Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống phục hồi chức năng cho bệnh thoái hóa khớp bằng kích thích x...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống phục hồi chức năng cho bệnh thoái hóa khớp bằng kích thích xung điện

.PDF
61
1
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- Hoàng Thị Thu Hồng NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH THOÁI HÓA KHỚP BẰNG KÍCH THÍCH XUNG ĐIỆN Chuyên ngành : Kỹ thuật Y sinh LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Y SINH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH QUANG ĐỨC Hà Nội – Năm 2017 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... vi LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 Chương 1 - GIỚI THIỆU VỀ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI ..............................3 1.1. Thoái hóa khớp gối là gì? .................................................................................3 1.2. Nguyên nhân .....................................................................................................4 1.3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối ........................................................................5 1.4. Các dạng thoái hóa khớp khác ..........................................................................6 1.4.1. Bệnh thấp khớp...........................................................................................7 1.4.2. Bệnh gút .....................................................................................................8 Chương 2 - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI ......11 2.1. Điều trị bằng phương pháp tích cực ...............................................................11 2.2. Thuốc ..............................................................................................................12 2.3. Điều trị kết hợp ...............................................................................................14 2.4. Phẫu thuật .......................................................................................................15 2.5. Sử dụng công cụ hỗ trợ ...................................................................................16 2.6. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ..............................................................17 Chương 3 - TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẰNG KÍCH THÍCH XUNG ĐIỆN CHO BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI ...............................20 3.1. Tổng quan về điều trị xung điện .....................................................................20 3.1.1. Khái niệm .................................................................................................22 3.1.2. Các đặc trưng của dòng điện xung ...........................................................22 3.1.3. Dòng xung một chiều thường dùng ..........................................................23 3.2. Tác dụng sinh lý của dòng điện xung .............................................................25 3.2.1. Tác dụng ức chế giảm đau và giảm trương lực cơ ...................................25 3.2.2. Tác dụng kích thích thần kinh cơ .............................................................25 i 3.2.3. Hiện tượng quen của cơ thể đối với dòng điện xung ...............................25 3.2.4. Tác dụng sinh lý của hình dạng xung điện ...............................................25 3.3. Sử dụng dòng điện xung trong điều trị đau ....................................................27 3.4. Ưu điểm của kích thích xung điện trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối ....27 3.5. Nghiên cứu lâm sàng ......................................................................................28 3.6. Sử dụng kích thích điện ..................................................................................29 Chương 4 - NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY KÍCH THÍCH XUNG ĐIỆN BIO-1000 ...................................................................................................................31 4.1. Giới thiệu về máy kích thích xung điện BIO-1000 ........................................31 4.2. Dạng sóng máy kích thích xung điện BIO-1000 ............................................34 4.3. Thông số kỹ thuật ...........................................................................................35 4.4. Nguyên lý hoạt động .......................................................................................39 Chương 5 - CÁC KỸ THUẬT HIỆN HÀNH ...........................................................41 5.1. Kỹ thuật TENS ...............................................................................................41 5.2. Kỹ thuật NMES ..............................................................................................42 5.3. Kỹ thuật IFT....................................................................................................45 5.4. Kỹ thuật GTT ..................................................................................................47 KẾT LUẬN ...............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51 ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Quang Đức, người đã luôn quan tâm, tận tình chỉ dậy và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Bộ môn Kỹ thuật y sinh và Điện tử viễn thông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Các thầy cô trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế; Lãnh đạo Bệnh viện 199 và các cán bộ khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện 199 đã đóng góp các ý kiến quý báu cho luận văn. Đồng thời, tôi xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2017 Hoàng Thị Thu Hồng iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Ts. Trịnh Quang Đức. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực. Những hình ảnh và biểu đồ phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2017 Hoàng Thị Thu Hồng iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIO BioniCare Máy kích thích xung điện TENS Transcutaneous Kỹ thuật sử dụng điện cực dán và hay TNS electrical/nerve stimulation cho xung điện truyền qua NMES Neuromuscular electrical Kỹ thuật kích ứng tế bào thần kinh stimulation cơ IFT Interferential Therapy Kỹ thuật sử dụng sự giao thoa GTT Gokavi Transverse Technique Kích thích bằng điện thông qua việc châm cứu MF Monophase fixe Dòng xung một pha cố định 50Hz DF Diphase fixe Dòng xung hai pha cố định 100Hz CP Courtes périodes Dòng chu kỳ ngắn LP Longues périodes Dòng chu kỳ dài UR Ultra Reiz Dòng xung Trobert (dòng 2-5) ID Intermittent current Xung một chiều trung tần v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Khớp gối khỏe mạnh và khớp gối thoái hóa, hình thành gai xương [1] ....3 Hình 1.2. Viêm khớp gối nóng đỏ và cảm thấy đau rát [3] ........................................6 Hình 1.3. Khớp bình thường.......................................................................................7 Hình 1.4. Viêm khớp dạng thấp (viêm gân, viêm dây chằng) ...................................8 Hình 1.5. Gout ngón chân cái .....................................................................................9 Hình 1.6. Mụn nhỏ dưới da ở tai ................................................................................9 Hình 2.1. Các gân, dây chằng nâng đỡ khớp gối......................................................12 Hình 2.2. Tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối ...........................................................13 Hình 2.3. Chườm lạnh giảm triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. ................................14 Hình 2.4. Phẫu thuật khớp gối ..................................................................................15 Hình 2.5. Đeo đai, băng thun khớp gối ....................................................................16 Hình 2.6. Sử dụng sóng ngắn trong giảm đau, gia tăng tuần hoàn, giảm viêm, giảm co thắt cơ ...................................................................................................................18 Hình 2.7. Tia laser cường độ cao và sóng xung kích giúp tác động sâu vào các mô cơ kích thích làm lành vùng tổn thương, tái tạo gân và mô mềm giúp giảm đau an toàn và hiệu quả ........................................................................................................18 Hình 3.1. Thí nghiệm của Galvani trên đùi ếch 1780. .............................................21 Hình 3.2. Hình dạng các dòng điện xung .................................................................22 Hình 3.3. Thành phần 1 xung ...................................................................................22 Hình 3.4: Các loại dòng Diadynamic .......................................................................24 Hình 3.5. Dòng 2-5 ...................................................................................................24 Hình 3.6. Dòng một chiều trung tần .........................................................................24 Hình 3.7. Mối liên hệ giữa dạng xung kích thích và đáp ứng của bó cơ..................26 Hình 3.8. Sự thoái hóa của sụn với xương khớp ......................................................27 Hình 3.9. Kích thích xung điện để khôi phục lại nội cân bằng xương sụn ..............28 Hình 3.10. Khớp gối bình thường; khớp gối phì, thúc đẩy xương và xói mòn sụn; sau 9 tháng điều trị khớp gối trở lại bình thường ......................................................28 Hình 3.11. Kết quả X-Q trước và sau điều trị ..........................................................29 vi Hình 3.12. Thiết bị sử dụng tại nhà, dễ dàng sử dụng ..............................................30 Hình 4.1. Quảng cáo về thiết bị BIO-1000...............................................................31 Hình 4.2. Hệ thống BIO-1000 trong quá trình sử dụng ...........................................33 Hình 4.3. Mặt máy của bộ phát xung .......................................................................34 Hình 4.4. Hình dạng của xung điều trị .....................................................................34 Hình 4.5. Bó gối và điện cực của toàn bộ hệ thống .................................................37 Hình 4.6. Điện cực đùi .............................................................................................38 Hình 4.7. Bó gối khi hoạt động cho hệ thống OActive ............................................38 Hình 4.8. Bó gối cho hệ thống Eagle OA .................................................................38 Hình 4.9. Điện cực đầu gối .......................................................................................38 Hình 4.10. Bó đùi cho hệ thống OActive .................................................................38 Hình 4.11. Bó đùi cho hệ thống Eagle OA ...............................................................38 Hình 4.12. Bó gối khi ngủ ........................................................................................38 Hình 5.1. Thiết bị TENS tiêu biểu ............................................................................41 Hình 5.2. Các dạng sóng ứng dụng trong kỹ thuật TENS ........................................42 Hình 5.3. Thiết bị sử dụng kỹ thuật NMES tiêu biểu ...............................................43 Hình 5.4. Dạng xung kích thích sử dụng trong NEMS ............................................44 Hình 5.5. Một thiết bị IFT tiêu biểu .........................................................................45 Hình 5.6. Nguyên lý điều trị IFT ..............................................................................46 Hình 5.7. Các dạng xung sử dụng trong kỹ thuật IFT ..............................................47 Hình 5.8. Hình thức ứng dụng của kỹ thuật GTT ....................................................48 Hình 5.9. Kỹ thuật GTT ứng dụng trong điều trị khớp gối ......................................49 vii LỜI NÓI ĐẦU Bệnh thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, đặc biệt là người già gây đau đớn, khó khăn di chuyển và vận động. Trong những yếu tố dẫn đến bệnh lý, ngoài những yếu tố vận động quá sức, vận động sai tư thế, lão hóa, còn có cả những yếu tố khác như di truyền, thói quen ăn uống vv... Không chỉ đối với người già mà hiện nay ở lớp tuổi trung niên cũng đã xuất hiện những loại hình bệnh tật này. Do đó cần thiết phải có một phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối để có thể trợ giúp những người cao tuổi, trung niên, vượt qua được những khó khăn do bệnh lý mang lại. Những bệnh lý như vậy cần được điều trị để làm giảm gánh nặng của xã hội. Bản thân tôi làm việc tại Bệnh viện 199 từ những ngày đầu đi vào hoạt động, được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ các trang thiết bị máy móc của bệnh viện. Tôi được tiếp nhận và chuyển giao rất nhiều các trang thiết bị máy móc, trong đó có các thiết bị phục hồi chức năng. Mà qua công việc tôi tiếp xúc với các khoa, phòng thì bản thân thấy khoa Phục hồi chức năng lúc nào cũng rất đông bệnh nhân và cán bộ của khoa thì luôn nhiệt huyết và chăm chỉ nên luôn được Lãnh đạo Bệnh viện tạo điều kiện cho cán bộ khoa Phục hồi chức năng nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp cận với các thiết bị tân tiến hiện đại nhằm phục vụ tốt cho người bệnh. Qua trao đổi với các Y, Bác sỹ khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện 199 nơi tôi đang làm việc thì hiện nay mặt bệnh thoái hóa khớp đang là bệnh điều trị khá phổ biến của khoa. Hiện nay khoa đang áp dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp như: Thuốc, phẫu thuật và châm cứu… Hiệu quả bệnh nhân dùng thuốc uống điều trị dài ngày có thể gây phản ứng phụ; Thuốc tiêm thì đòi hỏi kỹ thuật vô trùng tốt và tiêm đau… và tái đau lại; Phẫu thuật thì đau đớn, cũng như có những phản ứng phụ không tích cực và chi phí cao; Châm cứu thì nhiều bệnh nhân sợ đau gây tâm lý lo sợ dẫn đến điều trị dở dang. Mà hiện nay trên thế giới đã và đang sử dụng kích thích xung điện trong điều trị không gây đau đớn, thiết bị gọn nhẹ, tiện lợi mà hiệu quả cao đã được kiểm chứng. Tuy nhiên, ở điều kiện Việt Nam rất nhiều nơi vẫn chưa biết đến kỹ thuật điều trị này trong đó có Bệnh viện 199. Vì thế, đó là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống phục hồi chức năng cho bệnh thoái hóa 1 khớp bằng kích thích xung điện”, nhằm đóng góp về khía cạnh lý thuyết để những đề tài thực nghiệm sẽ có cơ sở để thực hiện trong tương lai. Mục đích của đề tài: Tìm hiểu các kỹ thuật điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng kích thích xung điện và đánh giá hiệu quả của nó so với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, tiêm thuốc dựa trên những nghiên cứu đã được công bố và áp dụng lâm sàng. Đưa ra bộ thông số kỹ thuật tối ưu cho thiết bị điều trị thoái hóa khớp gối bằng xung điện. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu các kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay, phân tích ưu điểm và giới hạn của từng phương pháp, so sánh với kết quả điều trị bằng kích thích xung điện. Khảo cứu nguyên lý tương tác xung điện với các mô cơ, tế bào thần kinh, ảnh hưởng lâm sàng dưới tác động của các dạng xung điện áp và dòng, từ đó cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng cho việc phát triển thiết kế thiết bị điều trị ở Việt Nam trong tương lai. Nội dung luận văn gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu về bệnh thoái hóa khớp gối. - Chương 2: Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối. - Chương 3: Tìm hiểu phương pháp phục hồi chức năng bằng kích thích xung điện cho bệnh thoái hóa khớp gối. - Chương 4: Nguyên lý hoạt động của máy kích thích xung điện. - Chương 5: Các kỹ thuật hiện hành. Do hạn chế về thời gian và tài liệu (chủ yếu là các tài liệu tiếng Anh), năng lực bản thân có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự đóng góp của thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí quan tâm, để luận văn đạt hiệu quả cao hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Trịnh Quang Đức; Các thầy cô Bộ môn Kỹ thuật y sinh và Điện tử viễn thông Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Các thầy cô trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật thiết bị y tế; Lãnh đạo Bệnh viện 199 và các cán bộ khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện 199 đã đóng góp các ý kiến quý báu cho luận văn. Một lần nữa xin cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. 2 Chương 1 - GIỚI THIỆU VỀ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI 1.1. Thoái hóa khớp gối là gì? Bệnh thoái hóa khớp gối là do ảnh hưởng rối loạn hệ thần kinh từ trao đổi chất, nhiễm khuẩn hoặc suy thoái chức năng sinh lý của khớp gối dẫn tới sự tê liệt bó cơ tại vùng khớp gây ra, tạo ra các tác động kích thích thần kinh ngoài điều khiển của não bộ và suy nhược chức năng vận động của cơ thể. [1] Thoái hóa khớp gối cũng có nguyên nhân từ tình trạng sụn khớp bị lão hóa theo thời gian, hư mặt sụn khớp do chấn thương, béo phì, chơi các môn thể thao nặng như bóng đá, bóng chuyền, tennis, cử tạ… làm khớp gối phải chịu một lực quá tải trong thời gian dài, do viêm khớp, di truyền, rối loạn chuyển hóa, nội tiết…[5] Bởi lớp sụn giữa các khớp bị hỏng và nội tiết tố bôi trơn giữa các khớp không thực hiện đúng chức năng cơ học của nó, các khớp bị xưng lên làm cho bệnh nhân vô cùng đau đớn. Việc khám và phát hiện bệnh lý được thực hiện thông qua phép chụp X-Quang. [3] Thông thường, thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở lứa tuổi trên 60. Ở độ tuổi này, đối với nam giới, tỷ lệ mắc phải thoái hóa khớp gối là 10% trong khi đối với phụ nữ là 18%. Thoái hóa khớp gối thường gặp ở tuổi 40 trở lên, trong đó, trước 45 tuổi, tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh này thường nhiều hơn phụ nữ và sau 45 tuổi, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới, một số trường hợp xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn thường là do chấn thương… Thoái hóa khớp gối làm giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần phát hiện sớm để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tàn phế xảy ra. Hình 1.1. Khớp gối khỏe mạnh và khớp gối thoái hóa, hình thành gai xương [1] 3 1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được cho chủ yếu là do nguyên nhân cơ học, khác với sự thoái hóa khớp nói chung có thể gây ra do rối loạn hệ miễn dịch, trao đổi chất, di truyền vv... [2] Ở thoái hóa khớp gối kiểu lão hóa, tác nhân cơ học và cơ khí được cho là nguyên nhân chính mà chủ yếu là từ sự vận động quá tải, cường độ cao, lực căng lớn, lâu dài và ở những tư thế vận động không đúng cách. Do cấu tạo của trục của chi dưới: Đây là đặc điểm riêng của mỗi người và có thể được xem là một yếu tố thuận lợi gây ra bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu gối vẹo trong thì chuyển trọng tâm của gối vào phía trong làm tăng sức nặng đè lên khoang trong gối nên thường dẫn tới thoái hoá khớp ở bên trong. Với gối vẹo ngoài thì quá trình lại ngược lại. Trọng lượng cơ thể: Đây là nguyên nhân chung của hầu hết các căn bệnh thoái hóa khớp. Khi trong lượng cơ thể quá dư thừa thì khớp gối luôn phải chịu một sức ép nặng nề của toàn bộ cơ thể nên nó rất dễ bị thoái hóa. [8] Cùng với sự gia tăng của tuổi tác và chế độ ăn uống, vận động không hợp lý dẫn đến thoái hóa khớp. Khi tuổi cao lớp sụn khớp không được tạo ra và sức đàn hồi của sụn cũng kém đi, cùng với đó là dịch khớp không được bổ sung thì quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra theo tiến trình lão hóa mà không cần chịu tác động của một lý do nào khác. Do va đập vật lý: Các hoạt động va đập mạnh gây tổn thương khớp gối cũng là nguyên nhân gây bệnh. [4] Một số người bị thoái hóa khớp gối do các chấn thương cũ ở gối như: - Gẫy xương đùi, xương chày, xương bánh chè nội khớp. - Đứt dây chằng, đặc biệt là dây chằng chéo trước. - Tổn thương sụn chêm, đặc biệt nếu sụn chêm bị lấy bỏ. Đây là nguyên nhân thường gặp vì sụn chêm có vai trò như tấm đệm trung gian giữa xương đùi và xương chày. Do di truyền: Đây là trường hợp ít số bệnh nhân mắc phải. 4 Ngoài ra một vài căn bệnh ở gối như khớp gối bị nhiễm khuẩn, viêm đa khớp dạng thấp hay hoại tử xương cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. 1.3. Triệu chứng thoái hóa khớp gối Bệnh thường có những biểu hiện sau: Ban đầu đứng lên ngồi xuống thấy có tiếng kêu lục khục ở đầu gối (Đây là hiện tượng khô dịch khớp dẫn đến ma sát ở đầu gối, hai đầu sụn của khớp gối không được bôi trơn và cọ sát vào nhau). Hoặc đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Giai đoạn sau sẽ xuất hiện sưng, viêm khớp gối nóng đỏ và cảm thấy đau rát. lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Khi không được điều trị kịp thời lớp sụn khớp bị bào mòn dẫn đến gai khớp. Giai đoạn này có biểu hiện rất đau, khó cử động vào buổi sáng sớm vì bị cứng khớp gối nên khó mà co duỗi bình thường, khiến bệnh nhân không thể đứng dậy được, nghỉ ngơi xoa bóp một lát đầu gối sẽ bình thường trở lại và nó giảm cường độ đau dần dần về buổi chiều. Biểu hiện chính của thoái hóa khớp gối là sự đau đớn, bệnh nhân thường có cảm giác những cơn nhói đau và có lửa đốt ở vùng cơ và gân ở quanh đó. Tình trạng đau đớn càng tăng lên khi bệnh nhân cố gắng thực hiện những vận động và dịu hơn khi khớp gối được thả lỏng. Sự không thể di chuyển hoặc vận động khớp gối lúc này được coi là sự kết cứng của khớp gối. [3] Sự kết cứng của khớp gối thường xảy đến vào buổi sáng và kéo dài khoảng 30 phút trước khi bắt đầu một chu kỳ vận động, quá trình này suy giảm trong khi vận động và xuất hiện trở lại khi cơ thể ngừng vận động hay ở trạng thái nghỉ. Những cơn đau xuất hiện là do các dịch bôi trơn không còn giữ được chức năng sinh lý của nó, các lớp sụn bị phá hủy do quá trình vận động sai tư thế hoặc quá tải. Có thể lý giải về sự xuất hiện về những cơn đau khớp gối xảy ra ở điều kiện nghỉ vận động. Khi cơ thể nghỉ vận động, các dịch bôi trơn ngưng tiết ra hoặc cơ cũng như gân xung quanh khớp gối ở trạng thái nghỉ nên đã co lại, khi ấy sự va chạm cơ khí cũng như ma sát tăng lên dẫn đến tác động trực tiếp lên các đầu bó cơ 5 hoặc gân là điểm đầu mối của các dây thần kinh. Như vậy bắt đầu một chu kỳ vận động nỗ lực phá vỡ kết cứng gây căng cơ và gân làm tăng sự đau đớn cho bệnh nhân. Nếu sự kết cứng dần được phá vỡ, sự vận động sẽ được cải thiện và tình trạng đau đớn sẽ suy giảm. Quá trình tương tự diễn ra khi cơ thể ở trạng thái nghỉ. Hình 1.2. Viêm khớp gối nóng đỏ và cảm thấy đau rát [3] Khi bệnh nặng thì bị cứng khớp đây là giai đoạn khớp đã bị vôi hóa và không thể cử động khớp gối, bệnh nhân phải mổ thay khớp. Hoặc khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại. Nặng hơn nữa khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Bệnh nhân gặp khó khăn khi đi lại vì gối rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế. 1.4. Các dạng thoái hóa khớp khác Bệnh lý thoái hóa khớp gối từ nguyên nhân vận động cũng như nguyên nhân cơ học thường diễn ra ở tuổi sau 45 nghĩa là ở những người già. Bên cạnh những bệnh lý như vậy, sự thoái hóa ở khớp còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù có cùng chung triệu chứng, như sưng khớp, đau nhức, tổn thương chức 6 năng vận động nhưng vẫn tồn tại những dạng bệnh lý khác nhau mà khoa học y khoa đã tổng kết thêm 2 dạng bệnh khác. Tuy có nguyên nhân khác nhau và cơ chế bệnh lý cũng khác nhau, song, bởi tất cả nguyên nhân đều dẫn đến sự phá hủy khớp làm trở ngại chức năng vận động của chi nên các mặt bệnh còn lại cũng vẫn được đưa vào cùng lớp bệnh mang tên thoái hóa khớp. Tùy vào kiểu thoái hóa mà có thể có phương thức điều trị khác nhau. Tuy nhiên, mặc dù phương pháp khác nhau, nhưng sự chỉnh hình hoặc tăng cường các mô cơ và gân quanh khớp cũng vẫn cần được tiến hành. 1.4.1. Bệnh thấp khớp Bên cạnh bệnh thoái hóa khớp gối thông thường, thoái hóa khớp gối còn xuất hiện một kiểu khác đó là viêm thấp khớp. Cơ chế của viêm thấp khớp khác với lão hóa khớp gối vốn gây ra bởi những nguyên nhân cơ học, viêm thấp khớp gây ra do dịch bôi trơn khớp bị viêm dẫn đến đòi hỏi sự tăng cường miễn dịch từ máu. Các mạch máu dẫn đến chỗ viêm phình to hơn bình thường do đó cũng sẽ có cùng biểu hiện sưng tấy mẩn đỏ. Đương nhiên, vì dịch bôi trơn khớp bị viêm nên nó mất đi chức năng sinh lý của nó, vì vậy khi khớp bị sưng do hiện tượng tăng cường hệ miễn dịch, viêm thấp khớp sẽ gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân. Hình 1.3. Khớp bình thường 7 Một hệ quả khác của chứng thấp khớp xảy ra kế tiếp, đó là dịch bôi trơn bị tràn khắp khoang chứa dịch bôi trơn khớp do rối loạn trao đổi chất và như vậy, xương bánh chè sẽ bị căng quá mức dẫn đến sự lệch vị trí của khớp và dẫn đến tình trạng phá hủy lớp sụn bằng các tác động cơ học khi vận động gây ra đau đớn cho bệnh nhân và có thể đây cũng là nguyên nhân cho kiểu lão hóa khớp gối ở tuổi già. Hình 1.4. Viêm khớp dạng thấp (viêm gân, viêm dây chằng) Bệnh thấp khớp có nhiều nguyên nhân mà những người trẻ có thể mắc phải chủ yếu là do quá trình trao đổi chất, khí hậu, thời tiết, nhiễm khuẩn vv... Quá trình dẫn đến viêm thấp khớp do phần nhiều là các gene di truyền và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, điểm khác biệt là viêm thấp khớp có thể ảnh hưởng rộng đến các khớp khác như ngón tay, khuỷu tay và cả những khớp ở ngón chân. Về cơ bản biểu hiện của viêm thấp khớp cũng có những triệu chứng giống như với lão hóa khớp nên người ta cũng liệt bệnh lý này vào 1 dạng đặc biệt của thoái hóa khớp. 1.4.2. Bệnh gút Bệnh gút cũng có những ảnh hưởng làm thoái hóa các khớp giống như lão hóa khớp gối và viêm thấp khớp. Nếu như lão hóa khớp gối do vận động cơ học, viêm thấp khớp do viêm tuyến dịch bôi trơn khớp, thì ở bệnh gút, sự dư thừa muối ure có chủ yếu trong đạm thực vật và động vật là tác nhân chính gây ra bệnh lý này. 8 Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân được liệt kê trong phương pháp dinh dưỡng mà nhiều bệnh nhân hay mắc phải. Khác với viêm thấp khớp và lão hóa khớp, bệnh gút thường tấn công bệnh nhân vào ban đêm khi cơ thể, đặc biệt là các cơ quan sinh học giải phóng muối ure như thận cũng ở trạng thái nghỉ ngơi. Nguyên nhân chính được xác định ở căn nguyên của bệnh lý là sự ăn uống quá mức, tiêu thụ nhiều rượu do đó khiến tuyến thận không thể giải phóng muối ure kịp thời và nó được tích tụ lại ở các khớp, cũng như hình thành các mụn ở dưới da Hình 1.5. Gout ngón chân cái Khi lượng muối tích tụ ở các khớp đủ lớn, nó sẽ là trở ngại cho các vận động làm tăng lực ma sát mà chất dịch bôi trơn không thể giảm thiểu được. Sự ma sát tăng lên, làm tổn thương các mô sụn và do đó làm phình to mạch máu dẫn tới khớp khiến khớp sưng to và cũng gây đau đớn cho bệnh nhân. Hình 1.6. Mụn nhỏ dưới da ở tai 9 Về cơ bản tất cả những nguyên nhân của các kiểu bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp gối đều gây ra những nguyên nhân trực tiếp tác động đến khớp ngăn cản vận động cơ học của khớp diễn ra một cách êm ái. Triệu chứng chung là các khớp đều bị sưng tấy, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nếu như lão hóa thông thường là do sự bào mòn, hoặc phá hủy của các lớp sụn, thì ở viêm thấp khớp hoặc gút có tác động của sự trao đổi chất trong cơ thể có liên quan đến quá trình dinh dưỡng và môi trường. Dựa trên phân tích và bệnh lý của bệnh viêm thấp khớp và gút, có thể thấy, tiềm ẩn, những nguy cơ thoái hóa khớp gối ngay cả đối với những đối tượng còn trẻ. Những ảnh hưởng này khi chịu tác động lâu dài sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối một cách nhanh chóng ở tuổi già. Như vậy, nếu điều trị sớm những mầm mống này, lão hóa khớp gối sẽ diễn ra chậm hơn. Cho dù với bệnh lý nào, việc điều chỉnh lại khớp gối về vị trí cơ học của nó cũng như tăng cường sự đàn hồi cho mô cơ hoặc mô gân cũng sẽ là điều cần thiết khi điều trị thoái hóa khớp gối. Đối với viêm khớp cũng như gút, bên cạnh việc liều lượng lại quá trình ăn uống, chăm sóc sức khỏe, tác động điều trị khớp theo cách cơ học vẫn cần được tiến hành để bảo đảm sự lão hóa sẽ diễn ra chậm hơn. 10 Chương 2 - CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI 2.1. Điều trị bằng phương pháp tích cực Trong khoa học y khoa, việc xác định được nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và điều kiện lâm sàng là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định được phương pháp điều trị. Điều trị bằng phương pháp tích cực là một trong những liệu pháp như vậy. Phương pháp này mục đích hướng tới sự giảm thiểu nguy cơ dẫn đến bệnh tật hoặc làm giảm tình trạng trầm trọng của bệnh tật bằng cách ăn kiêng, luyện tập chủ động từ chính bản thân người bệnh. [2] Thực tế những phương pháp như vậy được sử dụng rất phổ biến trong y học ví dụ như tiểu đường, ung thư, gút, mỡ máu, sơ vữa động mạch vv... Đối với thoái hóa khớp gối, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa của các lớp mô sụn đó chính là sự vận động quá tải hoặc sự cưỡng bức làm việc quá khả năng của các khớp gối do chơi thể thao, thừa cân, tuổi già. Bởi khối lượng của toàn bộ trọng lượng cơ thể bị dồn lên khớp gối nên tình trạng quá tải lâu ngày sẽ làm khớp gối thoái hóa nhanh chóng. Do vậy một trong những liệu pháp chủ động được áp dụng ở đây sẽ là giảm cân. Bên cạnh sự ăn kiêng để giảm cân, làm giảm tải lên khớp gối, các cơ và gân quanh khớp gối cũng cần được tăng cường. Phương pháp để tăng cường sức vận động cho khớp gối thông qua tăng cường sức chịu đựng của mô cơ và gân ở khu vực khớp gối không có cách nào khác là thông qua tập luyện. Mô cơ được sinh ra và được tăng cường nhờ vào sự tập luyện dài ngày với cường độ cao. Tuy nhiên, khi khớp gối bị lão hóa, sự tập luyện này với cường độ cao có thể làm trầm trọng hơn và phá hủy nhanh hơn mô sụn. Do đó cần áp dụng chế độ tập luyện hợp lý. Bởi nguyên nhân của lão hóa lớp sụn có một phần đến từ dinh dưỡng, do đó, giữ một chế độ ăn uống hợp lý cũng là một liệu pháp cần chú ý. Chế độ ăn cần chú ý đến việc tăng hoạt chất enzyme testoterone để có lợi cho việc tăng cường sức vận động của cơ, ví dụ như thịt nạc động vật có hàm lượng đạm không quá cao. Ngoài ra, có thể ngăn cản sự hình thành gốc tự do bằng những thức ăn có làm lượng 11 vitamin cao để chống oxy hóa như beta-carotene và vitamin C. Những hoa quả và rau xanh có nhiều màu sắc là một trong những thức ăn như vậy. Thêm nữa, bởi khi bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị ảnh hưởng bởi sự viêm nhiễm nên những thức ăn bổ xung cho hệ miễn dịch chống viêm cũng cần được bổ xung. Những chất có trong thức ăn được biết đến là dinh dưỡng cần thiết có hệ miễn dịch là Omega-3 có rất nhiều trong mỡ cá tươi ví dụ như cá hồi hoặc cá ngừ. Những chất như vậy có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch để làm giảm sự sưng tấy do sự phá hủy mô sụn mang lại. Hình 2.1. Các gân, dây chằng nâng đỡ khớp gối 2.2. Thuốc Sự điều trị bằng phương pháp chủ động chỉ có tác dụng sau một thời gian dài, nó không thể cải thiện tình trạng sức khỏe một cách nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân vẫn cần được chấm dứt cơn đau và cải thiện chức năng vận động bằng thuốc. [2] Những thuốc dùng để điều trị thoái hóa khớp gối được biết đến gồm có những loại sau: Thuốc uống: Để giảm đau và chống viêm, bác sĩ có thể kê toa thuốc để giúp giảm đau và để điều trị tình trạng cơ bản, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hay 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan