Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng g...

Tài liệu Nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

.PDF
139
1
71

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI CÔNG NGỌC NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THU GOM, XỨ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Thị Thuận NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Bùi Công Ngọc i năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS. TS. Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích Định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Hội Làm vườn tỉnh Bắc Giang, huyện Ủy, UBND huyện Lạng Giang, Văn phòng HĐND-UBND huyện, Thanh tra huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính Kế hoạch, UBND thị trấn Vôi, xã Tân Hưng, xã Phi Mô, Giám đốc HTX vệ sinh và môi trường thị trấn Vôi, các tổ vệ sinh, môi trường, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ và nhân dân trên địa bàn huyện Lạng Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp CH24KTNNB, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành khóa học và luận văn./. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Bùi Công Ngọc ii năm 2017 MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vi Danh mục bảng ...........................................................................................................vii Danh mục hình ............................................................................................................. ix Danh mục hộp ............................................................................................................... x Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... xi Trích yếu luận văn .......................................................................................................xii Thesis Abstract ........................................................................................................... xiv Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.4. Những đóng góp mới ....................................................................................... 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5 2.1. Lý luận về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .................................... 5 2.1.1. Lý luận về rác thải sinh hoạt ............................................................................ 5 2.1.2. Lý luận về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ................................................... 11 2.2. Thực tiễn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam ............ 23 2.2.1. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt một số nước trong khu vực.......... 23 2.2.2. Thực tiễn về thu gom, xử lý RTSH của một số địa phương ở Việt Nam ......... 29 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37 3.1. Đặc điểm cơ bản huyện Lạng Giang .............................................................. 37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 37 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 39 iii 3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 43 3.2.1. Chọn điểm, chọn mẫu khảo sát ...................................................................... 43 3.2.2. Thu thập dữ liệu............................................................................................. 44 3.2.3. Xử lý và tổng hợp dữ liệu .............................................................................. 46 3.2.4. Phân tích thông tin ......................................................................................... 46 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 47 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 49 4.1. Tổng quan về hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt toàn huyện Lạng Giang .................................................................................................... 49 4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ................................................................. 49 4.1.2. Khối lượng và chủng loại rác thải sinh hoạt phát sinh, thu gom trên địa bàn huyện ...................................................................................................... 50 4.1.3. Thực trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .................................... 53 4.1.4. Đơn vị thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ........................................................ 54 4.1.5. Phương pháp thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ............................................... 56 4.2. Thực trạng các hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang ......................................................................................... 59 4.2.1. Đơn vị tổ chức thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ............................................ 60 4.2.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải sinh hoạt.................. 61 4.2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt phát sinh tại các hộ điều tra ................................. 63 4.2.4. Thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt...................................................... 64 4.2.5. Phân loại, sơ chế rác thải sinh hoạt tại nơi tập trung ....................................... 69 4.2.6. Xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn điều tra .................................................. 71 4.3. Đánh giá kết quả, hạn chế hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang ...................................................................... 75 4.3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức..................................... 75 4.3.2. Kết quả thu phí vệ sinh môi trường ................................................................ 77 4.3.3. Đánh giá của người dân, CBQL về kết quả, hạn chế trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên đại bàn huyện Lạng Giang ......................... 78 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn ..................................................................................... 83 4.4.1. Công tác quy hoạch, xây dựng và triển khai kế hoạch của huyện, xã .............. 83 iv 4.4.2. Cơ chế quản lý của chính quyền huyện, xã ..................................................... 83 4.4.3. Chính sách đầu tư, thu hút đầu tư kém hiệu quả ............................................. 84 4.4.4. Trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt ................................................................................................. 84 4.4.5. Công tác tuyên truyền, tập huấn ..................................................................... 85 4.4.6. Ý thức, nhận thức của người dân.................................................................... 85 4.4.7. Người dân chưa phân loại tốt rác thải sinh hoạt tại nguồn .............................. 86 4.4.8. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, người thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ............................................................................................................... 86 4.4.9. Công tác quy hoạch và bố trí các địa điểm thu gom tạm ................................. 87 4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang ...................................................................... 89 4.5.1. Căn cứ đưa ra giải pháp ................................................................................. 89 4.5.2. Định hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới ................................................... 90 4.5.3. Một số giải pháp chủ yếu cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo .......... 92 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 103 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 103 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 105 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 107 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVMT : Bảo vệ môi trường CBQL : Cán bộ quản lý CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt HTX : Hợp tác xã HĐND : Hội đồng nhân dân MTST : Môi trường sinh thái NĐ-CP : Nghị định Chính phủ RTSH : Rác thải sinh hoạt TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nguồn gốc và thành phần rác thải sinh hoạt................................................ 6 Bảng 2.2. Các thành phần rác thải sinh hoạt ............................................................... 7 Bảng 2.3. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của một số quốc gia .......................... 24 Bảng 3.1. Diện tích đất đai của huyện Lạng Giang năm 2014 ................................... 39 Bảng 3.2. Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015 ............................................................................................. 43 Bảng 3.3. Tổng hợp đối tượng, số lượng hộ, cán bộ chọn điều tra ............................ 46 Bảng 3.4. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang ........................................................................ 47 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu thể hiện nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang .................................................................................... 50 Bảng 4.2. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016)...................................................................................... 51 Bảng 4.3. Khối lượng RTSH thu gom trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016)...................................................................................... 51 Bảng 4.4. Tỷ lệ RTSH thu gom so với phát sinh trên địa bàn huyện Lạng Giang trong 3 năm (2014-2016) .......................................................................... 52 Bảng 4.5. Thành phần RTSH thu gom tại các khu vực trên địa bàn huyện Lạng Giang năm 2015 .............................................................................. 52 Bảng 4.6. Số lượng các đơn vị thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang .............................................................................................. 55 Bảng 4.7. Đơn vị thu mua phế liệu trên địa bàn huyện Lạng Giang .......................... 55 Bảng 4.8. Số lượng công cụ, dụng cụ, phương tiện thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Lạng Giang ..................................................................... 57 Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu thể hiện cách xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang ....................................................................................................... 59 Bảng 4.10. Một số thông tin cơ bản của các đơn vị tổ chức thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang ................................................................. 60 Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến các hộ điều tra về công tác tuyên truyền, phổ biến về tác hại của rác thải sinh hoạt ..................................................................... 62 vii Bảng 4.12. Tình hình phân loại RTSH của các hộ điều tra ........................................... 64 Bảng 4.13. Lượng RTSH thu gom trên địa bàn điều tra .............................................. 64 Bảng 4.14. Tham gia đóng phí và thu gom RTSH tại nguồn ....................................... 66 Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến người dân, CBQL về thu gom RTSH trên địa bàn điều tra ..................................................................................................... 67 Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu thể hiện vận chuyển RTSH trên địa bàn điều tra ............... 69 Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu về hoạt động phân loại RTSH tại thị trấn Vôi ................... 70 Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của CBQL về công tác phân loại RTSH tại nơi tập trung trên địa bàn điều tra ......................................................................... 71 Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình chế biến phân vi sinh của HTX VSMT thị trấn Vôi .................................................................................. 73 Bảng 4.20. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất phân vi sinh của HTX VSMT thị trấn Vôi ............................................................................................... 73 Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả xử lý RTSH trên địa bàn điều tra ............ 74 Bảng 4.22. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang ........................................................................ 75 Bảng 4.23. Tổng hợp ý kiến của các hộ về mức phí vệ sinh môi trường trên địa bàn điều tra .............................................................................................. 77 Bảng 4.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân, CBQL về kết quả nổi bật trong thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang ..................... 79 Bảng 4.25. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân, CBQL về hạn chế trong thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang .................................... 81 Bảng 4.26. Mức lương trả cho người thu gom ............................................................ 87 Bảng 4.27. Ma trận phân tích SWOT trong hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang ......................................................... 89 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn .........................................................8 Hình 2.2. Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình ......................................................14 Hình 2.3. Thùng phân loại rác ở Nhật Bản ................................................................... 25 Hình 2.4. Hướng dẫn phân loại rác tại nguồn ...............................................................34 Hình 3.1. Bản đồ Vị trí địa lý huyện Lạng Giang ......................................................... 37 ix DANH MỤC HỘP Hộp 4.1. Phân loại tại bãi tập trung và sau khi xử lý ................................................. 71 Hộp 4.2. Những điểm nổi bật trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH của huyện Lạng Giang năm 2016 so với những năm trước ..........................................80 Hộp 4.3. Những điểm hạn chế, bất cập trong hoạt động thu gom, xử lý RTSH của huyện Lạng Giang trong những năm qua.............................................. 82 Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ thu gom về ý thức của người dân trong phân loại, tập kết rác thải sinh hoạt .............................................................................86 Hộp 4.5. Đánh giá bất cập trong công tác qui hoạch và điểm tập kết rác thải.............88 x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt ..........................................................6 Sơ đồ 2.2. Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt tái chế ................................................ 14 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt................................................................ 16 Sơ đồ 2.4. Tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt tại Singapore ......................................... 28 Sơ đồ 4.1. Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt ........................................................... 68 Sơ đồ 4.2. Quy trình vận chuyển rác thải sinh hoạt ......................................................68 Sơ đồ 4.3. Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý rác thải sinh hoạt .................................. 72 Sơ đồ 4.4. Hệ thống quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt ........................................... 93 Sơ đồ 4.5. Sơ đồ phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ................................................98 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Công Ngọc Tên Luận văn: “Nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”. Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu là đánh giá hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đến năm 2020 và cho những năm tiếp theo. Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp chọn điểm, chọn mẫu: chọn địa bàn điều tra, sử dụng phiếu điều tra, hỏi trực tiếp, phỏng vấn sâu, quan sát, ghi hình; thu thập dữ leeij sơ cấp, thứ cấp; xử lý và tổng hợp dữ liệu; phân tích thông tin: phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và tổng hợp ý kiến các bên liên quan nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Một số kết quả và kết luận chính của luận văn như sau: 1. Qua nghiên cứu, đánh giá được thực trạng cũng như xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang. Xác định được nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ bản thân người dân, hộ gia đình, khu dân cư, chợ, nhà hàng (chiếm 85%), nơi ít nhất là nơi vui chơi, giải trí, nhà nghỉ (15%); thành phần rác thải sinh hoạt bao gồm nhiều chủng loại: Thực phẩm các loại, giấy, vải, gỗ, xác động vật, bao túi nilon, đất, đá, phân người…; khối lượng phát sinh trên toàn huyện khoảng 48 tấn/ngày và khối lượng thu gom đạt 42 tấn/ngày (khoảng 90%) và đạt 80% khu vực nông thôn. Qua điều tra, các hộ đều thực hiện thu gom, phân loại và xử lý nhưng phần lớn là không đúng cách, vẫn làm mất vệ sinh, ảnh hưởng lớn đến môi trường như: thải trực tiếp ra môi trường, chai, lọ nhựa, nhôm, sắt không súc, rửa, phơi khô trước khi lưu trã và bán….hoạt động này chiếm 98% trong khí đó người dân vẫn nhận thức được sự cần thiết phải phân loại (80%) và nếu được yêu cầu phân loại thì 80% người dân đồng tình, (20%) không đồng tình. 2. Hoạt động thu gom và xử lý RTSH cũng như việc quản lý các hoạt động này trên địa bàn huyện Lạng Giang còn nhiều hạn chế, cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống chưa bám sát thực tế, cơ chế chính sách chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Mô hình quản lý cho đến nay vẫn theo kiểu chỉ đạo từ Bộ đến tỉnh, đến huyện và tới xã, thị trấn, sau đó xã, thị trấn tổng hợp, thực hiện và báo cáo lên. Đây là kiểu mô xii hình quản lý mang hình thức, mệnh lệnh từ trên xuống, thi đua lập thành tích mà không chú trọng đến chất lượng, hiệu quả. Hợp tác xã, các tổ, đội thu gom và xử lý cũng như người dân chưa tuân thủ nghiêm nghặt lịch thu gom, quy định về xử lý; công cụ, máy móc phục vụ cho thu gom thiếu, thô sơ, không đáp ứng được nhiệm vụ, không đảm bảo được VSMT, mất an toàn. 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu do: Cơ chế chính sách; nguồn kinh phí; trách nhiệm của các cấp, cá nhân; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thu gom; các hình thức thu gom và xử lý; ý thức, nhận thức của người dân; năng lực của cán bộ quản lý, người thu gom; công nghệ xử lý, việc bố trí các điểm thu gom, tập kết để vận chuyển đến nơi xử lý. 4. Nhằm nâng cao hoạt động thu gom, xử lý RTSH, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như: Hoàn thiện xây dựng kế hoạch, quy hoạch, bộ máy và cơ cấu tổ chức quản lý cũng như cơ chế cho hoạt động thu gom; xây dựng và hoàn thiện quy chế phân loại, thu gom, xử lý; thường xuyên tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức cho người dân thực hiện bảo vệ môi trường; xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng mô hình thu gom, xử lý RTSH đạt hiệu quả cao; ứng dụng công nghệ tối ưu trong thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH; tăng cường xã hội hóa nguồn kinh phí và tổ chức các hoạt động cho các tổ chức, cá nhân, học sinh tham gia; xây dựng và thực thi cơ chế thi đua, khen thưởng trong bảo vệ môi trường đảm bảo hấp dẫn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với người dân, các tổ chức trong bảo vệ môi trường. xiii THESIS ABSTRACT The writer's name: Bui Cong Ngoc Thesis’s name: “Evaluation of waste collection and treatment activities in Lang Giang district, Bac Giang province”. Branch: Agricultural economy Code: 60.62.01.15 Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture Evaluation of activities and factors affecting the collection and treatment of domestic waste in Lang Giang district, Bac Giang province, and propose some solutions to improve the efficiency of waste collection and treatment activities in the district up to 2020 and for the following years. Thesis uses a number of traditional research methods such as sampling method: researching area selection, questionaire, interview, In-depth interview, observation, recording; primary and secondary data collection,; process and synthesize data; information analysis: Descriptive statistics method; comparative method, SWOT analysis: strengths, weaknesses, opportunities and challenges dnd synthesize the opinions of the stakeholders in order to achieve the research objectives. Some key findings and conclusions of the thesis are as follows: 1. According to research, assessment of the situation as well as identify the factors affecting the collection and treatment of domestic waste in Lang Giang district. Identification of sources of domestic waste mainly from people, households, residential areas, markets, restaurants (accounting for 85%), places of entertainment, recreation, motels (15%); The composition of domestic waste includes many types: Food, paper, cloth, wood, animal carcasses, plastic bags, soil, stone, human excrement …; The volume of the district is about 48 tons / day And the volume of collection is 42 tons / day (about 90%) and 80% of the rural area. According to survey results, households collect, sort and treat household waste, but the majority of households do not properly implement, still unhygienic and badly affect the environment: directly discharge into the environment, Plastic bottles, aluminum bottles, and iron bottles are not washed and dried before being discarded or sold …. this activity accounts for 98%, while people are still aware of the need for classification (80%) And if asked to classify, 80% of people agree, (20%) disagree. 2. The collection and treatment of domestic waste as well as the management of these activities in Lang Giang district has many limitations, The management mechanism is still top-down and does not adhere to reality, The policy mechanism is not suitable with the practical situation. The management model still follows the direction from ministry to province, district and to communes, towns, Then the commune / town xiv will synthesize, implement and report to the higher level. This is a top-down model of management, emulation of achievement without regard to quality, efficiency.. Cooperatives, collectors and processors as well as people do not strictly follow the collection schedule, regulations on treatment; tools, machinery for collection are lacking, rudimentary, fail to meet the task, can not ensure environmental sanitation, unsafe. 3. Research results show that the factors affecting the collection and treatment of domestic waste in the district mainly due to: Policy mechanisms; funding; Responsibilities of all levels and individuals; Equipment for collection activities; Forms of collection and treatment of domestic waste; awareness of the people; capacity of managers, collectors; processing technology, the arrangement of collection points to transport to the processing place. 4. To improve the collection and treatment of domestic waste, the author has proposed some solutions such as: Complete the plan, structure of the management organization as well as the mechanism for collection activities; To develop and complete the regulations on classification, collection and treatment of domestic waste; Frequently propaganda and education in many forms for people to protect the environment; To build and multiply the efficient collection and treatment of domestic waste model; Application of optimum technology in the collection, transportation and treatment of domestic waste; Strengthening the socialization of funding sources and organizing activities for organizations, individuals and students to participate; Develop and enforce emulation and reward mechanisms in environmental protection; To intensify the inspection, supervision and sanctioning of people and organizations in environmental protection. xv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Môi trường là nơi con người sống và làm việc nhưng bị ô nhiễm do nguồn chất thải từ sinh hoạt, y tế, công nghiệp. Vì vậy, bảo vệ môi trường đã và đang là của toàn cầu. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự tiến bộ xã hội, song dẫn đến lượng chất thải ngày càng gia tăng, bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp. Toàn bộ lượng rác này có đặc điểm chung là chưa phân loại tại nguồn phát sinh. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh trên 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt (RTSH). Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn lượng rác phát sinh chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng… Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị nước ta đang còn rất lạc hậu, chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiều nơi đã sử dụng lò đốt, dây truyền phân loại, xử lý theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, một số nước trên thế giới và Việt Nam tự chế...song chi phí lớn, còn gây nhiều bất cập và việc thu gom còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở các đô thị, thành phố lớn dân cư đông đúc, ngõ nhỏ, quy hoạch đô thị lạc hậu. Tại thành phố Hà Nội, khối lượng RTSH tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn RTSH, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý (Minh Cường, 2015). Việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt không theo quy trình nào; xử lý không triệt để gây ra các tác động xấu tới môi trường sống: bốc mùi hôi thối, ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm đất, nguồn bệnh và phát tán dịch bệnh, gây mất mỹ quan đô thị. Lạng Giang là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 23 xã, thị trấn (21 xã, 02 thị trấn), dân số đông, chính trị, an ninh ổn định, kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển nhanh và đồng đều. Trong xu thế phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng vấn đề bức xúc nảy sinh hiện nay là RTSH ngày một gia tăng. Mỗi ngày toàn huyện thải ra khoảng 120 tấn/ngày RTSH, đây là 1 một lượng lớn và đòi hỏi phải có biện pháp quản lý cũng như thu gom và xử lý RTSH thích hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sống, góp phần đẩy nhanh, mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Lạng Giang nói riêng và của tỉnh Bắc Giang nói chung (UBND huyện Lạng Giang, 2015). Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Lạng Giang nói riêng hoạt động thu gom diễn ra với nhiều hình thức, mô hình: nhóm, tổ đội, hợp tác xã HTX, công ty và xử lý RTSH, y tế cũng theo hình thức khác nhau; nhiều nơi đã đầu tư công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản và do Việt Nam sản xuất. Song, thực tiễn các hoạt động trên vẫn còn nhiều bất cập, chi phí lớn, sinh ra nhiều khói bụi, bất cập về quản lý, thu gom, phân loại cũng như xử lý tại nguồn; chưa đáp ứng được yêu cầu của tốc độ phát triển kinh tế của huyện cũng như chưa làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường chung. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến thu gom, xử lý rác thải đã có nhiều như: "Xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt cộng đồng tại thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình" (Trần Trung Kiên, 2014), “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại làng nghề Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” (Đào Việt Anh, 2014), được thực hiện ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Bắc Giang, riêng trên địa bàn huyện Lạng Giang cho đến nay chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về các hoạt động thu gom, xử lý RTSH trong và ngoài nước cũng như thực tiễn trên địa bàn huyện Lạng Giang nói riêng, tác giả muốn hệ thống hóa, nghiên cứu sâu hơn về những nội dung này, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và từ đó lựa chọn, đề xuất giải pháp tối ưu giúp cho quản lý nói chung, hoạt động thu gom và xử lý RTSH nói riêng trên địa bàn huyện Lạng Giang đạt hiệu quả tốt nhất. Từ thực tiễn nói trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang” để thấy rõ được thực trạng các hoạt động thu gom và xử lý RTSH cũng như các yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những giải pháp giúp cho các hoạt động thu gom và xử lý RTSH trên địa bàn đạt kết quả cao. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Từ cơ sở lý luận và qua nghiên cứu, điều tra thực tiễn trên địa bàn, đề tài đánh giá được thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thực hiện hoạt động thu gom, xử lý RTSH nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tác động tăng trưởng kinh tế - xã hội cao hơn của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hoạt động thu gom, xử lý RTSH. - Đánh giá thực trạng hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang những năm qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết qủa hoạt động của thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đối tượng khảo sát gồm: Các hộ dân, cửa hàng, cán bộ địa phương, chợ, người thu gom, xử lý RTSH, các cơ chế chính sách có liên quan; các đơn vị thu gom và xử lý RTSH. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về không gian Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn tất cả các xã huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát, nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Vôi và 02 xã làm đại diện (xã Tân Hưng, xã Phi Mô). 1.3.2.2. Về thời gian Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng để đánh giá hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được thu thập trong 3 năm 2014 – 2016. Dữ liệu sơ cấp liên quan đến hoạt động thu gom, xử lý RTSH được tiến hành thu thập trong năm 2016, 2017. Các giải pháp đề xuất đến năm 2020 và có thể cho những năm tiếp theo. 3 1.3.2.3. Về nội dung Đề tài tập trung làm rõ các hoạt động thu gom, xử lý RTSH, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thu gom, xử lý RTSH. Do thời gian nghiên cứu và điều kiện vật chất chưa cho phép nên trong nghiên cứu này tôi mới đề cập đến hoạt động thu gom, xử lý RTSH phát sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người nông thôn, thị trấn, chợ, nhà hàng (các doanh nghiệp, công ty, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quân sự, y tế.... chưa nghiên cứu trong đề tài này). 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI Từ cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước đây, tác giả bổ sung thêm lý luận về nguồn phát sinh, thu gom và xử lý, tỷ lệ RTSH như: đánh giá được tác dụng của việc thu gom, xử lý RTSH đối với môi trường, kinh tế, xã hội; đánh giá thêm loại RTSH là phân người; chỉ rõ được ý thức, việc làm, hoạt động hiện có của người dân về phân loại, thu gom và xử lý RTSH tại hộ gia đình nhưng từ người dân cho đến chính quyền địa phương chưa xác định đến, thực hiện chưa đúng cách; xác định được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề đó. Đồng thời các hoạt động thu gom như: người thu mua, cơ sở thu mua phế liệu được đề cập và đánh giá trong đề tài. Như vậy, thông qua đề tài, tác giả chỉ rõ, sâu hơn và tổng thể về các hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện, các hoạt động sẵn có, chưa có, các yếu tổ ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt động thu gom, xử lý RTSH trên địa bàn huyện Lạng Giang đạt hiệu quả tối ưu trước mắt và lâu dài. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất