Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua nhập nội tr...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua nhập nội trong điều kiện trồng trái vụ ở một số địa phương tỉnh lào cai

.PDF
78
12
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN NGỌC HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TRỒNG TRÁI VỤ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------------- NGUYỄN NGỌC HÙNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRONG ĐIỀU KIỆN TRỒNG TRÁI VỤ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mão Thái Nguyên - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hùng ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Mão là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Hùng iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới ............................ 5 1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ................................................. 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới ............................................ 8 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam ............................. 8 1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ................................................ 11 1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam ........................................... 13 1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Lào Cai: ............................. 22 1.4.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Lào Cai:.................................................. 22 1.4.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Lào Cai: ............................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 27 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 27 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................... 28 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28 iv 2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 29 2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 31 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36 3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái của các giống cà chua. ......................................................................................................................... 36 3.1.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống cà chua trong giai đoạn vườn ươm ........................................................................................................ 36 3.1.2. Sinh trưởng, phát triển chiều cao cây của các giống cà chua trong giai đoạn vườn ươm ............................................................................................... 37 3.1.3. Sinh trưởng và phát triển của các giống cà chua thời kỳ ở ruộng sản xuất..... 38 3.1.4. Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của các giống cà chua trong thí nghiệm........................................................................................................ 43 3.2. Đặc điểm hình thái của các giống cà chua ............................................... 56 3.2.1. Một số chỉ tiêu và đặc điểm hình thái cây cà chua ............................... 60 3.2.2. Một số chỉ tiêu và đặc điểm hình thái quả ............................................ 53 3.3. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống cà chua tham gia thí nghiệm. .. 47 3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. .......................................... 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 67 1. Kết luận ....................................................................................................... 67 2. Đề nghị ........................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 68 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây 2011 - 2017........................................................................................................ 6 Bảng 1.2. Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới từ năm 2012 - 2017 .................................................................................... 7 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2017 .................................................................................................... 7 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam năm 2013 2017 ................................................................................................................. 11 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất cà chua trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây 2011 - 2018 ................................................................................21 Bảng 2.1. Nguồn gốc các giống cà chua tham gia thí nghiệm........................ 25 Bảng 3.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các giống cà chua thí nghiệm trong vườn ươm vụ Xuân Hè năm 2018. ........................................... 36 Bảng 3.2. Chiều cao cây qua các giai đoạn của các giống cà chua thí nghiệm trong vườn ươm ............................................................................................... 38 Bảng 3.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống cà chua thí nghiệm trong vụ Xuân Hè năm 2018 tại phường Nam Cường TP Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa. ............................................................................................................... 39 Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cà chua vụ Xuân Hè năm 2018 tại phường Nam Cường thành phố Lào Cai. ............................ 44 Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống cà chua vụ Xuân Hè năm 2018 tại xã Sa Pả huyện Sa Pa. ............................................................... 45 Bảng 3.6. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống cà chua vụ Xuân Hè năm 2018 tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai ............. 47 Bảng 3.7. Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống cà chua vụ Xuân Hè năm 2018 tại xã Sa Pả, huyện Sa Pa ........................................... 46 vi Bảng 3.8. Một số đặc điểm hình thái cây của các giống cà chua vụ Xuân Hè năm 2018 tại phường Nam Cường TP Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa...... 58 Bảng 3.9. Một số đặc điểm hình thái quả của các giống cà chua vụ Xuân Hè 2018 tại phường Nam Cường TP Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa..............53 Bảng 3.10. Tình hình bệnh hại cây cà chua tại phường Nam Cường thành phố Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa, vụ Xuân Hè năm 2018 ............................. 49 Bảng 3.11. Tình hình sâu hại cây cà chua tại phường Nam Cường thành phố Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa, vụ Xuân Hè năm 2018 ............................. 61 Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua vụ Xuân Hè 2018 tại phường Nam Cường thành phố Lào Cai ...................... 63 Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua vụ Xuân Hè 2018 tại xã Sa Pả huyện Sa Pa. ................................................... 57 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu chất lượng quả vụ Xuân Hè 2018 tại phường Nam Cường TP Lào Cai và xã Sa Pả huyện Sa Pa .................................................. 65 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cà chua (Lycopercicon esculentum Mill.) là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như: -Caroten, chất khoáng Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na..., đường và các loại vitamin A, B, B2, C, E và PP (Thế Mậu, 2003) [17]. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh, chất Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt (Đỗ Tất Lợi, 1999) [13]. Cà chua tươi và sản phẩm chế biến còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất. Tuy mới có mặt ở Việt Nam từ hơn 100 năm nay, nhưng do điều kiện ngoại cảnh thuận lợi kết hợp với hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua cũng khá phát triển ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian qua nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống trong sản xuất cà chua đã chọn tạo ra được nhiều dòng, giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên của các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng như khu vực Đông Bắc Bộ, phần lớn diện tích trồng cà chua tập trung vào chính vụ (vụ Đông xuân), năng suất cao nhưng giá thấp, cung vượt quá cầu, tiêu thụ chậm, trong khi đó cà chua trái vụ như: vụ Hè Thu, vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè diện tích còn ít, nên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ quanh năm. Một trong những nguyên nhân là do thiếu bộ giống có khả năng trồng trong điều kiện bất thuận (trái vụ). Mặt khác, do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, thời tiết biến đổi thất thường, nhiệt độ tăng cao cùng với hạn hán và ngập úng bất thường xảy ra ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà chua. Chính vì vậy, việc lựa chọn giống cà chua có 2 khả năng chịu nhiệt và phù hợp với điều kiện bất thuận của tỉnh Lào Cai là rất cần thiết. Trong những năm gần đây, cây cà chua bắt đầu được trồng phổ biến ở Lào Cai. Năm 2018, diện tích trồng đạt 106 ha, năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lượng xấp xỉ 1.300 tấn. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác, diện tích trồng và năng suất cà chua của tỉnh Lào Cai còn thấp, do chưa có bộ giống tốt, đặc biệt là các giống phù hợp với điều kiện trồng trái vụ. Hiện nay, có nhiều giống cà chua mới được nghiên cứu chọn tạo trong nước cũng như nhập khẩu vào nước ta nhằm cải thiện bộ giống cà chua hiện có đặc biệt là các giống trồng trái vụ như giống Arka F, Lai F1 Vạn Xuân, Mongal T-11... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, những giống mới này chưa được nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất trong điều kiện trái vụ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cà chua nhập nội trong điều kiện trồng trái vụ ở một số địa phương tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu Lựa chọn được 1 - 2 giống cà chua chịu nhiệt thích ứng với điều kiện trái vụ cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ tại tỉnh Lào Cai. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống cà chua trong vụ Xuân hè năm 2018. - Đánh giá một số đặc điểm hình thái của các giống cà chua trong vụ Xuân hè năm 2018. - Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống cà chua trong vụ Xuân hè năm 2018. 3 - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cà chua trong vụ Xuân hè năm 2018. - Đánh giá chất lượng quả của các giống cà chua trong vụ Xuân hè năm 2018. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học Cà chua là loại cây ôn đới, cho nên chúng được trồng chủ yếu vụ Đông Xuân, cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao nhưng giá thành thấp. Vào các vụ Xuân Hè, Hè Thu diện tích trồng cà chua ít, năng suất thấp, nhiều sâu bệnh. Một trong những nguyên nhân đó là do thiếu giống. Bộ giống cà chua hiện tại khá nghèo nàn, năng suất, chất lượng chưa cao, dễ nhiễm sâu bệnh, chưa khắc phục được tính thích ứng và chống chịu với môi trường, đặc biệt là tính chịu nóng. Chính vì vậy, việc tìm ra giống mới giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chịu được nóng là một yêu cầu hết sức cần thiết. Hiện nay một số giống cà chua nhập nội mới có khả năng chịu hạn và chịu nhiệt tốt khi trồng trong điều kiện trái vụ, cho năng suất chất lượng cao đã và đang được trồng trên một số vùng chuyên canh ở nước ta. Trong sản xuất cà chua, giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng. Với cây cà chua ở Việt Nam, ta có bộ giống được chọn tạo ra khá phong phú. Trong những năm qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xét, công nhận được nhiều giống cà chua mới cho năng suất chất lượng cao đã được công nhận giống quốc gia đang được trồng trên một số vùng chuyên canh ở nước ta như: Công ty Trang Nông có giống TN129, TN386, TN148, TN 52, TN54. Công ty Hoa Sen có giống VL 2910, VL 2922, VL 2000, VL 2004, GS 1200. Viện nghiên cứu rau quả TW chọn tạo ra giống PT18, Lai số 4, Lai số 9, Lai số 1, B2M4, R5-18. Viện cây lương thực có giống C95, C155, VT3, Hồng Lan. Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo giống HT7, HT9. Ngoài ra, một số công ty TNHH trong và ngoài nước đã lai tạo và nhập nội liên tục các giống cà chua mới như: HT7, HT21, HT46, HT160, HT162... để tăng năng suất cũng như sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. 5 Cà chua được trồng chính vụ ở Lào Cai là vụ Thu Đông và Đông Xuân với tổng sản lượng lên đến 1.273 tấn. Tuy nhiên, đây cũng là vụ thu hoạch cà chua chính của các vùng sản xuất cà chua trên cả nước. Do đó, giá bán trên thị trường khá thấp, không đạt hiệu quả kinh tế. Khắc phục khó khăn trên, người dân địa phương đã lựa chọn những giống cà chua chịu nhiệt để chuyển đổi thời vụ trồng cà chua từ chính vụ sang trái vụ nhằm mục đích rải vụ, nâng cao giá thành sản phẩm. Vụ Hè Thu nhiệt độ của thành phố Lào Cai khá cao (trung bình 31,80C), cây cà chua sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát triển mạnh, quả nhỏ và có mẫu mã kém đã ảnh hưởng tới năng suất cũng như giá bán. Người dân địa phương đã lựa chọn vụ Xuân Hè để sản xuất cà chua trái vụ. Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây cà chua, với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh Lào Cai, những giống cà chua mới thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ có thể sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai bộ giống cây cà chua sử dụng trồng trái vụ còn thiếu. Chủ yếu người dân dùng giống Chanoka F1 trồng trong điều kiện trái vụ, nhưng năng suất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Những lý do trên là cơ sở cho chúng tôi tiến hành thí nghiệm để lựa chọn giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện trái vụ tại Lào Cai. 1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới 1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới So với các cây trồng khác thì cây cà chua là cây trồng có lịch sử phát triển tương đối muộn. Song với giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế và khả năng thích nghi cao, dễ canh tác, cà chua được phát triển khá nhanh chóng và ngày càng được chú trọng. Qua bảng số liệu thống kê tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây chúng ta có thể thấy rõ điều này. 6 Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm Năm gần đây 2011 - 2017 Diện tích Năng suất (ha) (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2011 4.681.973 33,79 158.231.067 2012 4.925.579 32,85 161.791.707 2013 4.941.703 33,13 163.791.357 2014 5.023.810 34,00 170.750.767 2015 5.787.202 39,57 229.042.462 2016 5.786.746 40,34 233.466.175 2017 4.848.354 37,60 182.301.395 Nguồn: FAOSTAT - FAO statistic Division, 2019 [29] Qua bảng 1.1 ta thấy: tình hình sản xuất cà chua trong những năm gần đây tăng dần về diện tích. Từ năm 2011 đến năm 2016 diện tích cà chua tăng từ 4.681.973 ha đến 5.786.746 ha, tăng 1.104.773 ha. Năng suất cà chua năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể. Từ năm 2012 đến năm 2016 năng suất cà chua liên tục tăng, trung bình cao nhất đạt 40,34 tấn/ha năm 2016 và thấp nhất là 32,85 tấn/ha năm 2012. Do diện tích sản xuất cà chua tăng lên hàng năm, cộng thêm năng suất bình quân khá cao và ổn định nên hàng năm thế giới thu được sản lượng cà chua khá lớn, dao động từ 158.231.067 tấn năm 2011 đến 233.466.175 tấn năm 2016. So với năm 2011 thì đến năm 2016 sản lượng cà chua đã tăng lên xấp xỉ 75 triệu tấn. Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO), năm 2016 diện tích trồng cà chua trên thế giới đạt gần 5,8 triệu ha, sản lượng đạt hơn 233 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Đến năm 2017, cà chua trên thế giới giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tổng diện tích đạt 4.848.354 ha, năng suất đạt 37,6 tấn/ha và sản lượng là 182.301.395 tấn (giảm hơn 51 triệu tấn so với năm 2016). 7 Bảng 1.2. Sản lượng cà chua của một số nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới từ năm 2012 - 2017 Đơn vị: tấn Năm Quốc gia 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trung Quốc 48.168.616 50.694.136 52.722.967 54.919.967 56.423.811 59.626.900 Mỹ 13.255.490 12.656.110 14.516.060 14.580.440 13.038.410 10.910.990 Thổ Nhĩ Kỳ 11.350.000 11.820.000 11.850.000 12.615.000 12.600.000 12.750.000 Ấn Độ 18.653.000 18.227.000 18.735.910 16.385.000 18.399.000 20.768.000 Italia 5.592.302 5.321.219 5.624.245 6.410.249 6.437.572 6.015.868 Ai Cập 8.625.291 8.290.551 8.288.043 7.737.827 7.943.285 7.297.108 Tây Ban Nha 4.046.400 3.772.864 4.888.880 4.832.700 4.671.807 5.163150. Braxin 3.873.985 4.187.646 4.302.777 4.187.729 4.167.629 4.230.150 Iran 5.470.006 5.649.999 5.973.275 6.013.142 6.372.633 6.177.290 Mêhico 3.433.567 3.282.583 3.536.305 3.782.314 4.047.171 4.165.350 Nguồn: FAO STAT Statistics Division 2019 [29] Qua bảng 1.2 ta thấy, trong các nước trồng cà chua trên thế giới thì Trung Quốc là nước đứng đầu cả về diện tích và sản lượng. Trong vòng 6 năm từ năm 2012 đến năm 2017 Trung Quốc là nước có sản lượng cà chua cao nhất trong 10 nước đứng đầu thế giới, đồng thời sản lượng tăng liên tục từ 48,17 triệu tấn năm 2012 đến 59,63 triệu tấn năm 2017. Ấn Độ, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… có sản lượng cà chua hàng năm đạt thấp hơn Trung Quốc. Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2017 Châu Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Châu Á 2.604.901 42,78 111.424.985 Châu Phi 1.310.148 16,40 21.486.541 Châu Âu 496.163 49,58 24.601.360 Châu Mỹ 438.652 55,55 24.367.079 Châu Đại Dương 5.519 76,36 421.430 Nguồn: FAO STAT Statistics Division 2019 [29] 8 Qua bảng 1.3 ta thấy, châu Á là châu lục có sản lượng cà chua lớn nhất 111.424.985 tấn với diện tích 2.604.901 ha. Sau đó mới tới châu Âu và các châu lục khác. Mặc dù châu Phi có tổng diện tích trồng cà chua đứng thứ 2 sau châu Á, nhưng do năng suất thấp nhất 16,40 tấn/ha nên sản lượng gần như là thấp nhất. Về mặt sản lượng, cà chua chiếm 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm trên toàn thế giới và luôn đứng ở vị trí số một. Qua đây có thể thấy cà chua có vị trí quan trọng như thế nào. Châu Á tuy là châu lục sản xuất cà chua nhiều nhất trên thế giới (chiếm 22%) nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu trên 21 triệu tấn cà chua tươi, chiếm hơn 60% lượng cà chua nhập khẩu của toàn thế giới. Đứng đầu trong các nước nhập khẩu cà chua là: Anh, Đức, Hà Lan… (Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh, 2003) [20]. Do có giá trị kinh tế cao và khả năng thích nghi cao, dễ canh tác, cà chua nhanh chóng trở thành cây trồng được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc châu Á vì đây là khu vực có điều kiện khí hậu tương đối phù hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao. Mặt khác, do khả năng tiêu thụ mặt hàng này là khá tốt với một thị trường rộng lớn và ổn định cây cà chua đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chính ở nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới Về tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu tập trung về lĩnh vực chọn tạo giống có khả năng cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Các nhà khoa học đã sử dụng nguồn gen của các loài cà chua hoang dại và bán hoang dại, bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến… để tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn. Bên cạnh các thành tựu về gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai vào cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay ưu thế lai được ứng dụng 9 rộng rãi trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội so với bố mẹ như: chỉ số chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều của quả cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của môi trường tốt. Đối với cà chua trái vụ thì nhiệt độ và mưa nhiều là hai yếu tố chính hạn chế sản xuất cà chua trái vụ ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết quả làm giảm tỷ lệ đậu quả ở hầu hết các giống; mưa nhiều làm nứt quả hoặc kìm hãm sự phát triển của quả, làm giảm chất lượng quả (Kuo et al., 1998) [30]. Từ năm 1972, Trung Tâm Rau Châu Á (AVRDC) đã bắt đầu chương trình lai tạo giống với mục đích tăng cường sự thích ứng của cây cà chua với vùng nhiệt đới nóng ẩm. Giai đoạn đầu tiên của chương trình này (1973 1980) tập trung phát triển các dòng lai tạo có tính chịu nóng tốt và chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Hai tính trạng này quan trọng cần phải có trong các giống mới để thích ứng với vùng nhiệt đới. Từ năm 1980, các giống cà chua nhiệt đới đã được cải tiến thêm các tính trạng khác, cải thiện kích thước quả, năng suất, hình thái, độ cứng và chống nứt quả. Chọng giống cây cà chua có khả năng sinh trưởng bình thường và ra hoa đậu quả ở nhiệt độ cao, có ý nghĩa vô cùng lớn trong cung cấp cà chua quanh năm. Mục tiêu của dự án phát triển của cà chua của Trung tâm rau Châu Á (AVRDC, 1986) đối với chọn giống cà chua là: chọn giống năng suất cao, thịt quả dày, màu sắc thích hợp, khẩu vị ngon, chất lượng cao, chống nứt quả, đậu quả tốt ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, tiến hành chọn giống chống chịu. Nhiều nghiên cứu về chọn lọc các giống cà chua chịu nóng đã được tiến hành ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ cũng như một số nước khác trên thế giới. Ở Ấn Độ, trong điều kiện mùa hè nhiệt độ ngày đêm là 40OC/25OC đã xác định các dòng có tỷ lệ đậu quả cao từ 60 - 83% là EC 50534, EC 788, EC 455, EC 276, EC 10306, EC 2694, EC 4207 dùng làm các vật liệu lai tạo giống chịu nhiệt. Trong điều kiện nhiệt độ ngày đêm là 35,9OC/23,7OC tại Tamil Nadu (Ấn Độ), 124 dòng cà chua đã được đánh giá chịu nhiệt trong đó 2 dòng là LE.12 và LE.36 có tỷ lệ đậu quả cao. 10 Trường Đại Học Nông Nghiệp Punjab ở Ludhiana - Ấn Độ, năm 1981 đã chọn tạo ra giống Punjab chhuhara có năng suất cao (75 tấn/ha) với chất lượng quả tốt, quả to trung bình, rất chắc chắn, không hạt, không chua, thịt quả dày, quả chín đỏ đều, đặc biệt có thể duy trì chất lượng thương phẩm trong thời gian dài ở điều kiện mùa hè, rất thích hợp cho việc thu hoạch cơ giới, vận chuyển và bảo quản lâu dài. Năm 1983, Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ ở New Delhi chọn tạo ra giống Pusa Gaurav cũng mang đặc điểm tương tự Punjab chhuhara, thích hợp cho cả ăn tươi lẫn chế biến, chịu vận chuyển và bảo quản lâu dài (Kiều Thị Thư, 1998) [23]. Đánh giá 9 dòng cà chua về khả năng chịu nóng, Abdul baki (1995) [28] đã rút ra những ưu thế của nhóm chịu nóng ở một loạt các tính trạng: đậu quả, nở hoa, năng suất quả, số hạt/quả... Các dòng chọn lọc trong thí nghiệm có tỷ lệ đậu quả và năng suất cao hơn giống chịu nóng đối chứng (tương ứng là 70% và 52%). Nhiệt độ cao đã làm giảm năng suất, độ nở hoa và tỷ lệ đậu quả, đồng thời làm tăng phạm vi dị dạng của quả như: nứt quả, đốm quả, mô mọng nước, quả nhỏ và không thành thục. Khả năng sản xuất hạt dưới nhiệt độ cao bị giảm hoặc bị ức chế toàn bộ. Công ty giống rau quả Technisen của Pháp năm 1992 đã đưa ra nhiều giống cà chua tốt như: Roma VF, Rossol VFA, Rio Gramde, 1370, F1 campa… Các giống này có đặc điểm chung là chịu nhiệt, năng suất cao, quả chắc, hàm lượng chất khô cao, chịu vận chuyển và bảo quản lâu, chất lượng cảm quan tốt, chống chịu sâu bệnh (Trần Thị Minh Hằng, 1999) [12]. Trong chọn lọc giống cà chua thích ứng, ngoài việc tiến hành so sánh năng suất của các dòng chọn lọc với đối chứng về tính chịu nóng, các tác giả còn chú ý đến tính kháng bệnh: bệnh héo vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum), kháng chủng 3 Fusarium oxysporum. Kết quả chọn lọc được dòng chịu nóng Fla.7324 và các con lai F1 của nó; dòng kháng héo vi khuẩn Fla.7421 (Trần Thị Minh Hằng, 1999) [12]. Kết quả thử nghiệm 156 giống so sánh nhập nội, Jiulong, Dahong đã đưa ra giống Flora 544 và Heise 6035 có năng suất vượt đối chứng tương ứng là 38% và 84%, giống chế biến Ohio 823 vượt đối chứng 29%. Cả 3 giống này đều có khả năng chịu nóng cao. Giống FL.7221 được chọn là giống có 11 chất lượng cao, đồng thời có khả năng thương mại tốt. Ở Mỹ từ năm 1970 trở lại đây công tác chọn tạo giống cà chua phát triển mạnh với hướng cơ bản là chọn giống có phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Phần lớn các giống cà chua được tạo ra ở Mỹ đều chống chịu tốt với bệnh héo rũ, TMV, Fusarium, tuyến trùng… Các giống này có thể đạt năng suất 80 - 100 tấn/ha. Điển hình như giống Xiri, VE-145, Xiri UC, đặc biệt các giống UC105, UC-134, UC-82 mang nhiều đặc tính tốt có giá trị cao như chịu nứt quả và độ cứng quả (Hồ Hữu An, 1996) [1]. Ở Indonexia, các thí nghiệm khảo nghiệm đánh giá từ những năm 1989 - 1991 đã chọn được một số dòng chịu nóng, chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Các giống chịu nóng và cho năng suất cao như: FMTT138F, PT-4225F1. Giống cà chua chín sớm “Zoren” nhận được từ cặp lai Minsk early x Liniya 78, được tiến hành chọn lọc cá thể theo tính trạng chất lượng quả, độ cứng và hương vị quả, chín sớm, cao 55 - 60cm , khối lượng trung bình quả 90 - 100g, nhiều ngăn hạt, hàm lượng chất khô 5 - 6%, hàm lượng đường 3,1 3,3%, axít acorbic 15,6 - 20,3%, năng suất 62,9 tấn/ha (Kravchenco, 1987). Kết quả đánh giá các nguồn gen chịu nóng và đậu quả trong điều kiện nhiệt độ cao ở Ai Cập cho thấy: Trong số 4050 mẫu giống trong tập đoàn giống thế giới, dưới 15 giống có khả năng chịu nóng tốt, và đều thuộc loài Lycopersicom esculentum. Điển hình là các mẫu giống Gamad, Hotset, Porter, Saladette và BL6807 (Trần Thị Minh Hằng, 1999) [12]. 1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam Lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam so với thế giới còn rất trẻ. Cây cà chua tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay đã được trồng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Trung Du Bắc Bộ, Đà Lạt... (Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh, 2003) [20]. Sản xuất cà chua của nước ta tăng mạnh cả về diện tích trồng và sản lượng. Trên thực tế, diện tích trồng cà chua tăng mạnh trong giai đoạn này là 12 do tăng nhanh về diện tích trồng cà chua trái vụ (vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè), mà trong đó vai trò của các giống chịu nhiệt trồng trái vụ là rất rõ ràng. Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam năm 2013 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng (ha) (tấn/ha) (tấn) 2013 26.589,5 33,9 901.384,1 2014 21.977,8 37,8 830.760,8 2015 23.308,9 39,7 925.362,5 2016 24.699,9 40,2 992.935,2 2017 25.592,3 40,5 1.036.486,5 Năm Nguồn: Số liệu của Tổng Cục Thống kê 2018[25] Phần lớn ở nước ta cà chua được trồng ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay vẫn tập trung lớn ở đồng bằng Sông Hồng như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây, Nam Định,… chiếm trên 60% diện tích của cả nước. Tại các tỉnh phía Nam ước đạt 9.000 ha, chiếm khoảng 40% diện tích trồng cà chua cả nước được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lâm Đồng, An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận... Trong đó, Lâm Đồng chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 7.000 ha, năng suất trung bình đạt từ 50-60 tấn/ha (Nguyễn Thế Nhuận, 2016) [22]. Hiện nay, cùng với chính sách mở cửa, hoà nhập vào thương mại quốc tế, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành rau quả nói riêng đã có những chuyển biến mới. Mục tiêu sản xuất cà chua không những đáp ứng nhu cầu nội tiêu mà còn tạo ra sản lượng lớn để phục vụ xuất khẩu ra thị trường thế giới. Muốn đạt được mục tiêu này ngoài việc tiếp thị và xúc tiến thương mại chúng ta còn phải làm tốt công tác khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, cần có bộ giống tốt cho từng thời vụ trồng và từng vùng sinh thái tạo cho cây có khả năng chống chịu tốt đối với điều kiện ngoại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất