Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập lụt, mốc báo lũ theo các mức báo động...

Tài liệu Nghiên cứu, hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập lụt, mốc báo lũ theo các mức báo động lũ mới phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tỉnh quảng ngãi

.DOC
46
199
100

Mô tả:

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ________________________________________________________ TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ _______________________________________________ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP LỤT, MỐC BÁO LŨ THEO CÁC MỨC BÁO ĐỘNG LŨ MỚI PHỤC VỤ PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI TỈNH QUẢNG NGÃI Mã số: 16/2011/HĐ-ĐTĐTCB Cơ quan chủ trì đề tài: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ Chủ nhiệm đề tài : ThS. Phạm Văn Chiến QUẢNG NGÃI - 2013 1 UBND TỈNH QUẢNG NGÃI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ________________________________________________________ TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN QUỐC GIA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU_______________________________________________ VỰC TRUNG TRUNG BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP LỤT, MỐC BÁO LŨ THEO CÁC MỨC BÁO ĐỘNG LŨ MỚI PHỤC VỤ PHÒNG TRÁNH, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI TỈNH QUẢNG NGÃI Mã số: 16/2011/HĐ-ĐTĐTCB Cơ quan chủ trì đề tài: Cơ quan quản lý đề tài: (ký tên và đóng dấu) (ký tên và đóng dấu) Trần Quang Chủ Chủ nhiệm đề tài Chủ tịch Hội đồng (ký tên) (ký tên) Phạm Văn Chiến 2 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN CHÍNH TT 1 2 3 4 5 Họ và tên Phạm Văn Chiến P. Trưởng phòng Nguyễn Hữu Thiêm Dương Văn Tiến Trương Tiến Quyền Trưởng phòng Đỗ Thị Phương Linh Nhâm Xuân Sỹ 6 Phạm Đăng Quế 7 Chức vụ Giám đốc Trung tâm KTTV tỉnh Quảng Ngãi Trưởng trạm thủy văn Trà Khúc Học vị Chức danh Thạc sỹ Chủ nhiệm Thạc sỹ Thư ký Kỹ sư CTV Kỹ sư CTV Kỹ sư CTV Kỹ sư CTV Ký tên CTV 3 LỜI CẢM ƠN Ban chủ nhiệm Đề tài cùng các cộng tác viên xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và cùng các Sở, Ban ngành; các nhà quản lý, các nhà khoa học của tỉnh Quảng Ngãi; Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện đề tài. 4 MỤC LỤC NỘI DUNG CHƯƠNG I- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1) TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.2) TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Trang 9 9 9 CHƯƠNG II- ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1) ĐỊA HÌNH 2.2) MẠNG LƯỚI SÔNG 2.3) CỬA SÔNG 2.4) THỰC VẬT 9 9 9 9 10 CHƯƠNG III- DIỄN BIẾN MƯA LŨ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2011 3.1) ĐẶC ĐIỂM MƯA 3.2) ĐẶC ĐIỂM LŨ 3.3) TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA 10 10 11 11 CHƯƠNG IV- PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN MƯA - LŨ NĂM 2009 4.1) SÔNG TRÀ BỒNG 4.2) SÔNG TRÀ KHÚC 4.3) SÔNG VỆ 4.4) SÔNG TRÀ CÂU 12 12 12 13 14 CHƯƠNG V- XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 5.1) PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 5.2) QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 5.3) KẾT QUẢ XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 15 15 15 18 CHƯƠNG VI- SỬA CHỮA, NÂNG CẤP, HIỆU CHỈNH VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN MỨC BÁO ĐỘNG MỚI TRÊN MỐC BÁO LŨ 22 6.1) HIỆN TRẠNG VỀ MỐC BÁO LŨ 6.2) SỬA CHỮA, NÂNG CẤP, HIỆU CHỈNH VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN MỨC BÁO ĐỘNG MỚI 6.3) HIỆU CHỈNH CAO TRÌNH NGẬP LỤT TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC BÁO ĐỘNG LŨ HIỆN NAY 6.4) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỐC BÁO LŨ 22 23 24 34 CHƯƠNG VII- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 TRONG CẢNH BÁO, DỰ BÁO LŨ 7.1) KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH MIKE 11 7.2) ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 TRONG DỰ BÁO LŨ 7.3) THỬ NGHIỆM DỰ BÁO LŨ VÙNG HẠ LƯU 35 35 35 39 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 44 5 BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ ĐO, TỪ NGẮN HOẶC THUẬT NGỮ Chữ viết tắt KTTV TB TBNN BĐ Max Min ATNĐ GMĐB TG Chú giải Khí tượng thủy văn Trung bình Trung bình nhiều năm Báo động Cao nhất; lớn nhất Thấp nhất; nhỏ nhất Áp thấp nhiệt đới Gió mùa Đông Bắc Thời gian Ký hiệu Chú giải H Htb Hmax Hmin Q Qtb Qmax Qmin R I H h F Yếu tố Mưa Mực nước Lưu lượng Biên độ lũ Cường suất lũ Diện tích lưu vực Mực nước Mực nước trung bình Mực nước cao nhất Mực nước thấp nhất Lưu lượng dòng chảy Lưu lượng trung bình Lưu lượng lớn nhất Lưu lượng nhỏ nhất Lượng mưa Cường suất lũ Biên độ lũ Độ sâu ngập Diện tích lưu vực Đơn vị đo mm m, cm m3/s m m/h km2 Ký hiệu R H Q H I F 6 MỞ ĐẦU Theo Quyết định số 632/QĐ-TTg, ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1142/QĐ-UBND, ngày 25/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, các mức báo động lũ trên 4 sông của Tỉnh đã được quy định và đưa vào sử dụng, trong đó các mức BĐ lũ sông Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ đều đã có sự thay đổi nhiều so với các mức báo động cũ. Trong khi đó, các mốc báo lũ đã xây dựng tại vùng hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc và sông Vệ đã gắn các thông tin về mức báo ngập theo các mức BĐ cũ nên không còn sử dụng được trong việc xác định nguy cơ ngập tại khu vực đặt mốc. Sự nhận biết lũ lụt từ mốc báo lũ có gắn thông tin theo các mức báo động cũ là rất nguy hiểm- khi lũ xảy ra đúng với tin cảnh báo, dự báo vì mức ngập lũ đã xác định theo mốc báo lũ để đưa ra phương án phòng chống sẽ thấp hơn nhiều so với thực tế. Sự sai lệch này có thể gây ra sự thiệt hại không thể lường trước được. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lại các thông tin về mức báo ngập trên các mốc báo lũ theo các mức BĐ lũ mới hiện nay là việc cần phải được thực hiện ngay. Bảng- Mức báo động lũ các sông Quảng Ngãi Sông Trạm Mực nước (m) các mức báo động lũ BĐ1 (cũ- mới) BĐ2 (cũ- mới) BĐ3 (cũ- mới) Trà Bồng Châu Ổ 2.10 - 2.50 3.10 - 3.50 4.10 - 4.50 Trà Khúc Trà Khúc 2.70 - 3.50 4.20 - 5.00 5.70 - 6.50 Vệ Sông Vệ 2.10 - 2.50 3.10 - 3.50 4.10 - 4.50 Trà Câu Trà Câu 3.50 4.50 5.50 Ghi chú: mức BĐ lũ sông Trà Câu mới xây dựng, không thay đổi Hệ thống 32 mốc báo lũ xây dựng năm 2000 là những mốc được thiết kế, xây dựng đầu tiên nên về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ còn có nhiều hạn chế, không đồng bộ với hệ thống mốc xây dựng vào các năm sau. Hiện nay, các mốc báo lũ này đã bị xuống cấp về mặt thẩm mỹ: sơn và các thông tin ghi trên mốc đều bị mờ, không rõ ràng, hiệu quả sử dụng thấp nên cần được sửa chữa, nâng cấp cho đồng bộ trong toàn hệ thống, phát huy hiệu quả của các mốc này phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng chống lũ lụt của các cấp và phục vụ trực tiếp nhân dân vùng lũ. Mặt khác, trong khuôn khổ dự án UNDP VIE/97/002 cũng đã xây dựng 10 mốc báo lũ theo thiết kế cũ, nên cũng cần sửa chữa nâng cấp 10 mốc báo lũ này. Năm 2009 đã xuất hiện lũ lịch sử trên sông Trà Bồng, lũ đặc biệt lớn trên các sông khác của Tỉnh- chỉ thấp hơn lũ năm 1999 một ít. Tuy nhiên, hiện nay công việc khảo sát thực tế thu thập thông tin, xác định mức độ ngập lụt do trận lũ này gây vẫn chưa được thực hiện nên cần thiết phải tiến hành khảo sát điều tra, xác định mức độ ngập tại các địa phương, lập bản đồ ngập lụt do trận lũ này gây ra để bổ sung tư liệu, công cụ cho công tác phòng chống lũ lụt. Tư liệu, bản đồ này cũng là một nguồn dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu, đánh giá, xác định nguyên nhân của những diễn biến mưa- lũ bất thường và là nguồn dữ liệu cơ bản quý được lưu trữ phục vụ cho các nghiên cứu khoa học sau này. Mặt khác, trong những năm gần đây, diễn biến mưa- lũ có chiều hướng ngày càng phức tạp. Quá trình xây dựng, phát triển kinh tế cũng làm cho cao trình địa hình có sự khác biệt so với những năm trước đây: một số khu công nghiệp được xây dựng, nhiều đô thị được mở rộng về phạm vi, hệ thống đường giao thông cũng liên tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Tất cả các vấn đề này sẽ làm cho cao trình địa hình thay đổi, làm cho quá trình lan truyền dòng chảy lũ gây ngập lụt cũng thay đổi theo. Chính vì vậy, cần có sự cập nhật bổ sung, điều chỉnh lại cao trình địa hình, các công trình có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy lũ trên sông cũng như dòng chảy ngập lụt phục vụ cho việc tính toán xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt và các mức báo ngập tại các mốc báo lũ. Trong công tác chỉ huy, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt không thể thiếu các thông tin cảnh báo, dự báo lũ. Hiệu quả của công tác phòng chống lũ lụt phụ thuộc nhiều vào độ chính xác của bản tin cảnh báo, dự báo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng, hiện đại hóa công tác dự báo lũ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành KTTV nói chung và tại các địa phương nói riêng. 7 Những vấn đề trên đây là những lý do chính để UBND Tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đầu tư cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ thực hiện đề tài này, với các nội dung chính như sau: -Tổng hợp phân tích đặc điểm mưa lũ đến năm 2011; -Tính toán xác định các mức báo ngập tại các mốc báo lũ theo mức BĐ lũ mới hiện nay; -Cập nhật địa hình, xây dựng bản đồ ngập lụt theo lũ 2009 và theo các mức báo động lũ hiện nay; -Đồng bộ hóa hệ thống mốc báo lũ về kỹ thuật, thẩm mỹ, hiệu chỉnh, bổ sung các thông tin trên mốc báo lũ: thông tin theo mức báo động mới, thông tin về năm lũ lớn 2009; -Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dự báo lũ lụt: khai thác dữ liệu của hệ thống trạm đo hiện có-ứng dụng mô hình MIKE11 trong cảnh báo, dự báo lũ và nguy cơ ngập lụt vùng hạ lưu các sông của Tỉnh. Trong thời gian 18 tháng (từ tháng 12/2011 đến tháng 5/2013), cơ quan chủ trì, ban chủ nhiệm và các cộng tác viên đã cố gắng hoàn thành các nội dung chính theo đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 8 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC  1.1) TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Lũ lụt là một hiện tượng thiên nhiên khá phổ biến và có tác động rất lớn đến nền kinh tế xã hội của nước ta. Chính vì vậy, sự nghiên cứu, dự báo về lũ lụt trong thời gian qua được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội cùng với sự diễn biến phức tạp của thiên tai thì lĩnh vực nghiên cứu này ngày càng được Nhà nước, các địa phương quan tâm nhiều hơn. Phạm vi nghiên cứu về lũ lụt có thể bao trùm cả nước hoặc chỉ trong phạm vi một lưu vực sông. Trong thời gian qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về lĩnh vực này đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc nói chung, khu vực miền Trung nói riêng. 1.2) TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Trên thế giới, nghiên cứu về lũ lụt nói chung, cảnh báo, dự báo lũ lụt nói riêng đã phát triển rất sớm. Trước đây, việc nhận định, dự báo lũ lụt chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đến thế kỷ XX, việc dự báo lũ lụt được thực hiện bằng phương pháp phân tích khoa học. Cho đến nay, các công nghệ tính toán thủy văn, dự báo dòng chảy được thực hiện chủ yếu bằng các mô hình toán được xây dựng trên các cơ sở khoa học về động lực học và chu trình thủy văn. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH QUẢNG NGÃI  Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.131,5km 2, bằng 1,7% diện tích tự nhiên cả nước, bao gồm 14 huyện, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng ven biển, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo. Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 2.1) ĐỊA HÌNH Giống như các tỉnh miền Trung khác, địa hình Quảng Ngãi nhìn chung có dạng đẳng thước và được chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển. 2.2) MẠNG LƯỚI SÔNG Trên bình diện địa hình, vùng Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu. Các con sông này có đặc điểm chung là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân bố khá đều trên vùng đồng bằng Quảng Ngãi. 2.3) CỬA SÔNG Phía đông của Quảng Ngãi tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển tương đối dài và có nhiều cửa sông. 2.3.1, Cửa Sa Cần Cửa Sa Cần còn có tên gọi là Thái Cần, Thế Cần, Sơn Trà là cửa sông Trà Bồng đổ ra biển thuộc thôn Hải Ninh (xã Bình Thạnh) và Sơn Trà (xã Bình Đông). 9 2.3.2, Cửa Sa Kỳ Nằm ở phía đông nam huyện Bình Sơn và phía đông- đông bắc huyện Sơn Tịnh, giữa hai xã Bình Châu và Tịnh Kỳ, là nơi hợp lưu của hai con sông Châu Me, Chợ Mới đổ về. 2.3.3, Cửa Cổ Luỹ Cửa Cổ Lũy còn có tên gọi là cửa Đại, nằm giữa các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An của huyện Tư Nghĩa và xã Tịnh Khê của huyện Sơn Tịnh, nơi hai con sông lớn Trà Khúc và sông Vệ đổ về. 2.3.4, Cửa Lở (Đức Lợi) Nằm giữa xã Nghĩa An (huyện Tư Nghĩa) và xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức), là nơi cửa sông Vệ đổ ra biển. 2.3.5, Cửa Mỹ Á Nằm giữa địa phận các xã Phổ Quang, Phổ Minh và Phổ Vinh thuộc huyện Đức Phổ, nơi sông Trà Câu, sông Thoa đổ ra biển. 2.3.6, Cửa Sa Huỳnh Nằm ở phía đông nam huyện Đức Phổ, là nơi thông ra biển của đầm Nước Mặn. 2.4) THỰC VẬT Theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng năm 2009, tỉnh Quảng Ngãi có 239.798ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên có diện tích là 104.523ha, rừng trồng có 130.276ha, độ che phủ đạt 41.7%. CHƯƠNG III DIỄN BIẾN MƯA LŨ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2011  3.1) ĐẶC ĐIỂM MƯA Từ năm 2006-2011, lượng mưa mỗi năm tại hầu hết các nơi trong Tỉnh ở mức cao hơn TBNN. Đặc biệt là khu vực đồng bằng phía nam, lượng mưa trong những năm gần đây tăng khá nhiều, như tại Mộ Đức, Sa Huỳnh. 10 Hình 3.1- Biểu đồ lượng mưa năm trung bình giai đoạn 2006-2011 so với TBNN Lượng mưa từ 1990 trở lại đây biến đổi có tính chu kỳ tương đối rõ. Lượng mưa có xu thế tăng dần đến năm 2000, sau đó giảm cho đến 2006 bắt đầu tăng trở lại. Giai đoạn 20062011, lượng mưa tại các trạm ở mức cao. Tuy nhiên, thời kỳ này bắt đầu có xu hướng giảm so với những năm trước đó (thể hiện đường quá trình đi xuống), như tại Giá Vực, Sơn Giang, Ba Tơ, Trà Khúc, An Chỉ,... Trong mùa mưa- lũ (tháng IX-XII), tổng lượng mưa tại hầu hết các nơi không có sự biến động nhiều so với TBNN. Một số nơi có lượng mưa lớn hơn TBNN, nhưng cũng có một số nơi giảm. 3.2) ĐẶC ĐIỂM LŨ 3.2.1, Phân bố lũ Giai đoạn 2006-2011, trung bình mỗi năm trên các sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện 4-5 đợt lũ, trong đó có 2-3 trận lũ từ BĐ2 trở lên; có 1-2 trận đạt từ BĐ3 trở lên. Những trận lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng X, XI. Như vậy, thời kỳ 2006- 2011 số trận lũ xuất hiện ở mức TBNN. 3.2.2, Độ lớn đỉnh lũ Theo số liệu thống kê từ 2006-2011, đỉnh lũ cao nhất từ 2006-2011tại Trà Khúc, Châu Ổ xuất hiện cùng năm 2009, đặc biệt lũ trên sông Trà Bồng đã đạt mức lịch sử với đỉnh lũ tại Châu Ổ đạt 6.35m- cao hơn BĐ3: 1.85m, riêng tại Sông Vệ đỉnh lũ cao nhất xuất hiện vào năm 2011; năm lũ nhỏ nhất đều xuất hiện cùng năm 2006- đỉnh lũ trên các sông chỉ đạt mức BĐ2. 3.2.3, Thời gian duy trì lũ Thời gian duy trì lũ ở mức cao (trên BĐ3) trung bình trong 1 trận lũ là 9 giờ tại Trà Khúc, 7 giờ tại Châu Ổ và tại Sông Vệ là 8 giờ. Một số trận lũ có thời gian duy trì lũ trên BĐ3 khá dài, như trận lũ lớn nhất năm 2009 kéo dài tới gần 1 ngày (tại Trà Khúc: 21 giờ, tại Châu Ổ: 20 giờ); trận lũ năm 2011 trên sông Vệ tại cầu Sông Vệ lũ duy trì trên mức BĐ3 tới 25. 3.3) TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO LŨ LỤT GÂY RA Qua số liệu thống kê từ 2006-2011, mưa lũ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, hàng chục người chết và bị thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt là năm 2009, mưa lũ đã gây thiệt hại ước tính lên đến trên bốn ngìn tỷ đồng và có tới 51 người chết, 506 người bị thương. Tuy nhiên, so với những năm trước đây, với mức lũ lớn như trên, thiệt hại do lũ lụt gây ra đã được hạn chế đáng kể. 11 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN MƯA - LŨ NĂM 2009  Năm 2009, trên các sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện lũ lịch sử trên sông Trà Bồng và lũ đặc biệt lớn trên các sông khác. Đây là năm có diễn biến mưa- lũ khá phức tạp. Để hỗ trợ thông tin cho công tác dự báo, chỉ huy, chỉ đạo phòng tránh lũ đặc biệt lớn trên các lưu vực sông, chương này sẽ tập trung phân tích diễn biến, quan hệ giữa lượng mưa trên lưu vực và mực nước lũ trên sông. 4.1) SÔNG TRÀ BỒNG Lưu vực sông Trà Bồng có lượng mưa lớn hơn các lưu vực sông khác. Với đặc điểm là lưu vực hẹp nên tốc độ tập trung nước vào lòng sông chính rất nhanh. Chính vì vậy, sự biến thiên về cường độ mưa có tác động rất nhanh đến quá trình lũ trên sông. Hình 4.1- Quá trình mưa- lũ sông Trà Bồng, trận lũ lớn nhất năm 2009 Tổng lượng mưa sinh lũ lên trung bình trên lưu vực sông Trà Bồng là 760mm, trong đó vùng thượng lưu (Trà Bồng) là 930mm, vùng hạ lưu tại Châu Ổ là 590mm. Thời gian lũ lên đến mức BĐ1 là 21giờ, BĐ2 là 30 giờ, BĐ3 là 35 giờ và đến đỉnh là 42 giờ. 4.2) SÔNG TRÀ KHÚC Theo số liệu quan trắc trong trận lũ đặc biệt lớn năm 2009 cho thấy lượng mưa tập trung ở vùng hạ lưu nhiều hơn vùng thượng lưu. Tổng lượng mưa gây lũ cũng nhỏ hơn trên lưu vực sông Trà Bồng- tổng lượng mưa trung bình lưu vực sinh lũ lên đạt 496mm, trong đó vùng hạ lưu (tại Trà Khúc) là 712mm, vùng thượng lưu là 442mm. Thời gian lũ lên đến mức BĐ1 là 25 giờ, BĐ2 là 28 giờ, BĐ3 là 30 giờ và tới đỉnh là 48 giờ. Như vậy, từ mức BĐ1BĐ3 lũ sông Trà Khúc lên rất nhanh, đặc biệt từ BĐ2- BĐ3 chỉ có 2 giờ, đây cũng là một trong những trường hợp lũ lên nhanh hiếm thấy trên lưu vực sông này. 12 Hình 4.3- Quá trình mưa- lũ sông Trà Khúc, trận lũ lớn nhất năm 2009 4.3) SÔNG VỆ Năm 2009 trên lưu vực sông Vệ cũng xuất hiện lũ đặc biệt lớn tương tự như sông Trà Khúc. Tổng lượng mưa sinh lũ lên tại lưu vực sông này là 515mm, trong đó vùng thượng lưu có lượng mưa trung bình là 543mm và vùng hạ lưu là 433mm. Thời gian lũ lên tại trạm Sông Vệ là 45 giờ. Với phân bố mưa như trên đã gây lũ với đỉnh tại trạm Sông Vệ lên đến 5.37mtrên BĐ3: 0.87m. Thời gian lũ lên đến mức BĐ1 là 26 giờ, BĐ2: 33 giờ và BĐ3 là 36 giờ. Hình 4.5- Quá trình mưa- lũ sông Vệ, trận lũ lớn nhất năm 2009 13 4.4) SÔNG TRÀ CÂU Sông Trà Câu có diện tích lưu vực nhỏ nhất trong 4 sông chính của Tỉnh. Phân bố mưa trên lưu vực này rất phức tạp, với tính chất mưa cơ bản là giữa thượng lưu và hạ lưu thường có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên, vẫn có những đợt mưa với sự phân bố đều trên khắp lưu vực, hoặc mưa vùng hạ lưu lớn hơn thượng lưu như trận mưa gây lũ đặc biệt lớn năm 2009. Tổng lượng mưa sinh lũ trên trung bình trên lưu vực khoảng 420mm, trong đó vùng núi (Ba Tơ) là 400mm và vùng hạ lưu là 440mm. Lượng mưa sinh lũ lên đến mức BĐ2 là 230mm, BĐ3 là 300mm. Thời gian lũ lên đến đỉnh của trận lũ này là 39 giờ. Hình 4.7- Quá trình mưa- lũ sông Trà Câu, trận lũ lớn nhất năm 2009 Với kết quả đã phân tích quá trình mưa, quá trình lũ trên 4 lưu vực sông, tổng hợp ngưỡng mưa sinh lũ lịch sử, đặc biệt lớn năm 2009 trên các sông của Tỉnh theo các mức BĐ lũ như sau. Bảng 4.9: Kết quả tổng hợp về ngưỡng lượng mưa trung bình lưu vực sinh lũ lên tương ứng với các mức báo động Lưu vực sông Trà Bồng Trà Khúc Vệ Trà Câu Ngưỡng lượng mưa trung bình lưu vực (mm) sinh lũ theo các mức báo động BĐ1 BĐ2 BĐ3 Đặc biệt lớn 165 150 180 210 320 220 250 230 450 270 340 300 700 500 500 450 Lưu ý: kết quả ở bảng 4.9 được tính toán trên cơ sở số liệu quan trắc mưa, lũ của trận lũ lịch sử, đặc biệt lớn năm 2009 tại Quảng Ngãi. Ngoài yếu tố tổng lượng mưa, quá trình và độ lớn đỉnh lũ còn phù thuộc vào tính chất mưa (cường độ, thời gian mưa, phân bố mưa theo thời gian và không gian). Vì vậy, không nên chỉ dựa vào ngưỡng mưa trên để xác định mức độ lũ. 14 CHƯƠNG V XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT  Bản đồ ngập lụt và bản đồ nguy cơ ngập lụt (theo các kịch bản) là công cụ hữu hiệu phục vụ công tác chuẩn bị ứng phó với lũ lụt, cũng như trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp. Bản đồ này cũng là tư liệu quan trọng đối với nhiệm vụ quy hoạch phòng chống thiên tai. Đối với các sông miền Trung nói chung, Quảng Ngãi nói riêng với đặc điểm là ngắn và dốc, thời gian tập trung nước nhanh, nên các bản đồ này là nguồn cung cấp thông tin nhanh nhất về quy mô và mức độ ngập lụt, phục vụ cho công tác di dời dân khi lũ lụt xảy ra. 5.1) PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT Phần lớn các bản đồ ngập lụt được xây dựng trên cơ sở về độ sâu ngập lụt. Độ sâu ngập được xác định từ cao trình nước lũ và cao trình địa hình. Độ sâu ngập lụt tại một vị trí được xác định theo công thức sau: hngập = Hmặt nước- Zmặt đất trong đó: hngập là độ sâu ngập lụt; Hmặt nước là mực nước lũ (cao trình mặt nước); Zmặt đất là cao trình mặt đất. Hmặt nước và Zmặt đất phải được xác định trên cùng một hệ độ cao. 5.2) QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 5.2.1, Xây dựng bản đồ ngập lụt năm 2009 Trên cơ sở phương pháp kỹ thuật xây dựng bản đồ ngập lụt đã trình bày ở trên và cơ sở dữ liệu hiện có, quá trình xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu các sông được thực hiện như sau: 5.2.1.1, Tổng hợp, xử lý dữ liệu về địa hình Địa hình là một trong những dữ liệu quan trọng nhất của quá trình lập bản đồ ngập lụt. Sự chi tiết và chính xác về phạm vi, độ sâu ngập phụ thuộc vào sự chi tiết, chính xác của độ cao địa hình. Địa hình trên bản đồ hiện nay được thể hiện bởi đường đồng mức độ cao (đường bình độ) hoặc ô lưới độ cao- thường được thể hiện dạng lưới ô vuông hoặc tam giác (bản đồ này thường được gọi là bản đồ số độ cao- gọi tắt là DEM hoặc TIN. Yếu tố địa hình quyết định đến sự phân cấp về độ sâu ngập. Ví dụ: nếu bản đồ địa hình có đường đồng mức chênh lệch nhau 5mét thì quá trình xác định ranh giới ngập sẽ có sai số lớn do những khu có độ cao nằm giữa 2 đường đồng mức có thể được cho là ngập, nhưng thực tế là không phải như vậy. Để xây dựng được bản đồ ngập lụt với sự phân cấp về độ sâu ngập 1m thì bản đồ phải đạt được tiêu chuẩn của bản đồ tỷ lệ là 1/2.000, với mật độ điểm độ cao trung bình đạt 8 điểm/km2. Với dữ liệu bản đồ địa hình đã thu thập được như trong báo cáo chuyên đề "Tổng hợp, xử lý cập nhật dữ liệu địa hình vùng hạ du.....", bản đồ địa hình này có lưới điểm độ cao trung bình 50 điểm độ cao/km2, đảm bảo tốt phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng bản đồ ngập lụt với phân cấp độ sâu ngập đến 1m. 15 5.2.1.2, Khảo sát, xác định cao trình mực nước ngập Ngoài yếu đố địa hình đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong công tác xây dựng bản đồ ngập lụt thì mực nước ngập cũng có vai trò tương tự. Tuy nhiên, do đặc tính mặt nước ngập vùng hạ lưu thường biến đổi đều, ít có những biến đổi đột ngột nên số vị trí cần phải xác định giá trị cao trình không nhiều như địa hình. Mặt khác, do là nhân tố luôn biến đổi, có tính tức thời, nên mực nước ngập của các trận lũ xảy ra trong thực tế không thể xác định nhiều được- chỉ có thể xác định, đo được tại một số vị trí nhất định bằng phương pháp đo đạc trực tiếp khi lũ đang xảy ra, hoặc điều tra vết lũ để lại sau khi trận lũ kết thúc. Đối với trận lũ lịch sử, đặc biệt lớn năm 2009, cao trình mặt nước ngập phần lớn được xác định qua quá trình điều tra khảo sát. 5.2.1.3, Quá trình tính toán, xác định vùng, độ sâu ngập Quá trình xác định vùng ngập, độ sâu ngập sẽ được tính toán trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS- Mapinfo và các công cụ hỗ trợ kèm theo- Vertical Mapper, cụ thể: 1, Đưa các vết lũ lên bản đồ số (GIS), trên cơ sở tọa độ địa lý và thuộc tính về độ cao. - Vị trí vết lũ xác định qua dữ liệu tọa độ địa lý các vết lũ được xác định bằng máy định vị; - Thuộc tính của các vết lũ gồm: Ký hiệu vết lũ, tọa độ (kinh, vĩ độ), địa danh (huyện, xã, thôn), cao trình lũ 2099 và 2011 (nếu có). 2, Lập lưới (Gridding) cao trình ngập với độ phân giải phù hợp với bản đồ địa hình: kích thước ô lưới ở đây là 20 x 20m (400m2); 3, Lập lưới độ cao địa hình với kích thước ô lưới tương tự như lưới cao trình ngập. 4, Xác định độ sâu ngập bằng phương pháp lấy cao trình ô lưới về mực nước ngập trừ đi cao trình ô lưới tương ứng về độ cao địa hình: quá trình này sẽ tạo ra một lưới độ sâu ngập. 5, Xác định ranh giới ngập: Ranh giới ngập- không ngập là tập hợp những điểm có độ sâu ngập bằng 0, tức là cao trình mặt đất bằng với cao trình mặt nước. 6, Phân cấp độ sâu ngập: Từ lưới độ sâu ngập, có thể phân lớp ngập theo cấp độ sâu khác nhau. Cấp độ sâu ngập được phân định tùy theo người dùng- có thể chênh nhau mỗi cấp là 0.1m, 0.5m, 1m, 2m, .... Tuy nhiên, giá trị cấp độ sâu nên phân cho phù hợp với độ chi tiết của bản đồ địa hình. Lưới độ cao thể hiện chi tiết sự thay đổi địa hình đến mức nào thì nên phân cấp độ sâu ngập lụt tối thiểu đến mức đó. Đối với bản đồ ngập lụt 2009, phân cấp độ sâu ngập được thực hiện là 1m. 7, Lập bản đồ ngập lụt. Bản đồ ngập lụt 2009 được lập trên cơ sở tính toán phân vùng về độ sâu ngập. Ngoài lớp dữ liệu thể hiện phạm vi, độ sâu ngập còn có các dữ liệu chính về mạng lưới sông, mạng lưới giao thông, hành chính (ranh giới xã, huyện, địa danh). Diện, độ sâu ngập lụt trên bản đồ 16 được thể hiện bằng các vùng có màu đỏ với độ đậm dần tương ứng với sự tăng dần của độ sâu ngập. 5.2.2, Hiệu chỉnh, xây dựng bản đồ nguy có ngập lụt theo các mức báo động mới Năm 2006, trong khuôn khổ đề tài "Điều tra bổ sung và xây dựng cột mốc báo lũ tại vùng ngập lũ thuộc hạ lưu các sông chính của tỉnh Quảng Ngãi" đã tiến hành xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với mức BĐ3 như sau: sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 4.10m, sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 5.70m, sông Vệ tại trạm Sông vệ: 4.10m. Do lũ ở mức BĐ1, BĐ2 cũ gây ngập không nhiều nên đề tài chưa xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với các mức BĐ này. Vùng hạ lưu sông Trà Câu tại thời điểm đó chưa có mức BĐ lũ nên cũng chưa tổ chức xây dựng. Đối với lũ ở mức BĐ3 cũ chỉ có khả năng gây ngập khoảng 192.1km 2, trong đó vùng ngập có độ sâu trên 3m: 1.28km2, vùng ngập trên 4m chỉ có: 0.096km2. Khu vực nội thị TP Quảng Ngãi hầu như không bị ngập. Căn cứ theo quy trình, kỹ thuật xây dựng bản đồ ngập lụt, hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các mức BĐ lũ hiện nay (hiệu chỉnh cao trình ngập) có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau: Phương pháp 1: nội suy tuyến tính cao trình ngập- căn cứ theo sự thay đổi giữa mức BĐ cũ và mức BĐ hiện nay đang sử dụng tại các trạm thủy văn để nội suy, xác định cao trình ngập trên cơ sở kết quả điều tra, tính toán đã có. Hi(BĐmới)= Hi(BĐcũ) + ki * (HTV BĐmới-HTV BĐcũ), trong đó:  Hi(BĐmới) là cao trình ngập tại vị trí thứ i theo mức BĐ mới,  Hi(BĐcũ) là cao trình ngập tại vị trí thứ i theo mức BĐ cũ,  HTV BĐmới là mức báo động mới tại trạm thủy văn đại diện- trạm thủy văn đại diện cho sông nào là trạm thủy văn được quy định mức BĐ lũ cho sông đó.  HTV BĐcũ là mức báo động cũ tại trạm thủy văn đại diện,  ki là hệ số biến đổi về mực nước lũ tại vị trí tính toán và tại trạm thủy văn. Hệ số ki được xác định căn cứ theo số liệu điều tra vết lũ tại vị trí thứ i của một số năm và số liệu mực nước quan trắc tại trạm thủy văn đại biểu, ví dụ: ki= (Hi1999- Hi2009)/(HmaxTV1999 - HmaxTV2009), trong đó: Hi1999, Hi2009 là mực nước ngập cao nhất năm 1999 và 2009 điều tra được tại vị trí i; HmaxTV1999, HmaxTV2009 là mực nước lũ cao nhất năm 1999, 2009 tại trạm thủy văn đại diện. Nếu tại vị trí thứ i có kết quả điều tra lũ của nhiều năm thì giá trị k i sẽ được lấy trung bình theo các kết quả tính toán tương tự ở trên. Phương pháp 2: Xác định cao trình ngập từ kết quả tính toán lan truyền lũ thiết kế tương ứng với các mức BĐ lũ. Phương pháp xác định cao trình ngập đã được trình bày trong mục 5.1. Ưu, nhược điểm của 2 phương pháp trên: phương pháp 1 có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại có nhược điểm là kết quả hiệu chỉnh phụ thuộc vào kết quả điều tra về một số trận lũ lớn, chưa thể hiện được tính đại biểu của trận lũ thiết kế tương ứng với mức BĐ lũ. Phương pháp 2 tính toán phức tạp hơn- do phải thực hiện đầy đủ các bước của quá trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt, nhưng kết quả sẽ mang tính khách quan hơn, đại diện cho đa số các trận lũ xuất hiện có đỉnh tương đương mức BĐ lũ. Như vậy, phương pháp 2 sẽ 17 được sử dụng để tính toán, hiệu chỉnh, xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các mức BĐ lũ hiện nay. Các bước tiến hành như sau: 1. Tổng hợp, lập bản đồ địa hình, mạng lưới sông, hệ thống đê, hồ,...; 2. Xây dựng bản đồ số độ cao (DEM) từ lưới điểm địa hình XYZ; 3. Xây dựng mạng sông tính toán trên cơ sở bản đồ về mạng lưới sông; 4. Xác định, tạo mặt cắt ngang sông trên cơ sở mạng sông đã định nghĩa và bản đồ DEM; 5. Đưa kết quả về mạng lưới sông tính toán và hệ thống mặt cắt ngang qua mô hình thủy lực MIKE11; 6. Xử lý, cập nhật dữ liệu mặt cắt ngang sông từ số liệu thực đo, các khu chứa dòng chảy tràn gây ngập lụt; 8. Chạy mô hình MIKE11 cho trận lũ thiết kế; 9. Trở lại MIKE11-GIS, xử dụng kết quả mô phỏng lũ từ mô hình MIKE11 để tính toán, lập bản đồ ngập lụt. 5.3) KẾT QUẢ XÂY DỰNG, HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ NGẬP LỤT 5.3.1, Ngập lụt năm 2009 5.3.1.1, Sông Trà Bồng Lũ lớn nhất năm 2009 trên lưu vực sông Trà Bồng là loại lũ lịch sử, đỉnh lũ tại trạm Châu Ổ đạt 6.35m- cao hơn mức BĐ3: 1.85m và cao hơn đỉnh lũ năm 1999: 0.89m. Do vậy, vùng ngập lụt năm 2009 mở rộng ra khá nhiều so với năm 1999: năm 2009 ngập với tổng diện tích là 80.3km2, trong khi đó năm 1999 diện ngập chỉ có khoảng 73.8km 2. Trong vùng bị ngập do lũ 2009 thì chỉ có khoảng 8% diện tích ngập thuộc khu dân cư (6.8km 2), với độ sâu ngập chủ yếu từ <3m- khoảng 4.49km2, vùng ngập sâu từ 3m trở lên chỉ khoảng 2.28km2. Các xã bị ngập gồm: Bình Mỹ, Bình Minh, Bình Trung, Bình Chương, Bình Long, TT Châu Ổ, Bình Thới, Bình Nguyên, Bình Dương, Bình Phước, Bình Chánh, Bình Trị, Bình Đông và Bình Thạnh. Trong đó, xã có diện tích ngập nhiều gồm: Bình Chương, Bình Dương và Bình Thới; xã có độ sâu ngập lớn là Bình Minh, Bình Trung, Bình Long; các xã ngập ít là Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Phước và Bình Chánh (chi tiết xem bản đồ ngập lụt ở hình 5.17, 5.18). Khu vực có nhiều khu dân cư bị ngập tập trung nhiều ở các xã: Bình Trung, Bình Chương, Bình Dương, Bình Thới và Bình Long. Như vậy, lũ 2009 đã gây ngập sâu trên diện rộng vùng hạ lưu sông Trà Bồng. Phần lớn các khu vực bị ngập sâu là do lũ trong sông tràn vào, nhưng cũng có một số khu vực do chịu ảnh hưởng của địa hình, công trình giao thông đã có mức ngập lớn đột biến. Nguyên nhân ngập lụt lớn tại các khu vực này được phân tích như sau: 1- Lũ từ thượng lưu dồn về mạnh hơn khả năng tiêu thoát dòng chảy ra biển, làm cho mực nước sông dâng cao hơn sự khống chế của bờ sông và tràn vào các khu vực thấp trũng; 2- Lượng mưa tại các khu vực có địa hình, công trình làm cản trở khả năng thoát nước gây ngập úng cục bộ; 3- Thuỷ triều dâng cao. 5.3.1.2, Sông Trà Khúc: 18 Lũ lớn nhất năm 2009 trên lưu vực sông Trà Khúc là loại lũ đặc biệt lớn, đỉnh lũ tại trạm Trà Khúc đạt 8.12m- cao hơn mức BĐ3: 1.62m và chỉ thấp hơn đỉnh lũ 1999: 0.24m. Tuy vậy, vùng ngập lụt năm 2009 thu hẹp hơn năm 1999 khá nhiều: năm 2009 ngập với tổng diện tích là 113km2, trong khi đó năm 1999 diện ngập lên đến 185km 2. Trong vùng bị ngập do lũ 2009 thì chỉ có khoảng 18% diện tích ngập thuộc khu dân cư (20.8km 2), với độ sâu ngập chủ yếu <2m- khoảng 17.8km2, vùng ngập sâu từ 2m trở lên chỉ khoảng 3km2. Các xã bị ngập nhiều gồm: Tịnh Phong, Tịnh Ấn Tây, TT Sơn Tịnh, Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng; các xã Tịnh Minh, Tịnh Sơn, Tịnh Hà ngập chủ yếu khu vực ven sông. Các xã gần biển: Tịnh Thiện, Tịnh Khê cũng bị ngập khá nhiều nhưng độ sâu ngập không lớn. Vùng có độ sâu ngập lớn là xã Tịnh Phong, Tịnh Ấn Tây, Tịnh An. 5.3.1.3, Sông Vệ: Lũ lớn nhất năm 2009 trên lưu vực sông Vệ là loại lũ đặc biệt lớn, đỉnh lũ tại trạm Sông Vệ đạt 5.37m- cao hơn mức BĐ3: 0.87m và thấp hơn đỉnh lũ 1999: 0.62m. Lũ năm 2009 đã gây ngập cho vùng hạ lưu sông Vệ khoảng 153.44km2- ít hơn diện tích ngập do lũ 1999 khoảng 36.5km2, trong đó vùng ngập sâu dưới 2m chiếm chủ yếu- khoảng 30.72km 2, vùng ngập trên 3m chỉ khoảng 9.56km2. Khu dân cư bị ngập do lũ 2009 khoảng 4.29km2. Các xã bị ngập nhiều gồm: Nghĩa Điền, thị trấn La Hà, Nghĩa Trung, Nghĩa Thương, Nghĩa Hà, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ và Nghĩa Phương thuộc huyện Tư Nghĩa; Hành Đức, Hành Phước và Hành Thịnh thuộc huyện Nghĩa Hành; Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Nhuận, Đức Hiệp và Đức Chánh thuộc huyện Mộ Đức. Khu vực ngập sâu tập trung ở xã Hành Đức, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Phương, Nghĩa Điền và Hành Thuận (hình 5.28, 5.29). 5.3.1.4, Sông Trà Câu: Lũ lớn nhất năm 2009 trên lưu vực sông Trà Câu là loại lũ đặc biệt lớn, đỉnh lũ tại trạm Trà Câu đạt 5.03m- cao hơn mức BĐ3: 0.53m và thấp hơn đỉnh lũ 1999: 0.34m. Lũ năm 2009 đã gây ngập lụt nhiều nơi thuộc vùng hạ lưu sông Trà Câu và các khu vực nằm dọc theo sông Thoa. Các xã bị ngập lụt là: Đức Hiệp, Đức Chánh, Đức Thạnh, Đức Hòa, Đức Tân, TT Mộ Đức, Đức Phong và Đức Lân (huyện Mộ Đức); Phổ An, Phổ Thuận, Phổ Văn và Phổ Quảng (huyện Đức Phổ). Tổng diện tích ngập lụt do lũ 2009 gây ra trong phạm vi các xã trên thuộc hạ lưu sông Trà Câu, sông Thoa khoảng 85.29km2, trong đó khu dân cư bị ngập 14.56km 2- chiếm 17%. Vùng ngập sâu <2m chiếm chủ yếu- khoảng 55.78km 2, khu dân cư ngập 11.52km2; vùng ngập sâu 3-4m chỉ có 7.14km2, trong đó ngập khu dân cư chỉ khoảng: 0.6km2. 19 Hình 5.17- Bản đồ phân vùng ngập lụt vùng hạ lưu sông Trà Bồng do lũ lớn nhất năm 2009 Hình 5.25- Bản đồ ngập lụt năm 2009 vùng hạ lưu sông Trà Khúc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan