 2009 2010 2011 2012 Châu Á 13,97 14,41 14,93 15,04 15,14 Châu Âu 0,67 0,68 0,67 0,68 0,67 Châu Phi 2,24 2,31 2,61 2,52 2,53 Châu Mỹ 0,55 0,61 0,61 0,54 0,56 0,03 0,03 0,03 0,03 0,04 Thế giới 17,49 18,06 18,87 18,84 18,96 Châu Á 169,55 164,49 166,34 167,12 168,85 Châu Âu 180,74 183,49 178,46 187,82 186,99 Năng Châu Phi 75,82 70,47 72,48 77,81 79,42 suất Châu Mỹ 135,23 125,26 128,06 147,32 147,87 (tạ/ha) Châu Đại 176,54 179,21 172,05 164,52 164,57 Thế giới 156,85 151,88 152,55 155,33 156,89 Châu Á 214,96 215,17 225,37 228,16 231,96 Châu Âu 11,09 11,43 10,96 11,70 11,49 Sản Châu Phi 15,47 147,75 17,18 17,82 18,29 lượng Châu Mỹ 6,79 6,96 7,10 7,27 7,54 (triệu tấn) Châu Đại 0,55 0,58 0,56 0,55 0,56 248,87 248,92 261,18 265,52 269,85 Chỉ tiêu Diện tích (triệu ha) Châu lục Châu Đại Dương Dương Dương Thế giới Nguồn: FAOSTAT, 2014 Trong những năm gần đây, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, các loại rau năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng bệnh được đưa vào sản xuất phổ biến. Với việc áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã làm cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 năng suất rau của nhiều nước trên thế giới tăng đáng kể. Một số nước có diện tích trồng rau năm 2012 không lớn nhưng lại tạo ra một tiềm năng năng suất rau rất cao như Hoa kỳ với 11000 ha (năng suất 851,79 tạ/ha), Hàn Quốc 72000 ha (năng suất 505,23 tạ/ha), Tajikistan 5700 ha (năng suất 498,17 tạ/ha), Jordan 2550 ha (năng suất 389,05 tạ/ha), New Zealand 4000 ha (năng suất 385,81 tạ/ha), Đức với 12683 ha (năng suất 341,61 tạ/ha) ở Việt Nam năng suất rau cũng tương đối cao so với các nước trên thế giới, 126,44 tạ/ha. (FAOSTAT, 2014). Hình 2.1. 10 quốc gia sản xuất rau tươi lớn nhất thế giới năm 2012 (Nguồn: FAOSTAT, 2014) * Sản xuất và tiêu thụ rau xà lách, cải củ trên thế giới - Xà lách: Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO, 2013), sản lượng rau xà lách trên thế giới năm 2010 là 23,1 triệu tấn, đến năm 2011, sản lượng này là 23,2 triệu tấn, năm 2012 là 25 triệu tấn, tăng 1,9 triệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 tấn so với năm 2010 và tăng 1,8 triệu tấn so với năm 2011. Trong đó, sản lượng chủ yếu do Trung Quốc sản xuất ra (57%), Mỹ (17%) và Ấn Độ (4%). Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản xuất rau xà lách, năm 2010 là 13004,9 nghìn tấn, năm 2011 là 13434,5 nghìn tấn, tăng 429,6 nghìn tấn so với năm 2010. Mặc dù Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất xà lách, nhưng phần lớn sản phẩm sản phẩm sản xuất ra chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Mặt khác Tây Ban Nha, một nước trong Liên minh Châu Âu, là nước đứng thứ tư về sản xuất rau xà lách, năm 2010 chỉ đạt 809,4 nghìn tấn (tổng sản lượng xà lách sản xuất của Liên minh Châu Âu đạt gần 3 triệu tấn năm 2010), đến năm 2011 đạt 868,4 nghìn tấn, tăng 59,0 nghìn tấn so với năm 2010, nhưng lại là nước xuất khẩu xà lách lớn nhất thế giới. Tiếp sau là Mỹ, đứng thứ hai về sản lượng xà lách xuất khẩu (Usue và cộng sự, 2013). Tây Âu và Bắc Mỹ là những thị trường chính ban đầu cho sản xuất rau xà lách quy mô lớn. Vào cuối năm 1900, châu Á, Nam Mỹ, Úc và châu Phi đã trở thành những thị trường tiềm năng hơn. Các nước khác nhau có xu hướng ưa thích các loại rau xà lách khác nhau, với loại xà lách bắp cuộn phổ biến ở các nước Bắc Âu và Vương quốc Anh, loại xà lách lá dài ở Địa Trung Hải và xà lách cho thu hoạch thân tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc và Ai Cập. Vào cuối thế kỷ 20, nhu cầu về các loại rau xà lách này bắt đầu có sự thay đổi, giống xà lách bắp cuộn chiếm ưu thế ở Bắc Âu và Vương quốc Anh và phổ biến hơn ở Tây Âu. Sau những năm 1940, với sự phát triển của giống xà lách bắp cuộn, chúng dần dần chiếm tới 95% rau xà lách trồng và tiêu thụ ở Mỹ. Đến cuối thế kỷ này, nhu cầu về các loại xà lách khác bắt đầu phổ biến và cuối cùng chiếm hơn 30% các giống trong sản xuất (Daniel và William, 2012), loại xà lách cho thu hoạch thân vẫn chủ yếu được trồng và tiêu thụ ở Trung Quốc. (Simoons và Frederick , 1991). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 Bảng 2.2. 10 quốc gia sản xuất rau xà lách lớn nhất thế giới (2010-2012) 2010 STT Quốc gia 2011 2012 Diện Sản Diện Sản Diện Sản tích lượng tích lượng tích lượng (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn ha) tấn) ha) tấn) ha) tấn) 1 Trung Quốc 563,0 13004,9 570,0 13434,5 575,5 14000,0 2 Mỹ 106,2 4105,6 105,1 4070,8 106,7 3875,5 3 Ấn Độ 160,4 1005,9 167,4 1059,9 170,0 1075,0 4 Tây Ban Nha 34,3 809,4 32,6 868,4 32,5 870,2 5 Iran 13,3 424,2 16,7 550,8 17,0 570,0 6 Nhật Bản 20,9 537,9 20,8 542,4 21,0 543,0 7 Thổ Nhĩ Kỳ 17,9 419,3 18,0 424,3 17,8 419,1 8 Mexico 16,7 340,9 18,4 370,1 16,2 335,3 9 Ý 42,9 843,3 41,3 364,8 15,5 324,3 10 Đức 14,4 308,3 15,2 340,5 14,6 420,6 — Thế Giới 1122,8 23072,1 1138,2 23217,6 1116,2 24946,1 Nguồn: FAOSTAT, 2014 Từ bảng số liệu 2.2 chúng ta cũng nhận thấy diện tích trồng xà lách của quốc gia dẫn đầu Trung Quốc qua các năm đều tăng lên, năm 2010 là 563 nghìn ha, đến năm 2011 đã tăng thêm 7 nghìn ha, đạt 570 nghìn ha, đến năm 2012 tăng thêm 12,5 nghìn ha. Mỹ là quốc gia giữ ổn định về diện tích gieo trồng xà lách. Ấn Độ cũng gia tăng về diện tích trồng xà lách, từ 160,4 nghìn ha đã tăng thêm 7 nghìn ha năm 2011 và đến năm 2012 đã tăng thêm 9,6 nghìn ha nữa. Duy nhất có Ý là quốc gia tính đến năm 2012 diện tích trồng rau đã giảm đi 25,8 nghìn ha (so với năm 2011), chỉ còn có 15,5 nghìn ha năm 2012 (năm 2011 là 41,3 nghìn ha). Đến năm 2012, 75 % sản lượng xà lách được sản xuất ở Hoa Kỳ đến từ California, 25% còn lại đến từ Arizona (FAOSTAT, 2013) . Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất