Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu kinh tế nông hộ ở xã sơn hóa – huyện tuyên hóa – tỉnh quảng bình...

Tài liệu Nghiên cứu kinh tế nông hộ ở xã sơn hóa – huyện tuyên hóa – tỉnh quảng bình

.PDF
75
424
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU KINH TẾ NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN HÓA - HUYỆN TUYÊN HÓA - TỈNH QUẢNG BÌNH ĐINH THỊ LAN KHÓA HỌC: 2011 – 2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU KINH TẾ NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN HÓA, HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn ĐINH THỊ LAN Th.S LÊ SỸ HÙNG Lớp: K45 KTNN Niên khóa: 2011 – 2015 HUẾ, 05/ 2015 Lời Cảm Ơn Khóa luận tốt nghiệp là một sản phẩm, là công trình tâm huyết nhất trong cuộc đời sinh viên của tôi. Để hoàn thành tốt công trình này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến quý thầy cô làm việc và giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong suốt bốn năm học vừa qua. Cảm ơn quý thầy cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi có được một nền tảng vững chắc, tự tin hơn trên con đường khởi nghiệp trong tương lai. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.s Lê Sỹ Hùng - giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc xây dựng và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Nhân đây tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bác, các chú và các anh chị đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã i Sơn Hóa đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu. Bên cạnh đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của tôi tới gia đình, bạn bè, những người luôn chia sẻ, động viên và khuyến khích tôi học tập trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đinh Thị Lan MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................v ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................................................................... vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................4 ii 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ .......................................4 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ...........................................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................6 1.2.1. Vài nét về tình hình phát triển kinh tế nông hộ trên thế giới .............................6 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam.............................................7 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................9 1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ...........9 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ .........................................9 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................9 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN HÓA HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH ...............................................10 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ........................................................10 2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................10 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................11 2.2. Biến động cơ cấu các loại hộ của xã qua 3 năm .............................................16 2.2.1. Phân tích tình hình cơ bản của các hộ điều tra ...............................................16 2.2.2. Quy mô cơ cấu sản xuất của các hộ điều tra...................................................25 2.2.3. Hiệu quả sản xuất của một số loại cây trồng, vật nuôi của nông hộ................35 2.3. Tình hình chi tiêu của các nông hộ ..................................................................39 2.4. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ...............43 2.4.1. Ảnh hưởng của đất sản xuất nông nghiệp........................................................43 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ...................................................................45 2.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác. ......................................................................48 2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Hóa..........49 2.5.1. Thành tựu đạt được. .........................................................................................49 2.5.2. Những tồn tại, khó khăn cần hạn chế...............................................................49 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................50 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế nông hộ .......................................................50 3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình..........................................................................................50 iii 3.2.1. Giải pháp về thị trường ....................................................................................50 3.2.2. Giải pháp về đất đai .........................................................................................50 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực. ..........................................................................52 3.2.4. Giải pháp về vốn ..............................................................................................52 3.2.5. Giải pháp về công tác khuyến nông và khoa học công nghệ...........................52 3.3. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ ...........................................................53 3.3.1. Đối với hộ khá..................................................................................................53 3.3.2. Đối với hộ trung bình......................................................................................53 3.3.3. Đối với hộ nghèo..............................................................................................53 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................55 1. Kết luận ............................................................................................................55 2. Kiến nghị..........................................................................................................56 2.1. Đối với Nhà nước.............................................................................................56 2.2. Đối với địa phương ..........................................................................................56 2.3. Đối với hộ nông dân.........................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT GO ( Production Value) : Giá trị sản xuất IC (Intermediate costs ) : Chi phí trung gian VA (Value added) : Giá trị gia tăng NTTS : Nuôi trồng thủy sản BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung GTVT : Giao thông vận tải HQSX : Hiệu quả sản xuất ĐVT : Đơn vị tính LĐ : Lao động iv TLSX : Tư liệu sản xuất GTSX : Giá trị sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng SXNN : Sản xuất nông nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân BVTV : Bảo vệ thực vật DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu đất đai của xã qua 3 năm (2012 – 2014)..............................................11 Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Sơn Hóa qua 3 năm. .......................13 Bảng 3: Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Sơn Hóa qua 3 năm......... 15 Bảng 4: Tình hình nhn khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2014. .....................18 Bảng 5: Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra ........................................20 Bảng 6:Trang thiết bị tư liệu sản xuất bình quân một nông hộ điều tra năm 2014. ......23 Bảng 7: Tình hình vay vốn bình quân một nông hộ ......................................................24 Bảng 8: Quy mô, cơ cấu tổng GTSX bình quân một nông hộ. .....................................26 Bảng 9: Quy mô, cơ cấu chi phí trung gian bình quân một nông hộ. ...........................29 Bảng 10: Cơ cấu giá trị gia tăng bình quân một nông hộ điều tra.................................33 v Bảng 11: Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra.............................................35 Bảng 12: Hiệu quả chăn nuôi lợn của các nông hộ điều tra. .........................................37 Bảng 13: Tình hình chi tiêu bình quân một nông hộ điều tra........................................40 Bảng 14: Ảnh hưởng của đất SXNN đến HQSX của các nông hộ điều tra. .................44 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến HQSX của các nông hộ điều tra.......46 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào =500 m2 1 ha = 10. 000 m2 = 20 sào vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là cơ hội để mỗi sinh viên vận dụng các kiến thức được học trong suốt 4 năm học vào thực tế. Trong thời gian thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Sơn Hóa, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu tình hình kinh tế nông hộ tại xã Sơn Hóa- huyện Tuyên Hóa- tỉnh Quảng Bình” để làm báo cáo tốt nghiệp của mình. * Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Sơn Hóa nhằm tìm ra những mặt đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ. vii - Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Hóa với mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nông hộ. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chọn mẫu điều tra - Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu - Phương pháp phân tổ thống kê. * Kết quả đạt được: - Đề tài nêu và đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của hộ. - Đưa ra hệ thống các giải pháp có tính khả thi, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất của hộ gia đình, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế của hộ trên địa bàn xã. viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vai trò vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó ngày càng trở nên quan trọng đối với đất nước ta với gần 80% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ nông dân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Hiện nay, nước ta có trên 13 triệu hộ nông dân, đây là một lực lượng quan trọng tạo ra nhiều lương thực thực thực phẩm góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Mặc dù hiện nay có sự xuất hiện của kinh tế trang trại, quy mô rộng hơn và sản xuất có hiệu quả hơn, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn mà kinh tế nông hộ đem lại cho đất nước. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức theo cơ chế thị trường có sự quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế nông hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giới. Năng suất lúa năm 2014 đạt 51 tạ/ha, đây là con số đáng mừng và là thành công của ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nước nói riêng. Sản lượng thủy sản đạt 471,4 nghìn tấn tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.Việc đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất bước đầu có hiệu quả, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã từng bước được cải thiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì kinh tế nông hộ vẫn còn nhiều mặt tồn tại: Kinh tế nông hộ phần lớn sản xuất với quy mô nhỏ, tự cấp tự túc; chất lượng sản phẩm hàng hóa của các hộ gia đình chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn tình trạng lấy công làm lãi, năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp, mức sống của người dân chưa cao. Đó là vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Sơn Hóa là một xã miền núi của huyện Tuyên Hóa, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong những năm qua, mặc dù cuộc sống của các nông hộ ở đây đã từng bước được cải thiện, đường giao thông và các cơ sở vật chất đã được đầu tư, trồng trọt và chăn nuôi có những tiến triển mới nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn còn thấp. Tỷ lệ SVTH: Đinh Thị Lan 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng hộ nghèo vẫn còn cao chiếm 10,5% , tình trạng di cư đến nơi khác diễn ra phổ biến. Trong sản xuất, các nông hộ vẫn chưa dám đầu tư nhiều nên hiệu quả chưa cao. Các hộ gia đình cần phải vượt qua khó khăn, đầu tư đúng hướng để cuộc sống ổn định hơn. Xuất phát từ những lý do trên và từ thực tế, tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu kinh tế nông hộ ở xã Sơn Hóa – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình” để làm khóa luận tốt nghiệp. Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân gây ra khó khăn và đề xuất các giải pháp khắc phục để hoạt động sản xuất tại địa phương đạt hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế nông hộ. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn xã Sơn Hóa nhằm tìm ra những mặt đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ. - Đánh giá những tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ ở xã Sơn Hóa với mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nông hộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân trên địa bàn xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu kinh tế hộ gia đình thuộc xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Giới hạn về mặt thời gian: + Tình hình cơ bản của xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình qua 3 năm (2012-2014). + Số liệu điều tra các lĩnh vực kinh tế của nông hộ trên địa bàn xã năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu điều tra: dựa trên danh sách số nông hộ của xã Sơn Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình và căn cứ vào tình hình của xã để chọn mẫu điều tra. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu SVTH: Đinh Thị Lan 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng + Số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo các thống kê, các tài liệu đã điều tra, các tạp chí và từ internet. + Số liệu sơ cấp: Tôi tiến hành điều tra theo phương pháp điển hình phân loại 90 nông hộ tham gia sản xuất tại các thôn thuộc xã Sơn Hóa, huyên Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình qua phiếu điều tra đã soạn sẵn. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Thu thập được số liệu sơ cấp và thứ cấp để tính các chỉ tiêu như GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC, từ đây phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động sản xuất đem lại cho người dân. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn 90 nông hộ trên địa bàn xã để có sự đánh giá khách quan nhất. - Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu điều tra, từ đó nhận biết tính quy luật kinh tế của quá trình sản xuất. Bằng phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng như giá trị gia tăng, chi phí trung gian… Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc, do đó sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau và trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế. SVTH: Đinh Thị Lan 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về hộ nông dân và kinh tế nông hộ - Khái niệm hộ nông dân Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về “hộ”. Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ là tất cả những người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công,người cùng ăn chung”. Giáo sư Mc Gê (1989) – Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc, ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm”. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”. Nhóm “hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”. Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng ta phân biệt gia đình nông dân với người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là: - Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai. - Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. SVTH: Đinh Thị Lan 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận. Từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là làm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Tóm lại, trong nền kinh tế hộ gia đình, nông hộ được quan niệm trên các khía cạnh: - Nông hộ là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi việc đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. - Gia đình là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng, có cùng chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế. -Khái niệm kinh tế nông hộ: Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào lao động hộ gia đình (lao động không thuê) và mục đích của loại hình kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình ( không phải mục đích chính là sản xuất hàng hóa để bán). 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ - Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế, trong đó các thành viên hoạt động và làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích của bản thân, của gia đình và toàn xã hội. - Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế thích nghi nhất với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, nơi mà các cây trồng, vật nuôi đòi hỏi quan tâm sát sao, sự chăm sóc đúng lúc SVTH: Đinh Thị Lan 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng của con người. Đất đai và các tư liệu sản xuất khác đòi hỏi một sự bảo quản và bồi dưỡng hợp lí từ người sản xuất. - Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế phổ biến mang tính chất đặc thù ở mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗi nước trên thế giới. - Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở sản xuất, vừa tiêu dùng sản phẩm mà hộ làm ra có thể tiêu dùng luôn với vai trò là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. - Cũng như thành phần kinh tế khác, kinh tế nông hộ phải vận dụng tổng hợp các quy luật tự nhiên và quy luật khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Kinh tế nông hộ không những giải quyết tốt các mục tiêu của nông hộ mà còn giải quyết tốt vấn đề môi trường sinh thái. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vài nét về tình hình phát triển kinh tế nông hộ trên thế giới Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, trang trại, nông thôn đã có nhiều kinh nghiệm quý báu để chúng ta học tập. * Kinh tế nông hộ ở các nước châu Á: - Thái Lan: Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một số chính sách để phát triển kinh tế nông hộ như: xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn; mạng lưới đường bộ bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập vùng xa. Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngô mía, bông, cây lấy sợi ở vùng núi phía Đông Bắc. Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ...cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm, có 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra. Song trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại: đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo mùa vụ ngày càng gia tăng. - Đài Loan: Trong những năm 1950-1960 chủ trương “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Từ năm 1951 đã có chương trình cải SVTH: Đinh Thị Lan 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng cách ruộng đất theo 3 bước: giảm tô, giải phóng đất công, bán đất cho tá điền, thực hiện người cày có ruộng. Tại Đài Loan hiện có 30 vạn người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao, song đã có đường đi lên núi là đường nhựa, nhà có đủ điện nước, có ô tô riêng. Về chính sách thuế và ruộng đất, chính quyền có sự phân biệt giữa hai đối tượng “nông mại nông” thì miễn thuế (nông dân bán đất cho nông dân khác), “nông mại bất nông” thì phải đóng thuế gấp 3 lần tiền mua (bán đất cho đối tượng phi nông nghiệp). - Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của nước này là phát triển nông nghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong đó có điều chỉnh chính sách đầu tư rất quan trọng, tăng đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng cây trồng vật nuôi vào sản xuất. * Ở một số nước Châu Âu - Anh: Cuối thế kỷ XVII, cuộc Cách mạng Tư sản đã phá bỏ triệt để chế độ bãi chăn thả công và các cơ chế có lợi cho nông dân nghèo, nên đã thúc đẩy quá trình tập trung hóa ruộng đất và tập trung hóa các nông trại nhỏ. Tuy vậy, sang thế kỷ XIX, chế độ bãi chăn thả công và nông trại nhỏ chiếm một tỷ lệ cao. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, diện tích nông trại bình quân lên đến 36 ha, nông trại nhỏ dưới 5 ha chiếm 1/3. - Hà Lan: Quy mô đất canh tác bình quân một nông trại là 10 ha, họ sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, chỉ thuê 1-2 lao động trong những mùa vụ căng thẳng, nông trại có đủ công cụ máy móc cần thiết. Quy mô bình quân đất canh tác của một nông trại là 31,7 ha, 87% số trang trại sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, khoảng 13% số trang trại có thuê từ 1 đến 2 lao động, một lao động nông nghiệp nuôi được 160 người. 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất cho cuộc chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để đảm bảo cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các nông hộ làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu SVTH: Đinh Thị Lan 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ). Vai trò kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-01-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 05 – 04 – 1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế nông hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 03-03-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ tự quản. Động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp. Qua quá trình phát triển kinh tế nông hộ hầu hết ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đểu có xu hướng chung là: - Kinh tế nông hộ là loại hình sản xuất nông nghiệp phù hợp gắn liền với quá trình công nghiệp hóa từ thấp đến cao. Kinh tế nông hộ là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa. Chính công nghiệp hóa đã đặt yêu cầu khách quan cho sự phát triển sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và tạo ra những điều kiện cho kinh tế nông hộ hình thành và phát triển. - Ở hầu hết các nước, hộ nông dân là hình thức tổ chức giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, kinh tế nông hộ đã có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Cho nên kinh tế nông hộ là loại hình tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ tổ chức quản lý, khoa học công nghệ và phù hợp với điều kiện của nông nghiệp nước ta. SVTH: Đinh Thị Lan 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ hộ. - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/ khẩu. - Số nhân khẩu bình quân/ hộ. - Số lao động bình quân/ hộ. - Trình độ văn hóa của chủ hộ hay lao động chính. 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ - Tổng thu nhập của hộ - Thu nhập tính trên khẩu - Tổng chi của hộ - Cơ cấu các khoản chi 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh - Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất * Giá trị sản xuất (GO): Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng tạo ra trong một thời kì nhất định, thường là một năm. GO = Qi*Pi Trong đó: Qi: Là sản phẩm loại i Pi: Là đơn giá sản phẩm loại i * Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí vật chất và chi phí dịch vụ cho sản xuất không kể khấu hao.. * Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ mà ngành sản xuất tạo ra trong một chu kì sản xuất. Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất * Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. * Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. SVTH: Đinh Thị Lan 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ Ở XÃ SƠN HÓA HUYỆN TUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên * Địa hình, đất đai Sơn Hóa là một xã miền núi thuộc huyện Tuyên Hóa cách trung tâm huyện lỵ 3 km về phía Tây Bắc. Ranh giới được xác định như sau: - Phía Bắc giáp xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa. - Phía Đông giáp xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa. - Phía Nam giáp xã Nam Hóa, huyện Tuyên Hóa. - Phía Đông Tây giáp thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa. Địa bàn xã được phân bố gồm 8 thôn là thôn Đồng Sơn, thôn Tam Đa, thôn Tam Đăng, thôn Minh Phú, thôn Bắc Sơn, thôn Tân Sơn và thôn Kim Sơn nằm dọc theo tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 12A. Địa hình gò đồi, khe suối nhiều, giao thông đi lại khó khăn, đất đai thiếu màu mỡ nên hạn chế sự phát triển kinh tế của nhân dân. * Khí hậu, thời tiết: Sơn Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhưng thường xuyên phải hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán…Ngoài ra, vùng còn chịu ảnh hưởng của những cơn gió lào vào mùa hè làm giảm hiệu quả sản xuất của người dân. Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25-27oC. Sơn Hóa là xã có lượng mưa trung bình và chia làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão. SVTH: Đinh Thị Lan 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan