Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lựa chọn phương pháp khai thác cơ học nhằm nâng cao hiệu quả làm việc...

Tài liệu Nghiên cứu lựa chọn phương pháp khai thác cơ học nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của mỏ ruby b

.PDF
84
3
91

Mô tả:

1 LỜI CẢM Ơ Luận văn được hoàn thành tại trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn khoa học của: • PGS. TS. Lê Phước Hảo, Trưởng ban quản lý dự án Trường Đại học Dầu Khí Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lê Phước Hảo đã dành công sức hướng dẫn tận tình, chu đáo. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình về chuyên môn của TS. Đặng Anh Tuấn. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của ông Trần Thanh Thúy Sơn, kỹ sư khai thác, hiện đang làm việc cho Petronas Carigaly Vietnam Limited (PCVL), đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được sự góp ý, giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên, cán bộ khoa Kỹ thuật Địa chất – Dầu khí, Phòng đào tạo sau đại học trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như công ty PVEP. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những giúp đỡ quý báu đó. Bản Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự động viên, khích lệ của gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè cũng như các học viên cao học khóa 2006 chuyên ngành “Kỹ thuật khoan-khai thác và công nghệ dầu khí”, “Địa chất dầu khí ứng dụng”. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn Luận văn vẫn còn thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý để bản Luận văn được hoàn chỉnh và có hiệu quả tốt hơn. Xin cảm ơn. 2 TÓM TẮT ỘI DU G LUẬ VĂ THẠC SỸ Mỏ Ruby hiện có hai giàn khai thác dầu là RBDP-A và RBDP-B. Do nhiều nguyên nhân mà giàn RBDP-B không đạt sản lượng mong muốn. Hiện giàn RBDPB có 9 giếng khai thác nhưng phải đóng 2 giếng do chủ yếu là nước, các giếng khác đã bắt đầu xuất hiện nước. Với mục tiêu tìm cách duy trì và nâng cao sản lượng trong điều kiện hoạt động của giếng ngày càng xấu đi, bài luận văn này sẽ nghiên cứu các phương pháp khai thác cơ học như gaslift hoặc bơm tăng áp để nâng cao hiệu quả khai thác cho giàn. Thông qua mô phỏng bằng phần mềm PIPESIM, tính toán lượng dầu thu được khi áp dụng các phương pháp trên. So sánh hiệu quả kinh tế của từng phương pháp, ta xác định được phương án để cải thiện khai thác của giàn RBDP-B. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5 CHƯƠ G1: TỔ G QUA MỎ RUBY VÀ TÌ H HÌ H KHAI THÁC TẠI GIÀ RUBY B (RBDP-B).................................................................................. 7 1.1. Tổng quan mỏ Ruby ................................................................................... 7 1.2. Đặc điểm địa chất-kiến tạo ......................................................................... 9 1.2.1. Đặc điểm địa chất .............................................................................. 10 1.2.2. Trữ lượng tại chỗ và trữ lượng thu hồi ............................................... 11 1.3. Giàn khai thác Ruby A (RBDP-A) ........................................................... 12 1.4. Giàn khai thác Ruby B (RBDP-B)............................................................ 13 CHƯƠ G 2: LÝ THUYẾT CHUYỂ ĐỘ G CỦA CHẤT LƯU TRO G Ố G .................................................................................................................. 17 2.1. Lý thuyết chuyển động của hỗn hợp khí – lỏng trong những ống thẳng đứng ........................................................................................................................ 17 2.1.1. Công có ích........................................................................................ 17 2.1.2. Tổn thất năng lượng do trượt ............................................................. 19 2.1.3. Tổn thất năng lượng do lực cản.......................................................... 21 2.1.4. Tính toán thủy động lực học của chuyển động hỗn hợp khí – lỏng trong cột ống nâng của giếng khai thác dầu........................................................... 25 2.2. Tính toán thủy lực trong đường ống vận chuyển....................................... 29 2.2.1. Tính toán đường ống vận chuyển chất lỏng........................................ 29 2.2.2 Tính toán đường ống vận chuyển hỗn hợp “khí lỏng” ......................... 31 CHƯƠ G 3: CÁC PHƯƠ G Á Â G CAO HỆ SỐ THU HỒI DẦU TẠI RBDP-B............................................................................................................. 33 3.1. Cải tiến, tăng công suất của hệ thống bơm vận chuyển dầu ...................... 35 3.1.1. Sơ đồ hoàn thiện của các giếng .......................................................... 35 4 3.1.2. Mô phỏng khai thác các giếng bằng phần mềm PIPESIM .................. 43 3.1.3. Nghiên cứu lắp đặt bơm tăng áp......................................................... 57 3.1.4. Mô tả các thiết bị và nguyên tắc hoạt động......................................... 59 3.2. Nghiên cứu lắp đặt hệ thống gaslift .......................................................... 62 3.2.1. Những khó khăn ................................................................................ 63 3.2.2. Các bước nghiên cứu ......................................................................... 64 3.2.3. Hiện trạng các giếng .......................................................................... 64 3.2.4. Các thông số thiết bị khai thác ở trên giàn.......................................... 66 3.2.5. Thông số vỉa ...................................................................................... 66 3.3. Đánh giá kinh tế ....................................................................................... 76 3.3.1. Trường hợp lắp bơm tăng áp .............................................................. 76 3.3.2. Trường hợp đưa gaslift vào hoạt động................................................ 78 CHƯƠ G 4: KẾT LUẬ VÀ KIẾ GHN.................................................... 80 4.1. Kết luận.................................................................................................... 80 4.2. Kiến nghị ................................................................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 82 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu Mỏ Ruby được phát hiện vào giữa năm 1994 sau khi khoan giếng thăm dò Ruby – 1X. Vị trí của mỏ nằm về phía Đông, cách Vũng Tàu 158 km ở vùng biển Việt Nam. Giai đoạn đầu, mỏ được khai thác nhờ một giàn đầu giếng (RBDP-A) khai thác dầu-khí, chuyển về FPSO nằm cách giàn 2 km để xử lý, tích chứa, sau đó xuất bán tại mỏ. Đến năm 2005, một giàn khai thác mới RBDP-B đã được đóng và lắp đặt để khai thác tại khu vực phía bắc của mỏ, cách giàn RBPD-A 3,5 km. Hiện nay giàn này có 9 giếng khai thác, nhưng phải đóng 3 giếng ở tầng móng do chỉ có nước. Sản lượng trung bình của giàn chỉ xấp xỉ 1500 thùng dầu/ngày. Áp suất vỉa thấp, dưới 2000 psi. Các giếng đang khai thác cũng đã bắt đầu xuất hiện nước. Yêu cầu đặt ra ở đây là phải tiếp tục duy trì sản lượng khai thác trong điều kiện hoạt động của giếng ngày càng xấu đi hoặc bằng cách nào đấy để nâng sản lượng lên. Trong phần trình bày của luận văn này, tôi sẽ đi theo hướng tính toán lượng dầu thu được khi thay đổi các điều kiện dòng chảy của giếng thông qua mô phỏng giếng bằng phần mềm PIPESIM. Các thông số để đưa vào tính toán bao gồm: các dữ liệu về hoàn thiện giếng từ các báo cáo hoàn thiện giếng, thông số về vỉa/mỏ có được từ các báo cáo trạng thái vỉa mới được cập nhật. Từ các tính toàn ở trên, tôi sẽ đề xuất các phương pháp khai thác cơ học như gaslift hoặc bơm tăng áp áp dụng cho giàn RBDP-B dựa trên những điều kiện sẵn có của giàn. Tùy từng phương án mà tôi sẽ có số tiền đầu tư và lượng dầu thu được, từ đó sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của từng phương án và đưa ra câu trả lời nên hay không nên đầu tư hệ thống gaslift hoặc bơm tăng áp cho giàn RBDP-B cũng như nên đầu tư hệ thống nào trước. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế đất nước hiện nay, dầu khí đang đóng góp một phần rất quan trọng cho ngân sách nhà nước. Do đó, việc duy trì và nâng cao hiệu quả khai thác dầu là một yêu cầu cấp thiết. Theo thời gian, sản lượng khai thác sẽ giảm 6 dần, việc áp dụng các công nghệ mới, cải tiến phương pháp khai thác để duy trì hay nâng cao sản lượng là nhiệm vụ hàng đầu của người kỹ sư khai thác. Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tế, dựa trên điều kiện có sẵn của các thiết bị tại mỏ, ta phải tính toán và chỉ ra khả năng đầu tư hệ thống gaslift hoặc bơm tăng áp nhằm nâng cao khả năng khai thác. 3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, số liệu thực tế của mỏ và ứng dụng phần mềm PIPESIM để mô phỏng giếng. 4. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu khả năng áp dụng khai thác bằng phương pháp gaslift hoặc bơm tăng áp cho giàn RBDP-B có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sự thành công của đề tài sẽ góp phần làm rõ khả năng ứng dụng các phương pháp khai thác cơ học cho giàn RBDP-B cũng như hiệu quả kinh tế của nó. 5. Hướng giải quyết Để giải quyết vấn đề đã nêu ra, đề tài sẽ được giải quyết theo các bước sau: - Thu thập số liệu hoàn thiện giếng; - Dựa trên số liệu thu thập được, sẽ tiến hành mô phỏng giếng để tính toán lượng dầu thu được cho các trường hợp lắp đặt hệ thống gaslift, hệ thống bơm tăng áp; - Tính toán hiệu quả kinh tế để đưa ra kết luận cuối cùng về khả năng ứng dụng gaslift và bơm tăng áp. 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu: Với nhiều điều kiện thuận lợi như: số liệu thực tế dồi dào, tài liệu tham khảo phong phú, phương pháp nghiên cứu tiên tiến, môi trường nghiên cứu thuận lợi, tôi tin chắc đề tài sẽ thành công và mang lại kết quả tốt đẹp, góp phần duy trì và cải thiện hiệu suất khai thác của giàn RBDP-B, góp phần ổn định sản lượng khai thác. 7 CHƯƠ G1: TỔ G QUA MỎ RUBY VÀ TÌ H HÌ H KHAI THÁC TẠI GIÀ RUBY B (RBDP-B) 1.1. Tổng quan mỏ Ruby Lô 01 & 02 nằm cách bờ biển Vũng Tàu 155 km (hình 1.1) với hợp đồng dầu khí (PSC) đã được ký kết vào ngày 9 tháng 9 năm 1991, trong đó PCVL (Petronas Carigaly Vietnam Limited) nắm giữ quyền điều hành với 85 % cổ phần và PVEP (Petrovietnam Exploration & Production Coporation) nắm giữ 15 % cổ phần. BLOCK 01&02 Hình 1.1: Bản đồ phân lô và vị trí lô 01-02 Mỏ Ruby được phát hiện vào giữa năm 1994 sau khi khoan giếng thăm dò Ruby – 1X. Giếng khoan thăm dò RB-1X khoan qua các tầng Miocene trung sớm thuộc thành hệ Bạch Hổ, Oligocene muộn thành hệ Trà Tân trung và thượng. 8 Nhà thầu đã thực hiện bảy lần thử DST cho các tầng: móng, Oligocene OL10, OL-90, Intrusive và Miocene MI-10 để đánh giá đặc tính dầu khí của mỏ. Kết quả thử DST như sau: • Tầng móng cho kết quả 1721 thùng dầu/ngày, 1.9 triệu bộ khí/ngày; • Tầng Oligocene OL-40 là 881 thùng dầu/ngày, 7,1 triệu bộ khí/ngày; • Tầng Miocene MI-10 cho kết quả 5430 thùng dầu/ngày. Các kết quả trên đã xác minh sự hiện diện của dầu trong các tầng MI-09 đến MI-60, Oligocene (OL-04, OL-10, OL-20,OL-30,OL-40,) và tầng móng. Tính đến cuối giai đoạn tìm kiếm thăm dò vào ngày 8/9/1997, PCVL đã tiến hành thu nổ 12,482 Km địa chấn 2 chiều và 2554 Km địa chấn 3 chiều. Tài liệu địa chấn 2 chiều đuợc tiến hành cho toàn lô 01 & 02 trong khi các tuyến địa chấn 3 chiều chỉ được sử dụng đối với những mỏ đã được phát hiện như Ruby, Pearl, Topaz và Diamond. Năm 2002, PCVL đã tiến hành thu nổ lại địa chấn 3 chiều cho phần diện tích của lô 01 & 02 còn lại sau khi đã trả lại phần diện tích không phát triển. Sau khi hoàn thành công việc xử lý tài liệu địa chấn, một chiến dịch khoan tổng lực đã được thực hiện. Tính đến 2006, đã có 21 giếng đã được khoan trong đó 9 giếng thăm dò  và 11 gi       ượng. Cho đến nay, PCVL đã tiến hành khoan 40 giếng bao gồm 19 giếng khai thác trong đó ở RBDP-A là 12 giếng, RBDP-B là 7 giếng. Đây là kết quả từ việc phát hiện trữ lượng dầu thương mại của mỏ Ruby và 3 mỏ tiềm năng Pearl, Topaz và Diamond. Những mỏ đã được phát hiện tại Lô 01 & 02 là: (hình 1.2) i) Mỏ Ruby (đã có RBDP-A và B); ii) Mỏ Pearl; iii) Mỏ Topaz; iv) Mỏ Diamond; v) Mỏ Emerald. 9 Hình 1.2: Lô 01-02 và các phát hiện dầu khí 1.2. Đặc điểm địa chất-kiến tạo Một số đặc điểm nổi bật của bể Cửu Long đều xuất hiện và chi phối các cấu tạo trong toàn bộ lô. Cấu trúc địa chất của Lô 01 & 02 bao gồm các thành tạo Đá Móng trước đệ tứ, các thành hệ tuổi Oligocene và Miocene. Các mỏ đã được phát 10 hiện trong lô là Ruby, Diamond, Pearl và Topaz đều có điểm chung giống nhau về đặc điểm cấu trúc - kiến tạo. Các hệ thống đứt gãy Bắc Đông Bắc- Nam Tây Nam và Đông - Tây chi phối toàn bộ hệ thống đứt gãy và cấu trúc của các mỏ. Các đối tượng chứa dầu khí là cấu tạo nếp lồi, cấu tạo liên quan đến đứt gãy và cấu trúc nhô cao của móng. Như thường thấy trong Bể Cửu Long, sự phát triển của địa tầng khá phức tạp bởi bản chất của các vật liệu trầm tích trầm đọng trong bể. Nổi trội hơn cả là các trầm tích non- marine, trầm tích biển rìa của Oilgocene và Miocene với nhiều đặc điểm khác nhau về tính chất của vỉa chứa, sự phân bố của vỉa chứa đối với thành tạo trầm tích. Nói chung, chất lượng tầng chứa của Miocene tốt hơn so với tầng chứa Oligocene. 1.2.1. Đặc điểm địa chất a. Đặc điểm địa chất cấu tạo thành hệ Miocene Thành hệ tầng chứa Miocene của mỏ Ruby bao gồm các tập cát tương đối mỏng độ dày từ 5 – 9m định vị trong các tập sét dày. Các tập cát được đặt tên là MI08, MI-09, Mi-20, MI-30 hay còn gọi là các tầng khai thác. Tầng MI-08 có sự hiện diện của mũ khí, ở tầng MI-20 đã xác định được ranh giới dầu nước ở độ sâu 1771m. Các tầng MI-20, MI-30 không liên tục và độ dày tăng dần về phía bắc và hướng Tây Nam. Giá trị độ rỗng hiệu dụng trung bình trong phạm vi từ 16% - 20% và giá trị độ thấm khoảng 100mD – 200mD. b. Áp suất và nhiết độ ban đầu Tất cả dữ liệu áp suất thu được từ tầng chứa dầu giếng RB-1X và RB-3X đều có gradient áp suất khoảng 0.433 psi/ft. Ngoài ra, kết quả phân tích PVT giếng RB1X tại tầng MI-10 cũng cho kết quả gradient 0.33 psi/ft ở điều kiện mỏ. Giá trị gradient nhiệt độ mỏ Ruby được xác định từ nhiệt độ đáy giếng thu  được trong quá trình thử DST của giếng thăm dò và th xác định khoảng 183 oF (83.9 oC).   ượng. Nhiệt độ vỉa được 11 1.2.2. Trữ lượng tại chỗ và trữ lượng thu hồi Trữ lượng tại chỗ tầng Miocene được tính toán dựa trên các bản đồ cấu tạo độ sâu mới được thành lập từ những dữ liệu xử lý lại địa chấn 3D và mô hình địa chất 3D. Đối với tầng Oligocen trữ lượng tại chỗ tính toán dựa trên những giả thiết về ranh giới chất lưu và những dữ liệu mới được cập nhật. Trữ lượng tầng móng được tính toán dựa trên bản đồ cấu tạo bằng phương pháp Probabilistic. Trữ lượng tầng móng bao gồm cả trữ lượng tầng Vocanic/Andesite nằm phía trên tầng móng. Theo kết quả mô phỏng tầng Miocene, trữ lượng thu hồi dầu khoảng 26% cho trường hợp khai thác bằng nguồn năng lượng tự nhiên khoảng 28% khi áp dụng khai thác tăng cường bằng bơm ép nước. Riêng tầng Vocanic/Andesite khoảng 19%, tầng Oligocene hệ số thu hồi trong pham vi 5 đến 15%. Bảng 1.1: Trữ lượng tại chỗ và trữ lượng thu hồi tại các tầng khai thác mỏ Ruby Đã khai Tầng khai thác Trữ lượng tại chỗ Trữ lượng thu hồi thác Trữ lượng còn lại (triệu thùng) (triệu thùng) (triệu (triệu thùng) thùng) 1P 2P 3P 1P 2P 3P 1P 2P 3P Miocene 188.8 215.8 230.1 51.4 56.9 59.7 34.4 17.0 22.5 25.3 Oligocene 37.1 146.6 294.6 2.1 14.7 29.2 0.4 1.7 14.3 28.8 Andesite 82.3 93.1 19.1 21.6 22.3 0.3 18.9 21.4 22.1 Basement 48.6 144.8 296.4 12.6 39.8 85.6 5.1 7.5 34.7 80.5 Tổng 356.9 600.3 917.2 85.3 133.0 196.8 40.2 45.1 92.8 156.6 96.1 Sau một thời gian khai thác từ đầu đến năm 2004, sản lượng khai thác trên  tầng Miocene chiếm đến gần 85% sản lư                     1.1 là bảng 12 tổng hợp các thông số về trữ lượng tại chỗ và lượng dầu đã khai thác theo từng tầng        s 1.3. Giàn khai thác Ruby A (RBDP-A)   Với thành công của giếng thăm dò RB-1X, PCVL đã tiến hành khoan th lượng thêm các giếng RB-2X, RB-3X, RB-4X vào năm 1995. Chiến dịch khoan phát triển khai thác giai đoạn đầu tiên (“Pilot production Phase”) được bắt đầu vào ngày 17/08/1999 với 10 giếng khoan mới và 2 giếng hoàn thiện lại. Kế hoạch đặt ra là sẽ khai thác lưu lượng tối đa 27 ngàn thùng/ngày giai đoạn đầu và thu hồi khoảng 45 triệu thùng dầu. Thiết bị khai thác tại khu vực này gồm có 1 giàn nhẹ, không người ở; 1 FPSO (Floating Production, Storage and Offloading) tách lọc dầu, đưa vào tank chứa để sẵn sàng cho xuất bán tại mỏ. Dầu khai thác từ giếng lên sẽ được thu gom vào một đường ống chính, sau đó được chuyển về FPSO bằng đường ống ngầm 10” dài 1.5 km. Các giếng tại RBDP-A được lắp đặt sẵn các mandrel để sẵn sàng cho việc lắp các van gaslift sau này. Hình 1.3: Sơ đồ thiết bị khai thác giai đoạn 1 13 Vào năm 2003, sau một thời gian khai thác, khả năng làm việc của các giếng giảm đi nhiều, đến lúc này, PCVL đã cho tiến hành nghiên cứu, lắp đặt hệ thống gaslift cho giàn A. Các giếng được tiến hành lắp đặt các van gaslift bằng phương pháp cáp tời (slick line) vào các mandrel có sẵn. Trên giàn A, PCVL tiến hành lắp đặt 2 máy nén khí loại nhỏ, chạy bằng khí đồng hành với áp suất đầu ra là 1000 psig. Qua thời gian làm việc từ năm 2004 đến nay, hệ thống gaslift này đã chứng tỏ hiệu quả của nó, khả năng khai thác của giàn đã được duy trì ổn định trong khoảng 12 ngàn thùng/ngày. Đây là cơ sở để PCVL nghiên cứu đến khả năng sử dụng hệ thống gaslift cho giàn B. Trong quá trình thiết kế chế tạo giàn B, các kinh nghiệm ở giàn A đã được vận dụng tối đa. 1.4. Giàn khai thác Ruby B (RBDP-B) Tiếp theo sự phát triển của Ruby A, nhà thầu PCVL đã tiến hành nghiên cứu và lắp đặt thêm 1 giàn đầu giếng khác để khai thác phần phía bắc của mỏ Ruby. Giàn RBDP-B đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2005. Sơ đồ cấu tạo và các thiết bị như sau: Giàn đầu giếng, được điều khiển từ xa (từ FPSO), có sân bay; thuộc loại giàn nhẹ có 4 chân, 12 lỗ (slot) để khoan trong đó kế hoạch là có 9 giếng và 3 lỗ dự phòng; có 3 đường chờ để kết nối trong tương lai (3 riser); giàn được thiết kế sao cho giảm thiểu các thiết bị trên giàn, để sẵn chỗ cho khả năng lắp đặt thêm thiết bị, mở rộng (tăng) công suất khai thác sau này. Giàn nhẹ RBDP-B được đặt cách giàn RBDP-A 3.2 km, được thiết kế để các giếng chảy tự nhiên về giàn RBDP-A qua đường ống ngầm 10” dài 3.2 km. Tại giàn RBDP-A, lưu chất của giàn B sẽ kết hợp với lưu chất của giàn A, sau đó cùng chảy về tàu xử lý FPSO Ruby Princess qua đường ống ngầm 10” dài 1.5 km. Do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà giàn RBDP-B đã không đạt được sản lượng như mong muốn. Giàn B được thiết kế ban đầu chủ yếu để khai thác từ tầng móng, tuy nhiên qua thực tế, các giếng từ tầng móng đều cho kết quả kém. Hiện nay giàn B có 9 giếng khai thác, nhưng phải đóng 3 giếng do chủ yếu chỉ có nước (các giếng tầng móng). Các giếng còn lại (giếng Miocene) đang khai thác cũng đã bắt đầu xuất hiện nước. Áp suất vỉa thấp, dưới 2000 psi. Khoảng 14 3 đến 4 giếng đang khai thác hiện nay có áp suất miệng giếng (FTHP) thấp nên không thể vượt qua áp suất tối thiểu của đường ống để dầu chảy tự nhiên về giàn A. Hình 1.4: Sơ đồ thiết bị khai thác giai đoạn 2 Các hệ thống thiết bị khai thác trên giàn RBDP-B: Giàn được lắp đặt với các thiết bị chính sau: - Hệ thống khai thác (gồm đầu giếng, các đường ống thu gom lưu chất khai thác để chuyển vào đường ống chính); - Hệ thống điều khiển (điện và khí); - Hệ thống năng lượng; - Hệ thống thông tin liên lạc, điều khiển từ xa; - H - Hệ thống an toàn; - Hệ thống thu gom, xử lý chất thải nhiễm dầu; - Hệ thống hóa chất; - Hệ thống phụ trợ khác.                     à các thiết bị phụ trợ); • Hệ thống khai thác (gồm đầu giếng, các đường ống thu gom lưu chất khai thác để chuyển vào đường ống chính). 15 • Hệ thống điều khiển: Hệ thống khí điều khiển của giàn là khí đồng hành được trích ra từ đường ống khai thác. Dự phòng cho nó là hệ thống các chai Nitơ được đặt thường trực trên giàn. Khí được trích ra từ đoạn ống khai thác sẽ qua hệ thống lọc để loại chất lỏng và chất rắn trước khi đưa vào sử dụng cho hệ thống điều khiển. • Hệ thống thu gom, xử lý chất thải nhiễm dầu: Trên giàn được lắp đặt hai bình chứa nhỏ cho hệ thống thải chất lỏng có áp (close drain) và chất lỏng không áp (open drain). Dầu sẽ được gom lại trong các bình này và được bơm vào đường ống vận chuyển. Trong quá trình hoạt động bình thường, khí đồng hành không được xả ra ngoài vì cả dầu và khí đều được chuyển về FPSO để xử lý. Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa các thiết bị, lưu chất nằm trong các đường ống trên giàn sẽ được xả về hệ thống closed drain, tại đây một lượng nhỏ khí sẽ được xả ra ngoài môi trường. • Hệ thống nâng th                      à hệ thống dự trữ và phân phối dầu diesel                nh    à máy phát điện dự phòng. C                                            ược    thi • Hệ thống năng lượng: Lượng điện tiêu thụ ở giàn tương đối nhỏ, do đó nó được cung cấp từ hệ thống năng lượng mặt trời. Để dự phòng, giàn được lắp đặt một máy phát điện nhỏ đủ để cung cấp năng lượng cho toàn giàn cũng như một số hoạt động sửa chữa nhỏ khác. • Hệ thống thông tin liên lạc, điều khiển từ xa: Giàn được thiết kế để có khả năng điều khiển từ FPSO. Các thiết bị được lựa chọn lắp đặt sao cho giảm thiểu sự can thiệp của con người. Các thiết bị an toàn trên giàn được thiết kế lắp đặt sao cho bảo đảm giàn hoạt động an toàn nhất trong mọi trường hợp có người hoặc không có người trên giàn. Các thông tin, thông số hoạt động của giàn cũng như các thông tin về giếng được chuyển về FPSO qua hệ thống sóng VHF. • Hệ thống khai thác dầu bằng gaslift: Giàn RBDP-B còn được thiết kế chừa sẵn chỗ cho các thiết bị lắp đặt sau này như hệ thống gaslift, hệ thống phân 16    dòng, hệ thống tiếp nhận và các hệ thống ống mới, hệ thống bơm hóa ph Chỗ đặt và trọng lượng của hệ thống gaslift đã được đưa vào để tính toán thiết kế giàn RBDP-B. Khí cung cấp cho hệ thống gaslift dự tính sẽ từ giàn xử lý trung tâm (hoặc FPSO). Cùng với nó là các giếng đã được lắp đặt sẵn các mandrel chờ cho việc lắp đặt các van gaslift sau này. Các thiết bị này được thiết kế dựa trên cơ sở các kinh nghiệm rút tỉa từ hoạt động của giàn A. 17 CHƯƠ G 2: LÝ THUYẾT CHUYỂ ĐỘ G CỦA CHẤT LƯU TRO G Ố G 2.1. Lý thuyết chuyển động của hỗn hợp khí – lỏng trong ống thẳng đứng Lý thuyết chuyển động của hỗn hợp khí – lỏng trong ống thẳng đứng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưng kết quả do A.P.Krưlốp đưa ra là hợp lý hơn cả. Ông cho rằng chất lỏng nâng lên được là nhờ tác dụng của lực chuyển động đi lên của khí. Lực nâng lên chính là áp suất tác dụng của khí trực tiếp lên chất lỏng. Muốn hỗn hợp chất lỏng – khí nâng lên được cần phải có sự chênh lệch áp suất giữa đế và miệng ống khai thác. Độ chênh áp đó chính là công sản ra để nâng hỗn hợp chất lỏng – khí và chi phí cho mức tiêu hao năng lượng trong cột ống nâng: 1- Do cản trở của chất lỏng và khí tới thành ống; 2- Do vận tốc chuyển động của chất lỏng và khí khác nhau. Như vậy sự chênh lệch áp suất giữa đáy và miệng giếng biểu diễn bằng phương trình: h = h1 + h2 + h3 (2.1) Trong đó: h1: cột áp cần thiết thực hiện công có ích; h2: cột áp bị tiêu hao do chuyển động tương đối của khí; h3: cột áp bị tiêu hao để thắng lực cản. 2.1.1. Công có ích Nhà bác học A.P.Krưlốp làm thí nghiệm với một đoạn ống có độ dài l (hình 2.1). Nếu như vận tốc chuyển động của chất lỏng và khí trong ống như nhau thì không có tiêu hao năng lượng trượt. Khi chuyển động không bị cản trở thì: hρng = h1ρng = lρhhg (2.2) Tỷ trọng của hỗn hợp: ρ hh = Vρ kh + qρ n V +q Ở đây: V: lưu lượng thể tích của khí; (2.3) 18 q: lưu lượng thể tích của chất lỏng. Tỷ trọng của khí so với tỷ trọng của chất lỏng vô cùng bé nên ρkh ở (2.3) có thể bỏ qua, vậy: ρ hh = qρ n V +q (2.4) Thay giá trị ρhh ở (2.4) vào (2.3), ta có: h1 ρ n g = l. qρ n .g V +q Cho l = 1, sau khi giản ước được: h = h1 = q .g V +q (2.5) Để tính toán cho ống nâng dài, phương trình được viết dưới dạng vi phân: qρ n dp = ρ hh gdl = .g .dl V +q Hình 2.1: Đoạn ống (2.6) thí nghiệm có độ dài l; Khí ở điều kiện đẳng nhiệt được nở ra, khi đó: V = Vo Po P 1, 2: các van (2.7) Thay giá trị V từ (2.7) vào (2.6): Vo Po dp + q.dp = q.ρ n .g .dl P Sau khi tích phân trong khoảng từ đáy tới miệng ống nâng và biến đổi, ta được: Vo Po ln  (P − P2 )  P1 = q.ρ n .g . L − 1 P2 ρ n .g   (2.8) Ở đây: V0: lưu lượng thể tích khí (m3) sau một đơn vị thời gian; q: lưu lượng thể tích của chất lỏng (m3) sau một đơn vị thời gian; P0, P1, P2: áp suất khí quyển, áp suất ở đáy, áp suất miệng ống tương ứng; L: độ dài cột ống nâng. 19 Phương trình (2.8) cho ta biết rằng toàn bộ năng lượng do khí sản ra để nâng 3 q m chất lỏng lên độ cao L (khi không có các dạng tiêu hao năng lượng trong ống). 2.1.2. Tổn thất năng lượng do trượt Khi chất lỏng và khí chuyển động với vận tốc bằng nhau, diện tích tiết diện của ống nâng chứa chất lỏng và khí tỷ lệ với lưu lượng thể tích của chúng. Nếu trong ống có lực trượt thì khí sẽ chuyển động với vận tốc lớn hơn và như vậy trong lúc cùng lưu lượng thể tích đó, chất lỏng sẽ chiếm diện tích tiết diện lớn hơn so với lúc đầu, còn khí thì nhỏ hơn (xem hình 2.2). Hình 2.2: Diện tích của các tiết diện chứa khí và lỏng trong ống a. Trường hợp không có lực trượt; b. Khi có lực trượt 1. Chất lỏng 2. Khí Vậy trong trường hợp b, trọng lượng thể tích của hỗn hợp sẽ lớn hơn so với trong trường hợp a. Đại lượng tổn thất năng lượng do trượt được xác định như sau: Thí nghiệm của Krưlốp như hình 2.1. Sau khi đo áp suất trung bình, lưu lượng của khí và lỏng, theo công thức (2.5) tính được: h1 = q .l V +q Ở đây l là độ dài ống. Cột chất lỏng này có được trong ống khi đóng đồng thời hai van (1) và (2) (trên hình 2.1), nếu như không có tổn thất do trượt. Thực tế cho thấy rằng sau khi đóng đồng thời 2 van thì cột chất lỏng sẽ là ht > h1. Hiệu ht – h1 chính là cột áp bổ sung: htr = ht – h1 (2.9) 20 Để xác định htr cần phải tính ht. Muốn vậy có thể tính diện tích trung bình của tiết diện chứa chất lỏng và khí khi hỗn hợp chuyển động. Diện tích của tiết diện ống nâng chứa chất lỏng được xác định: f cl ht h = ⇒ f cl = t f f l l (2.10) Đối với khí: fkh = f – fcl = f(1-hl/l) Ở đây: f là diện tích tiết diện của ống nâng. Vận tốc chuyển động của chất lỏng và khí như sau: Vcl = q q.l = f cl ht . f Vkh = v v.l = f kh f (1 − ht ) Vận tốc tương đối của khí sẽ là: Vtd = Vkh - Vcl Do tỉ trọng của khí rất nhỏ (có thể bỏ qua) nên tỷ trọng của hỗn hợp được xác định theo công thức: f hh = f cl ρ cl f Thay fcl từ (2.10), ta có : f hh = ht . f h .ρ cl = t .ρ cl l. f l Trên cơ sở kết quả nhiều thí nghiệm ở những ống nâng có đường kính 25, 38, 50, 75 và 100 mm, người ta thu nhận được các đồ thị phụ thuộc giữa thể tích hỗn hợp V+q và vận tốc của khí Wkh có dạng như sau: Hình 2.3: Các đồ thị phụ thuộc Wkh = f(V+q) đối với các ống nâng có đường kính: 1-25mm, 2-38mm, 3-50mm, 4-63mm, 5-75mm, 6-100mm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan