Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline...

Tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline

.PDF
196
390
74

Mô tả:

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ CHÂU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẨY TRẮNG RĂNG SỐNG NHIỄM SẮC TETRACYCLINE LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI 2013   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ CHÂU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TẨY TRẮNG RĂNG SỐNG NHIỄM SẮC TETRACYCLINE Chuyên ngành: Răng - Hàm - Mặt Mã số: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VĂN SƠN TS. LÊ THỊ THU HÀ   HÀ NỘI 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo, Phòng đào tạo, Bộ Môn Chữa Răng và Nội Nha - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Ban Giám Đốc và Khoa Chữa răng và Nội Nha - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Ban Giám Đốc và Khoa Răng Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Văn Sơn - Trưởng Bộ Môn Bệnh Lý Miệng - Phẫu thuật Hàm Mặt Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, người thầy đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thu Hà - Trưởng Khoa Răng Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, người thầy đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, công tác đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Dũng - Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, TS. Nguyễn Mạnh Hà - Phó Viện trưởng thường trực Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt đã cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Quang Trung - PGS. TS. Mai Đình Hưng - Nguyên trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội, PGS. TS. Trương Uyên Thái – Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Răng Hàm   Mặt, Trưởng Khoa Răng miệng Học Viện Quân Y 103, đã cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trịnh Đình Hải - Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, TS. Phạm Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Thị Thu Phương, TS. Trịnh Thị Thái Hà, TS. Phạm Như Hải cùng tập thể cán bộ khoa Chữa Răng và Nội Nha, Tập thể cán bộ Bộ Môn Chữa Răng và Nội Nha đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn BS. Nguyễn Ngọc Long - Phó phòng Đào tạo sau đại học và các anh chị phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Y Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng tôi xin được dành tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, những người đã thông cảm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Châu   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Châu   DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt 1 a* Phần viết đầy đủ Green - red axis (a*) (Trục đỏ - xanh lá cây) 2 ADA 3 b* American of Dental Association (Hiệp hội Nha khoa Mỹ) Blue - yellow axis (b*) (Trục vàng - xanh da trời) 4 5 C CH6N2O3 Chroma (Độ bão hòa màu) Nước oxy già urê 6 CIE 7 CS Commision Internationale de l’Eclairage (Tổ chức Quốc tế ánh sáng rọi) Cộng sự 8 ĐT Điều trị 9 h 10 H2O2 11 KF 12 KHVĐTQ 13 KNO3 14 L Hue (Tông màu) Nước oxy già Kali florua Kính hiển vi điện tử quét Kali nitrat Colorless black - white axis (L) (Trục sáng - tối) 15 L1 Điều trị lần 1 16 L2 Điều trị lần 2 17 L3 Điều trị lần 2 18 LED Light emitting diodes (Đèn Đi ốt phát quang) 19 ppm Parts per million (Một phần triệu)   20 R 21 RHN 22 T 23 TB 24 TĐT 25 TH 26 V 27 VAS Răng Răng hàm nhỏ Tuần Trung bình Trước điều trị Tháng Điểm màu Vita (Value) Visiual Analog Scale (Thang điểm trực quan)   MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Một số nét về cấu trúc mô học men răng ...................................................3 1.1.1. Cấu trúc mô học men răng ....................................................................... 3 1.1.2. Quá trình trao đổi chất của men răng....................................................... 6 1.2. Màu sắc răng và nguyên nhân nhiễm sắc...................................................7 1.2.1. Màu sắc răng ............................................................................................. 7 1.2.2. Nguyên nhân nhiễm sắc răng................................................................. 11 1.2.3. Răng nhiễm sắc tetracycline................................................................... 15 1.3. Hiệu quả tẩy trắng răng sống ...................................................................20 1.3.1. Thuốc tẩy trắng răng............................................................................... 20 1.3.2. Các phương pháp tẩy trắng răng sống................................................... 30 1.3.3. Những nghiên cứu về tẩy trắng răng sống trên thế giới và Việt Nam......................................................................................................... 33 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 37 2.1. Nghiên cứu trên lâm sàng ........................................................................37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 37 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................... 38 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 38 2.1.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu.............................................................. 39 2.1.5. Đánh giá hiệu quả điều trị ...................................................................... 49 2.1.6. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 55 2.1.7. Theo dõi, quản lý bệnh nhân và thu thập số liệu nghiên cứu............... 57 2.2. Nghiên cứu trên thực nghiệm...................................................................58 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 58   2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................... 58 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 58 2.2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu.............................................................. 59 2.2.5. Đánh giá kết quả ..................................................................................... 63 2.2.6. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 64 2.3. Biện pháp khắc phục sai số ......................................................................64 2.4. Xử lý số liệu .............................................................................................65 2.5. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................65 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 67 3.1. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II ......................67 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................... 67 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II .................. 69 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline ...72 3.2.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc răng........................................................ 72 3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị......................................................................... 90 3.2.3 Tác dụng phụ của thuốc và sự hài lòng của bệnh nhân......................... 97 3.3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm ...100 3.3.1. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt răng sau khi tẩy trắng thực nghiệm.................................................................................100 3.3.2. Nhận xét một số hình ảnh đặc trưng của từng nhóm nghiên cứu ......101 Chương 4: BÀN LUẬN............................................................................... 104 4.1. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II ....................104 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.........................................104 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I và II ................107 4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline .112 4.2.1. Đánh giá sự thay đổi màu sắc răng......................................................113   4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị.......................................................................126 4.2.3. Tác dụng phụ của thuốc và sự hài lòng của bệnh nhân......................131 4.3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm ...134 4.3.1. Nhận xét một số hình ảnh đặc trưng của từng nhóm nghiên cứu ......134 4.3.2. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt răng sau khi tẩy trắng thực nghiệm.................................................................................137 4.4. Quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline............................142 4.5. Điểm mới, tính giá trị và khả năng áp dụng điều trị tẩy trắng răng của luận án....................................................................................................143 KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng phân độ màu theo thang điểm Vita ...................................... 43 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá ngay sau điều trị lần 1........................................ 52 Bảng 2.3. Bảng tiêu chí đánh giá ngay sau điều trị lần 2................................ 53 Bảng 2.4. Bảng tiêu chí đánh giá sau điều trị lần 3 ....................................... 54 Bảng 2.5. Bảng tiêu chí đánh giá sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng ............. 54 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ nhiễm sắc tetracycline và giới ........................................................................ 67 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ nhiễm sắc tetracycline và nhóm tuổi .............................................................. 67 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thói quen sử dụng thực phẩm có màu và giới ..................................................................... 68 Bảng 3.4. Đặc điểm lâm sàng chung răng nhiễm sắc tetracycline theo mức độ nhiễm tetracycline ............................................................ 69 Bảng 3.5. Phân bố màu sắc nhóm răng theo phổ màu Munssell (C, h, V) ..... 69 Bảng 3.6. Phân bố màu sắc nhóm răng theo không gian màu CIELa*b* ...... 70 Bảng 3.7. Phân bố màu sắc L, a*, b*, C, h, V theo mức độ nhiễm tetracycline .................................................................................... 70 Bảng 3.8. Phân bố màu sắc L, a*, b*, C, h, V theo nhóm tuổi ....................... 71 Bảng 3.9. Phân bố màu sắc theo L, a*, b*, C, h, V theo giới ......................... 71 Bảng 3.10. Giá trị trung bình của ∆C, ∆h, ∆V tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3 ................................................................................. 72 Bảng 3.11. Sự thay đổi độ bão hòa màu C (∆C)............................................. 73 Bảng 3.12. Sự thay đổi điểm màu Vita V (∆V) .............................................. 74 Bảng 3.13. Sự thay đổi tông màu h (∆h)......................................................... 75 Bảng 3.14. Giá trị trung bình của ∆L, ∆ a*, ∆b* tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3 ............................................................................. 79 Bảng 3.15. Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆L ..................... 80   Bảng 3.16. Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆b*.................... 81 Bảng 3.17. Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu theo ∆a*.................... 82 Bảng 3.18. Giá trị trung bình của ∆E tại thời điểm điều trị lần 1, lần 2 và lần 3 .......................................................................................... 86 Bảng 3.19. Sự thay đổi màu sắc theo không gian màu ∆E ............................. 87 Bảng 3.20. Kết quả điều trị lần 1 theo mức độ nhiễm sắc tetracycline .......... 90 Bảng 3.21. Kết quả điều trị lần 1 theo giới ..................................................... 90 Bảng 3.22. Kết quả điều trị lần 1 theo nhóm tuổi ........................................... 91 Bảng 3.23. Kết quả điều trị lần 2 theo mức độ nhiễm sắc tetracycline .......... 91 Bảng 3.24. Kết quả điều trị lần 2 theo giới ................................................... 92 Bảng 3.25. Kết quả điều trị lần 2 theo nhóm tuổi ........................................... 92 Bảng 3.26. Kết quả điều trị lần 3 theo mức độ nhiễm sắc tetracycline .......... 92 Bảng 3.27. Kết quả điều trị lần 3 theo giới ..................................................... 93 Bảng 3.28. Kết quả điều trị lần 3 theo nhóm tuổi ........................................... 93 Bảng 3.29. Kết quả điều trị của nhóm đối tượng nghiên cứu sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng ......................................................... 94 Bảng 3.30. Đánh giá mức độ nhạy cảm ngà răng sau điều trị theo nhóm tuổi................................................................................................. 97 Bảng 3.31. Đánh giá mức độ tổn thương niêm mạc - lợi sau điều trị............. 98 Bảng 3.32. Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân sau điều trị.......................... 98 Bảng 3.33. Tổng thời gian tác động của thuốc theo nhóm răng theo mức độ nhiễm tetracycline và nhóm tuổi.............................................. 99 Bảng 3.34. Sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng sau tẩy trăng theo mức độ tổn thương bề mặt men............................................. 100 Bảng 3.35. Đánh giá hiệu quả điều trị trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng sau tẩy trắng răng thực nghiệm ............................................. 100 Bảng 4.1. So sánh sự thay đổi màu sắc theo không gian màu CIELa*b* với nghiên cứu của Kwon ............................................................. 118   DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sự thay đổi chỉ số V theo mức độ nhiễm tetracycline....................... 76 Biểu đồ 3.2: Sự thay đổi chỉ số h theo mức độ nhiễm tetracycline........................ 76 Biểu đồ 3.3: Sự thay đổi chỉ số C theo mức độ nhiễm tetracycline....................... 76 Biểu đồ 3.4: Sự thay đổi chỉ số C theo giới ......................................................... 77 Biểu đồ 3.5: Sự thay đổi chỉ số V theo giới......................................................... 77 Biểu đồ 3.6: Sự thay đổi chỉ số h theo giới.......................................................... 77 Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi chỉ số C theo nhóm tuổi................................................ 78 Biểu đồ 3.8: Sự thay đổi chỉ số V theo nhóm tuổi ............................................... 78 Biểu đồ 3.9: Sự thay đổi số h theo nhóm tuổi...................................................... 78 Biểu đồ 3.10: Sự thay đổi chỉ số L theo mức độ nhiễm tetracycline ..................... 83 Biểu đồ 3.11: Sự thay đổi chỉ số b* theo mức độ nhiễm tetracycline................ 83 Biểu đồ 3.12: Sự thay đổi chỉ số a* theo mức độ nhiễm tetracycline ................ 83 Biểu đồ 3.13: Sự thay đổi chỉ số L theo giới .................................................. 84 Biểu đồ 3.14: Sự thay đổi chỉ số b* theo giới................................................. 84 Biểu đồ 3.15: Sự thay đổi chỉ số a* theo giới ..................................................... 84 Biểu đồ 3.16: Sự thay đổi chỉ số L theo nhóm tuổi .............................................. 85 Biểu đồ 3.17: Sự thay đổi chỉ số b* theo nhóm tuổi............................................. 85 Biểu đồ 3.18: Sự thay đổi chỉ số a* theo nhóm tuổi............................................. 85 Biểu đồ 3.19: Sự thay đổi ∆E theo mức độ nhiễm tetracycline............................. 88 Biểu đồ 3.20: Sự thay đổi ∆E theo nhóm tuổi ..................................................... 88 Biểu đồ 3.21: Sự thay đổi ∆E theo giới .......................................................... 88 Biểu đồ 3.22: Sự thay đổi chỉ số V ở bệnh nhân uống rượu vang .................. 89 Biểu đồ 3.23: Sự thay đổi chỉ số V ở bệnh nhân hút thuốc ............................ 89 Biểu đồ 3.24: Sự thay đổi chỉ số V ở bệnh nhân uống nước chè.................... 89 Biểu đồ 3.25: Sự thay đổi chỉ số V ở bệnh nhân uống cà phê ........................ 89   Biểu đồ 3.26: Kết quả điều trị theo mức độ nhiễm tetracycline sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng......................................... 95 Biểu đồ 3.27: Kết quả điều trị nhiễm sắc tetracycline theo giới sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.......................................... 95 Biểu đồ 3.28: Kết quả điều trị nhiễm sắc tetracycline theo nhóm tuổi sau 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng........................................... 96   DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hình ảnh đường Retzius.................................................................... 4 Hình 1.2: Hình ảnh dải Hunter - Schreger ...................................................... 4 Hình 1.3: Hình ảnh các trụ men ...................................................................... 5 Hình 1.4: Hình ảnh sắp xếp tinh thể trụ men .................................................... 5 Hình 1.5: Hình ảnh bụi cây men, đường ranh giới men cement ngà, ngà răng................................................................................................... 5 Hình 1.6: Hình ảnh trụ màu Munsell (1, 2) và không gian màu CIELa*b* ..... 9 Hình 1.7: Hình ảnh mòn răng - răng mài mòn, mòn hóa học ......................... 13 Hình 1.8: Hình ảnh sinh men bất toàn ............................................................ 14 Hình 1.9: Sinh ngà bất toàn II ......................................................................... 14 Hình 1.10: Hình ảnh răng nhiễm fluor............................................................ 15 Hình 1.11: Hình ảnh răng nhiễm sắc tetracycline........................................... 19 Hình 1.12: Hình ảnh tiến trình ion hóa trên men và ngà của H2O2................. 23 Hình 2.1: Máy so màu Vita Easyshade compact và máy ảnh Canon EOS Kiss X4........................................................................................... 40 Hình 2.2: Đèn tẩy trắng Beyond ..................................................................... 41 Hình 2.3: Thuốc tẩy trắng Beyond II .............................................................. 42 Hình 2.4: Kem chải răng chống nhạy cảm ngà ............................................... 42 Hình 2.5: Kem chải răng có tái khoáng .......................................................... 42 Hình 2.6: Làm test chuẩn với máy Vita Easyshade compact ......................... 44 Hình 2.7: Đánh giá màu răng .......................................................................... 44 Hình 2.8: Thông số màu sắc theo bảng Vita 2D master và 3D master........... 44 Hình 2.9: Các thông số màu sắc răng theo không gian màu L, a*, b*,C và h .... 45 Hình 2.10: Đặt cao su quang trùng hợp bảo vệ lợi ......................................... 47 Hình 2.11: Trộn silicone đioxít và dung dịch 35% H2O2 ............................... 47   Hình 2.12: Chiếu đèn Beyond......................................................................... 48 Hình 2.13: Hình ảnh một số dụng cụ nghiên cứu thực nghiệm ...................... 59 Hình 2.14: Các răng được đúc block nhựa...................................................... 60 Hình 2.15: Các răng chia làm 2 phần theo trục răng ...................................... 61 Hình 2.16: Các răng được mã hóa................................................................... 61 Hình 2.17: Các răng đang tiến hành tẩy trắng thực nghiệm ........................... 62 Hình 3.1: Sự thay đổi theo phổ màu Munssell (C, h, V) theo mức độ nhiễm tetracycline ..................................................................................... 76 Hình 3.2: Sự thay đổi theo phổ màu Munssell (C, h, V) theo giới ................ 77 Hình 3.3: Sự thay đổi theo phổ màu Munssell (C, h, V) theo nhóm tuổi ....... 78 Hình 3.4: Sự thay đổi theo không gian màu CIE La*b* theo mức độ nhiễm tetracycline ..................................................................................... 83 Hình 3.5: Sự thay đổi theo không gian màu CIE La*b* theo giới ................. 84 Hình 3.6: Sự thay đổi theo không gian màu CIE La*b* theo nhóm tuổi ....... 85 Hình 3.7: Sự thay đổi theo ∆E theo mức độ nhiễm tetracycline theo nhóm tuổi, theo giới ................................................................................. 88 Hình 3.8: Sự thay đổi chỉ số V sau điều trị theo các thực phẩm có màu ........ 89 Hình 3.9: Hình ảnh đặc trưng nhóm 1 .......................................................... 101 Hình 3.10: Hình ảnh đặc trưng nhóm 1 ........................................................ 102 Hình 3.11: Hình ảnh đặc trưng nhóm 2 ........................................................ 102 Hình 3.12: Hình ảnh đặc trưng nhóm 3 ........................................................ 103 Hình 3.13: Hình ảnh đặc trưng nhóm 3 ........................................................ 103   1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tỷ lệ nhiễm sắc răng khá cao trong cộng đồng: Theo Đỗ Quang Trung và cộng sự (CS) (2010) [1], có 86,9% người dân có răng bị nhiễm sắc và 89,97% người dân mong muốn có hàm răng trắng đẹp. Ở Mỹ 34% dân số không thỏa mãn với màu sắc răng của mình [2]. Nhiễm sắc răng bao gồm nguyên nhân ngoại sinh và nội sinh. Nhiễm sắc răng nội sinh là sự nhiễm màu từ bên trong cấu trúc men răng và ngà răng, xảy ra ở mức độ khu trú, lan tỏa hay toàn bộ hàm làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, tạo ra tâm lý mất tự tin khi hòa nhập xã hội, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [3]. Nhiễm sắc răng do nguyên nhân nội sinh trong đó răng nhiễm sắc tetracycline là một thách thức lớn trong nha khoa và là vấn đề thẩm mỹ lớn nếu không được điều trị đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Phân bố cường độ và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại tetracycline được sử dụng cũng như liều lượng và thời gian dùng thuốc [4]. Răng nhiễm sắc tetracycline biểu hiện là một màu vàng nâu hoặc xanh, xám sỉn [5]. Tỷ lệ người có hàm răng bị nhiễm sắc tetracycline trong cộng đồng khá cao như: Ở Đức là 2,2% [6], Hồng Kông là 16% [7], ở Việt Nam theo Đỗ Quang Trung và CS (2010) là 22,86% [1], Phan Lê Thu Hằng (2004) là 7,8% [8]. Để trả lại sự tự tin cho họ, chuyên ngành Răng Hàm Mặt có nhiều phương pháp điều trị nhằm đem lại nụ cười đẹp như hàn răng thẩm mỹ bằng composite, mặt dán sứ, chụp sứ toàn phần [7]. Phương pháp điều trị này đòi hỏi bệnh nhân phải chịu đựng những thủ thuật nha khoa can thiệp xâm lấn mất mô cứng của răng, tốn nhiều thời gian, chi phí cao và cần phải thay thế định kỳ [9]. Theo Cohen và Parkins (1970) [10], một phương thức ít xâm lấn mô cứng của răng nhất với cải thiện thẩm mỹ đáng kể, đó là tẩy trắng răng sống tại phòng khám với 30% nước oxy già (H2O2). Theo Haywood [11], tẩy trắng răng sống tại nhà dùng máng cá nhân và 10% nước oxy già urê (CH6N2O3) cần thời gian điều trị khoảng 6 tháng mới mang lại hiệu quả cao. Theo Kwon (2012) [12], kết   2   hợp tẩy trắng răng tại nhà và tại phòng khám, thời gian điều trị trong vòng 2 tháng đã làm hài lòng những bệnh nhân mong muốn cải thiện thẩm mỹ [12]. Theo Cohen (1970) [10], Carolyn (1985) [13], Kinoshita (2009) [14] và Phạm Thị Thu Hiền (2012) [15] phương pháp tẩy trắng răng sống tại phòng khám cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị răng nhiễm sắc tetracycline. Phương pháp tẩy trắng răng tại nhà hoặc phương pháp kết hợp phòng khám và tại nhà cần thời gian điều trị dài từ 2 đến 6 tháng, đôi lúc rất khó có sự hợp tác tốt giữa Nha sỹ và bệnh nhân [14]. Vì vậy tẩy trắng răng tại phòng khám với răng nhiễm sắc tetracycline có sự trợ giúp hoạt hóa của ánh sáng, nhất là nguồn ánh sáng lạnh, đã được dùng phổ biến trong cộng đồng và tăng cao hiệu quả điều trị [14], [15], [16]. Hiện nay ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu sâu về việc đánh giá hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline tại phòng khám với việc trợ giúp hoạt hóa của ánh sáng, nhất là nguồn ánh sáng lạnh một cách toàn diện trên lâm sàng và thiết lập quy trình tẩy trắng an toàn trên cấu trúc hình thái bề mặt men răng còn rất ít. Nhằm xác định hiệu quả điều trị và thiết lập quy trình tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline tại phòng khám có sự trợ giúp hoạt hóa của ánh sáng, nhất là nguồn ánh sáng lạnh, chính vì vậy chúng tôi tiến hành luận án: "Nghiên cứu hiệu quả điều trị tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline" với mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng răng nhiễm sắc tetracycline độ I, độ II ở những bệnh nhân được tẩy trắng răng sống. 2. Đánh giá hiệu quả tẩy trắng răng sống nhiễm sắc tetracycline. 3. Đánh giá sự thay đổi cấu trúc hình thái bề mặt men răng dưới kính hiển vi điện tử quét trên răng nhiễm sắc tetracycline sau tẩy trắng thực nghiệm.   3   Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số nét về cấu trúc mô học men răng 1.1.1. Cấu trúc mô học men răng Men răng có nguồn gốc ngoại bì, tạo ra một lớp bao quanh bên ngoài thân răng, bảo vệ cho thân răng [17]. Tính chất lý học: Men răng là bộ phận cứng nhất và giòn nhất trong cơ thể, bao phủ thân răng giải phẫu và có độ dày thay đổi. Ở răng vĩnh viễn, dày nhất ở vùng rìa cắn và đỉnh múi răng, khoảng 2,5 mm và mỏng nhất ở cổ răng [18]. Thành phần hoá học: Nước: Thay đổi theo sự trưởng thành của men răng. Ở men răng non, nước chiếm 50%, ở men răng trưởng thành, 95% là muối vô cơ, 5% còn lại là các chất hữu cơ và nước [19], [20]. Khuôn hữu cơ: Men răng trưởng thành chứa chủ yếu là các protein hòa tan và không hòa tan cùng một lượng nhỏ carbonhydrate và chất béo. Khuôn hữu cơ phần lớn là protein không có collagen. Thành phần carbonhydrate thể hiện dưới dạng glycoproteine và glycosaminoglycan. Thành phần amino acid của protein của khuôn hữu cơ gồm: Prolin, aspatic acid, glutamic acid, glycine, leucine, histidine, arginine ... [21]. Nhiễm sắc răng thường là các chất màu kết hợp với các hợp chất hữu cơ (acid béo, protein) trên bề mặt men chứa các chuỗi liên kết kéo dài, xen kẽ liên kết đơn và liên kết đôi [22]. Theo Lee và CS (2009) [22], tẩy trắng răng đã loại bỏ các proteine này, dưới kính hiển vi điện tử quét (KHVĐTQ) quan sát thấy H2O2 phân ly thành gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa acid béo, protein phân cắt các chuỗi liên kết dài thành các nhánh nhỏ và protein trên bề mặt men răng bị loại bỏ .     4   Thành phần vô cơ: Thành phần chính của khoáng chất men răng là canxi, phốt phát và các ion hydroxy. Ba thành phần này cấu thành hydroxyt apatit (3[(PO4)2Ca3]Ca(OH)2), là dạng tinh thể chính của men răng. Các thành phần khác như: F, Fe, Mg, Mn, Sn, Na, K, Cl,... tham gia cấu tạo nên các dạng tinh thể khác của men răng, có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới tính chất hóa lý và sức đề kháng của men răng [19], [20], [21]. Cấu trúc tổ chức học của men răng (quan sát dưới kính hiển vi) Đường Retzius: Chạy từ đường nối men ngà chếch nghiêng đến bề mặt men răng [17]. Men răng đường Retzius Ngà răng Hình 1.1: Hình ảnh đường Retzius, nguồn Avery J.K (2002)[17] Dải Hunter Schreger: Là các dải sáng - tối xen kẽ theo hướng nhai. Men răng Ngà răng Dải Hunter-Schreger Hình 1.2: Hình ảnh dải Hunter – Schreger, nguồn Avery J.K (2002)[17] Trụ men: Tạo bởi các tinh thể. Chạy liên tục từ đường ranh giới men ngà đến mặt ngoài của răng [17]. Kích thước và mật độ của trụ men: Kích thước trung bình là 5 µm, chiều cao theo chiều đầu - đuôi của trụ là 9 µm; ở vùng tiếp giáp men ngà, kích thước có thể nhỏ hơn. Số lượng trung bình 20.000 - 30.000/ mm2 đầu tận cùng trụ men ở bề mặt men [17].  
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất