Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mô hình hóa rủi ro lập lịch dự án sử dụng các ước lượng mức độ hoàn t...

Tài liệu Nghiên cứu mô hình hóa rủi ro lập lịch dự án sử dụng các ước lượng mức độ hoàn thành dự án

.PDF
76
38
95

Mô tả:

Tổng quan lập lịch dự án phần mềm và quản lý rủi ro trong lập lịch dự án; quản lý rủi ro trong dự án phần mềm; mô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật lập lịch PERT và mạng Bayes; xây dựng phương pháp mô hình hóa rủi ro trong lập lịch pert tích hợp đánh giá mức độ hoàn thành dự án phần mềm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghiên cứu mô hình hóa rủi ro lập lịch dự án sử dụng các ước lượng mức độ hoàn thành dự án ĐINH QUANG BẮC Ngành : Công nghệ thông tin Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng Viện: Công nghệ thông tin và Truyền thông HÀ NỘI, 10/2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghiên cứu mô hình hóa rủi ro lập lịch dự án sử dụng các ước lượng mức độ hoàn thành dự án ĐINH QUANG BẮC [email protected] Ngành : Công nghệ thông tin Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng Chữ ký của GVHD Viện: Công nghệ thông tin và Truyền thông HÀ NỘI, 10/2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên tác giả luận văn: Đinh Quang Bắc Đề tài luận văn: Nghiên cứu mô hình hóa rủi ro lập lịch dự án sử dụng các ước lượng mức độ hoàn thành dự án Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Mã số HV: CB160532 Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26 tháng 10 năm 2019 với các nội dung sau: 1. Luận văn cần xác định rõ ràng hơn nữa về động cơ, mục tiêu nghiên cứu để từ đó phát biểu được bài toán và nêu được ý nghĩa của phương pháp đề xuất  + Mô tả rõ hơn trong chương 1, mục 1.2 và 1.3 + Chưa có tóm tắt nội dung của các chương + Nội dung mô hình PERTBN trình bày thiếu dẫn dắt (chương 2, mục 2.4.1) + Phương pháp EVM đi thẳng giới thiệu các bước thực hiện mà chưa có mô tả tóm tắt ý tưởng, nội dung và phương pháp. (chương 2, mục 2.5.1) + Cần trình bày cô đọng với sự phân tích ưu nhược điểm của Pert, bayes và EVM, tích hợp EVM ( chương 3, mục 3.2, 3.4) + Cần làm rõ mục tiêu các vấn đề quan tâm trong Quản lý rủi ro trong lập lịch dự án vì nó khác quản lý dự án phần mềm (chương 2, mục 2.2) + Thêm nhược điểm của PERT (chương 2, mục 2.1.2) + Cần làm rõ bảng 2.2.2 đưa ra 22 rủi ro theo 5 nhóm thuộc rủi ro dự án phần mềm đâu là rủi ro lập lịch dự án 2. Khắc phục các sai sót về chính tả, logic trong trình bày: SĐH.QT9.BM11 Ban hành lần 1 ngày 11/11/2014 + Đã thực hiện hiệu chỉnh chú thích các bảng, đã đánh số các công thức trong luận văn + Đã hiệu chỉnh các lỗi Error ! Reference source not found, trích dẫn tới các tài liệu tham khảo trích dẫn + Đã bổ sung một số từ viết tắt vào bảng chữ viết tắt như BN + Đã chỉnh sửa Hình 3.11 thành tiếng Việt để trình bày rõ hơn + Chỉnh sửa các lỗi chính tả. 3. Làm rõ kết quả thử nghiệm Đã bổ sung phân tích kết quả thử nghiệm của 5 dự án (chương 4 mục 4.1) Ngày Giáo viên hướng dẫn tháng năm 2019 Tác giả luận văn PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng Đinh Quang Bắc CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TS. Nguyễn Thị Thu Trang SĐH.QT9.BM11 Ban hành lần 1 ngày 11/11/2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Viện Đào Tạo Sau Đại Học, Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông cùng các Giảng viên trường Đại Học Bách khoa Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng Người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến người thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu soát, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên cũng như các đồng nghiệp. Hà Nội, ngày….tháng….năm 2019 Học viên Đinh Quang Bắc MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài.. 2 1.3 Bố cục luận văn ............................................................................................... 2 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 4 2.1 Lập lịch dự án phần mềm và quản lý rủi ro trong lập lịch dự án .................... 4 Kỹ thuật định đường găng CPM .................................................. 4 Kỹ thuật xem xét và đánh giá chương trình - PERT .................... 6 Một số so sánh đánh giá giữa CPM và PERT ............................ 12 Các kỹ thuật mô phỏng............................................................... 12 2.2 Quản lý rủi ro trong dự án phần mềm ........................................................... 13 Một số mô hình quản lý rủi ro .................................................... 14 Các yếu tố rủi ro trong lập lịch dự án ......................................... 16 2.3 Định lý Bayes và mạng Bayes ....................................................................... 18 Định lý Bayes ............................................................................. 19 Mạng Bayes ................................................................................ 19 2.4 Mô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật lập lịch PERT và mạng Bayes ..... 21 Mô hình nút trong mạng PERTBN ............................................ 22 Mô hình cấu trúc của mạng PERTBN........................................ 23 2.5 Phương pháp quản trị giá trị thu được EVM ................................................. 24 Ý tưởng về tiếp cận sử dụng EVM............................................. 24 Các tham số chính ...................................................................... 25 Các độ đo hiệu suất .................................................................... 26 Các độ đo dự đoán ...................................................................... 26 Phân tích ưu nhược điểm của EVM ........................................... 26 2.6 Kết chương .................................................................................................... 27 i CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HOÁ RỦI RO TRONG LẬP LỊCH PERT TÍCH HỢP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN PHẦN MỀM ......................................................................... 28 3.1 Xây dựng mô hình rủi ro bằng mạng Bayes ..................................................28 3.2 Tích hợp mô hình mạng Bayes các rủi ro vào lập lịch PERT ........................30 3.3 Bài toán đánh giá mức độ hoàn thành dự án phần mềm ................................32 3.4 Tích hợp các chỉ số của phương pháp quản trị giá trị thu được .....................33 Giá trị dự kiến của đường kế hoạch cơ sở dự án (PV) ............... 33 Ba độ đo chính PV, EV, AC ...................................................... 34 Độ đo thời gian kế hoạch ES ..................................................... 36 Đo lường hiệu suất của một dự án ............................................. 37 Dự đoán chi phí hoàn thành ....................................................... 40 Dự đoán thời gian hoàn thành dự án .......................................... 42 3.5 Kết chương .....................................................................................................44 CHƯƠNG 4. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................... 46 4.1 Xây dựng phần mềm thử nghiệm ...................................................................46 4.2 Dữ liệu thử nghiệm.........................................................................................50 4.3 Kết quả thử nghiệm ........................................................................................56 4.4 Kết chương .....................................................................................................59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................. 60 5.1 Những kết quả đạt được: ................................................................................60 5.2 Những hạn chế, thiếu sót: ...............................................................................61 5.3 Hướng phát triển ............................................................................................61 ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cách biểu diễn các chỉ tiêu trên nút ........................................................ 8 Hình 2.2 Sơ đồ mạng dự án mở rộng trung tâm..................................................... 8 Hình 2.3 Mạng dự án ES và EF ............................................................................. 9 Hình 2.4 Mạng dự án với LS và LF ..................................................................... 10 Hình 2.5 Biểu diễn quan hệ trong mạng Bayes.................................................... 20 Hình 2.6 Mô hình mạng Bayes trong từng nút công việc .................................... 23 Hình 2.7 Mạng PERTBN trong mô hình chuỗi đơn ............................................ 23 Hình 2.8 Mạng PERTBN cho chuỗi tập trung ..................................................... 24 Hình 2.9 Mạng PERTBN cho chuỗi phân tán ...................................................... 24 Hình 2.10 Ba thành phần quan trọng của EVM ................................................... 25 Hình 3.1 Mô hình mạng Bayes các rủi ro tác động lên từng công việc ............... 30 Hình 3.2 Mô hình tích hợp mạng rủi ro vào lập lịch PERT ................................. 32 Hình 3.3 Ví dụ về một mạng lưới công việc của một dự án ................................ 33 Hình 3.4 Đường kế hoạch cơ sở sớm nhất của dự án tại ..................................... 33 Hình 3.5 Đường cong PV (S-curve)..................................................................... 34 Hình 3.6 Tiến độ thực hiện dự án thực tế ở thời điểm kết thúc 7 tuần ................ 34 Hình 3.7 Các đường cong S của PV, EV và AC .................................................. 35 Hình 3.8 Minh họa tính toán ES tại tuần thứ 7 của dự án .................................... 36 Hình 3.9 Tiến độ dự án ở tuần thứ 7 .................................................................... 38 Hình 3.10 Một ví dụ về đường kế hoạch cơ sở (phía trên) và tiến độ thực tế (phía dưới) bị chậm tiến độ 2 tuần ................................................................................ 39 Hình 3.11 So sánh giữa SPI và SPI(t) .................................................................. 40 Hình 3.12 dự đoán chi phí (EAC) và thời gian (EAC(t)) hoàn thành dự án ........ 44 Hình 4.1 Giao diện khi mở chương trình ............................................................. 49 Hình 4.2 Giao diện kết quả dự án ........................................................................ 49 Hình 4.3 Mạng PERTBN của toàn bộ dự án ........................................................ 50 Hình 4.4.Giao diện dự đoán thời điểm hoàn thành dự án ................................... 50 Hình 4.5 Biểu đồ kết quả dự án 1......................................................................... 56 Hình 4.6 Biểu đồ kết quả dự án 2......................................................................... 57 Hình 4.7 Biểu đồ kết quả dự án 3......................................................................... 57 Hình 4.8 Biểu đồ kết quả dự án 4......................................................................... 58 Hình 4.9 Biểu đồ kết quả dự án 5......................................................................... 59 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Danh mục các hoạt động ........................................................................ 7 Bảng 2.2 Lịch trình hoạt động của dự án mở rộng trung tâm.............................. 11 Bảng 2.3 Những rủi ro trong dự án phần mềm .................................................... 17 Bảng 2.4 Sự khác nhau giữa suy diễn tần số và suy diễn Bayes ......................... 18 Bảng 2.5 Tóm tắt các thuộc tính cho mô hình PERTBN ..................................... 22 Bảng 3.1 Mô hình mạng rủi ro bằng mạng Bayes ............................................... 28 Bảng 3.2 Ví dụ các tham số chính của dự án tại Hình 3.5 ................................... 34 Bảng 3.3 Ba tham số EVM chính và bốn độ đo hiệu suất ................................... 38 Bảng 3.4 Dữ liệu EVM cho ví dụ tại Hình 3.10 .................................................. 39 Bảng 3.5 Tổng quan về các dự đoán chi phí dựa trên EVM................................ 41 Bảng 3.6 Ví dụ tổng hợp các dự đoán chi phí dựa trên EVM ............................. 41 Bảng 3.7 Tổng quan về các phương pháp dự đoán thời gian EVM .................... 42 Bảng 3.8 Tổng quan về các dự đoán thời gian EVM theo ví dụ.......................... 44 Bảng 4.1 Mẫu dữ liệu đầu vào ............................................................................. 47 Bảng 4.2 Dữ liệu dự án 1 ..................................................................................... 51 Bảng 4.3 Dữ liệu dự án 2 ..................................................................................... 52 Bảng 4.4 Dữ liệu dự án 3 ..................................................................................... 53 Bảng 4.5 Dữ liệu dự án 4 ..................................................................................... 54 Bảng 4.6 Dữ liệu dự án 5 ..................................................................................... 54 Bảng 4.7 Kết quả dự đoán dự án 1....................................................................... 56 Bảng 4.8 Kết quả dự đoán dự án 2....................................................................... 57 Bảng 4.9 Kết quả dự đoán dự án 3....................................................................... 58 Bảng 4.11 Kết quả dự đoán dự án 4..................................................................... 58 Bảng 4.12 Kết quả dự đoán dự án 5..................................................................... 59 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh CPM Critical Path Method PERT Program and Evaluation Review Technique ES Earliest Start EF Earliest Finish LS Lastest Start LF Lastest Finish DAG Directed Acyclic Graph EVM Earned Value Management PMI Project Management Institute OBS Object Breakdown Structure BCWS Budget Cost for Work Schedule ACWP Actual Cost of Work Performed BAC Budget At Complete PV Planned Value EV Earned Value AC Actual Cost ES Earned Schedule SV Schedule Variance SPI Schedule Performance Index CV Cost Variance CPI Cost Performance Index SCI Schedule Cost Index CI Composite Index PD Planned Duration v PCWR Planned Cost of Work Remaining PDWR Planned Duration of Work Remaining PF BN Performance Factor Bayesian network (mạng Bayes) vi BẢNG CHỈ DẪN CÁC CÔNG THỨC PT 2.1 ..................................................................................................................... 7 PT 2.2 ..................................................................................................................... 7 PT 2.3 ................................................................................................................... 19 PT 2.4 ................................................................................................................... 19 PT 3.1 ................................................................................................................... 31 PT 3.2 ................................................................................................................... 31 PT 3.3 ................................................................................................................... 31 PT 3.4 ................................................................................................................... 31 PT 3.5 ................................................................................................................... 36 PT 3.6 ................................................................................................................... 37 PT 3.7 ................................................................................................................... 37 PT 3.8 ................................................................................................................... 37 PT 3.9 ................................................................................................................... 39 PT 3.10 ................................................................................................................. 39 PT 3.11 ................................................................................................................. 40 PT 3.12 ................................................................................................................. 41 PT 3.13 ................................................................................................................. 42 PT 3.14 ................................................................................................................. 43 PT 3.15 ................................................................................................................. 43 vii viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương này, Luận văn đưa ra được vấn đề quan trọng, cấp thiết của việc nghiên cứu, Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài. 1.1 Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, một trong những ngành nghề quan trọng nhất, làm nền tảng cho các ngành nghề khác chính là công nghiệp phần mềm. Do đó sự phức tạp của các phần mềm chức năng cũng tăng mạnh theo yêu cầu thực tế. Vì vậy, cần phải đề cao quản lý phát triển dự án phần mềm. Quản lý dự án phần mềm bao gồm các công việc: Khởi tạo dự án, Lập kế hoạch dự án, Triển khai, Giám sát và kiểm soát, Kết thúc dự án. Trong đó, lập kế hoạch dự án chính là công việc đầu tiên mà người quản lý dự án phần mềm cần thực hiện. Dự án phần mềm có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào thành công của Lập lịch dự án. Trước đây, do những kiến thức quản lý dự án còn chưa được phổ biến, việc lập lịch dự án chưa được coi trọng. Tuy nhiên, với những kiến thức về quản lý dự án hiện nay, việc lập lịch dự án được xem là công việc quan trọng bậc nhất trong quản lý dự án nói chung và quản lý dự án phần mềm nói riêng. Lập lịch dự án tốt đồng nghĩa với việc dự án được phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, sự chậm trễ trong công việc được giảm tới mức thấp nhất và quan trọng nhất là đem đến thành công cho dự án. Muốn làm được điều đó thì một trong những công việc đòi hỏi người quản lí phải làm tốt đó là dự đoán và kiểm soát được các rủi ro tiềm ẩn trong dự án. Dự đoán và kiểm soát được rủi ro từ bước lập lịch dự án giúp cho người quản lí có cái nhìn thực tế hơn về lịch trình dự án, đánh giá, kiểm soát được các rủi ro và có sự phân bổ nguồn lực, thời gian hợp lí đối với các công việc trong dự án. Điều cần thiết ở đây là cần có một phương pháp hỗ trợ người quản lý dự án phần mềm trong việc Lập lịch dự án, giúp họ có một cái nhìn chính xác về yếu tố rủi ro ảnh hưởng trực tiếp tới các công việc của dự án từ đó có sự phân bổ tài nguyên hợp lí hơn trong lập lịch. Hiện nay, có khoảng nửa triệu người quản lý dự án thực hiện khoảng một triệu dự án phần mềm mỗi năm. Tuy nhiên, một phân tích cho thấy khoảng một phần ba các dự án có chi phí và thời gian hoàn thành vượt hơn 125% so với kế hoạch. Một trong những lý do quan trọng nhất mà các dự án không hoàn thành như kỳ vọng là do quản lý dự án không phù hợp. Để thoát khỏi tình trạng này người quản lý dự án phải biết cách quản lý dự án cho thật hiệu quả mà một trong số đó chính là việc áp dụng các công cụ để dự đoán chi phí và thời gian hoàn thành dự án tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện dự án. 1 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài Mục tiêu: Luận văn được thực hiện nhằm nâng cao kết quả dự đoán mức độ hoàn thành dự án phần mềm qua việc xây dựng mô hình hóa quản lý các rủi ro trong lập lịch PERT và tích hợp các chỉ số của phương pháp quản trị giá trị thu được EVM. Từ các kết quả trên chúng sẽ được áp dụng vào thực tế để người quản trị dự án dự đoán được các rủi ro, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng công việc, đồng thời giúp người quản trị dự án biết cách quản lý dự án cho thật hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực và các chi phí quản lý đáp ứng khả năng nâng cao chất lượng dự đoán mức độ hoàn thành các dự án phần mềm. Nhiệm vụ luận văn: - Tìm hiểu tổng quan về lập lịch dự án phần mềm, kỹ thuật CPM và PERT - Tìm hiểu về mô hình quản trị rủi ro sử dụng mạng Bayes. - Tìm hiểu phương pháp ước lượng hoàn thành dự án sử dụng EVM - Xây dựng phương pháp mô hình hóa rủi ro trong lập lịch dự án sử dụng PERT tích hợp phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành dự án phần mềm - Chạy thử nghiệm với 5 bộ dữ liệu thực tế và đánh giá. Đối tượng: Luận văn tìm hiểu về hệ thống quản lý và phân tích các phương pháp lập lịch dự án, các rủi ro và mạng Bayes. Trong đó, luận văn tập trung vào nghiên cứu phương pháp lập lịch PERT, bộ 19 rủi ro và quản lý theo mạng Bayes và các chỉ số quản trị giá trị thu được EVM, dự đoán tại thời điểm hoàn thành của một dự án phần mềm. Phạm vi: Quản trị dự án phần mềm. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một cách tổng quan về các dự án đã được triển khai. Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp lập lịch như CPM, PERT. Nghiên cứu về mạng Bayes để xây dựng mô hình quản lý rủi ro theo mạng Bayes và kết hợp với các ước lượng mức độ hoàn thành dự án. Bộ dữ liệu dùng để đánh giá được lấy từ các dự án thực tế đã được triển khai. 1.3 Bố cục luận văn Chương I: Giới thiệu đề tài Luận văn đưa ra được vấn đề quan trọng, cấp thiết của việc nghiên cứu, Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương II: cơ sở lý thuyết 2 Tìm hiểu chi tiết, so sánh các phương pháp lập lịch dự án đưa ra lựa chọn phương pháp nghiên cứu hô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật lập lịch PERT và mạng Bayes. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu kết hợp mô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật PERT và phương pháp quản trị giá trị thu được EVM. Tìm hiểu và nghiên cứu quản lý rủi ro trong lập lịch dự án: Có cái nhìn tổng quan về mạng Bayes, mô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật lập lịch PERT và bayes, phương pháp quản trị giá trị thu được EVM. Chương III: Xây dựng phương pháp quản trị rủi ro trong lập lịch PERT tích hợp đánh giá mức độ hoàn thành của dự án phần mềm Từ cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương II, luận văn xây dựng phương pháp quản trị rủi ro bằng mạng Bayes, tích hợp mô hình rủi ro vào lập lịch Pert. Đánh giá mức độ hoàn thành dự án phần mềm dựa trên các chỉ số quản trị giá trị thu được EVM. Chương IV: Xây dựng công cụ và thử nghiệm Tiến hành xây dựng công cụ từ phương pháp đã trình bày ở chương 2, Chương 3, luận văn tập trung vào việc mô tả thiết kế của công cụ và đặc biệt là chạy thử nghiệm, đánh giá hiệu quả mà công cụ mang lại Chương V: Kết luận và hướng phát triển Trong chương này luận văn sẽ tóm tắt các kết quả đã đạt được, các đóng góp và các khó khăn trong quá trình làm luận văn, cũng như hướng phát triển tiếp theo cho đề tài luận văn 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tìm hiểu chi tiết, so sánh các phương pháp lập lịch dự án đưa ra lựa chọn phương pháp nghiên cứu hô hình quản lý dự án dựa trên kỹ thuật lập lịch PERT và mạng Bayes. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, phương pháp quản trị giá trị thu được EVM. 2.1 Lập lịch dự án phần mềm và quản lý rủi ro trong lập lịch dự án Lập lịch dự án nói một cách đơn giản là tách phần việc tổng thể thành các hoạt động và đánh giá thời gian cần thiết để hoàn thành các hoạt động đó, và người quản trị dự án cũng phải ước lượng được các nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động. Để quản lý được lịch biểu dự án thì người quản lý dự án cần nắm được trình tự logic của từng nhiệm vụ và ngày tháng bắt đầu kết thúc cho từng nhiệm vụ. Lịch biểu giúp cho ta suy ra ngày tháng. Quản lý rủi ro dự án bao gồm việc xác định, giám sát, kiểm soát và đo lường. Rủi ro dự án này tập trung vào một thành phần đặc biệt quan trọng của quản lý rủi ro, cụ thể là các khía cạnh định lượng. Các tiêu chí đánh giá sự thành công hay thất bại của một dự án là: chi phí, thời gian và chất lượng. Trong thực tế là do hạn chế về dự án, những đánh đổi cần phải được thực hiện mà thường dẫn đến chỉ có hai trong ba tiêu chí được đáp ứng. Tuy nhiên, thực tế là do hạn chế về dự án, những đánh đổi cần phải được thực hiện mà thường dẫn đến chỉ có hai trong ba tiêu chí được đáp ứng. - Điều cần thiết là một cách tiếp cận mới để đánh giá rủi ro định lượng đáp ứng các yêu cầu sau: - Có khả năng mô hình hóa và đo lường giữa thời gian, chi phí và chất lượng, trong đó có một cách để có thể trả lời những câu hỏi như đề cập trước đây - Có khả năng để tính toán một số rủi ro tổng thể cho dự án đó. 
 - Năng động, tức là có thể đưa vào thông tin mới để sửa đổi nó dự báo 
và đánh giá cho điểm rủi ro tổng thể. 
 - Có khả năng nắm bắt được khái niệm về nhân quả như khả năng tránh rủi ro bằng cách sử dụng điều khiển và mitigants. Lý tưởng nhất có thể nắm bắt cơ hội cũng như rủi ro từ đó sẽ có tác động vào sự thành công chung của dự án. 
 - Có khả năng định lượng. - Các phương pháp có thể được sử dụng cả bởi những người dùng 
không có kiến thức toán học / thống kê. 
 Sau đây là 1 số kĩ thuật lập lịch phổ biến. Kỹ thuật định đường găng CPM Phương pháp CPM (hay còn gọi là đường Găng / đường tới hạn) là một phương pháp lập kế hoạch theo sơ đồ mạng. CPM ra đời năm 1957 và được áp dụng lần đầu tiên cho các dự án bảo trì nhà máy của Công ty DuPont . Phương pháp này tập trung chính vào mối quan hệ giữa chi phí và thời gian. 4 CPM xác định con đường dài nhất trong mạng được gọi là con đường găng bằng cách tính toán hoạt động các thông số thời gian. Bất kỳ sự chậm trễ trong một hoạt động trên đường găng sẽ làm chậm toàn bộ dự án. Các đường hoạt động mà không phải là đường găng có thể bị chậm trễ nếu người quản lý đã lên kế hoạch linh hoạt, mà không nhất thiết phải trì hoãn dự án. CPM mô hình hóa các hoạt động và sự phụ thuộc của chúng. Do đó, một hoạt động không thể bắt đầu cho đến khi những hoạt động liên quan trước nó kết thúc. Những hoạt động này cần phải được hoàn thành trong một chuỗi, với mỗi giai đoạn được hoàn thành trước khi giai đoạn tiếp theo có thể bắt đầu. Phương pháp Đường găng hay phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo sơ đồ mạng về bản chất là phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo các công việc trọn gói (Work package) hay chính là tổ chức theo dự án (có thể là đơn lẻ hay duy nhất). Trong gói công việc trọn gói, các công việc vẫn được phân theo chuyên môn, nhưng đơn lẻ và có thể là duy nhất không thể hợp thành dây chuyền, do những lao động chuyên nghiệp tương ứng làm. Tuy nhiên, các công việc chuyên môn trong gói công việc được thực hiện với một biên chế lao động không cố định, có thể thay đổi biên chế lao động từ đó thời lượng thực hiện các công việc chuyên môn này cũng thay đổi theo. Phương pháp Đường găng không chú trọng tới tính định biên của các tổ đội chuyên nghiệp, mà chú trọng tới tính găng (tức là tính căng thẳng, khẩn trương của các công việc chuyên môn khác nhau trong gói công việc dự án). Phương pháp Đường găng được áp dụng cho mọi loại dự án (là những nỗ lực thực hiện công việc một cách hữu hạn theo một dạng đơn đặt hàng nào đó (ví dụ như: hợp đồng,...), chứ không phải là sản xuất hàng hóa hàng loạt theo kiểu công nghiệp), bao gồm cả dự án xây dựng. Khác với 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc là: phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp (Line of Balance-LoB) và phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền, trong Phương pháp Đường găng tức là phương pháp tổ chức thực hiện công việc trọn gói, cả thời lượng thực hiện của các công tác lẫn các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công tác có thể được thay đổi linh hoạt. Thời lượng thực hiện của các công tác trên mỗi phân đoạn có thể thay đổi, khi thay đổi (thêm bớt) biên chế tổ đội lao động chuyên nghiêp. Phương pháp Đường găng cho phép một loại công tác chuyên môn được thực hiện với khối lượng công tác như nhau trên 2 phân đoạn công việc khoán gọn (trọn gói), có thể được thực hiện với số lượng biên chế lao động chuyên nghiệp khác nhau, và do đó thời lượng thực hiện công tác chuyên môn đó trên mỗi phân đoạn là khác nhau. Điều này là không thể ở phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, và đặc biệt là không thể có ở phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền. Trong phương pháp Đường găng, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công tác chỉ bị ghim cố định trên trục thời gian, khi mà công tác đó là những công tác găng (chúng nằm trên đường găng), còn nếu chúng không nằm trên 5 đường găng thì thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng có thể thay đổi trôi nổi trong khoảng thời gian dự trữ toàn phần. Nhưng ngay cả các công tác găng cũng có thể thay đổi thành các công tác không găng và ngược lại công tác không găng có thể thành công tác găng, đồng thời với việc thay đổi đường găng, nếu như ta thay đổi thời lượng thực hiện công tác của các công tác găng này (thay đổi bằng cách tăng giảm biên chế tổ đội chuyên nghiệp). Do vậy, thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công việc găng cũng chỉ là cố định một cách tương đối trong phương pháp Đường găng. Phân tích ưu nhược điểm của kỹ thuật CPM Ưu điểm: - CPM được phát triển chủ yếu cho các dự án công nghiệp với thời gian các hoạt động đã biết một cách chắc chắn. CPM cho phép việc chọn lựa giảm thời gian hoạt động bằng cách bổ sung nguồn nhân lực và tài nguyên, với chi phí gia tăng. - Đặc điểm nổi bật của CPM là việc thoả hiệp thời gian và chi phí cho nhiều hoạt động dự án khác nhau. Nhược điểm: - Sơ đồ CPM được xây dựng chủ yếu dựa trên các giả định (đôi khi các giả định này sẽ không xảy ra trong thực tế) - Dự án được xác định theo một trình tự công việc nhất định, xác định được và biết trước mối quan hệ giữa các công việc độc lập. Điều này không phải lúc nào cũng đúng trong thực tế, đặc biệt trong môi trường kinh tế đầy biến động, hơn nữa điều này cũng khó xảy ra với những dự án mà thời gian thực hiện kéo dài. Kỹ thuật xem xét và đánh giá chương trình - PERT Kỹ thuật xem xét và đánh giá dự án PERT cũng là một phương pháp nằm trong nhóm hoạch định đường tới hạn. PERT được áp dụng chính thức vào năm 1958 trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống khí giới của Hải quân Mỹ. Sau đó áp dụng rộng rãi cho các công ty xây dựng và các loại hình công ty khác. Sơ đồ mạng là sơ đồ bao gồm toàn bộ khối lượng các công việc của một dự án, nó xác định một cách logic trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa các công tác sản xuất, ấn định thời gian thực hiện của các công tác và tối ưu hoá kế hoạch đề ra. Trong quá trình quản lý và thực hiện dự án, ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Phương pháp xem xét và đánh giá dự án PERT, phương pháp này sử dụng mô hình xác suất, theo đó thời gian hoàn thành công việc được cho dưới dạng hàm phân phối xác suất. PERT và CPM giống nhau về phương pháp cơ bản, nhưng chúng khác nhau về ước tính thời gian của các công tác. Đối với mỗi công tác trong phương pháp PERT, ba thời gian ước tính được kết hợp với nhau để xác định thời gian hoàn thành công tác mong đợi và phương sai của nó. Do đó, điểm khác biệt của PERT 6 là khả năng xử lý rủi ro trong thời gian thực hiện một hoạt động. Thay vì có một đánh giá đơn cho mỗi hoạt động rời rạc như CPM, PERT sử dụng phân bố xác suất Beta. Ba phép ước lượng (thời gian lạc quan, thời gian dễ xảy ra và thời gian bi quan) được sử dụng để tính thời gian mong đợi và độ lệch chuẩn của hoạt động : Công thức ước lượng thời gian trung bình PERT : - Thời gian mong đợi: 𝑡𝑙ạ𝑐 𝑞𝑢𝑎𝑛 + 4𝑡𝑑ễ 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎 + 𝑡𝑏𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑛 ( 2.1) 𝑡𝑚𝑜𝑛𝑔 đợ𝑖 = 6 - Độ lệch chuẩn: 𝜎= 𝑡𝑏𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑛 – 𝑡𝑙ạ𝑐 𝑞𝑢𝑎𝑛 (2.2) 6 Sự thay đổi của thời gian hoàn thành dự án sẽ là tổng sự thay đổi thời gian của các hoạt động trong đường găng. Qua đó xác suất để một dự án có thể hoàn thành trong một thời gian nào đó là có thể tính được. Các bước vẽ sơ đồ PERT Qui trình quản lý theo phương pháp PERT được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định các hoạt động của dự án và dự kiến thời gian hoàn thành cho mỗi hoạt động. Nhận biết các hoạt động, xác định mối quan hệ liên kết giữa chúng và dự kiến thời gian hoàn thành mỗi hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp điều hành PERT. Sau đó, phải xác định các hoạt động ngay trước, tức là những hoạt động phải được hoàn thành để bắt đầu các hoạt động khác. Đối với dự án mở rộng trung tâm, gồm các hoạt động, trình tự và thời gian hoàn thành của từng hoạt động như trên Bảng 2.1 Danh mục các hoạt động Chú ý: Để thuận tiện cho việc trình bày trên mạng dự án, mỗi hoạt động cần ký hiệu đơn giản: A, B,C... hay được đánh số: 1,2,3... Bước 2: Thiết lập mạng dự án nhằm mô tả các hoạt động và các hoạt động ngay trước của các hoạt động như đã nêu trong bước 1. Ví dụ: Danh mục các hoạt động của dự án mở rộng Trung tâm X Bảng 2.1 Danh mục các hoạt động Hoạt động Mô tả hoạt động Hoạt động ngay trước Thời gian A Chuẩn bị bản vẽ thiết kế - 5 B Xác định người thuê tiềm năng - 6 C Làm tờ quảng cáo cho người thuê A 4 D Lựa chọn nhà thầu A 3 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan