Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiệu quả mô hình xử lý nước thải từ quá trình chế biến tinh bột dong ...

Tài liệu Nghiên cứu hiệu quả mô hình xử lý nước thải từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng tại Bắc Kạn

.PDF
79
490
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THANH TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN TINH BỘT DONG RIỀNG TẠI BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THANH TUẤN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MÔ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN TINH BỘT DONG RIỀNG TẠI BẮC KẠN Chuyên ngành: Khoa học môi trường4 03 01 Mã số: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Tuấn Khiêm PGS.TS Mai Văn Trịnh Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước khoa và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2015 Người viết cam đoan Hoàng Thanh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy giáo TS. Đỗ Tuấn Khiêm – Giám đốc sở khoa học & công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo Khoa Môi trường, khoa Quản lý Tài nguyên và phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và trung tâm của Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên cùng các cô, chú, anh, chị trong sở Khoa học & công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thanh Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường...................................................... 4 1.1.2. Khái niệm nước thải....................................................................... 4 1.1.3. Phân loại nước thải ........................................................................ 4 1.1.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình chế biến nông sản thực phẩm ......................................................................................................... 5 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ......................................................................... 6 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài............................................ 8 1.3.1. Sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại một số tỉnh ở Việt Nam .......................................................................................................... 8 1.3.2. Thực trạng công tác xử lý ô nhiễm môi trường chế biến thực phẩm ....................................................................................................... 11 1.4. Tổng quan khu vực triển khai đề tài .................................................... 15 1.5. Tình hình chế biến tinh bột dong riềng tại huyện Na Rì – Bắc Kạn ... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 23 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 23 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 23 iv 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 23 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: ................................................................. 23 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23 2.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .. 23 2.3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và chất lượng nước thải từ các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................... 23 2.3.3. Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................................... 23 2.3.4. Đề xuất các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ............... 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ........................... 23 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................... 24 2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn ................................................. 24 2.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước thải, phân tích phòng thí nghiệm .... 24 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn cho phép.. 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................26 3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .......... 26 3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 26 3.1.2. Địa hình....................................................................................... 26 3.1.3. Thủy văn ...................................................................................... 27 3.1.4. Các nguồn tài nguyên .................................................................. 28 3.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và chất lượng nước thải từ các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................................36 3.2.1. Tổng quan về hoạt động sản xuất tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .................................................. 36 3.2.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước thải từ các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................. 40 v 3.3. Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ..... 42 3.3.1 Quy trình các bước xử lý nước thải tại xã Côn Minh ................... 42 3.3.2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải ................................................. 47 3.3.3 Chi phí cho xử lý 1 m3 nước thải .................................................. 53 3.3.4. Đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý ..................................... 54 3.4. Đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ........................ 59 3.4.1. Các giải pháp chính sách ............................................................. 59 3.4.2. Giải pháp công nghệ .................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................64 1. Kết luận ................................................................................................... 64 2. Kiến nghị ................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................65 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh học BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày ở nhiệt độ 20o C BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Lượng oxy hòa tan QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân VSV : Vi sinh vật vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Chất lượng phân bón hữu cơ ủ từ bã thải Dong Riềng................... 14 Bảng 1.2: Chất lượng nước xả thải tại một số cơ sở sản xuất dong riềng ....... 14 Bảng 1.3: Chất lượng nước thải Dong Riềng sau xử lý tại một số cơ sở chế biến tinh bột dong riềng ............................................................. 15 Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu, chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải .............................. 25 Bảng 3.1. Định mức nước trong chế biến tinh bột (cho 1 tấn nguyên liệu) .... 39 Bảng 3.2: Định lượng nước thải ở các công đoạn sản xuất ............................. 40 Bảng 3.3: Chất lượng nước thải tại một số cơ sở sản xuất miến dong ............ 41 tại xã Côn Minh - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ............................................... 41 Bảng 3.4: Thông số thiết kế bể chứa nước thải của Hệ thống ......................... 49 Bảng 3.5: Thông số thiết kế hố ga của hệ thống .............................................. 50 Bảng 3.6: Thông số thiết kế bể sục khí xử lý vi sinh của hệ thống ................. 50 Bảng 3.7: Thông số thiết kế bể phản ứng của hệ thống ................................... 51 Bảng 3.8: Thông số thiết kế bể chứa nước của Hệ thống ................................ 51 Bảng 3.9: Các thông số kỹ thuật thiết kế hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ .................................................................................................... 52 Bảng 3.10: Chi phí vận hành xử lý nước thải từ quá trình sản xuất ................ 53 và chế biến tinh bột dong riềng. ....................................................................... 53 Bảng 3.11: Chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý ................................. 54 Bảng 3.12: Tính chất cảm quan của nước thải trước và sau khi xử lý............. 59 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình sản xuất miến dong tại xã Côn Minh, huyện Na Rì ........ 19 Hình 3.1. Cân bằng vật chất trong sản xuất tinh bột từ dong củ...................... 38 Hình 3.2. Mô hình xử lý nước thải sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh ......................................................................... 43 Hình 3.3. Sơ đồ chi tiết hệ thống xử lý nước thải sản xuất và chế biến dong riềng xã Côn Minh ..................................................................... 48 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn hàm lượng BOD5 và COD trong nước qua các giai đoạn xử lý .............................................................................. 55 Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn hàm lượng NH4+, NO3- trong nước qua các giai đoạn xử lý .................................................................................... 56 Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng PO43- trong nước qua các giai đoạn xử lý ........................................................................................... 57 Hình 3.7: Hàm lượng Coliform trong mẫu nước qua các giai đoạn xử lý ....... 58 Hình 3.8. Sơ đồ chi tiết hệ thống xử lý nước thải sản xuất và chế biến dong riềng tại xã Côn Minh................................................................ 62 Hình 3.9. Sơ đồ nguyên tắc thu gom và xử lí nước thải .................................. 63 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong sự nghiệp xây dựng Nông thôn mới hiện nay, phát triển làng nghề đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Nó đã giải quyết việc làm cho hơn 11 triệu lao động lúc nông nhàn, đóng góp cho xuất khẩu 600 triệu USD. Với tốc độ phát triển 8%/ năm tính theo giá trị đầu ra, sự phát triển làng nghề đã nâng cao thu nhập của người dân nông thôn gấp 3 - 4 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn. Các làng nghề nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển Việt Nam. Phần lớn các làng nghề đã hình thành lâu đời có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương. Trong khu vực nông thôn các hoạt động làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân, làm tăng quan hệ làng xóm láng giềng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự nông thôn. Ngoài ra các sản phẩm làng nghề cũng góp phần truyền bá giá trị văn hóa, lịch sử của Việt Nam ra nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực kể trên thì các làng nghề nước ta hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo kết quả phân tích của Viện KH & CNMT, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2002 thì 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, ở các làng nghề chế biến nông sản, dệt nhuộm nước thải cống chung từ khu vực sản xuất chứa hàm lượng COD rất cao có khi lên đến 2003 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, sơn mài ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để nung gốm sứ lên tới hàng triệu m3 khí độc. Sống trong điều kiện môi trường như vậy, người dân ở các làng nghề phải đối mặt với những căn bệnh mang tính nghề nghiệp, sức khoẻ bị ảnh hưởng. [17] 2 Trong cơ cấu làng nghề nói chung, làng nghề miến dong là một trong những làng nghề có vị trí quan trọng. Hoạt động của các làng nghề miến dong tạo ra giá trị cao về mặt kinh tế, tác động lớn tới phát triển xã hội. Sự đổi mới trong chính sách kinh tế xã hội của đất nước đã tạo điều kiện cho nhiều làng nghề miến dong có cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Làng nghề với những hoạt động phát triển đã gây ra tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội , môi trường và mang đặc thù đa dạng, các loại chất thải đặc biệt là nước thải gây ô nhiễm nặng nề trong một số khu vực. Đối với nước thải từ các cơ sở miến dong thông thường còn chứa hóa chất tồn dư, hàm lượng hữu cơ cáo. Vì vậy nước thải thường có pH, COD, TS, SS, BOD5, độ màu cao đến rất cao. [12] Các cơ sở chế biến dong giềng đều có thải ra các chất thải như bã dong, nước thải hầu hết đều xả trực tiếp ra sông, suối mà không qua xử lý nên gây ô nhiễm môi trường nước, không khí..., ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và cộng đồng. Chính vì thế mà vấn đề xử lý môi trường sau chế biến trở lên hết sức cấp thiết, nhất là vấn đề xử lý nước thải sau chế biến. Vì vậy để các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng trong tỉnh phát triển bền vững,vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao,vừa đảm bảo giữ gìn môi trường sinh thái thì việc tìm kiếm giải pháp công nghệ xử lý nước thải trong quá trình chế biến dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn là việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả mô hình xử lý nước thải từ quá trình chế biến tinh bột Dong Riềng tại Bắc Kạn”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề miến dong tại Na Rì Bắc Kạn và nghiên cứu hiệu quả của mô hình xử lý nước thải phát sinh từ sản 3 xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước thải từ các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng và ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài sẽ tổng hợp được những số liệu về thực trạng sản xuất kinh doanh, công tác xử lý chất thải tại làng nghề sản xuất miến dong tại Bắc Kạn và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan tâm và muốn tham khảo các vấn đề liên quan. - Đưa ra thực trạng áp dụng mô hình xử lý nước thải và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nước thải trong sản xuất góp phần bảo vệ môi trường. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Công nghệ xử lý nguồn nước thải chế biến tinh bột dong riềng bằng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đã giải quyết được ô nhiễm nguồn nước, thân thiện với môi trường. - Đề tài thành công sẽ là mô hình hiệu quả có thể mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Kạn, cũng như các địa phương khác có điều kiện tương tự. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại với mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và sinh vật. Theo tổ chức Y tế thế giới: Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật hoặc giảm chất lượng môi trường sống. Tóm lại, ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm giảm chất lượng môi trường và tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và sự phát triển của sinh vật. Mỗi một môi trường sinh thái đều có mức giới hạn về các thành phần, quá giới hạn đó sẽ gọi là ô nhiễm. Để đảm bảo môi trường được trong sạch các tổ chức quốc tế và các chính phủ các nước đã xây dựng các tiêu chuẩn môi trường không giống nhau giữa các nước khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau. 1.1.2. Khái niệm nước thải - Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. - Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó. [4] 1.1.3. Phân loại nước thải Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng: 5 - Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại,khu vực công sở,trường học và các cơ sở tương tự khác. - Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. - Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật, thành hố ga hay hố xí. - Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại chúng được thu gom theo hệ thống riêng. [7] - Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; nó là hỗn hợp của các loại nước thải trên. 1.1.4. Chất lượng môi trường nước từ quá trình chế biến nông sản Chế biến nông sản thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường, như nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao (COD = 13.300 - 20.000mg/l; BOD5 = 5.500 - 125.000mg/l). Nước thải cống chung của các làng này đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5-32 lần. Đặc trưng nước thải của một số làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại.[5] Cho đến nay phần lớn nước thải tại các làng nghề hầu hết đều thải thẳng ta ngoài không qua bất kỳ khâu xử lí nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Chất lượng nước ngầm tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm phần lớn đều có dấu hiệu ô nhiễm với hàm lượng COD, TS, NH4+ trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Vân còn nhiễm vi khuẩn Colifom, đặc biệt nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá) đã bị ô 6 nhiễm nghiêm trọng (COD = 186 mg/l), người dân trong làng phải mua nước ngọt ở nơi khác để sử dụng. [9] Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là mùi hôi do sự phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra, các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3… Mặt khác tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO2, NO tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tại 16 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm được khảo sát thuộc đề tài KC 08-09 đều có hàm lượng H2S vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó tại làng nghề tinh bột, rượu sắn Tân Độ, miến Yên Ninh nồng độ H2S trong không khí gấp từ 25-33 lần tiêu chuẩn cho phép. Xỉ than có mặt ở hầu hết các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, là nguồn chất thải rắn tạo bụi. Ở làng nghề bún Phú Đô mỗi năm sử dụng 5250 tấn than. Như vậy theo ước tính của viện KHCN&MT cứ một tấn than cháy tạo ra 0,2 tấn xỉ than thì chỉ riêng 2 tháng làng nghề đã thải ra 1050 tấn xỉ than/ năm. Tại các địa phương một phần xỉ than được dùng làm vật liệu xây dựng, san lấp đường đi, đóng gạch… phần còn lại thải không đúng quy định vào môi tường, điều này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.[2] 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Trong những năm qua nước ta đã có nhiều biện pháp cả về mặt quản lí và kỹ thuật để khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Để làng nghề phát triển đồng thời đảm bảo các vấn đề xã hội, Chính phủ ta đã ban hành một số chính sách về môi trường, nhằm tạo khuôn khổ pháp lí bình đẳng cho các thành viên hoạt động. Cụ thể: 7 Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015. Luật Bảo vệ môi trường ra đời đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường của đất nước. Các hoạt động bảo vệ môi trường được xúc tiến nhanh, các cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng nhận thức cao hơn, có trách nhiệm hơn đối với công tác bảo vệ môi trường chung. Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2012 của Chính phủ về quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quyết định 132/200/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn gắn với bảo vệ môi trường như: Nhà nước có quy hoạch và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn đảm bảo phát triển bền vững, giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông thôn. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước nhằm hạn chế một phần tác hại đến môi trường của các sản phẩm, chất thải, hoá chất, nhựa công nghiệp. UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề, chỉ đạo huyện xây dựng các cụm tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ để tạo mặt bằng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn phát triển đảm bảo vệ sinh môi trường. Nghị định 80/2006/NĐ- CP ngày 09/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành theo quyết định số 35/2002/QĐ - BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra còn một số văn bản khác liên quan đến việc cải thiện môi trường ở các làng nghề như: Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 8 Quyết định số 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng chính phủ về kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chỉ thị của ban thường vụ tỉnh uỷ về việc thực hiện nghị quyết số 41 – NQ - TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH HĐH đất nước.- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Sản xuất và chế biến tinh bột dong riềng tại một số tỉnh ở Việt Nam Dong riềng là một loại cây có giá trị kinh tế cao, nhiều công dụng và có khả năng thích ứng với nhiều loại đất khác nhau,có các vùng đất dốc như triền đồi, triền núi, lương rẫy…do đó cây dong riềng được đồng bào miền núi rất quan tâm. Bột dong có ít chất đạm hơn so với gạo và các cây có củ khác tuy nhiên hàm lượng chất béo và chất đường bột lại cao hơn hẳn. Các phần trên cây dong được tận dụng gần như triệt để: thân, cuống lá cung cấp một phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp sợi, lá để làm thức ăn gia súc và củ dùng để chế biến thực phẩm… ngoài ra trong quá trình ép cuống lá, cây dong còn thu được một lượng nhất định đường glucozan dùng trong công nghiệp chế biến nuớc ngọt.[13] 9 Cây dong riềng đóng một vai trò quan trọng tại các khu vực nông thôn miền núi, cây dong được xem như một loại cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế vùng miền. Trung bình mỗi vụ, cây dong cho năng suất đạt 65-70 tấn củ/ha. Nếu lượng củ này đem chế biến thành tinh bột thì với mỗi hecta dong sẽ cho thu nhập gấp 4-5 lần so với trồng lúa.[3] Tại Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã khẳng định ưu thế của mình trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn thuộc xã Côn Minh - Na Rì. Thì nay đã có rất nhiều xã và huyện đã đưa cây dong riềng và canh tác. Năm 2011, tỉnh Bắc Kạn trồng được 551 ha cây dong riềng. Diện tích này được trồng chủ yếu ở Na Rì (374 ha), còn lại trồng ở các huyện Ba Bể và Pắc Nặm. Sản lượng củ dự kiến của năm nay đạt khoảng 50.000 tấn. Riêng tại Na Rì, cây dong được trồng ở cả các xã thuộc cụm Bắc như: Văn Minh, Lương Thành, Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Ân Tình. [10] Huyện ước tính năng suất củ vụ này đạt 650 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 24.336 tấn. Cùng với Na Rì, các huyện khác cũng đã đưa cây dong riềng vào canh tác như Ba Bể, Pắc Nặm. Theo thống kê, toàn tỉnh có một số cơ sở lớn, chuyên thu mua, sản xuất chế biến tinh bột dong riềng và miến dong (gồm các HTX miến dong Côn Minh huyện Na Rì), Công ty Hoàng Giang, Nhà máy, HTX miến dong Nhất Thiện - huyện Ba Bể, cơ sở Miến dong Triệu Thị Tá- huyện Ba Bể . Bên cạnh đó còn hàng chục cơ sở, hộ sản xuất nhỏ lẻ cũng xuất hiện, tham gia thu mua củ dong và chế biến miến dong. Để đưa dong riềng trở thành cây trồng đột phá trong sản xuất nông – lâm nghiệp, năm 2012 diện tích trồng cây dong riềng đẵ tăng lên 1.843ha và năm 2013 dự tính tăng đạt 2840ha. Tỉnh khuyến khích các cơ sở chế biến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ các dây chuyền chế biến bột dong, đề ra các biện pháp nhằm giải quyết chất thải sau chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường; ngành điện lực đã tạo điều kiện cấp 10 điện với công suất phù hợp để các cơ sở vận hành máy móc; tỉnh chỉ đạo các địa phương lồng ghép, đưa các nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng, dự án… về hỗ trợ người dân mở rộng diện tích, đầu tư phân bón và thâm canh; tạo điều kiện vốn cho doanh nghiệp nâng cao quy mô sản xuất. [18] Tại Điện Biên, nhận thấy cây dong riềng dễ trồng và ít tốn công chăm sóc hơn so với trồng sắn, ngô lại có giá trị kinh tế cao, những năm 2000, người dân một số bản vùng cao ở xã Mường Phăng như: bản Noọng Luông, Noọng Nghịu, bản Khá, Tân Bình, Na Háy, bản Cang....bắt đầu trồng để làm lương thực dự trữ thay cho ngô, sắn. Một vài năm gần đây, các xưởng chế biến tinh bột dong riềng được xây dựng ngay tại chỗ, thu mua sản phẩm cho người dân nên diện tích cây dong riềng được mở rộng. Được sự hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên, nông dân ở Mường Phăng đã đầu tư giống, phân bón trồng loại cây này. Theo một số hộ dân, dong riềng là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, ít bị sâu bệnh. không đòi hỏi mức đầu tư lớn, cho năng suất và thu nhập cao hơn trồng ngô, sắn. Nhờ trồng cây dong riềng nên nhiều gia đình ở Mường Phăng đã thoát nghèo và có tích lũy. Trung bình mỗi héc ta dong riềng cho năng suất khoảng 65 tấn/ha. Với mức giá bình quân từ 1.100đ – 1.500đ/kg thì mỗi héc ta sẽ đem lại hơn 84 triệu đồng cho người trồng dong riềng. Xác định cây dong riềng là thế mạnh trên đất Mường Phăng nên năm 2007. Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Điện Biên đã hỗ trợ mỗi hộ chế biến tinh bột dong riềng 4 triệu đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm môi trường cho người dân xung quanh khu vực và cũng là tạo điều kiện để các hộ chế biến thu mua kịp thời sản phẩm cho nông dân. Từ đó đã khuyến khích được người dân phát triển loại cây này. Việc sản xuất, chế biến tinh bột dong và làm miến dong đã cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân, giải quyết nhu cầu việc làm cho đại bộ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan