Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp quản lí nâng cao chất lượng thiết kế cho công ty cổ phần tư...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp quản lí nâng cao chất lượng thiết kế cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện thăng long

.PDF
102
6
57

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Bùi Thị Nguyệt i LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn Thạc sĩ, được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Hữu Huế, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân, đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học nhằm nâng cao chất lượng thiết kế giai đoạn thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng – Khoa Công Trình cùng các thầy, cô giáo thuộc phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học - Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii MỞ ĐẦU ..... .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài ......................................................................................3 6. Kết quả đạt được ........................................................................................................4 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ......... .................................................................................................................5 1.1 Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng ......................................5 1.1.1 Giới thiệu chung về chất lượng............................................................................5 1.1.2 Khái niệm về chất lượng ......................................................................................6 1.1.3 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng ....................................................7 1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng .......................................9 1.2.1 Quản lý chất lượng...............................................................................................9 1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng ...........................................................10 1.2.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................12 1.3 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng ...........................14 1.3.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........14 1.3.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư .......15 1.4 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở các nước tiên tiến ............20 1.4.1 Quản lý chất lượng xây dựng ở Pháp ................................................................20 1.4.2 Quản lý chất lượng xây dựng ở Hoa Kỳ ............................................................21 1.4.3 Quản lý chất lượng xây dựng ở Liên bang Nga.................................................21 1.4.4 Quản lý chất lượng xây dựng ở Trung Quốc .....................................................22 1.4.5 Quản lý chất lượng xây dựng ở Singapore ........................................................23 1.5 Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam ................23 iii 1.5.1 Thực trạng chất lượng công trình ở nước ta ...................................................... 23 1.5.2 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở nước ta ............................ 30 Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2 . CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ...................................................................................... 33 2.1 Các văn bản quy phạm liên quan đến quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng 33 2.2 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng thiết kế................................................... 38 2.3 Nội dung công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng ................ 39 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế công trình xây dựng ............... 42 2.4.1 Các nhân tố khách quan ..................................................................................... 42 2.4.2 Các nhân tố chủ quan......................................................................................... 44 2.4.3 Các nhân tố liên quan đến việc tổ chức thực hiện ............................................. 45 2.4.4 Các nhân tố liên quan đến sự trao đổi thông tin ................................................ 46 2.5 Các phương pháp quản lý chất lượng thiết kế ................................................... 46 2.5.1 Kiểm tra chất lượng (Inspection) ....................................................................... 46 2.5.2 Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control) .................................................. 46 2.5.3 Đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance) .................................................. 47 2.5.4 Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control) ...................... 48 2.5.5 Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) ............................. 48 2.5.6 Quản lý chất lượng theo ISO ............................................................................. 49 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 52 CHƯƠNG 3 . ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI THỦY ĐIỆN THĂNG LONG .......... ............................................................................................................... 53 3.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long ........................................................................................................................... 53 3.1.1 Thông tin chung ................................................................................................. 53 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty ........................................................................ 53 3.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty.................................................................................. 55 3.2 Thực trạng công tác thiết kế tại công ty trong giai đoạn 2010-2017 ................. 57 iv 3.2.1 Một số thành quả thiết kế các công trình ...........................................................57 3.2.2 Thực trạng thực hiện tư vấn thiết kế của công ty trong giai đoạn 2010 - 2017 .60 3.3 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế của Công ty......62 3.3.1 Phương pháp cho điểm theo thang điểm trước của các chỉ tiêu đánh giá .........62 3.3.2 Tìm trọng số của các chỉ tiêu đánh giá ..............................................................65 3.3.3 Công thức xác định đảm bảo chất lượng thiết kế ..............................................68 3.3.4 Phân tích kết quả ................................................................................................69 3.4 Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế ..........................70 3.4.1 Số liệu đầu vào ...................................................................................................70 3.4.2 Công tác thiết kế ................................................................................................71 3.4.3 Công tác kiểm soát chất lượng thiết kế (KCS) ..................................................71 3.4.4 Công tác lập Tổng dự toán – Dự toán công trình ..............................................72 3.4.5 Công tác thẩm tra, thẩm định thiết kế ................................................................73 3.4.6 Công tác quản lý hồ sơ, quy trình thiết kế .........................................................74 3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế cho Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long ....................................................................................75 3.5.1 Giải pháp cho số liệu đầu vào ............................................................................75 3.5.2 Giải pháp cho công tác thiết kế..........................................................................76 3.5.3 Giải pháp cho công tác kiểm soát chất lượng thiết kế (KCS) ...........................80 3.5.4 Giải pháp cho công tác lập Tổng dự toán – Dự toán công trình ........................81 3.5.6 Giải pháp cho công tác quản lý hồ sơ, quy trình thiết kế ..................................87 Kết luận chương 3 .......................................................................................................90 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .....................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................93 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp ............................................ 6 Hình 1.2 Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình......................................................... 9 Hình 1.3 Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................................ 11 Hình 1.4 Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ............................................. 14 Hình 2.1 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình ............................. 41 Hình 2.2 Mô hình quản lý theo quá trình của hệ thống................................................. 50 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty CPTVXD thủy lợi thủy điện Thăng Long .......... 55 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thực hiện thiết kế dự án đầu tư xây dựng ............................. 61 Hình 3.3 Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá................................................. 65 Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy tác giả kiến nghị ......................................................... 79 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Đánh giá tiến độ/chất lượng các dự án...........................................................61 Bảng 3.2 Danh sách thành viên nhóm chuyên gia ........................................................63 Bảng 3.3 Bảng tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................................64 Bảng 3.4 Ma trận vuông Warkentin ..............................................................................68 Bảng 3.5 Quy trình lập dự toán xây dựng công trình ....................................................83 Bảng 3.6 Quy trình kiểm ta dự toán xây dựng công trình .............................................85 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam NĐ : Nghị định TT : Thông tư NĐ-CP : Nghị định của Chỉnh phủ ban hành CĐT : Chủ đầu tư QLNN : Quản lý nhà nước TVTK : Tư vấn thiết kế QC : Kiểm soát chất lượng QA : Đảm bảo chất lượng TQC : Kiểm soát chất lượng toàn diện TQM : Quản lý chất lượng toàn diện QLCL : Quản lý chất lượng CPTVXD : Cổ phần tư vấn xây dựng TCNS : Tổ chức nhân sự KT : Kỹ thuật CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa HSMT : Hồ sơ mời thầu HSDT : Hồ sơ dự thầu BTCT : Bê tông cốt thép KTXH : Kinh tế xã hội Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp loại các ngành tạo nguồn thu hút chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế luôn có tên ngành xây dựng. Cùng với sự phát triển toàn cầu hóa, ngành xây dựng ở Việt Nam được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế khác, nên ngày càng được chú trọng đầu tư với mục tiêu hướng tới không chỉ là số lượng mà cả chất lượng ngày càng được quan tâm hơn. Công trình thủy lợi là ngành thuộc nhóm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội luôn được Nhà nước quan tâm, chú trọng và nó có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống của nhân dân. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi mỗi năm đều được xây mới, cải tạo để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Với đặc thù công trình thủy lợi có kết cấu lớn, phức tạp, cho nên ngay từ những khâu đầu tiên của dự án, công tác khảo sát, thiết kế cần phải kiểm soát tốt. Có như vậy, trong quá trình thi công công trình sẽ hạn chế được những rủi ro. Đặc biệt, hiện nay việc đầu tư nhiều dự án thuỷ lợi, thuỷ điện không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ một số điểm bất cập khi gây ra hiện tượng ngập lụt cho các địa phương ở giáp ranh và ở vùng hạ lưu, tình trạng này đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế, và đe dọa đến sự an toàn đối với người dân. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 29/07/2008, hoạt động chính trong lĩnh vực thủy lợi [1], chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành. Cạnh tranh tất yếu sẽ làm giảm giá thành dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ vững uy tín với khách hàng. Ý thức được yếu tố sống còn đến sự tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng 1 thủy lợi thủy điện Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế công trình thủy lợi nhằm nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa trong môi trường tư vấn xây dựng khốc liệt hiện nay. Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế cho Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế hiện tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long; - Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật và quản lý nhằm đảm bảo chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ứng dụng tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung luận văn nghiên cứu về quản lý chất lượng thiết kế các công trình thủy lợi. Đặc biệt là nghiên cứu về chất lượng và quy trình của hoạt động tư vấn thiết kế công trình thủy lợi trong Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long và các đơn vị tư vấn thiết kế khác nói chung. Đánh giá tổng quát cho hoạt động tư vấn thiết kế của các công trình mà công ty đảm nhận. - Phạm vi nghiên cứu: Tác giả đi vào nghiên cứu về chất lượng quy trình thiết kế, chất lượng thiết kế cho các công trình thủy lợi. Cụ thể hơn là công tác thiết kế và quản lý chất lượng thiết kế tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long. Đánh giá, phân tích các kết quả đạt được trong suốt quá trình hoạt động tư vấn thiết kế của Công ty. Đồng thời nhìn lại những tồn tại, thiếu sót trong quy trình thiết kế, chất lượng thiết kế và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thiết kế 2 và quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi từ giai đoạn lập dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và giám sát tác giả. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận cơ sở lý luận và khoa học của các hình thức, phương pháp quản lý chất lượng thiết kế. Đồng thời, nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Đề tài áp dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp ma trận vuông Warkentin, phương pháp tiếp cận thực tế, kế thừa và một số phương pháp khác. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thiết kế, vấn đề và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thiết kế, quan điểm lý luận về hiệu quả chất lượng quản lý thiết kế công trình nói chung và công trình thủy lợi nói riêng. Những nghiên cứu này ở một mức độ nhất định có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chuyên sâu về quản lý chất lượng thiết kế công trình nói chung và công trình thủy lợi - thủy điện nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ hệ thống hóa một cách ngắn gọn lý thuyết về các vấn đề cơ bản trong quản lý chất lượng thiết kế công trình, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi. Các phân tích đánh giá và giải pháp để nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi trong luận văn mang tính gợi mở và có thể sử dụng là tài liệu tham khảo đối với công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi - thủy điện Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long nói riêng và trong các đơn vị tư vấn thiết kế nói chung. 3 6. Kết quả đạt được - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long; - Đề xuất được các giải pháp về kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ứng dụng tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy điện Thăng Long. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1 Chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.1.1 Giới thiệu chung về chất lượng Thế nào là một sản phẩm có chất lượng? Đây là một đề tài luôn gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân gây ra những tranh cãi này xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng của một sản phẩm. Quan điểm theo hướng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính sản phẩm quy định tính ứng dụng sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó [2]. Quan điểm theo hướng nhà sản xuất thì chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hôi nhất định như sự phù hợp với thị trường, đảm bảo về mặt cạnh tranh, đi kèm theo các chi phí giá cả. Quan điểm theo hướng thị trường thì chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Công trình xây dựng cũng là một loại sản phẩm theo góc nhìn kinh tế. Nó cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư và đáp ứng được mong đợi của khách hàng sử dụng nó. Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau thì đều có một điểm chung duy nhất đó là sự phù hợp với yêu cầu trên các phương diện như tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm, giá cả phù hợp, thời gian, tính an toàn và độ tin cậy. Có thể mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp [2] như sau: 5 Giá cả Sản phẩm - dịch vụ Chất lượng toàn diện Thời gian Tin cậy an toàn Hình 1.1 Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp 1.1.2 Khái niệm về chất lượng Theo quan niệm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện: “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính ứng dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó”, hoặc một định nghĩa khác: “Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó”. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm/dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước chẳng hạn: “Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”. Tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization for Quality Control) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”. Theo W.E.Deming: “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận” [3]. 6 Theo J.M.Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng”, khác với định nghĩa thường dùng là “phù hợp với quy cách đề ra” [3]. Theo A.Feignbaum (nhà tư tưởng về chất lượng lỗi lạc trên thế giới): “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng” [3]. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong tiêu chuẩn thuật ngữ ISO 8402, đã đưa ra thuật ngữ được đông đảo các quốc gia chấp nhận: “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn”. Những đặc tính của sản phẩm thường được xác định bằng các chỉ tiêu, những thông số kinh tế - kỹ thuật - thẩm mỹ…có thể cân, đo, tính toán, đánh giá được. Chất lượng của sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng, cùng một giá trị sử dụng sản phẩm có thể có mức độ hữu dụng khác nhau, có mức chất lượng khác nhau. Quan niệm về chất lượng như ở trên mang tính khái quát cao, quan niệm này đã chi phối và làm thay đổi một cách cơ bản các lý thuyết về quản lý chất lượng. Nó cũng làm thay đổi hẳn cách nhận thức của mọi người trong quá trình làm thế nào để tạo ra chất lượng và thay đổi vị trí của người tiêu dùng trong các quan hệ chất lượng. 1.1.3 Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng Sản phẩm xây dựng (hay công trình xây dựng) là kết tinh của các thành quả khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu là: các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, các doanh nghiệp tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Một số những đặc điểm của sản phẩm xây dựng: 7 - Sản phẩm xây dựng là loại sản phẩm luôn được gắn liền với địa điểm xây dựng do khách hàng (chủ đầu tư) chỉ định. Do vậy các hoạt động sản xuất đều phải được huy động và tiến hành thực hiện ngay trên hiện trường. Điều này cho thấy việc thi công xây dựng sẽ bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình tại nơi sản xuất xây dựng công trình; - Một sản phẩm xây dựng có thể được hình thành bởi nhiều các phương pháp sản xuất phức tạp khác nhau, thời gian thi công kéo dài. Vị trí của sản phẩm xây dựng cũng không ổn định, có tính chất lưu động cao; - Sản phẩm xây dựng được hình thành bao gồm từ nhiều các hạng mục, tiểu hạng mục công trình mà thành. Nhiều hạng mục công trình sẽ bị che khuất ngay sau khi thi công xong để triển khai các hạng mục tiếp theo. Nên việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình phải được thực hiện theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xây dựng; - Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, được người mua (chủ đầu tư) đặt trước và giá của sản phẩm cũng được hình thành trước khi sản xuất. Trong quá trình sản xuất thực hiện luôn có sự giám sát chất lượng của chủ đầu tư và cũng thường có những thay đổi về mẫu mã, hình thức cũng như chất lượng (thiết kế) của sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và đáp ứng được các yêu cầu thực tế đề ra. Vì vậy, chất lượng sản phẩm xây dựng ngoài những đặc tính như đáp ứng mong đợi của khách hàng – chủ đầu tư, thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn thì nó còn phải đáp ứng được các yêu cầu như: - Đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hồ sơ của công trình đã quy định trong Luật xây dựng và các văn bản dưới luật, cũng như các quy trình quy phạm hiện hành; - Yêu cầu phù hợp với quy hoạch xây dựng của khu vực, phù hợp với đặc điểm tự nhiên xã hội tại địa điểm xây dựng; - Phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh tài nguyên môi trường cho địa bàn thi công công trình. 8 Như vậy, khái niệm về chất lượng công trình xây dựng có thể được hiểu: “Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng”. Chất lượng công trình xây dựng An toàn Bền vững Kỹ thuật Mỹ thuật Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Quy phạm pháp lý hợp đồng Hình 1.2 Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình 1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.2.1 Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng có thể được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng với chi phí thấp nhất. Ngày nay, quản lý chất lượng đã mở rộng tới tất cả hoạt động, từ sản xuất đến quản lý, dịch vụ trong toàn bộ chu trình sản phẩm. Điều này được thể hiện qua một số định nghĩa như sau: - “Quản lý chất lượng là xây dựng, bảo đảm và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng một cách hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm” (Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng của Nga); - “Quản lý chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật bảo đảm cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng bằng con đường hiệu quả nhất” (Chuyên gia về Quản lý chất lượng - Anh); - “Đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và 9 nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng” (Chuyên gia về Quản lý chất lượng - Mỹ); - “Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (Chuyên gia về Quản lý chất lượng - Nhật); - Theo ISO 9001:2015: “Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng” [4]. → Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp với nhau để điều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng. 1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng Khái niệm quản lý chất lượng dự án, quản lý chất lượng trong khuôn khổ quản lý dự án là hệ thống các phương pháp, phương tiện và hoạt động hướng tới việc thực hiện các yêu cầu và mong đợi của khách hàng dự án đối với chất lượng bản thân dự án. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Mặc dù công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã được tăng cường, tuy nhiên hiện nay, việc khảo sát xây dựng chưa được chú trọng, còn tồn tại nhiều công trình phải xử lý hiện trường, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, làm chậm tiến độ và phát sinh chi phí đầu tư xây dựng so với dự án được duyệt. Chất lượng hồ sơ thiết kế không đồng đều, ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị đầu tư, cũng như chất lượng công trình, nhiều dự án phải điều chỉnh thiết kế, dự toán trong quá trình thi công, làm tăng chi phí đầu tư xây dựng và giảm chất lượng công trình cũng như hiệu quả đầu tư. Đặc biệt, còn có hiện tượng chủ động tăng quy mô đầu tư vượt nhu cầu sử dụng thực tế, lựa chọn các giải pháp thiết kế không phù hợp nhằm tăng tổng mức đầu 10 tư gây thất thoát lãng phí. Bên cạnh những yếu kém trong khâu khảo sát, thiết kế thì công tác thi công ngoài hiện trường cũng còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý chất lượng, việc thi công chưa đúng hồ sơ thiết kế, thường tập trung vào phần ngầm, phần dưới mặt đất; việc nghiệm thu khối lượng và bản vẽ hoàn công đối với các phần công trình bị che lấp trước khi chuyển bước thi công chưa được thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn tại một số công trình chưa được quản lý chặt chẽ; quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng chưa được tuân thủ nghiêm túc, công tác giám sát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát có nơi còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên. Việc cố ý giảm phẩm cấp các vật liệu hoàn thiện so với hồ sơ thiết kế vẫn xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thiện và thẩm mỹ công trình. Những tồn tại, hạn chế và bất cập trên trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cần phải có các biện pháp để khắc phục, nhất là kiên quyết xử lý những sai phạm, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí đầu tư để những công trình xây dựng mang lại hiệu quả thiết thực. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một chuỗi các công việc và hành động được hệ thống nhằm hướng dẫn, theo dõi và kiểm soát công trình xây dựng để mang tới hiệu quả tốt nhất cho chất lượng công trình xây dựng. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng được mô hình hóa thông qua nội dung Nghị định Chính phủ [5] ban hành như sau: Công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng Công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng Công tác bảo hành Hình 1.3 Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng (theo NĐ 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015) Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là: 11 - Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khâu hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công,…đến giai đoạn khai thác sử dụng. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế,… - Chất lượng công trình xây dựng là một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của dự án. Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. 1.2.3 Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng Để đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố của chất lượng. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Theo tiêu chuẩn ISO 9001: quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng [4]. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, tuy nhiên về cơ bản nhằm chỉ rõ mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu. Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng chính là chất lượng của quản lý. Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo. Quản lý chất lượng công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan