Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lục vân tiên truyện bản quốc ngữ cổ nhất do trương vĩnh ký phiên âm...

Tài liệu Nghiên cứu lục vân tiên truyện bản quốc ngữ cổ nhất do trương vĩnh ký phiên âm

.PDF
71
1
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN ĐÀO THỊ SEN NGHIÊN CỨU LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN - BẢN QUỐC NGỮ CỔ NHẤT DO TRƯƠNG VĨNH KÝ PHIÊN ÂM Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: ThS. TẠ ĐỨC TÚ Cần Thơ, năm 2011 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BẢN QUỐC NGỮ LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ 1.1. Nguyễn Đình Chiểu – tác giả truyện thơ Nôm 1.1.1. Cuộc đời 1.1.2 Sự nghiệp thơ văn 1.2. Trương Vĩnh Ký – tác giả bản phiên âm Quốc ngữ 1.2.1. Cuộc đời 1.2.2. Sự nghiệp văn học 1.3. Bản Quốc ngữ Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký 1.3.1. Giới thuyết bản Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm Lục Vân Tiên truyện 1.3.3. Một số nét nghệ thuật đặc sắc 1.3.4. Mục đích xuất bản Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký 1.3.5. Ưu điểm bản Trương Vĩnh Ký so với bản khác CHƯƠNG 2: CHỮ QUỐC NGỮ VÀ MỘT SỐ BẢN QUỐC NGỮ LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN KHÁC 2.1. Chữ Quốc ngữ 2.1.1. Bối cảnh thúc đẩy việc hình thành chữ Quốc ngữ 2 2.1.2. Trương Vĩnh Ký với vai trò truyền bá chữ Quốc ngữ 2.2. Một số bản Quốc ngữ Lục Vân Tiên truyện khác 2.2.1. Bản Jan nô 2.2.2. Bản Aben đê Misen CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT BẢN QUỐC NGỮ LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ 3.1. Chữ Quốc ngữ trong Lục Vân Tiên truyện 3.1.1. Vần Quốc ngữ 3.1.2. Âm đọc Hán Việt 3.2. Sự khác biệt của bản Trương Vĩnh Ký với bản Văn Minh 3.2.1. Giới thuyết bản Văn Minh 3.2.2. Dị đồng giữa bản Trương Vĩnh Ký với bản Văn Minh 3.2.3. Khác nhau về số lượng câu thơ giữa bản Trương Vĩnh Ký và bản Văn Minh PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT 3 NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………… 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là một người đa tài: dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn… mà trong lĩnh vực nào Nguyễn Đình Chiểu cũng có kiến thức sâu rộng. Khi đề cập đến lĩnh vực sáng tác văn chương của Đồ Chiểu chúng ta không thể không nhắc đến những tác phẩm từ lâu đã đi vào lòng người như: Lục Vân Tiên truyện, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc… mỗi tác phẩm đều có những nét đặc sắc riêng. Lục Vân Tiên truyện là một trong những tác phẩm xuất sắc đã đi vào lòng người ngay từ những ngày đầu sáng tác. Lục Vân Tiên truyện được những học trò, người thân trong gia đình của Đồ Chiểu ghi chép lại bởi khi sáng tác Lục Vân Tiên truyện Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù. Nói về hoàn cảnh lúc bấy giờ chúng ta có thể nhận thấy rằng thành phần xã hội có thể đọc và hiểu được văn bản chữ Nôm nói chung là không nhiều. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của chữ Quốc ngữ lúc bấy giờ, cộng với nhu cầu muốn hiểu biết ngày càng nhiều của người đương thời và nhu cầu truyền bá chữ Quốc ngữ trong quần chúng ngày càng cấp bách. Vì những lẽ đó việc phiên âm văn thư đặc biệt là những tác phẩm văn chương sang chữ Quốc ngữ là điều không tránh khỏi. Lục Vân Tiên truyện là một tác phẩm có sức ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân lúc bấy giờ và việc phiên âm tác phẩm sang chữ Quốc ngữ là một việc làm rất cần thiết. Truyện thơ Lục Vân Tiên đã được đông đảo học giả đương thời chú ý đưa vào dịch thuật. Trong quá trình phiên âm không biết vì lý do gì mà văn bản phiên âm của các dịch giả đã có sự cải biên ít nhiều, kết quả tạo ra những văn bản chưa thật sự thống nhất nhau. Do đó đối với Lục Vân Tiên truyện để có thể xác định được chính xác đâu là bản phiên âm gần với tinh thần của nguyên tác nhất, đâu là bản phiên âm Quốc ngữ cổ nhất quả là không đơn giản. Đây là một trong những lý do thôi thúc người viết tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Lục Vân Tiên truyện – bản Quốc ngữ cổ nhất do Trương Vĩnh Ký phiên âm”. Bên cạnh đó người viết còn nhận thấy rằng khi nghiên cứu đề tài thì người viết sẽ có được hiểu biết và cách nhìn đúng đắn hơn về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông, được biết nhiều thêm về học giả lỗi lạc Trương Vĩnh Ký cũng như được tiếp cận thêm 5 nhiều tài liệu có giá trị khác. Chính vì những lý do chủ quan và khách quan như đã nêu giúp người viết mạnh dạn chọn đề tài trên. 2. Lịch sử vấn đề Lục Vân Tiên truyện là tác phẩm có giá trị rất lớn, số người nghiên cứu về tác phẩm này khá đông đảo, trong đó có một số tài liệu nghiên cứu về bản Quốc ngữ Lục Vân Tiên truyện. Chúng tôi xin nêu ra một số công trình nghiên cứu về văn bản Quốc ngữ Lục Vân Tiên truyện mà chúng tôi thu thập được. 1. Trong quyển Lục Vân Tiên bản Nôm và bản Quốc ngữ cổ nhất do Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và chú thích, tác giả đã góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về Lục Vân Tiên truyện. Chẳng hạn như khi nói về xuất xứ của tác phẩm chúng ta không chỉ biết tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm mà tác phẩm còn được học trò và người nhà của Đồ Chiểu ghi chép lại và lưu truyền trong nhân gian. Sau một thời gian những đoạn truyền đi được chấp nối lại thành một văn bản tương đối hoàn chỉnh. Do đó để có thể xác định được đâu là bản cổ nhất, gần với nguyên tác nhất quả là một việc làm khó khăn. Với tinh thần của một học giả “ nặng tình với sách vở cha ông” [6; 25] cụ Nguyễn Quảng Tuân đã sưu tầm được những văn bản cổ nhất cho đến nay trong các bản sách đã in có hai bản cổ nhất. Bản đầu tiên là “Một bản Nôm dài 2174 câu của Duy Minh Thị đính chính khắc in ở Quảng Đông - Trung Quốc do bảo hoa các tàng bản và do Quảng Thạnh Nam phát thụ. Sách không đề năm khắc in nhưng được giới nghiên cứu cho là cổ nhất”[7; 25]. Bản thứ hai được cho là bản Quốc ngữ cổ nhất “Một bản Quốc ngữ dài 2076 câu do Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên đã sưu tập, phiên âm, chỉnh lý và cho xuất bản năm 1889 tại Sài Gòn nhà in Aug Bock” [7; 25]. Theo các nhà nghiên cứu thì bản Quốc ngữ do Trương Vĩnh Ký phiên âm đáng được coi là bản có giá trị rất cao, một bản quý hiếm do L.M.Nguyễn Hữu Triết còn giữ được. Nguyễn Quảng Tuân không chỉ cho in đầy đủ bản của Duy Minh Thị và bản của Trương Vĩnh Ký, bản Trương Vĩnh Ký còn có chú thích rõ ràng giúp người đọc hiểu đúng vấn đề hơn. Song đó Nguyễn Quảng Tuân còn khảo dị bản Duy Minh Thị và bản Trương Vĩnh Ký tìm ra điểm dị đồng giữa hai bản này. Với công trình nghiên cứu này Nguyễn Quảng Tuân đã góp phần khẳng định bản Quốc ngữ do Trương Vĩnh Ký phiên âm không chỉ là bản có giá trị cao mà đây còn là bản Quốc ngữ cổ nhất còn đầy đủ cho đến ngày nay. 6 2. Trong quyển Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1 đã đóng góp quan trọng trong phần lịch sử văn bản và xử lý văn bản nhằm làm rõ lai lịch của Lục Vân Tiên truyện nói chung và bản Trương Vĩnh Ký nói riêng. Dựa vào cứ liệu đó chúng tôi có cơ sở xác đáng hơn khi triển khai những luận điểm được đặt ra trong đề tài. Ở phần này các tác giả còn đề cập đến vấn đề “dị đồng giữa bản tiêu biểu các bản trong Nam – bản Trương Vĩnh Ký với bản tiêu biểu các bản ngoài Bắc – bản Văn Minh” [5; 88]. Có thể nói giữa hai bản này có nhiều câu, đoạn mang những xu hướng khác nhau: một bản đi theo xu hướng ghi chép trung thành văn bản của truyện kể mang đậm tiếng nói dân gian của vùng Nam kỳ lục tỉnh và bản còn lại theo xu hướng phổ thông hóa có sự cách điệu trong ngôn ngữ làm lu mờ dần tính địa phương vốn có của tác phẩm. Trong phần xử lý văn bản các tác giả còn khẳng định vai trò quan trọng của bản Trương Vĩnh Ký là bản quan trọng nhất miền Nam lúc bấy giờ. 3. Trong quyển Lục Vân Tiên truyện do Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích góp phần quan trọng vào việc làm rõ lịch sử văn bản “Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm lớn trong nền văn học dân tộc được phổ biến sâu rộng trong nhân dân cũng là tác phẩm có một lịch sử sáng tác và phổ biến khá độc đáo và phức tạp: một tác phẩm, một cốt truyện của một tác giả mà có hai dạng văn bản tiêu biểu cho hai miền Nam - Bắc” [8; 7]. Các nhà nghiên cứu chia lịch sử hình thành văn bản Lục Vân Tiên truyện ra thành hai giai đoạn khá rõ: những bản Lục Vân Tiên quan trọng xuất bản khi tác giả còn sống và những bản Lục Vân Tiên truyện quan trọng xuất bản khi tác giả đã mất. Bên cạnh đó còn có sự phân chia giữa các bản trong Nam và các bản ngoài Bắc. Trong quyển này các nhà nghiên cứu có thêm phần khảo dị “dị đồng giữa bản tiêu biểu các bản trong Nam – bản Trương Vĩnh Ký với bản ngoài Bắc – bản Văn Minh” [8; 104], phần này cũng làm rõ sự khác biệt trong xu hướng của hai văn bản. Nếu như bản Trương Vĩnh Ký trung thành ghi chép theo lối truyện kể mang đậm sắc thái Nam bộ thì bản Văn Minh có xu hướng cách điệu hóa ngôn ngữ. Trong quyển Lục Vân Tiên truyện các tác giả còn đưa vào bản Lục Vân Tiên truyện của nhà in Văn Minh năm 1924. Đây là bản quan trọng và là bản tiêu biểu cho các bản ngoài Bắc. Với công trình nghiên cứu này độc giả nhận thấy được sự dị đồng và nét đặc trưng riêng của văn bản ở hai miền của đất nước. Sau khi khảo sát một số công trình nghiên cứu trên chúng tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu của chúng tôi tương đối gần với công trình Lục Vân Tiên bản Nôm và bản 7 Quốc ngữ cổ nhất. Tuy nhiên do ý thức được sự sáng tạo trong nghiên cứu đề tài văn học, chúng tôi đã cố gắng thoát li phần nào ảnh hưởng trong công trình nghiên cứu của cụ Nguyễn Quảng Tuân. Bên cạnh đó chúng tôi cố công đi sâu vào tìm hiểu phần vần Quốc ngữ, âm đọc Hán Việt và khảo dị văn bản Lục Vân Tiên truyện nhằm tìm ra điểm mới lạ hơn trong bài viết của mình. 3. Mục đích yêu cầu Lục Vân Tiên truyện vốn là truyện Nôm có tính giá trị rất lớn, có tính giáo dục cao dạy người ta sống có trước có sau, sống có tình có nghĩa xa rời những thói hư tật xấu ứng với câu tục ngữ ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão. Lục Vân Tiên truyện vốn có rất nhiều bản Quốc ngữ, cho nên để có thể chọn được bản nào thể hiện gần như đầy đủ tinh thần của nguyên tác, mang đậm sắc thái Nam bộ là một công việc đòi hỏi phải có sự chuyên tâm. Cho nên với đề tài này chúng tôi rất mong được góp một phần nhỏ vào việc làm rõ và hiểu một cách đúng đắn hơn về Lục Vân Tiên truyện của Nguyễn Đình Chiểu do Trương Vĩnh Ký phiên âm. Từ đó chúng tôi nhận thấy ở Lục Vân Tiên truyện mỗi bản phiên âm Quốc ngữ đều có những cái hay riêng. Với tinh thần đón nhận những ưu điểm và nhận ra những khuyết điểm của các bản phiên âm, chúng tôi muốn hướng đến một bản Quốc ngữ hoàn chỉnh hơn. Bởi đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học Nam Bộ nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Đây là đề tài nghiên cứu văn bản Quốc ngữ nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung chủ yếu ở những văn bản Quốc ngữ, trong đó chúng tôi tập trung vào hai bản Quốc ngữ tiêu biểu: bản Trương Vĩnh Ký và bản Văn Minh. Khi thật sự cần thiết chúng tôi còn tham khảo thêm một số bản Quốc ngữ khác và bản phiên âm một số bản Nôm khác. Bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo thêm một số bài viết có liên quan đến Lục Vân Tiên truyện để có thể triển khai những luận điểm đặt ra trong đề tài một cách sâu sắc hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Bước đầu chúng tôi tiến hành thu thập, chọn lọc những tài liệu có liên quan đến đề tài. Tiếp theo chúng tôi tiến hành khảo sát một số bản quốc ngữ Lục Vân Tiên 8 truyện mà chúng tôi thu thập được, trong đó quan trọng nhất là bản Trương Vĩnh Ký kế đó là bản Văn Minh. Đây là công tác thuần về văn bản. Xử lí văn bản Quốc ngữ nên chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp văn bản học, có kết hợp ngữ văn học để phân tích, so sánh, chứng minh, đánh giá nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong đề tài. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TRƯƠNG VĨNH KÝ VÀ BẢN QUỐC NGỮ LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ 1.1. Nguyễn Đình Chiểu – tác giả truyện thơ Nôm 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình tỉnh Gia Định. Tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Xuất thân trong gia đình phong kiến lớp dưới. Cha là Nguyễn Đình Huy quê gốc ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là bà Trương Thị Thiệt người Gia Định, bà là vợ thứ của Nguyễn Đình Huy. Bà Trương Thị Thiệt sinh được bảy người con, Nguyễn Đình Chiểu là con đầu lòng. Năm 1833 Lê Văn Khôi nổi lên chiếm thành Phan An và cả lục tỉnh Nam kỳ. Nguyễn Đình Huy chạy ra Huế, bị cách chức. Sau đó ông trở vào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu ra Huế gửi ở nhà một người bạn cũng vừa bị cách chức. Nguyễn Đình Chiểu học ở đây 8 năm, đến năm 1840 Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam tiếp tục học đến năm 1843 thi đỗ Tú tài trường Gia Định. Năm 1846 Nguyễn Đình Chiểu ra Huế chờ khoa thi Hương năm kỷ Dậu (1849), sắp thi thì nhận được tin mẹ mất. Ông vội vàng bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Trên đường về Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng, đường sá xa xôi, tiết trời nóng bức, bệnh ông ngày một nặng thêm, lại thương khóc mẹ quá nhiều, chẳng may Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Đường công danh coi như chấm hết từ đây, gia đình phú hộ đã hứa gã con gái cho Nguyễn Đình Chiểu lại bội hôn. Sau khi mãn tang mẹ, ông mở trường dạy học cũng từ đây người ta bắt đầu gọi ông là Đồ Chiểu. Ngoài dạy học ông còn nghiên cứu thêm về y học và bốc thuốc chữa bệnh. Cảm kích tài năng và nghị lực phi thường của Nguyễn Đình Chiểu, trong số học trò của Đồ Chiểu có người tên là Lê Tăng Quýnh đã bàn với cha mẹ đem gã cô em gái của mình là cô Lê Thị Điền cho Nguyễn Đình Chiểu vào năm 1854. 10 Năm 1859 khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nguyễn Đình Chiểu chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba. Do bị mù không thể trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn thường liên lạc thư từ với Trương Định và Đốc binh Là để lập mưu chống Pháp. Đồng thời Nguyễn Đình Chiểu còn sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm thù để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Tháng 6 năm 1862 triều đình Huế ký hàng ước nhượng 5 tỉnh Đông Nam kỳ cho Pháp. Quá thất vọng trước thái độ nhu nhược của bọn vua quan bán nước, Nguyễn Đình Chiểu tản cư về Ba Tri (Bến Tre). Ở đây Nguyễn Đình Chiểu lại liên lạc với những chiến sĩ yêu nước, sáng tác thơ văn phục vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Năm 1867 thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, những cuộc khởi nghĩa của ta dần bị dập tắt. Trong khi đó thực dân Pháp nhận thấy Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho uy tín, lại được nhân dân rất mực yêu mến nên chúng tìm mọi cách để mua chuộc, dụ dỗ bằng tiền tài, đất đai, danh vọng nhưng vẫn không lung lay được ý chí của Nguyễn Đình Chiểu. Nỗi đau mất nước dồn lên đầu ngọn bút, tấm lòng thanh cao của cụ Đồ Chiểu đã nêu cao tấm gương kiên trung trước kẻ thù. Năm 1885 vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, phong trào kháng Pháp nổi dậy khắp Trung và Bắc kỳ. Lúc đó Nguyễn Đình Chiểu đã từng tin tưởng rằng tương lai đất nước sẽ có chuyển biến, nhưng rồi phong trào Cần Vương thất bại, hy vọng của Nguyễn Đình Chiểu cũng tắt. Tuổi già, sức yếu lại mang thêm chứng đau bụng đã lâu, ngày 3 tháng 7 năm 1888 cụ Nguyễn Đình Chiểu qua đời, hưởng thọ 66 tuổi. Ở nhà văn, người thầy thuốc, nhà tư tưởng này đã toát lên nghị lực phi thường, phẩm chất thanh cao, chí khí kiên cường. Tất cả những yếu tố đó đã giúp Nguyễn Đình Chiểu có thể vượt qua những bất hạnh của cá nhân, những biến đổi của thời cuộc mới có thể đứng vững trước cuộc đời. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu là hiện thân của phẩm chất cao đẹp làm người. Khí tiết trong sáng của nhà nho yêu nước này tiêu biểu cho tinh thần yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. 1.1.2. Sự nghiệp thơ văn Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ví Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc. Như chúng ta đã biết Nguyễn Đình Chiểu vốn là một người đa tài, ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, là thầy thuốc và là một nhà 11 tư tưởng. Cái tên Đồ Chiểu thân thương bắt đầu xuất hiện từ khi Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu dạy học. Văn chương chưa phải là toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu, nhưng văn chương của cụ Đồ Chiểu cũng đủ chổ đứng để làm nên một sự nghiệp riêng “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” [4; 398]. Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi bị mù, hầu hết các sáng tác đều được viết bằng chữ Nôm. Căn cứ vào nội dung tác phẩm, chúng tôi chia các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ra làm hai thời kỳ: + Trước khi Pháp xâm lược Nam kỳ: Lục Vân Tiên truyện được xem là tác phẩm đầu tay có tính chất tự truyện. Dương Từ - Hà Mậu là tác phẩm thứ hai được viết trong giai đoạn này. Cũng có một số ý kiến cho rằng Dương Từ - Hà Mậu là tác phẩm được viết khi Pháp xâm lược Nam kỳ. Sở dĩ Lục Vân Tiên truyện mang tính tự truyện là vì nội dung tác phẩm này có nhiều nét tương đồng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Trong thực tế Nguyễn Đình Chiểu cũng đi thi, nhận được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang mẹ, bị từ hôn. Nhưng ở con người này không được may mắn như Vân Tiên, chẳng có thần tiên nào hiện ra giúp Nguyễn Đình Chiểu cả. Do đó để có thể tồn tại được Nguyễn Đình Chiểu phải có một nghị lực phi thường và luôn vươn lên trong cuộc sống. Lục Vân Tiên truyện dạy người ta đạo lí sống ở đời phải có trước có sau, ở hiền tất sẽ gặp lành. Không chỉ vậy truyện thơ Lục Vân Tiên còn là bản án kết tội những kẻ bất nhân bất nghĩa, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Với Dương Từ - Hà Mậu theo phỏng đoán của các nhà chuyên môn thì đây là tác phẩm được sáng tác năm 1852 và được hoàn thành trước khi Pháp chiếm Gia Định. Mục đích ban đầu của tác giả là dạy đạo Khổng cho học trò. Cũng trong bối cảnh rối ren của xã hội lúc bấy giờ, thực dân Pháp đã lợi dụng chiêu bài truyền giáo để mua chuộc, dụ dỗ hòng làm lung lay ý chí của dân ta. Dương Từ - Hà Mậu ra đời trong hoàn cảnh đó với tinh thần chiến đấu, lòng yêu nước tha thiết, kêu gọi đồng bào phải luôn cảnh giác, sáng suốt nhận ra bộ mặt giả dối của kẻ thù. Dương Từ - Hà Mậu là lời kêu gọi mọi người hãy quay về với chính đạo, đoàn kết tạo ra sức mạnh chống xâm lược cứu nguy cho đất nước. 12 + Thời kỳ Pháp xâm lược Nam kỳ: Đây là thời kỳ Nguyễn Đình Chiểu viết khá nhiều. Chạy giặc là bài thơ mở đầu cho dòng thơ yêu nước. Với Ngư Tiều Y Thuật vấn đáp thì chủ yếu nói về các phương thuốc và nghề làm thuốc nhưng tràn đầy tinh thần yêu nước. Bên cạnh đó còn một số tác phẩm nổi trội khác như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Mười hai bài thơ và bài Văn tế Trương Định, Mười bài thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ Lục tỉnh trận vong, Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây, Hịch đánh chuột. Những bài hịch, văn tế, truyện thơ đều nóng hổi tính thời sự, đều cháy bỏng tinh thần căm thù giặc sâu sắc, thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết. Không chỉ vậy “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tái hiện chân thực một đời đau thương của đất nước, của dân tộc, nhiệt liệt biểu dương những anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh vì tổ quốc” [4; 396]. Những anh hùng mà Nguyễn Đình Chiểu nói đến không chỉ là những anh hùng có tên tuổi rõ ràng mà còn là những người anh hùng áo vải bình thường, những người anh hùng vô danh, những người anh hùng xuất thân từ những người bình thường. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã kế thừa tư tưởng nhân nghĩa, truyền thống yêu nước của cha ông từ ngàn xưa. Chính tư tưởng ấy đã đưa Nguyễn Đình Chiểu xích lại gần cuộc sống của người nông dân hơn. Không chỉ vậy Nguyễn Đình Chiểu còn vận dụng khéo léo ngòi bút của mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc, với Nguyễn Đình Chiểu thơ văn như một thứ vũ khí sắc bén có thể giúp ích phần nào cho cuộc chiến đấu của dân tộc. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Nhìn chung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu chính là đỉnh cao trong các sáng tác của ông. Các sáng tác giai đoạn sau mang đậm tính nhân dân và quan điểm dân tộc sâu sắc. Với số lượng những tác phẩm có giá trị to lớn của mình Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một nhà tư tưởng chân chính, một người có uy tín lớn lúc bấy giờ. Vì vậy bọn thực dân đã nhiều lần tìn cách dụ dỗ, mua chuộc nhưng đều bất thành. Tóm lại chúng tôi có thể khẳng định sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có giá trị to lớn về ý nghĩa thực tiễn mà sự nghiệp đó còn góp phần nuôi dưỡng tinh thần của những thế hệ người Việt Nam yêu nước sau này. Nguyễn 13 Đình Chiểu chính là một tấm gương sáng chói về tinh thần làm việc kiên cường và khí tiết yêu nước bất khuất đáng cho người đời sau học tập và noi theo. 1.2. Trương Vĩnh Ký – tác giả bản phiên âm Quốc ngữ 1.2.1. Cuộc đời Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn thuộc làng Vĩnh Thành tổng Minh Lý huyện Tân Minh, phủ Hoằng An tỉnh Vĩnh Long ( Nay thuộc ấp Vĩnh Bắc xã Vĩnh Thành huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre). Gia đình nhiều đời theo đạo Thiên chúa, ông vốn tên là Trương Chánh Ký sau đổi lại là Trương Vĩnh Ký nên có tên rửa tội là Jean Beptiste, được mọi người gọi là Petrus Ký cho gọn, chứ Petrus không phải là tên Tây, bởi ông có nhập làng Tây đâu. Trương Vĩnh Ký có hiệu là Sỹ Tải. Cha Trương Vĩnh Ký là ông Trương Chánh Thi làm võ quan địa phương dưới hai triều Minh Mệnh và Thiệu Trị. Mẹ là bà Nguyễn Thị Châu chuyên lo việc nội trợ trong gia đình. Trương Vĩnh Ký là con thứ ba của của ông Thi và bà Châu. Khi Trương Vĩnh Ký 2 tuổi thân sinh của ông nhận chức trấn quân ở Phnom Pênh, một nơi rừng thiên nước độc chẳng bao lâu thì ông Trương Chánh Thi lâm bệnh qua đời. Kể từ đó Trương Vĩnh Ký được mẹ nuôi dưỡng ăn học, 5 tuổi Trương Vĩnh Ký bắt đầu học chữ Nho, sau đó theo học chữ Quốc ngữ, chữ La Tinh ở trường đạo Cái Nhum. Ông được người đỡ đầu là Cố Tám hết lòng lo cho ăn học. Một thời gian sau Cố Tám chết, Trương Vĩnh Ký được gửi theo học Cố Long. Thấy Trương Vĩnh Ký thông minh nên Cố Long ra sức dạy dỗ chu đáo. Lúc bấy giờ đạo Gia Tô bị cấm đoán gay gắt nên Cố Long đưa Trương Vĩnh Ký và một vài người khác chạy qua Phnom Pênh theo học trường Pinhalu. Trong thời gian học ở đây Trương Vĩnh Ký có nhiều điều kiện để học thêm nhiều ngôn ngữ khác như: Thái Lan, Miến Điện, Khmer, Lào. Đến năm 1851 Trương Vĩnh Ký được tuyển đi học tại Đại chủng viện Dulaima tại Poulo Penang ở Mã Lai. Tại đây Trương Vĩnh Ký không những được học thần học, triết học mà ông còn được học thêm một số ngôn ngữ khác như: Hy Lạp, Anh, Nhật, Hin đu. Năm 1859 lúc này Trương Vĩnh Ký 21 tuổi, ông trở về quê hương chịu tang mẹ và mở trường dạy học. Do chính sách cấm đạo ngày càng gay gắt nên Trương Vĩnh Ký lên Sài Gòn tá túc nhà giám mục Lefebvre. Cũng trong thời gian này Pháp xâm lược 14 nước ta, ngày 17 tháng 2 năm 1859 Sài Gòn thất thủ. Đến ngày 20 tháng 12 năm 1860 Trương Vĩnh Ký được giám mục Lefebvre giới thiệu ra làm thông ngôn. Ngày 8 tháng 6 năm 1861 được sự giới thiệu của Cố Hòa, Trương Vĩnh Ký lập gia đình với cô Vương Thị Thọ con gái của Hương chủ làng Nhơn Giang (Chợ Quán). Năm 1863 Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn cho phái bộ của triều đình Huế sang Pháp để chuộc lại Gia Định, Biên Hòa, Định Tường. Sau khi trở về nước Trương Vĩnh Ký có nhiều hoạt động văn hóa đáng kể. Từ năm 1866 – 1868 Trương Vĩnh Ký làm giáo sư trường thông ngôn. Năm 1869 làm chủ bút tờ Gia Định báo, đây là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Năm 1870 Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn cho sứ thần Tây Ban Nha là ông Patocote. Năm 1871 Trương Vĩnh Ký làm giáo sư trường sư phạm thuộc địa. Năm 1872 làm thư ký cho hội đồng thành phố Chợ Lớn. Năm 1873 làm giáo sư Pháp văn và Hán văn cho trường Tham biện hậu bổ. Năm 1874 chuyển sang làm ủy viên cho hội đồng học chánh cao cấp cũng trong thời gian này Trương Vĩnh Ký giúp đại sứ Tây Ban Nha ở Trung Quốc. Năm 1875 Trương Vĩnh Ký làm chánh đốc học trường Tham biện hậu bổ. Từ năm 1876 đến năm 1885 Trương Vĩnh Ký không làm công việc cụ thể nào cả, dành nhiều thời gian vào việc soạn sách. Năm 1876 theo yêu cầu của Paul Berl – toàn quyền xứ An Nam, Trương Vĩnh Ký được tiến cử tham chính triều đình Huế, làm cố vấn cho vua Đồng Khánh, được vua đặc tứ chức Hàn Lâm viện thị giảng sung ngự tiền giảng quan. Từ cuối năm 1886 Trương Vĩnh Ký lui về ẩn dật tập trung viết văn, soạn sách cho đến cuối đời. Ngày 1 tháng 9 năm 1898 Trương Vĩnh Ký tạ thế thọ 61 tuổi, được an táng tại Chợ Quán. Trên bia mộ có ghi dòng chữ La Tinh như phân bua với đời: Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi. Như vậy với những cống hiến cho nền học thuật nước nhà, Trương Vĩnh Ký xứng đáng là người đi tiên phong trong cuộc chuẩn bị cho sự canh tân của đất nước sau này, hậu thế không có quyền lãng quên ông. 1.2.2. Sự nghiệp văn học Trương Vĩnh Ký vốn là một học giả có kiến thức uyên bác, vinh dự đứng hàng thứ 17/18 trong thế giới thập bát văn hào. Là người rất tâm đắt với nền văn học dân 15 tộc, Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp to lớn trong nhiều lĩnh vực. Nếu tính về số lượng sách đã xuất bản thì có thể nói Trương Vĩnh Ký là tác giả viết khỏe nhất Nam kỳ trong khoảng ba thập niên cuối thế kỉ XIX. Chúng tôi xin điểm qua số lượng sách đã xuất bản như sau: 55 đầu sách, 4 tác phẩm còn nghi vấn, 74 tác phẩm in thạch bản. Bên cạnh đó còn có thể kể thêm 30 tác phẩm dự định xuất bản với nhiều bản thảo và tài liệu chép tay khác, có khoảng 10 bài báo đăng ở các tập san. Chúng tôi sẽ đi vào khảo sát từng thể loại cụ thể để thấy được sự đa tài của nhà bác học này. + Sưu tầm, phiên âm, chú giải các tác phẩm văn học cổ và văn học Nôm sang chữ Quốc ngữ. Có thể nói ở lĩnh vực này số lượng tác phẩm khá phong phú: Đại Nam quốc sử diễn ca (1875), Kim Vân Kiều truyện (1875), Trương Lương tùng xích Tòng tử du phú (1881), Cổ Gia Định phong cảnh vịnh – Gia Định thất thủ vịnh (1882), Kim Gia Định phong cảnh vịnh (1882), Nữ tắc (1882), Con hiếu thảo (1882), Trương Lưu hầu phú (1882), Gia huấn ca (1883), Hàn Nho phong vị phú (1883), Hịch Quản Định (1883), Ngư Tiều trường điệu (1885), Lục Súc tranh công (1887), Lục Vân Tiên truyện (1889)… Trong các sáng tác trên thì Lục Vân Tiên truyện là tác phẩm do người Việt Nam đầu tiên phiên âm sang chữ Quốc ngữ. Bản phiên âm Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký được các nhà chuyên môn đánh giá rất cao, đây là bản gần với nguyên tác nhất. Đồng thời Trương Vĩnh Ký cũng là người Việt Nam đầu tiên phiên âm tác phẩm Kim Vân Kiều truyện sang chữ Quốc ngữ. Không chỉ đơn giản là việc sưu tầm, phiên âm, chú giải tác phẩm văn học một cách thuần túy, thâm ý bên trong của những công trình đó chính là mục đích phổ biến và truyền bá chữ Quốc ngữ một cách rộng rãi hơn, lưu giữ được nhiều tác phẩm văn học cổ hơn. + Kế tiếp chúng tôi đề cập đến lĩnh vực sưu tầm tác phẩm văn học dân gian. Năm 1867 Trương Vĩnh Ký cho xuất bản chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Đây là tập truyện gồm 74 truyện như: Ba anh dốt làm thơ, Thầy dạy ăn trộm thử học trò, Nói láo mắc nói láo, Ông cống Quỳnh, Hà tiện đến chết vẫn còn hà tiện, Làm ơn mắc oán… Năm 1882 Trương Vĩnh Ký cho ra đời Chuyện khôi hài đây cũng là truyện được sưu tầm. Chuyện khôi hài gồm 38 truyện cười: Thầy kiện, Tú xuất đóng cũi giải nạp về tỉnh thành, Nửa trự cơm nửa trự canh…Các nhà nghiên cứu nhận định rằng tác phẩm sưu tầm từ dân gian đã cho thấy phong cách hành văn khá độc đáo của Trương Vĩnh Ký, các tác phẩm xuất hiện với dáng dấp gần như truyện ngắn hiện đại. 16 + Dịch thuật cũng là lĩnh vực không nằm ngoài mục đích truyền bá chữ Quốc ngữ. Đây là công việc tương đối khó khăn, đòi hỏi người phiên dịch không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn phải làm việc với một thái độ thật nghiêm túc, cần mẫn mới có thể đem lại kết quả như mong muốn, Trương Vĩnh Ký đã hoàn toàn làm được điều đó. Ông dịch từ nhiều thứ ngôn ngữ như: Từ Pháp văn sang Việt văn và ngược lại, từ Hán văn sang Việt văn…Trong lĩnh vực này chúng tôi xin nêu một số tác phẩm như: Prosodie et Verfication An namite, Souvernirs historiques sur Saigon et ses environs (1885), Tam thiên tự giải âm tự học toát yếu (1887), Đại học (1889), Trung dung (1889), Minh tâm bửu giám (1891), Đại từ điển Pháp Việt (1894), Pháp dịch huấn nghĩa (1894), Xiêm la âm dịch loại khảo… + Sáng tác: ở lĩnh vực này có thể tính từ năm 1881 đến năm 1889. Trương Vĩnh Ký chỉ sáng tác một vài tác phẩm như: Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi ( viết năm 1876 xuất bản năm 1881), Bất cương chớ cương làm chi (1882), Kiếp phong trần (1882), Phép lịch sự An Nam (1883), Thạch suy bĩ thới phú (1883), Cờ bạc nha phiến (1885), Lục súc (1887), Thơ tuyệt mệnh. + Ngôn ngữ học: Có thể nói Trương Vĩnh Ký là người đa tài, ông biết khoảng 28 thứ tiếng trên thới giới, hầu như ở mọi lĩnh vực ông đều rất am tường. Với ngôn ngữ học cũng vậy, ông có những cống hiến không nhỏ. Chúng tôi xin nêu một số công trình cụ thể như sau: Quốc âm tự vận (1876), Ngữ pháp tiếng An nam (1883), Phép đánh vần tiếng Phang Sa (1884), Chiêm Thành thổ âm đàm thoại cú giảng, Nam tự thoại cơ phạm, Hán tự thoại cơ phạm… + Báo Thông loại khóa trình in được 18 số từ năm 1888 – 1889 công bố nhiều tác phẩm sưu tầm từ dân gian. Với Thông loại khóa trình Trương Vĩnh Ký cho in một số thể loại phổ biến trong dân gian như: câu đối, câu đố, nói ngược, nói trại…Do đó chúng ta có thể khẳng định Trương Vĩnh Ký là người đầu tiên ghi chép, giữ gìn kho tàng văn học dân gian bằng chữ Quốc ngữ. Tóm lại chúng ta có thể khẳng định Trương Vĩnh Ký là một học giả đa tài. Bằng cả một đời lao động trí óc không ngừng, ông đã có những cống hiến to lớn cho nền học thuật nước nhà đặc biệt là trong lĩnh vực dịch thuật, ngôn ngữ, khoa học lịch sử. Con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam được thế giới biết đến một phần không nhỏ cũng nhờ quá trình làm việc mẫn cán của Trương Vĩnh Ký. Những công trình mà ông để lại có thể nói là cả kho tàng quý giá cho nền văn hóa nước nhà về sau. 17 1.3. Bản Quốc ngữ Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký 1.3.1. Giới thuyết bản Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký Trương Vĩnh Ký vốn là một học giả có kiến thức uyên bác “được học giả đương thời ở phương Tây xếp trong 18 nhà bác học của thế giới” [22; 90]. Đương thời, Trương Vĩnh Ký có rất nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật, phiên âm trong số đó có truyện thơ Lục Vân Tiên. Qua tìm hiểu, tập hợp, chỉnh lí Trương Vĩnh Ký đã phiên âm từ bản Nôm sang bản Quốc ngữ truyện thơ Lục Vân Tiên “Lục Vân Tiên truyện do P.J.B Trương Vĩnh Ký phiên âm sang Quốc ngữ, in lần thứ nhất 1897. Lần in này chưa có chú thích chỉ dày khoảng 80 trang” [25; 45]. Đến năm 1889 tác phẩm này được xuất bản ở Sài Gòn. Có thể nói bản Quốc ngữ do Trương Vĩnh Ký phiên âm là bản Quốc ngữ đầu tiên, bản in sớm nhất do người Việt Nam tiến hành sưu tập, chỉnh lí và trong quá trình đó tác giả đã có sự tiếp cận một số bản Lục Vân Tiên truyện lưu hành lúc cụ Đồ Chiểu còn sống. Văn bản này đã ghi lại cốt truyện Lục Vân Tiên một cách toàn diện nhất được lưu hành ở Nam bộ lúc bấy giờ “như vậy, rõ ràng khi sưu tập chỉnh lý xong, Trương Vĩnh Ký tin rằng bản Lục Vân Tiên của ông là gần đúng với nguyên tác hơn cả. Nguyên tác nói ở đây chắc hẳn không phải là chính nguyên tác của Nguyễn Đình Chiểu” [22; 96]. Ở luận điểm này chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng hơn, bởi Lục Vân Tiên truyện được lưu truyền trong dân gian theo kiểu chấp nối thì làm sao có một bản gốc thật sự. Với lại cụ đồ Chiểu đã bị nhãn tật khi sáng tác Lục Vân Tiên truyện nên độ chính xác, tính hoàn chỉnh của văn bản vẫn chưa có sự nhất quán. Vì lẽ đó chúng ta vẫn có thể chấp nhận bản Trương Vĩnh Ký là bản gần với nguyên tác nhất. Không chỉ vậy Trương Vĩnh Ký còn là học giả sống cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu, từng có rất nhiều trước tác, công trình dịch thuật, phiên âm rất nhiều. Tất cả những yếu tố trên giúp chúng ta có thể tin tưởng vào công trình sưu tập và phiên âm Lục Vân Tiên truyện của Trương Vĩnh Ký. Bản phiên âm của Trương Vĩnh Ký đã góp phần quan trọng trong việc ổn định văn bản của truyện thơ Lục Vân Tiên “Quả vậy qua một thời gian thử thách, bản Trương Vĩnh Ký đã góp phần quan trọng trong việc ổn định văn bản Lục Vân Tiên và là cơ sở cho hầu hết các văn bản Lục Vân Tiên xuất bản về sau ở trong Nam” [8; 97]. Qua những công trình đã nghiên cứu chúng tôi nhận thấy điều quan trọng đáng chú ý ở bản Trương Vĩnh Ký là ở bản này có sự tương đồng với một số bản Lục Vân Tiên khác như bản dịch tiếng Pháp của Lục Vân Tiên truyện, bản 18 Jannô và bản Aben đê Misen. Đây cũng là cơ sở giúp chúng ta có thể tin tưởng hơn nữa ở bản Trương Vĩnh Ký. Với những điều đã nêu trên đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng bản Trương Vĩnh Ký là bản phiên âm có rất nhiều ưu điểm. Song bản Trương Vĩnh Ký không thể tránh một vài thiếu sót nhỏ như ở bản này còn tồn taị một vài hạn chế như “Trước hết, trong văn bản rải rác có chỗ không thông văn lý, câu văn hóa ra vô nghĩa. Ngoài ra có nhiều câu tối nghĩa, không được thông dụng, nhiều câu có chữ trùng lập và cả một số câu không ăn vần nhau” [8; 97]. Đến thời điểm hiện nay có thể nói bản Lục Vân Tiên truyện do Trương Vĩnh Ký phiên âm là bản Quốc ngữ còn được lưu lại trọn đầy đủ nhất. Đây sẽ là bản làm cơ sở để có thể nghiên cứu khi khảo sát về văn bản của Lục Vân Tiên truyện. Tóm lại với nhiều ưu điểm nổi trội có thể khẳng định bản Trương Vĩnh Ký là bản Quốc ngữ cổ nhất, đóng góp nhiều nhất trong việc ổn định văn bản của Lục Vân Tiên truyện. Bản Trương Vĩnh Ký phiên âm rất xứng đáng là bản tiêu biểu nhất cho các bản Lục Vân Tiên truyện ở miền Nam. 1.3.2. Tóm tắt tác phẩm Lục Vân Tiên truyện Lục Vân Tiên truyện là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác khi bị nhãn tật, cũng trong thời gian này ông dạy học ở Gia Định. Truyện được sáng tác bằng chữ Nôm theo hình thức truyện kể và được lưu truyền trong dân gian, dần về sau được chấp nối lại thành một tác phẩm tương đối hoàn chỉnh. Với luận điểm nêu trên, chúng tôi tiến hành tóm tắt nội dung tác phẩm. Truyện nói về chàng trai văn võ song toàn họ Lục tên Vân Tiên, khi nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên xin thầy xuống núi đua tài. Trước khi lên kinh ứng thí, Vân Tiên về nhà thăm song thân. Trên đường đi, chàng gặp một toán cướp chặng xe tiểu thư tên Kiều Nguyệt Nga. Vân Tiên bẻ cây bên đường làm gậy xông vào đánh toán cướp, cứu nguy cho Nguyệt Nga. Hành động vì nghĩa của Vân Tiên đã làm Nguyệt Nga cảm động, sau khi về nhà nàng họa hình Vân Tiên và nguyện gắn bó với chàng suốt đời. Sau đó Vân Tiên tiếp tục lên đường gặp được Hớn Minh, hai người kết bạn với nhau. Vân Tiên sau khi về nhà thăm cha mẹ rồi cùng Tiểu đồng lên đường đến trường thi. Trên đường chàng ghé thăm nhà Võ Công, người hứa gã con gái Võ Thể Loan cho chàng. Cũng trong lúc đó Võ Công giới thiệu cho Vân Tiên người bạn đồng hành tên Vương Tử Trực. Võ Công cho con gái tiễn Vân Tiên lên đường với lời dặn dò ân tình. Vân Tiên và Tử Trực đến kinh đô gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, bốn người 19 làm bạn với nhau cùng uống rượu, làm thơ. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thấy Vân Tiên, Tử Trực tài cao bèn sinh lòng đố kỵ, ghen ghét. Vào ngày thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, chàng vội vã bỏ thi về chịu tang mẹ. Phần vì khóc thương mẹ, phần vì đường sá xa xôi nên Vân Tiên bị bệnh đau mắt. Tiểu đồng rất lo lắng cho Vân Tiên, tìm đủ mọi phương cách để chạy chữa cho chàng nhưng chỉ toàn bọn lang bâm, thầy bói, thầy pháp lừa bịp. Hậu quả là tiền mất tật mang. Lúc bấy giờ Trịnh Hâm đi thi trở về, lợi dụng lúc Vân Tiên bị mù trong khi đó Tiểu đồng lại nhẹ dạ, Trịnh Hâm đã dụ Tiểu đồng vào rừng, trói vào gốc cây, sau đó nói với Vân Tiên rằng Tiểu Đồng bị cọp vồ. Tiếp theo Trịnh Hâm đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa dẫn Vân Tiên về tận nhà. Lợi dụng đêm khuya vắng vẻ, Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống nước. Vốn ăn ở hiền lành, Tiểu đồng được Sơn quân cởi trói. Tưởng Vân Tiên đã chết, Tiểu đồng quyết định ở lại che chòi giữ mã cho Vân Tiên. Nói về Vân Tiên sau khi bị Trịnh Hâm đẩy xuống nước, chàng được Giao Long đưa vào bờ, được ông Quán đem về nhà. Vân Tiên nhờ ông Quán đưa đến nhà họ Võ để nương tựa. Cha con họ Võ thấy Vân Tiên công không thành danh không toại đã tráo trở hãm hại Vân Tiên, đem chàng bỏ vào hang Thương Tòng. Vân Tiên được Du thần cứu ra khỏi hang, được ông Tiều cho ăn và cõng ra khỏi rừng. Cũng trong lúc này Vân Tiên gặp lại Hớn Minh, Hớn Minh vì nghĩa đã bẻ giò công tử con quan để cứu một người con gái bị cưỡng bức. Vân Tiên và Hớn Minh cùng vào một ngôi chùa cổ trong rừng để nương náu. Tử Trực lúc này đỗ thủ khoa, đến nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Cha con họ Võ dụ dỗ Tử Trực nhưng Tử Trực lòng dạ ngay thẳng đã mắng vào mặt quân bội bạc, khiến cho Võ Công hỗ thẹn sinh bệnh mà chết. Nói về Nguyệt Nga sau khi nghe được tin Vân Tiên chết, nàng quyết định thủ tiết thờ chồng. Nguyệt Nga từ chối lời cầu hôn của gia đình Thái sư, hậu quả là nàng bị đưa đi cống giặc Ô Qua. Trước khi đi Nguyệt Nga đến nhà họ Lục làm chay bảy ngày cho Vân Tiên theo nghĩa vợ chồng. Trước khi đi nàng để lại cho cha Vân Tiên một số tiền. Khi đi đến biên giới, nàng ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống biển. Nguyệt Nga được phật bà Quan Âm cứu giúp, đưa vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi ông nhận nàng làm con nuôi, Bùi Kiệm về nhà thấy Nguyệt Nga xinh đẹp liền đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga đành giả vờ nhận lời, đợi đến giữa khuya nàng mang bức hình Vân Tiên trốn khỏi nhà họ Bùi, lạc vào rừng, sống nương nhờ vào một bà lão dệt vải. Cũng trong thời gian đó Vân Tiên được tiên ông chữa trị làm mắt sáng lại. Vân Tiên từ biệt Hớn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan