Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán atm và một số đề x...

Tài liệu Nghiên cứu hệ thống giao dịch liên ngân hàng trong thanh toán atm và một số đề xuất cải tiến

.PDF
73
3
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LÊ CÔNG ĐÀI NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIAO DỊCH LIÊN NGÂN HÀNG TRONG THANH TOÁN ATM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm Mã số: 60.48.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG NINH THUẬN Hà Nội – 2008 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................... 5 1.1 Những phát minh trong lĩnh vực Ngân hàng trƣớc sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật điện tử ......................................................................................................... 5 1.1.1 Tiền nhựa ...................................................................................................... 5 1.1.2 Máy ATM ...................................................................................................... 5 1.2 Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử trên thế giới ............................... 7 1.2.1 Thị trƣờng thẻ thông minh ........................................................................... 7 1.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử ......................................................................... 8 1.3 Hệ thống thanh toán ATM ở Việt Nam ................................................................ 8 1.3.1 Một số đánh giá ban đầu............................................................................... 8 1.3.2 Chiến lƣợc phát triển .................................................................................... 9 1.3.3 Những thành công bƣớc đầu ........................................................................ 9 1.4 Một số vấn đề cần giải quyết của hệ thống thanh toán ở Việt Nam .................. 10 1.4.1 Những hạn chế của hệ thống thanh toán.................................................... 10 1.4.2 Vấn đề bảo mật thẻ ATM ............................................................................ 12 1.4.3 Mặt bằng khách hàng ................................................................................. 13 1.5 Về đề tài luận văn ............................................................................................... 14 CHƢƠNG 2 – GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THANH TOÁN ATM TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG HIỆN NAY ........................................................... 15 2.1 Giới thiệu chung về các yêu cầu đáp ứng thời gian thực của hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến................................................................................................... 15 2.1.1 Giới thiệu dịch vụ thanh toán ATM ........................................................... 15 2.1.2 Yêu cầu đáp ứng thời gian thực trong hệ thống ATM ............................... 17 2.2 Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thanh toán ATM hiện nay tại Ngân hàng công thƣơng .................................................................................................................... 19 2.2.1 Hệ thống máy ATM ..................................................................................... 19 2.2.2 Giao tiếp ngƣời – máy trên ATM................................................................ 23 2.2.3 Hệ điều hành và phần mềm cho máy ATM ................................................ 26 2.2.4 Hệ quản trị CSDL cho hệ thống ATM ........................................................ 27 2.2.5 Mạng và giao thức truyền dữ liệu trên mạng ............................................ 29 2.2.6 Bảo mật trong thanh toán ATM ................................................................. 31 2.2.7 Các dịch vụ hiện đại trong hệ thống eBanking .......................................... 32 CHƢƠNG 3 – MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG VÀ ĐỀ XUẤT HƢỚNG XỬ LÝ........................................................ 37 3.1 Những hạn chế trong thanh toán ATM liên ngân hàng ..................................... 37 3.1.1 Phần cứng.................................................................................................... 37 3.1.2 Phần mềm.................................................................................................... 40 3.1.3 Mô hình thanh toán ATM hiện tại .............................................................. 40 3.2 Một số đề xuất nhằm khắc phục các hạn chế trên............................................. 45 3.2.1 Phần cứng.................................................................................................... 45 Trang 1 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 3.2.2 Phần mềm.................................................................................................... 48 3.2.3 Thay đổi mô hình thanh toán ATM liên ngân hàng ................................... 49 3.3 Phân tích hệ thống ứng với mô hình mới đƣợc khuyến cáo .............................. 51 3.3.1 Phần cứng.................................................................................................... 51 3.3.2 Phần mềm.................................................................................................... 55 3.3.3 Sử dụng mô hình thanh toán mới ............................................................... 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 71 Trang 2 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 Thuật ngữ và từ viết tắt Diễn giải Từ viết tắt 3DES Mật mã Triple DES (Tiêu chuẩn mã hóa của Mỹ) ATM Máy rút tiền tự động CSDL Cơ sở dữ liệu EMV Thẻ thanh toán thông minh (Lấy chữ cái đầu của tên 3 tổ chức sáng lập Europay, Master và Visa) GUI Giao diện đồ họa (Graphic User Interface) ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế thành lập năm 1947 MULTOS Hệ thống thanh toán điện tử đáp ứng đa dịch vụ (được hiểu là hệ thống thông minh – thế hệ kế tiếp của ATM) NAC Kiểm soát truy cập mạng của Cisco NHCT Ngân hàng công thương Việt Nam PIN Mã số định danh khách hàng PDA Thiết bị di động số hỗ trợ cá nhân (có đầy đủ tính năng của một máy vi tính và có thể hỗ trợ điện thoại hay định vị toàn cầu) POS Điểm bán hàng tự động, thường là nhỏ lẻ (phân biệt với Kiosk là điểm bán hàng có sử dụng máy tính kết nối trung tâm) POST Hệ thống tổng đài bưu điện RSA Mật mã với mã khóa công khai ra đời năm 1977 được sử dụng phổ biến cho thương mại điện tử UTC Giờ chuẩn quốc tế xác định theo phương pháp nguyên tử và được đồng bộ với giờ thiên văn WB Tên gọi của Ngân hàng thế giới, một trong hai tổ chức tài chính lớn nhất thế giới Trang 3 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 MỞ ĐẦU Thế kỷ 20 được coi là thế kỷ của những phát minh quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Những năm cuối cùng của thế kỷ chứng kiến một cuộc cách mạng lớn về khoa học với sự ra đời của máy tính điện tử. Chỉ trong mấy thập kỷ tồn tại và phát triển, công nghệ điện tử đã có những thành tựu vô cùng to lớn góp phần vào sự phát triển nhiều mặt của xã hội. Ngày nay, thật khó có thể tưởng tượng một xã hội phát triển mà không có sự đóng góp của các thiết bị hiện đại có mặt ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các thiết bị điện tử có mặt không chỉ ở các trung tâm công nghiệp, tài chính lớn mà còn thâm nhập sâu tới từng gia đình, từng công việc nhỏ nhất như nội trợ, giải trí, học tập.... Trong số những lợi ích mà nền công nghiệp điện tử mang lại người ta đặc biệt chú ý tới những sản phẩm mang tính phục vụ cộng đồng với mục tiêu xây dựng một xã hội hiện đại. Để đáp ứng mục tiêu này, trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã ra đời nhiều dịch vụ tự động với sự vận hành của máy tính nối mạng có khả năng liên kết toàn thế giới, từ đó xây dựng nên một “Thế giới số” với chính phủ và công dân điện tử. Đi đầu trong cuộc cách mạng này không thể không kể tới những tiến bộ vượt bậc áp dụng trong ngân hàng – một trong những thành phần kinh tế then chốt đáp ứng các nhu cầu tài chính huyết mạch của nền kinh tế đất nước. Ở nước ta, các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng đang phát triển rất mạnh mẽ và dịch vụ đầu tiên đã thực sự đi vào cuộc sống là ngân hàng tự động trên ATM. Trang 4 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 CHƢƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Những phát minh trong lĩnh vực Ngân hàng trƣớc sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật điện tử 1.1.1 Tiền nhựa Tiền được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người, nó được đánh giá cao như sự tìm thấy lửa hay sự phát minh ra giấy viết. Ngày nay, trong một xã hội hiện đại thì tiền đã được nâng lên một hình thái mới, đó chính là Tiền nhựa. Tiền nhựa chính là ngôn từ để chỉ các thẻ thanh toán ngày càng xuất hiện nhiều tại nhiều nước trên thế giới. Đi liền với sự ra đời của tiền nhựa là sự xuất hiện của những hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt mà khởi đầu của nó chính là hệ thống các thiết bị đóng vai trò như những giao dịch viên điện tử – Automatic Teller Machine – viết tắt là ATM. Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng được lập trình sẵn để khách hàng là chủ thẻ có thể dễ dàng thao tác mà không cần sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng và vẫn đạt được kết quả mong đợi là giao dịch với ngân hàng thành công. Bên cạnh đó, với mỗi loại thẻ của các ngân hàng khác nhau, sẽ có những giao dịch giống và khác nhau được thực hiện trên máy tùy thuộc vào từng chiến lược của các ngân hàng cũng như đối tượng khách hàng mà ngân hàng nhắm tới. Giao dịch giống nhau phần lớn là các giao dịch truyền thống, ví dụ như rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản. 1.1.2 Máy ATM Việc phát triển hệ thống thanh toán tự động nói chung cũng như chiếc máy ATM nói riêng cũng có một lịch sử lâu dài giống như sự phát triển của máy tính bắt đầu từ chiếc bàn tính của người Trung Hoa hay sự phát triển của Trang 5 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 chiếc máy gõ chữ đơn giản thành bộ xử lý văn bản – Word Processsor và hiện nay đã được mềm hóa trong các phần mềm sử dụng trong máy vi tính. Về mặt lịch sử thì có thể coi chiếc máy rút tiền đầu tiên ra đời từ trước những năm 39 tại NewYork – Mỹ, với sự suy nghĩ đơn giản ban đầu của Luther George Simjian là phát minh ra một thiết bị có khả năng đáp ứng nhu cầu tiền mặt đơn giản, chiếc máy rút tiền đầu tiên của thế giới ra đời nhằm phục vụ cho khách hàng của ngân hàng City Bank of New York, nhưng 6 tháng sau thì nó bị bỏ đi vì rất ít người dùng. Mãi tận đến 25 năm sau, máy rút tiền điện tử đầu tiên được hãng in De La Rue thiết kế tại Enfield Town (gần London) cho ngân hàng Barclays Bank vào ngày 27 tháng 6 năm 1967. Người phát minh ra máy này được xem là John Shepherd-Barron (sinh 1925, người Anh) [1] Hình 1: Hình ảnh đầu tiên về ATM Reg Varney sử dụng máy ATM năm 1967 Ngày nay, chiếc máy ATM không chỉ đơn thuần sử dụng cho các giao dịch rút tiền mặt như tổ tiên của nó, nhiều loại giao dịch phức tạp nảy sinh cùng với sự phát triển của xã hội đã cho nó có một diện mạo mới. Ngoài ra, còn có nhiều những biến thể của ATM có thể kể tới như các máy thanh toán tự động sử dụng để phục vụ đại chúng trong các siêu thị, nhà hàng nhà ga, sân bay và Trang 6 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 nhiều nơi công cộng khác. 1.2 Sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử trên thế giới 1.2.1 Thị trƣờng thẻ thông minh Hiện nay, ở những nước phát triển, thị trường thẻ ATM truyền thống đã không còn phát triển thay vào đó là thẻ thông minh mà điển hình như thẻ VISA hay MASTER gọi chung là thẻ EMV được phát triển từ năm 1994 bởi các đơn vị Europay, Master Card và Visa. Tiêu chuẩn giao dịch chung cho hệ thống thẻ này được áp dụng là ISO7816 và nhiều tiêu chuẩn bảo mật truyền thông khác. Đặc điểm chung của hệ thống thẻ thông minh so với thẻ truyền thống là: - Sử dụng thẻ tiếp xúc thay cho thẻ từ - Nền tảng chung toàn cầu - Tích hợp đa ứng dụng bảo mật cao (MULTOS). Trong đó sử dụng cả 3DES và RSA cho cả mã hóa xác nhận, mã hóa xác thực và mã hóa dữ liệu. Ngoài ra còn sử dụng cả mã hóa cho M/Chip và mã hóa vùng (Zone) - Mang tính độc quyền của một hay một vài tổ chức toàn cầu nào đó Nói chung, hệ thống thẻ thanh toán phát triển chủ yếu là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng (gọi chung là thẻ thanh toán). Thị trường thẻ ghi có (Credit Card) phát triển chủ yếu ở những nước có hệ thống điện tử phát triển rất mạnh và áp dụng tương đối thành công chính phủ điện tử như ở Nhật bản. Các nước còn lại – ngay cả ở Singapo – thị trường này cũng không phát triển. Trang 7 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 1.2.2 Hệ thống thanh toán điện tử Cũng để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho thị trường thẻ thông minh, hệ thống thanh toán điện tử ở các nước phát triển cũng được phát triển mạnh về chất. Thị trường này phát triển mạnh theo hướng đáp ứng nhu cầu thanh toán mọi lúc mọi nơi, về phần mềm thì có thể nói đến hệ thống mở với kiến trúc đa kênh (với sự tham gia của kênh thoại, hệ thống di động và Internet). Một số các hệ thống điện tử mới được đưa vào sử dụng như Kiosk (máy bán hàng tự động có kết nối với trung tâm), In – Vehicle Unit (IU – máy trả phí tự động cho thanh toán phí cầu đường hay các bãi đỗ xe), Car park meter (máy thanh toán tiền taxi)… Điểm quan trọng trong một số dịch vụ đáp ứng thẻ thanh toán cho phép hạn chế tối đa lưu thông tiền lẻ và vé rất bất tiện trong lưu thông và quản lý. Thống kê năm 2007 ở đơn vị chấp nhận thẻ lớn nhất Singapo cho thấy với 40000 thiết bị đầu cuối phục vụ cho trên 13000 điểm chấp nhận thẻ cho doanh số trên 11 tỷ SGD (vào khoảng hơn 7 tỷ USD) hằng năm. 1.3 Hệ thống thanh toán ATM ở Việt Nam 1.3.1 Một số đánh giá ban đầu Như vậy, có thể thấy việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử trên thế giới đã diễn ra từ lâu và nhiều nước phát triển đã chuyển sang nền kinh tế tiền nhựa với việc phát triển hệ thống giao dịch cho thẻ thông minh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các dịch vụ này mới được đáp ứng với những bước đi đầu tiên khi hệ thống máy tính đã và đang được phổ cập sang các nước nghèo trong đó có nước ta. Việc phát triển và áp dụng đầu tiên ở các định chế tài chính lớn như ngân hàng và bảo hiểm đã và đang đem lại những thành công to lớn. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, những yêu cầu mới theo xu hướng chung của toàn thế giới đã được đặt ra đòi hỏi hệ thống ngân hàng Trang 8 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 phải thay đổi để phục vụ ngày càng tốt hơn đại bộ phận dân chúng cũng như tạo cơ sở hội nhập với khu vực và toàn thế giới. 1.3.2 Chiến lƣợc phát triển Năm 2002 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc cho sự hội nhập với thế giới với một quyết định mang tính chiến lược của chính phủ về việc hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán có sự tham gia của ngân hàng thế giới World Bank. Với sự tham gia của 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất bao gồm: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng hàng hải, dự án WB cho thấy sự kỳ vọng rất lớn của chính phủ vào sự hội nhập của nền tài chính nước nhà với các nước trong khu vực và thế giới. 1.3.3 Những thành công bƣớc đầu Cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ, thanh toán ATM đang trở thành kênh thanh toán quan trọng và được chú ý nhiều trong dân cư. Thống kê cho thấy, một trong 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành ngân hàng trong năm 2005 chính là sự tăng trưởng vượt trội của thị trường thẻ với tốc độ tăng 300% so với năm 2004 (tính theo doanh số thanh toán và rút tiền mặt bằng thẻ) [2] Năm 2006 đánh dấu bước đầu cho sự phát triển bằng việc xuất hiện nhiều công ty liên doanh nhảy vào lĩnh vực phát hành thẻ thanh toán. Đáng ghi nhận hơn nữa là hệ thống thanh toán quốc tế thông qua thẻ VISA và Master đã được các ngân hàng đáp ứng không chỉ cho khách du lịch nước ngoài mà còn cho một bộ phận dân cư trong nước có nhu cầu thanh toán quốc tế khi đời sống của đại bộ phận dân cư đã được nâng lên đáng kể. Trang 9 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 Những con số ấn tượng nói trên dự cảm về một tương lai tươi sáng của thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên, chung quanh "đời sống của những chiếc thẻ" nói riêng và hệ thống thanh toán thông minh nói chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó có thể giải quyết được trong ngày một ngày hai. 1.4 Một số vấn đề cần giải quyết của hệ thống thanh toán ở Việt Nam 1.4.1 Những hạn chế của hệ thống thanh toán Thực tế là số lượng máy ATM quá ít và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Thật vậy, tương ứng với 2,1 triệu thẻ đã được các ngân hàng Việt Nam phát hành mới chỉ có 1.200 máy ATM được lắp đặt trên toàn quốc (tính tới thời điểm cuối năm 2005). Như vậy, người ta tính ra rằng trung bình có tới 1.750 người chen chúc nhau sử dụng một chiếc máy ATM, tuy mật độ trung bình là một con số hơi thiếu trọng lượng khi đánh giá dịch vụ cao cấp nhưng nó cũng cho thấy một tỉ lệ quá nhỏ bé dân số sử dụng hệ thống thanh toán này, điều này không chỉ thể hiện sự kém cỏi trong phát triển dịch vụ mà còn cho thấy tâm lý người tiêu dùng chưa mặn mà gì với các hệ thống công nghệ cao, đó là còn chưa kể tới sự phân bố của hệ thống ATM là không đồng đều tại các địa phương cũng như tại các khu vực trong cùng một địa phương. Dù sao đi nữa, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng và đặc biệt gần đây với sự vào cuộc của chính phủ tạo điều kiện cho tầng lớp sinh viên được sử dụng dịch vụ này, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã quen dần với việc sử dụng một trong những phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng - thẻ ATM. Các chiến dịch quảng cáo luôn diễn tả thẻ thanh toán như một Chiếc thẻ nhựa xinh xắn hay một tấm danh thiếp đã trở thành một phần "tất yếu" của cuộc sống với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Với việc dịch vụ thanh toán thẻ qua hệ thống ATM ngày càng mở rộng thêm nhiều tiện ích như: nộp phí bảo hiểm, tiền điện, nước, trả cước điện thoại... và Ngân hàng Nhà nước sắp đưa Trang 10 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 ra những quy định mới bảo vệ người sử dụng, hy vọng trong năm mới này chiếc thẻ sẽ trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Những năm gần đây, việc các thể chế tài chính lớn trên thế giới đã đến Việt Nam đặc biệt là sau khi chúng ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO thì việc phát triển các hệ thống thanh toán được chính phủ đặc biệt quan tâm như là một yêu cầu cấp thiết và là một trong những vấn đề cần phải đi tiên phong. Có thể nói rằng, mặc dù trên thế giới việc thanh toán tiền nhựa đã phát triển từ lâu song ở VN tâm lý tiêu tiền theo kiểu truyền thống vẫn chưa thể thay thế trong một thời gian ngắn. Mục tiêu của chính phủ là nhanh chóng đưa việc thanh toán phải thông qua ngân hàng và việc đưa các hệ thống thanh toán tự động bằng ATM có khả năng phục vụ 24/24 là mang tính khả thi (hiện nay việc ứng dụng cho chi trả lương đang được tiến hành thử nghiệm và sẽ sớm được mở rộng trên toàn quốc). Hiện nay, việc áp dụng thanh toán thống nhất giữa các Ngân hàng thương mại đang gặp trở ngại lớn. Mặc dù các hệ thống thanh toán đã được triển khai từ lâu và được áp dụng thành công ở một số các ngân hàng lớn nhưng việc đưa ra một tiêu chuẩn chung cho các hệ thống như vậy cũng như việc kết nối các hệ thống thanh toán riêng rẽ của các ngân hàng với nhau vẫn đang gặp nhiều khó khăn rất lớn không chỉ về công nghệ mà còn ở nhiều khía cạnh khác. Với sự quyết tâm rất lớn từ phía chính phủ, sự ra đời của một hệ thống thanh toán tự động tập trung đã được thể hiện bằng sự ra đời của BankNet. Như vậy, việc thanh toán liên ngân hàng bước đầu được giải quyết về mặt nguyên tắc, theo đó mọi thanh toán liên ngân hàng qua hệ thống thanh toán tự động được thông qua BankNet sau đó được hạch toán tại các ngân hàng. Việc điều chuyển số liệu được thực hiện đồng bộ hàng giờ để đảm bảo tránh tối đa mọi rủi ro. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể nhưng nhiều chuyên gia trong nước Trang 11 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 và quốc tế vẫn đưa ra nhận xét rằng hiện nay các ngân hàng mới chỉ chạy theo bề nổi, tức số lượng thẻ phát hành ra, mà chưa chú ý tới chiều sâu, tức là sức sống của chiếc thẻ sau khi được đưa đến tay người sử dụng và cả những dịch vụ hậu bán hàng đi kèm sau đó. 1.4.2 Vấn đề bảo mật thẻ ATM Hiện nay, một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc... đang tích cực chuyển sang loại thẻ thông minh theo chuẩn EMV có độ bảo an cao hơn, những kẻ tội phạm giả mạo thẻ đang có xu hướng chuyển hoạt động sang địa bàn Việt Nam, vì tuyệt đại đa số người Việt Nam đang sử dụng thẻ từ – loại thẻ dễ bị làm giả. Đứng trước nguy cơ này, nhiều Ngân hàng ở Việt Nam dường như vẫn không mấy quan tâm mặc dù cũng đã có một số trường hợp kiện cáo vì bị mất tiền từ thẻ ATM. Không những vậy, đã có nhiều bằng chứng cho thấy trong thời gian gần đây có sự xuất hiện của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực này và khi các công nghệ bảo mật trong nước nói chung không theo kịp thế giới thì thật khó có thể nói điều gì sẽ xảy ra. Về việc giải quyết hậu quả khi xảy ra mất mát, mặc dù trong một số trường hợp, lỗi thuộc về phía khách hàng nhưng cách giải quyết của nhiều ngân hàng nhiều khi chưa mang tính bảo vệ khách hàng, đó là còn chưa nói tới sự phục vụ khách hàng chưa theo đúng nghĩa chịu trách nhiệm. Trong các vụ kiện đã xảy ra, đa phần người sử dụng bị thua kiện vì ngân hàng luôn "nắm đằng chuôi". Công việc trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức. Có thể nói còn có nhiều những bất cập trong hệ thống thanh toán ATM của các ngân hàng ở Việt Nam. Trang 12 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 1.4.3 Mặt bằng khách hàng Xét về mặt bằng nói chung, khách hàng Việt Nam đa số là nhữug người dân chưa có nhiều hiểu biết về công nghệ muốn sử dụng các dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu thanh toán nhanh chóng và tiện lợi, do đó đòi hỏi một sự giao tiếp đơn giản và hiệu quả, đặc biệt phải đảm bảo khả năng xử lý đáp ứng thời gian thực, tránh mọi sự chờ đợi phiền hà từ phía khách hàng. Trong hệ thống xử lý tập trung hiện nay, việc đáp ứng thời gian thực cho thanh toán ATM đã thực sự nảy sinh như một vấn đề lớn khi số giao dịch tăng nhanh chóng đồng thời phạm vi sử dụng hệ thống cũng được mở rộng trên toàn quốc. Việc sử dụng hệ thống 2 lớp không đảm bảo chạy cho một hệ thống lớn. Đặc biệt là khi có yêu cầu đáp ứng thanh toán liên ngân hàng trên máy ATM thì số lượng giao dịch tăng lên rất nhanh. Do đó, vấn đề xử lý thời gian thực – bao gồm cả chấp nhận và từ chối dịch vụ trong truờng hợp không thể đáp ứng cũng là một giải pháp cần được nghiên cứu để áp dụng. Trang 13 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 1.5 Về đề tài luận văn Trong đề tài nghiên cứu này, với sự hạn chế trong khuôn khổ đề tài cũng như sự mới mẻ về mặt kỹ thuật phần cứng của hệ thống ATM, chúng tôi chỉ trình bày sơ lược hệ thống thanh toán qua thẻ ATM đang áp dụng tại Ngân hàng công thương hiện nay. Phần chính của đề tài tập trung vào phân tích các yếu tố kỹ thuật liên quan chủ yếu tới phần mềm như các chuẩn, các giao thức áp dụng và mô hình giao dịch thẻ liên ngân hàng. Từ những nghiên cứu đó đề xuất xây dựng một hệ thống mới với mô hình thanh toán và các giải pháp kỹ thuật tương ứng có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán thời gian thực khi mở rộng thanh toán thẻ liên ngân hàng. Trên thực tế, khi áp dụng mở rộng thanh toán, ngay trong phạm vi một ngân hàng cũng đã xảy ra tình trạng hệ thống quá tải và khi thử nghiệm thanh toán liên ngân hàng có xuất hiện sự cố do phi tương thích. Do đó, vấn đề chính cần giải quyết ở đây là đưa ra các khuyến cáo kỹ thuật nhằm không chỉ đáp ứng được khả năng thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng theo một chuẩn chung mà còn đảm bảo cho khả năng thanh toán đáp ứng thời gian thực của cả hệ thống trước sự mở rộng thanh toán cho nhiều ngân hàng trên toàn quốc. Vấn đề này hiện đang được nghiên cứu và sẽ áp dụng trong tương lai gần tại Ngân hàng công thương Việt Nam. Trang 14 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 CHƢƠNG 2 – GIỚI THIỆU HỆ THỐNG THANH TOÁN ATM TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG HIỆN NAY 2.1 Giới thiệu chung về các yêu cầu đáp ứng thời gian thực của hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến 2.1.1 Giới thiệu dịch vụ thanh toán ATM Thanh toán ATM là một dịch vụ trực tuyến, nó có vai trò tương đương và hoạt động song song với dịch vụ rút tiền tại ngân hàng, do đó đòi hỏi phải có sự nhanh chóng và chính xác tuyệt đối trong giao dịch. Từ khi mô hình các ngân hàng thương mại ở nước ta chuyển thành tập trung thay cho hệ thống phân tán trước đây thì khả năng phục vụ khách hàng trên toàn quốc theo mô hình gửi một nơi giao dịch nhiều nơi được tất cả các ngân hàng triển khai. Điều này lại nghiễm nhiên trở thành một cơ sở vô cùng quan trọng để áp dụng dịch vụ thanh toán ATM thành công. Hình 2: Mô hình hệ thống xử lý ATM tập trung Mô hình thanh toán ATM được đánh giá là một mô hình cực kỳ thành công và vượt trội trên phương diện chuyển tiền nếu đem so sánh với các mô hình chuyển tiền truyền thống. Hiện nay phương thức chuyển tiền qua ATM Trang 15 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 gần như xóa sổ các phương thức chuyển tiền truyền thống khác nhờ vào một số tính chất đặc biệt của nghiệp vụ ngân hàng như: 1. Không thu phí nộp tiền vào tài khoản 2. Phí rút tiền rất thấp hoặc không có (Một số ngân hàng không tính phí cho 1 đến 2 lần rút đầu tiên trong ngày) 3. Quản lý tài khoản khách hàng như một tài khoản tiết kiệm 4. Độ tin cậy cao do sự quản lý khách hàng và tài khoản thống nhất trong mỗi ngân hàng 5. Cho phép sử dụng tài khoản theo nhóm khách hàng (Rất thích hợp với các dịch vụ thanh toán học phí, điện nước, điện thoại cho hộ gia đình hay cơ quan) 6. Giao dịch tức thời trên hệ thống tập trung với mạng thanh toán rộng khắp ở các siêu thị, khu công nghiệp, các trung tâm mua sắm và các địa điểm công cộng có nhiều người qua lại 7. Áp dụng được với nhiều hình thức thanh toán như chuyển khoản thông thường 8. Khả năng mở rộng các dịch vụ cũng như đáp ứng yêu cầu thanh toán thẻ quốc tế cho khách du lịch. Những yếu tố vượt trội này khiến cho thanh toán ATM trong nền kinh tế tiền mặt trở thành một kênh phân phối tiền vô cùng hiệu quả với ngân hàng và là một kênh sử dụng vô cùng thuận tiện với khách hàng. Do đó, việc phát triển hệ thống trở nên thân thiện với người sử dụng đặc biệt là việc đáp ứng thời gian thực nhằm giải quyết tình trạng xếp hàng chờ đợi vốn vẫn diễn ra từ lâu tại các ngân hàng trong nước. Có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà hiện nay mọi ngân hàng đều tham gia phương thức thanh toán này dù trực tiếp hay liên kết với các ngân hàng lớn. Trang 16 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 2.1.2 Yêu cầu đáp ứng thời gian thực trong hệ thống ATM Trong quá khứ, khi nói tới các yêu cầu đáp ứng thời gian thực người ta thường nhắc đến các hệ thống công nghiệp, nơi mà bất cứ một sự chậm trễ nào cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, nhiều chuẩn công nghiệp đã ra đời và đã được áp dụng trên toàn thế giới. Riêng về các hệ thống điện tử trong thương mại, khái niệm thời gian thực chỉ thực sự được quan tâm khi thương mại điện tử lên ngôi và cùng với các hoạt động cạnh tranh diễn ra gay gắt thì xu thế hướng đến người sử dụng là một xu thế tất yếu dẫn đến sự ra đời của một chuyên ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề về giao tiếp người máy trên nhiều khía cạnh trong đó có nhiều khía cạnh như giao diện, khả năng gợi mở, đáp ứng nhanh các yêu cầu… Về mặt hình thức. một hệ thống điện tử đáp ứng thời gian thực phải có các đặc điểm điển hình sau: 1. Tính bị động: Hệ thống phải phản ứng với các sự kiện xuất hiện vào các thời điểm thường không biết trước. Ví dụ, sự vượt ngưỡng của một giá trị đo, sự thay đổi trạng thái của một thiết bị quá trình phải dẫn đến các phản ứng trong bộ điều khiển hệ thống 2. Tính nhanh nhạy: Hệ thống phải xử lý thông tin một cách nhanh chóng để có thể đưa ra kết quả phản ứng một cách kịp thời. Tuy tính nhanh nhạy là một đặc điểm tiêu biểu, nhưng một hệ thống có tính năng thời gian thực không nhất thiết phải có đáp ứng thật nhanh mà quan trọng hơn là phải có phản ứng kịp thời đối với các yêu cầu, tác động bên ngoài. 3. Tính đồng thời: Hệ thống phải có khả năng phản ứng và xử lý đồng thời nhiều sự kiện diễn ra. Có thể, cùng một lúc một bộ điều khiển được yêu cầu thực hiện nhiều vòng điều chỉnh, giám sát ngưỡng giá trị nhiều đầu vào, cảnh giới trạng thái làm việc của một số động cơ. Trang 17 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 4. Tính tiền định: Dự đoán trước được thời gian phản ứng tiêu biểu, thời gian phản ứng chậm nhất cũng như trình tự đưa ra các phản ứng. Nếu một bộ điều khiển phải xử lý đồng thời nhiều nhiệm vụ, ta phải tham gia quyết định được về trình tự thực hiện các công việc và đánh giá được thời gian xử lý mỗi công việc. Như vậy người sử dụng mới có cơ sở để đánh giá về khả năng đáp ứng tính thời gian thực của hệ thống. Trên thực tế, ngoài các chuẩn liên quan đến các hệ thống đòi hỏi sự đáp ứng kỹ thuật khắt khe thì không có một khái niệm thời gian thực cụ thể cho các dịch vụ điện tử. Với các dịch vụ, đáp ứng thời gian là siêu thực theo nghĩa „đáp ứng càng nhanh càng tốt !‟. Tất nhiên, trong trường hợp bất khả thi (như hệ thống quá tải hoặc Offline chẳng hạn) thì dịch vụ phải có khả năng đáp ứng với những ràng buộc thời gian chặt chẽ không loại trừ việc từ chối dịch vụ và yêu cầu hỗ trợ hoặc yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ sau hay chuyển sang địa điểm khác. Các hệ thống CNTT hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng nghẽn mạng trên diện rộng đặc biệt là Internet, điển hình là khi đường cáp quang cho Châu Á bị đứt cuối năm 2006, toàn bộ lưu lượng được truyền qua vệ tinh gây nên tình trạng quá tải, các hệ thống giao dịch gần như bị tê liệt. Hay như hệ thống bán vé xem chung kết WorldCup nhanh chóng bị tê liệt khi có quá nhiều kết nối với hệ thống và rất nhiều các ví dụ khác. Trong những tình huống như vậy, việc cố gắng thực hiện giao dịch chỉ làm tốn thời gian mà không đem lại kết quả và sự từ chối dịch vụ một cách thân thiện có thể được coi là phù hợp nhất. Tuy nhiên, với hệ thống thì việc đánh giá khối lượng công việc là cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là không thể, việc xử lý khả thi nhất là việc đưa ra được những quyết định dựa trên đánh giá hiệu năng mạng và thời gian đáp ứng của hệ thống và thể hiện chúng ở các ràng buộc thời gian trong chương trình phần mềm. Trang 18 / 73 Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội Luận văn Cao học – Lê Công Đài - K12T3 2.2 Nghiên cứu tổng quan về hệ thống thanh toán ATM hiện nay tại Ngân hàng công thƣơng 2.2.1 Hệ thống máy ATM Hiện nay hệ thống ATM ở nước ta được nhập khẩu từ nhiều hãng khác nhau và ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng đều được đáp ứng theo tiêu chuẩn chung cho hệ thống thanh toán. Về mặt cấu tạo vật lý, một máy ATM tiêu chuẩn được thiết kế để hoạt động như một thiết bị tự hành, do đó yêu cầu sử dụng đơn giản nhất có thể, hạn chế tối đa các thiết kế kỹ thuật (phần cứng : 1 bàn số nhập liệu , 1 màn hiển thị, 1 khe cắm thẻ…) và đáp ứng tối đa các yêu cầu giao dịch (phần mềm dịch vụ đi kèm). 2.2.1.1 Cấu tạo Vật lý Thông thường, một máy ATM được thiết kế như sau: Hình 3: Mô hình một máy ATM tiêu chuẩn [3] Trang 19 / 73
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan