Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy...

Tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện sơn la

.PDF
104
1039
63

Mô tả:

i CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng Khoa học. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Người cam đoan Đinh Thị Phương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học những người đã trực tiếp giảng dạy trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học cao học của mình. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Xuân Trường, Thầy giáo T.S Cao Đình Sơn - hai người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm học – Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập. Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn bè và đồng nghiệp những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn!!! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Học viên Đinh Thị Phương iii MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện ........................ 3 1.1.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện ....................................................................................................................... 5 1.1.3. Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện.......................... 6 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 8 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện ........................ 8 1.2.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện ..................................................................................................................... 12 1.2.3. Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện........................ 14 1.3. Nhận xét và đánh giá ............................................................................. 17 CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 18 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 18 2.1.1.Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 18 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 18 2.2. Đối tượng .............................................................................................. 18 2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 18 2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La: ........ 18 2.4.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La .......................................................................................................... 19 2.4.3. Bước đầu đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng tại vùng bán ngập. ............................................................................................................ 19 iv 2.4.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La. .................................................................................... 19 2.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................. 19 2.5.1. Cách tiếp cận ...................................................................................... 19 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. ......................................................... 20 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................ 25 3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 25 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới ......................................................................... 25 3.1.2. Địa hình, địa mạo. .............................................................................. 25 3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................ 26 3.1.4. Khí hậu ............................................................................................... 26 3.1.5. Tài nguyên nước ................................................................................. 27 3.1.6. Tài nguyên rừng ................................................................................. 28 3.1.7. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... 29 3.1.8. Tài nguyên nhân văn........................................................................... 29 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29 3.2.1. Dân số, dân tộc ................................................................................... 29 3.2.2. Cở sở hạ tầng ...................................................................................... 30 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................... 31 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 31 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 32 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 33 4.1. Đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La ............................... 33 4.1.1. Diện tích đất bán ngập ........................................................................ 33 4.1.2. Đặc điểm đất đai và chế độ ngập nước tại khu vực bán ngập huyện Quỳnh Nhai .................................................................................................. 40 v 4.1.3. Hoạt động trồng trọt tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc huyện Quỳnh Nhai. ...................................................................................... 44 4.2. Lựa chọn loài cây trồng thử nghiệm tại khu vực lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai. ............................................................................................................ 48 4.2.1. Các loài cây có khả năng chịu ngập nước ........................................... 48 4.2.2. Lựa chọn loài cây trồng thử nghiệm ................................................... 50 4.3. Sinh trưởng của các loài cây trồng tại vùng bán ngập. ........................... 53 4.3.1. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng thử nghiệm. ................................................................................... 53 4.3.2. Ảnh hưởng của độ sâu ngập nước đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng thử nghiệm. ......................................................................................... 58 4.3.3. Tình hình sâu bệnh hại. ....................................................................... 65 4.4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bán ngập tại lòng hồ thủy điện. ......................................................................................... 66 4.4.1. Quan điểm và định hướng chung ........................................................ 66 4.4.2. Các biện pháp kỹ thuật gây trồng........................................................ 66 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ................................................ 73 Kết luận. ...................................................................................................... 73 Tồn tại .......................................................................................................... 74 Khuyến nghị ................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MNDBT: Mức nước dâng bình thường TĐC: Tái định cư HTX: Hợp tác xã MNC: Mực nước chết TT-BTNMT: Thông tư – Bộ Tài nguyên môi trường NĐ-CP: Nghị định – chính phủ QPN: Quy phạm ngành NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTS: Phó tiến sỹ. CT: Công thức DH: Đông thái tăng trưởng chiều cao cây DD: Động thái tăng trưởng đường kính gốc T1-1: Công thức 1 của thí nghiệm 1 T1-2: Công thức 2 của thí nghiệm 1 Sig: Sai khác ở mức ý nghĩa 0.05 vii DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN VĂN Biểu Biểu 4.1: Biểu 4.2: Biểu 4.3: Biểu 4.5: Nội dung Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ thủy điện Sơn La tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La Tổng hợp các xã vùng bán ngập trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai bị ảnh hưởng của thủy điện Sơn La Diện tích có khả năng sử dụng trồng trọt tại vùng bán ngập lòng hồ khu vực Quỳnh Nhai Biểu 4.6: Danh lục các loài cây sống chịu nước Biểu 4.7. Tổng hợp đánh giá cho điểm các loài cây theo tiêu chí chọn loài cây trồng cho vùng bán ngập. Biểu 4.8: Các loài cây được trồng thử nghiệm Biểu 4.9: Biểu 4.10: Biểu 4.11: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của chiều cao cây Động thái tăng trưởng đường kính, chiều cao của các công thức thí nghiệm. Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập nước Biểu tổng hợp sinh trưởng chiều cao của các công thức thí Biểu 4.12: nghiệm Trang 34 36 39 45 49 51 53 54 56 59 62 viii DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Hình Hình 4.1: Hình 4.2: Nội dung Biểu đồ thời gian nước rút theo cốt ngập vùng thủy điện tại Quỳnh Nhai. Đất ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo cao trình ngập nước. Hình 4.3: Đất ngập sản xuất nông nghiệp được phân theo độ dốc Hình 4.4: Hình 4.5: Hình 4.6: Hình 4.7: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cây Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con. Động thái tăng trưởng đường kính của các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con . Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ sâu ngập nước Hình 4.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây Trang 43 46 47 54 56 57 59 62 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đi lên không ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều thì sự phát triển năng lượng là vấn đề khẩn thiết bù đắp cho tình trạng thiếu hụt hiện nay.Trong đó thủy điện vẫn là hướng tối ưu nhất,mà hướng đi đúng là rẻ,sạch và an toàn. Theo như những nghiên cứu trước cho thấy thủy điện là nguồn năng lượng sạch,bền vững và đã được cộng đồng năng lượng quốc tế công nhận. Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy điện, trong đó có nhà máy thủy điện Sơn La. Thủy điện Sơn La là công trình lớn nhất khu vực Đông Nam Á được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2012. Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ. Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ. Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất tự nhiên, trong đó có 7.100ha đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm. Do đặc trưng của lòng hồ thủy điện, tại khu vực ven lòng hồ hay xung quanh các đảo sẽ hình thành những dải đất ngập nước theo mùa. Diện tích bán ngập khoảng 10.000ha, một phần nhỏ diện tích này được người dân sử dụng để trồng cây hàng năm vào thời gian nước rút. Tình trạng chung thường gặp tại phần lớn khu vực bán ngập là các dải đất này có độ dốc lớn, không có thực vật sinh sống (do lớp thực vật cũ bị chết khi nước dâng lên), diện tích đất bán ngập của lòng hồ dần bị xói lở gây bồi lắng lòng hồ hoặc thoái hóa bạc màu do sóng làm mất sức sản xuất. Trước tình trạng trên cần có những biện pháp 2 ngăn chặn xói lở và thoái hóa đất, việc nghiên cứu tuyển chọn gây trồng một số loài cây rừng trên diện tích bán ngập là việc làm rất cần thiết. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vùng ngập nước đất chua phèn cũng như các hồ chứa nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Vì những lí do khác nhau mà cho ðến nay, ở nýớc ta vẫn chýa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về phục hồi và phát triển rừng bán ngập, về sử dụng đất hợp lý cũng như chưa có mô hình nào được xây dựng thành công để trình diễn rừng bán ngập tại các vùng lòng hồ của các nhà máy thuỷ điện. Các thử nghiệm trồng rừng bán ngập tại vùng lòng hồ thuỷ điện mặc dù đã được đề cập đến, tuy nhiên chưa đạt được kết quả mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về cơ sở lý luận và cơ sở khoa học. Xuất phát từ những lý do trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La”được thực hiện với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường đất, môi trường nước cho vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện cũng mang lại nhiều bất cập. Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên, không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước... Vì vậy, bổn phận của người xây dựng, cũng như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây dựng, cần cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: (i) sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ được xây dựng, và (ii) tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó [40]. Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên cơ sở quyền lợi chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến nhất. Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một xa lộ qua một vùng hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau. Trong trường hợp đập có hồ chứa để điều hòa dòng nước thì dòng chảy tự nhiên của con sông sẽ thay đổi. Sự thay đổi sẽ nhiều hay ít tùy theo hồ chứa được vận hành như thế nào. Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi, thì hệ sinh thái trong lưu vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng và có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được sự cân bằng mới, hoặc thậm chí không tìm lại được lại cân bằng ban đầu [41]. Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện... Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng 4 phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác. Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực. Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn. Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị [43]. Nhà máy thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2012 đã nhấn chìm 632km 2 đất và di dời hơn 1,5 triệu người. Chiều cao đập 2,335m, chiều dài lòng hồ 660 km, rộng 1,1km, chứa 42 tỷ tấn nước. Việc xây dựng nhà máy thủy điện này đã làm ngập một số nhà máy, hầm mỏ, vài trung tâm công nghiệp. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về đa dạng sinh học việc ngăn đập Tam Hiệp đã ảnh hưởng đến hàng trăm loài động vật và thực vật ở sông Dương Tử và đe dọa nghề cá ở Biển Đông Trung Quốc. Các dự án xây dựng nhà máy thủy điện ở bang Ethiopia Beneshangul Gumuz, trên sông Nile Xanh, đã dấy lên lo ngại cho các nước ở hạ nguồn Sudan và Ai Cập do dòng sông bị thu hẹp. Các chuyên gia môi trường cũng đã cảnh báo các dự án đập có thể ảnh hưởng lên đến 200 km của dòng sông và di dời hơn 5.000 người dân ở các làng lân cận. Về khía cạnh môi trường, khi ngăn đập làm thủy điện sẽ tạo ra một nguồn nước mới, là một hệ sinh thái nơi có sự thay đổi các thành phần trong đó, có thể tạo ra một loạt các hiệu ứng lây lan. Những thay đổi trong dòng nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước và sản lượng cá ở hạ lưu. Sự thay đổi môi trường sẽ ảnh hưởng đến vùng rộng lớn dưới hạ lưu, thậm chí ra cả biển. Ở vùng nhiệt đới có thể sẽ có sự thay đổi lớn về lượng mưa, lượng nước bốc hơi, độ ẩm khu vực có hồ chứa 5 tăng,… Các nguồn nước và lưu vực của nó cùng có ảnh hưởng lẫn nhau, các nguồn nước có thể ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và mức nước ngầm ở các khu vực xung quanh. Các trầm tích diễn ra trong một hồ chứa thường có thể dẫn đến một sự xói mòn tăng hạ lưu, tức là tăng tổng xói mòn. Những thay đổi trong dòng chảy và mực nước cũng sẽ dẫn đến những thay đổi trong vận chuyển trầm tích [44] Việc ngăn đập các hồ thủy điện sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất đai và dòng nước thay đổi, hơn nữa, sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ động vật và thực vật. Hồ chứa lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đáng kể về hệ thực vật và động vật của khu vực nhà máy thủy điện thông qua nhấn chìm khu vực thường xuyên hoặc định kỳ. Động vật có thể một số phạm vi di chuyển đến môi trường sống mới vượt ra ngoài khu vực hồ chứa. Nhưng thông thường các loài của thiên nhiên hiện có trong khu vực bị ngập nước phải được coi như bị mất. Hơn nữa, một dòng nước giảm hoặc thay đổi mô hình dòng chảy hạ lưu có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật và động vật. Các ảnh hưởng này có thể là những người trực tiếp trong đó các hệ động thực vật phản ứng với lưu lượng nước, hoặc các hiệu ứng có thể được gián tiếp do sự thay đổi mức nước ngầm và vận chuyển các chất dinh dưỡng [39]. 1.1.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Trên thế giới, việc nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp trên vùng đất bán ngập của các lòng hồ nhân tạo hầu như ít được quan tâm. Riêng vùng bán ngập các hồ tự nhiên hoặc bãi bồi ven các sông lớn đã được một số nước đưa vào canh tác (dẫn theo Nguyễn Phi Hùng, 2013)[18] cụ thể: - Dọc theo lưu vực sông Abala thuộc vùng đông bắc Etiopia, tranh thủ đất còn ẩm sau khi nước lũ rút người dân đã trồng các loại cây có khả năng 6 chịu hạn như bobo, đậu đỗ hoặc ngô vụ mùa để góp phần tự túc lương thực và thực phẩm. - Tại Campuchia, trên lưu vực sông Mekông, trong thời gian đất chưa ngập nước nông dân đã tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng 2 vụ lúa/năm hoặc 1 vụ màu + 1 vụ lúa mùa/năm. Tuy nhiên, điều kiện để tăng hệ số sử dụng đất ở đây là phải hoàn thiện hệ thống thủy lợi và kênh mương tưới trong mùa hạn. - Tại Bangladet, các nhà nghiên cứu đã đề xuất giải pháp canh tác nông nghiệp nổi (tiếng địa phương gọi là "Vasoman Chash") trên mặt nước hồ, sông. Giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở sử dụng nhựa để làm khung cố định có chiều cao từ 0,6 - 0,9 m, chiều rộng từ 1,5 - 2,1 m và chiều dài từ 15 50 m, bên trong dùng xác thực vật (rơm rạ,...) làm giá đỡ cho cây trồng phát triển. Dinh dưỡng được cung cấp qua nước nhờ quá trình thẩm thấu từ mặt nước lên giá thể. Sau khi hoàn thành, khung được thả xuống nước và được chăm sóc bằng thuyền trong mùa nước lên và cố định trên đất khi nước rút. Giải pháp canh tác nông nghiệp nổi ở Bangladet chủ yếu để phát triển rau màu và các loại cây họ đậu. - Để thích nghi với điều kiện bán ngập trong canh tác lúa, từ năm 2003 đến nay, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã và đang triển khai nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu úng. Kết quả bước đầu cho thấy, công nghệ chuyển gen chịu úng Sub1 vào giống lúa IR64 làm tăng thời gian chịu được ngập úng (toàn bộ cây) khi mới gieo sạ và thời điểm thu hoạch của giống được chuyển gen lên đến 17 ngày. 1.1.3. Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện Việc nghiên cứu trồng rừng trên đất bán ngập đã được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. 7 Tại Pakistan, hơn 70 triệu người sống phụ thuộc vào 14 triệu ha đất tưới tiêu của châu thổ sông Indus, nhưng toàn bộ vùng đất này lại lệ thuộc vào trữ lượng nước chảy từ sông vào trong hồ chứa chỉ trong một vài ngày. Sau mùa mưa lũ dồn dập là thời kỳ khô hạn kéo dài, nhưng chỉ có hai hồ chứa nước là Mangla xây dựng năm 1976 và hồ Tarbella cũng xây dựng năm 1976, dưới sự tài trợ của ngân hàng thế giới (WB) nhằm cung cấp ổn định nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên hai hồ chứa nước này đang bị phá huỷ nhanh chóng do lắng đọng bùn cát dồn xuống từ sườn dốc chia cắt phức tạp. Hiện nay nhiều chương trình trồng rừng đang được thực hiện cả ở hai vùng hồ, nhưng việc ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi chưa phát huy hiệu quả. Nhà máy thuỷ điện Tarbella đã bị suy giảm một phần ba công suất theo thiết kế, trước khi nhà máy thuỷ điện Kalabagh ở vùng thượng nguồn đang được hoàn thành (Dẫn theo Phạm Xuân Hoàn và cộng sự, 2004)[17]. Tại Philipin, chính phủ đã đầu tư 4,7 tỷ USD trong khoảng 5 năm trở lại đây để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ sinh thái tại hồ thuỷ điện Pan-tapa-ngan. Đến nay nhiều mô hình về phục hồi, phát triển rừng và nông lâm kết hợp đã được xây dựng tại vùng này, trong đó có các mô hình được xây dựng tại vùng bán ngập. Một trong những loài cây Lâm nghiệp đã được nước này gây trồng thành công là loài Bạch đàn bản địa (Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35] Trung Quốc, một đất nước có nhiều con sông lớn và những công trình thuỷ điện đồ sộ đã đạt được một số thành công ban đầu trong việc khảo nghiệm và tuyển chọn tập đoàn cây vùng bán ngập. Hai loài cây Phi Lao và Bạch Đàn được coi là có triển vọng nhất đã được gây trồng trên quy mô lớn tại vùng bán ngập hồ thuỷ điện Tùng Hoa - Côn Minh và các vùng Quảng Đông, QuảngTây, thông qua lai tạo giữa một loài Bạch Đàn đỏ ở Trung Quốc và Bạch đàn có nguồn gốc ở Philippin, đã tạo ra Bạch Đàn lai chịu được điều 8 kiện ngập nước, hiện nay Phi lao Trung Quốc đã được một số nước thử nghiệm để trồng ở vùng bán ngập (Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001) [35]. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện - Công trình thủy điện Hòa Bình: hoàn thành vào năm 1994, công suất 1.920 MW, sản lượng điện hàng năm 8,16 tỷ KWh. Ngoài sản xuất điện năng, thủy điện Hòa Bình còn dành trên 5 tỷ m3 nước dự phòng thực hiện việc cắt lũ vùng hạ du vào mùa mưa lũ và phải cung cấp nước tưới cho 644.000 ha lúa đông xuân, trong đó có khoảng 400.000 ha lúa phải tưới bằng các trạm bơm điện cho vùng đồng bằng trung du Bắc bộ (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2008) [37]. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, hồ Hòa Bình vào cuối mùa mưa bắt đầu trữ nước và đầu mùa khô xả nước đến cuối mùa khô để sẵn sàng cho việc đón lũ năm sau. Vì vậy, hàng năm nhất thiết phải tích nước vào hồ đến MNDTB (120 m) từ đầu tháng 9 và giữ ở MNDBT đến tháng 12. Chu kỳ này được lặp lại hàng năm theo một lịch trình cụ thể với chế độ điều tiết nước rất khoa học. Theo định hướng phát triển, các khu, điểm TĐC ven hồ sẽ sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản và dịch vụ vận tải trên hồ. Đất đai cho sản xuất được cân đối sử dụng đất cũ không bị ngập và điều hòa lại quỹ đất chung của các HTX nông nghiệp không bị ngập trong nội bộ của xã (để bù lại hơn 5.000 ha đất nông nghiệp bị ngập trong lòng hồ). Tuy nhiên, do không thể điều hoà được đất sản xuất do nhiều lý do nên đa số các hộ dân TĐC tại chỗ thiếu đất canh tác buộc phải phá rừng phòng hộ ven hồ để làm rẫy. Theo số liệu thống kê chỉ trong 3 năm (1987 - 1989), diện tích lúa nương tăng 3 - 4 lần so với diện tích có trước năm 1986. Cấp đủ đất sản xuất cho các hộ TĐC là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương tại các xã có dân TĐC, do vậy việc sử dụng đất bán ngập để sản xuất là nhu cầu bức 9 thiết của các hộ dân di vén ven hồ. Do chế độ vận hành, mực nước hồ Hòa Bình dao động từ 80 m (MNC) đến 120 m (MNDBT) tạo ra một vùng đất bán ngập có diện tích khoảng 8.000 ha quanh hồ. Những khu vực địa hình bằng phẳng được tích tụ phù sa có khả năng trồng trọt đều được tận dụng sản xuất. Địa hình vùng lòng hồ sông Đà có độ dốc lớn, hai bên bờ là những dãy núi cao, địa hình hiểm trở nên việc tận dụng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp hạn chế. Thực tế cho thấy chỉ ở những khu vực có địa hình thung lũng nằm ven các khe suối nhỏ của sông Đà có điều kiện bồi lắng phù sa mới có khả năng sử dụng lại một phần đất bị ngập. Những khu vực trực tiếp ven hai bên bờ sông Đà hầu như không thể canh tác do đất hẹp, dốc, địa hình chia cắt hoặc núi cao, giao thông không thuận lợi nên khả năng sử dụng đất bán ngập để trồng trọt rất hạn chế. Tuỳ theo cao trình khu đất và thời gian hở đất các tháng trong năm, cây trồng hàng năm có thể sử dụng gieo trồng 2 vụ hoặc 1 vụ. Kết quả điều tra cho thấy toàn vùng hồ có khoảng 15/41 xã có các hộ dân TĐC ven hồ sử dụng đất bán ngập để sản xuất với diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó tập trung hơn 1.000 ha tại 5 xã vùng ven suối Tấc (vùng ven hồ thuộc chi lưu của sông Đà) thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La gồm các xã Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tường Phong. Nhiều hộ TĐC có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt trên ruộng bán ngập. Thời vụ canh tác tập trung trong vụ chiêm xuân (vụ trồng chính) và vụ mùa, trong đó vụ mùa thường bị ngập úng vào cuối vụ. Các đối tượng cây trồng được lựa chọn để sản xuất trên đất bán ngập chủ yếu là lúa, ngô và lạc vì chủ động tưới tiêu nhờ các hệ thống thủy lợi. Ngoài ra, ở những cao trình không chủ động động nước tưới thì các đối tượng cây trồng chịu hạn như lúa cạn, đậu đỗ được lựa chọn để phát triển. Về hệ số sử dụng đất, trước đây do chưa có giống ngắn ngày nên chủ yếu sản xuất 1 vụ lúa hoặc 1 vụ ngô trong năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhờ đưa các giống lúa ngắn và trung ngày như CR203, IR64, 10 KD18,... các giống ngô ngắn ngày LVN99, C919,... các giống đậu tương DT12, DT99, DT96,... vào sản xuất 2 vụ/năm theo các cơ cấu Lúa - Ngô, Lúa - Đậu tương hoặc Ngô - Đậu tương, Lạc - Đậu tương, Đậu tương – Ngô đã tăng hệ số sử dụng đất trên phần lớn diện tích đất bán ngập. Đặc biệt, về kỹ thuật canh tác, để hạn chế rủi ro do ngập khi nước hồ dâng, thời vụ sản xuất ở đây thường được gieo trồng sớm hơn so với các loại đất khác từ 15 - 20 ngày theo phương thức nước rút đến đâu gieo trồng đến đó (trong vụ chiêm xuân) và chuyển sang phương thức sạ ướt thay cho cấy mạ đối với lúa (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2008) [37]. Ngoài đối tượng cây trồng ngắn ngày, tác giả Bùi Văn Chúc đã xác định cây tràm Úc (Melaleuca Leucadendra) sinh trưởng phát triển tốt ở vùng đất bán ngập thủy điện Hòa Bình (Bùi Văn Chúc, 2006) [12]. Kết quả cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng đất bán ngập hợp lý hơn, hạn chế được cỏ dại bùng phát sau khi nước rút và chống được bồi lắng. Mặt khác, khi có các băng rừng được làm giàu tự nhiên sẽ ngăn chặn được hiện tượng rửa trôi lớp đất mặt màu mỡ sau mỗi mùa mưa. Rừng được khôi phục thì hệ động vật có điều kiện phân bố, phát triển, người dân có thể kết hợp nuôi chim thú, thủy sản… để tăng thu nhập cá nhân, bảo đảm cho việc gìn giữ đất rừng, gìn giữ lòng hồ. - Công trình thủy điện Trị An: được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc, được khởi công xây dựng năm 1984 và hoàn thành năm 1989 với 4 tổ máy, công suất 400 MW. Hai nhiệm vụ của nhà máy là cung cấp sản lượng điện 1,7 tỷ KWh/năm và phục vụ công tác thủy nông cho thành phố Hồ Chí Minh (đẩy mặn, tưới tiêu, cắt lũ). Địa hình vùng lòng hồ Trị An tương đối thoải nên diện tích đất bán ngập khá lớn, toàn vùng có khoảng 2.100 ha có thể trồng cây hàng năm. Trước đây, do nhu cầu đất đai của nhân dân ven hồ chưa bức bách nên thời gian đầu chỉ có một số hộ nông dân tận dụng một phần để trồng 1 vụ ngô, rau màu, có 11 nhiều năm bỏ hoang không sản xuất, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng từ 300 - 400 ha. Đối tượng sử dụng đất bán ngập để trồng trọt đa số là các hộ dân sống ven hai bên bờ hồ phía Tây Nam cầu La Ngà, thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và tập trung tại các xã La Ngà, Phú Ngọc. Thời gian gần đây, việc sử dụng đất bán ngập đã thành phong trào, người dân thi nhau lấn chiếm sâu vào vùng lòng hồ, đắp đê bao lập trang trại chăn nuôi, đào ao nuôi cá đã ảnh hưởng đến khả năng tích nước của hồ chứa làm hạn chế công suất phát điện của nhà máy và gây ô nhiễm nguồn nước của hồ chứa. - Công trình thủy điện Sơn La: Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, năm 2008 tổng diện tích đất bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La khoảng 8.000 ha theo các cao trình từ 180 m đến 215 m; thời gian hở đất từ 5 - 10 tháng tùy theo cao trình. Thời vụ sản xuất trong vụ chiêm xuân từ tháng 2 đến tháng 6 và vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10. Cơ cấu cây trồng được đề xuất để phát triển là 1 vụ lúa, 1 vụ ngô, 1 vụ đậu đỗ (đối với vùng có thời gian hở đất dưới 6 tháng); các cơ cấu Lúa - Lúa, Lúa – Ngô, Lúa - Đậu đỗ,... được đề xuất đối với những vùng có thời gian hở đất từ 8 - 10 tháng. - Thủy điện Thác Bà: Năm 2007 trên đất bán ngập trồng gần 140 ha lạc dưới cốt 58 với các giống lạc có năng suất cao, chất lượng khá như L14, L18, MD7 đã góp phần đưa năng suất lạc của huyện lên 15 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha so với năm 2004. - Thủy điện Thác Mơ: Tỉnh Bình Phước đầu tư nghiên cứu thử nghiệm trồng 40 ha tràm trên đất bán ngập thuộc lòng hồ thủy điện Thác Mơ đã góp phần hạn chế xói lở đất gây bồi lắng lòng hồ và làm phong phú thêm hệ sinh thái [41] 12 1.2.2. Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Việc lựa chọn loài cây trồng cho vùng ngập lòng hồ thủy điện đã được thể hiện một phần tại Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2012 quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi [11]. Tại Điều 5. Xây dựng phương án sử dụng đất vùng bán ngập phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp: i) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải đảm bảo mục đích chính là thủy điện, thủy lợi, kết hợp với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp được quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, gồm: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ; ii) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải khoanh định được diê ̣n tích đấ t sử dụng vào từng mục đích: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ và do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập chủ trì, phối hợp với Chủ đập xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; iii) Dự thảo phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập trong thời hạn ba mươi (30) ngày để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, trýớc khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; iv) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấ p xã nơi có đất vùng bán ngập. Tại Điều 8. Sử dụng đất vùng bán ngập:i) Viê ̣c sử dụng đất vùng bán ngập theo phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích chính là thủy điện, thủy lợi; tuân thủ các quy đinh ̣ về kỹ thuâ ̣t của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy đinh ̣ về bảo vê ̣ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan