Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng hưng yên...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng hưng yên

.PDF
181
983
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NHÃN LỒNG HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : kinh tÕ n«ng nghiÖp Mã số : 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. ðINH VĂN ðÃN HÀ NỘI - 2010 LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Ngày tháng năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... i LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập, rèn luyện là nhờ sự dạy dỗ ñộng viên và dìu dắt nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong Viện sau ðại học, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng gia ñình và toàn thể bạn bè. Nhân dịp này em xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành của mình ñến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo ñã chỉ dẫn, dạy dỗ cho em những kiến thức vô cùng quý giá ñể em có thể trưởng thành một cách vững vàng. Em xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn kinh tế nông nghiệp và chính sách ñặc biệt là thầy giáo, TS. ðinh Văn ðãn, nguời ñã dành nhiều thời gian, công sức chỉ bảo, tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñể em hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nhãn lồng tỉnh Hưng Yên, các Hợp tác xã Nhãn lồng Hồng Nam – Thành phố Hưng Yên và Hợp tác xã nhãn lồng Khoái Châu Huyện Khoái Châu; các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Hưng Yên ñã tiếp nhận, nhiệt tình giúp ñỡ, chỉ bảo và cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết ñể phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thiện ñề tài này. Cuối cùng là tấm lòng biết ơn sâu sắc của tôi tới cha, mẹ, chồng, con và gia ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã chia sẻ, ñộng viên, khích lệ, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày tháng năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phương Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... ii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Danh mục các chữ viết tắt v Mục lục iii Danh mục bảng vi Danh mục biểu ñồ, ñồ thị ix Danh mục sơ ñồ x 1. MỞ ðẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Cơ sở thực tiễn 3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 27 CỨU 37 3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 37 3.2 Phương pháp nghiên cứu 46 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 54 4.1.1 Lịch sử phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 54 4.1.2 Phát triển quy mô diện tích nhãn lồng ở Hưng Yên qua 3 năm 56 4.1.3 Phát triển sản xuất nhãn lồng ở Hưng Yên 57 4.1.4 Tình hình chế biến nhãn lồng Hưng Yên 67 4.1.5. Tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 69 4.1.6. Phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng ở các hộ ñiều tra 71 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... iii 93 4.1.7 Phát triển tiêu thụ nhãn lồng ở tỉnh Hưng Yên 4.1.8 Thực trạng công tác quy hoạch ở Hưng Yên 123 4.1.9. Các nhân tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 125 4.1.10 ðánh giá tiềm năng phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên 130 4.2 ðịnh hướng và giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng ở Hưng Yên 133 4.2.1 Quan ñiểm về phát triển sản xuấ và tiêu thụ nhãn lồng ở Hưng Yên 133 4.2.2 ðịnh hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng ở Hưng Yên 134 4.2.3 Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ NLHY 136 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147 5.1 Kết luận 147 5.2 Kiến nghị 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 153 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành NLHY : Nhãn lồng Hưng Yên GTSX : Giá trị sản xuất BKS : Ban kiểm soát BQ : Bình quân BQT : Ban quản trị CSCB : Cơ sở chế biến CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp ðVT : ðơn vị tính GAP : Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội ñịa EU : European Union - Liên minh châu Âu HTX : Hợp tác xã KD : Kinh doanh KH-CN : Khoa học công nghệ LðGð : Lao ñộng gia ñình Nð : Nghị ñịnh NN-PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QH : Quốc hội SD : Sử dụng SL : Sản lượng SP : Sản phẩm SX : Sản xuất TB : Trung bình TCðLCL : Tiêu chuẩn ño lường chất lượng UBND : Ủy ban nhân dân WIPO : Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... v DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng 2.1. Diện tích và sản lượng nhãn của một số nước trên thế giới 2.2. Thị trường nhập khẩu các sản phẩm nhãn chế biến từ Thái Lan năm Trang 28 1999 30 2.3: Diện tích, sản lượng nhãn của một số ñịa phương một số năm gần ñây 32 2.4. Tiềm năng xuất khẩu quả của Việt Nam 33 3.1. ðặc ñiểm thời tiết khí hậu tỉnh Hưng Yên trong mười năm (19992009) 3.2 ðất ñai phân theo công dụng kinh tế và theo huyện, thành phố tỉnh Hưng Yên năm 2009 3.3: 41 42 Một số chỉ tiêu KT – XH chủ yếu tỉnh Hưng Yên giai ñoạn 20052009 45 3.4: Số mẫu ñiều tra số liệu sơ cấp 49 4.1. Diện tích gieo trồng một số cây ăn quả chủ yếu ở Hưng Yên 56 4.2. Biến ñộng diện tích nhãn lồng ở tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 - 2009 58 4.3. Số liệu tình hình diện tích, năng suất nhãn năm 2008 và 2009 61 4.4: Cơ cấu diện tích nhãn theo giống của tỉnh Hưng Yên qua 3 năm 2007 – 2009 4.5. 63 Diện tích, năng suất, sản lượng nhãn lồng ở TP Hưng Yên và 2 huyện nghiên cứu 65 4.6. Cơ cấu giống nhãn lồng Hưng Yên ở các ñiểm nghiên cứu 66 4.7. Cơ cấu giống nhãn chia theo trà vụ ở thành phố ở Hưng Yên và hai huyện nghiên cứu năm 2009 66 4.8. Kết quả chế biến nhãn lồng giai ñoạn 2007 - 2009 ở Hưng Yên 68 4.9: Giá nhãn một số năm tại tỉnh Hưng Yên 71 4.10. Tình hình chung của các hộ ñiều tra 72 4.11. Tình hình ñầu tư trồng mới nhãn của các hộ năm 2009 ở thành phố Hưng Yên và 2 huyện Khoái Châu, Tiên Lữ. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... vi 74 4.12. Tình hình ñầu tư cho nhãn ở ñộ tuổi 1-3 tuổi năm 2009 ở TPHY và huyện Khoái Châu 75 4.13: Năng suất nhãn theo ñộ tuổi năm 2009 76 4.14: Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn theo vùng ñịa lý 78 4.15: Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn chín sớm năm 2009 81 4.16: Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn chính vụ năm 2009 82 4.17: Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn chín muộn năm 2009 83 4.18. Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn theo quy mô ở TPHY năm 2009 85 4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn theo quy mô ở huyện Khoái Châu năm 2009 4.20: 87 Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn theo quy mô ở huyện Tiên Lữ năm 2009 4.21: 88 Kết quả và hiệu quả sản xuất nhãn giữa hộ ñiển hình và các hộ khác ở huyện Khoái Châu 89 4.22. So sánh kết quả và hiệu quả trồng nhãn so với trồng táo ở TPHY 90 4.23. Ý kiến của các hộ về khó khăn trong sản xuất NLHY 92 4.24. Sử dụng sản phẩm nhãn ở các hộ ñiều tra 94 4.25. Tiêu thụ sản phẩm nhãn quả tươi ở các trà khác nhau 95 4.26. Giá bán nhãn quả tươi bình quân của hộ nông dân theo thời vụ 2009 95 4.27: Ý kiến của các hộ về khó khăn trong tiêu thụ nhãn lồng quả tươi 95 4.28: Hạch toán chi phí của người sản xuất 100 4.29: ðặc ñiểm và quy mô hoạt ñộng của tác nhân thu gom 101 4.30: Chi phí cho hoạt ñộng mua bán của tác nhân thu gom 103 4.31: ðặc ñiểm và quy mô hoạt ñộng của các chủ buôn tại ñịa phương 103 4.32: Chi phí hoạt ñộng mua bán của chủ buôn ñịa phương 104 4.33: Chi phí hoạt ñộng mua bán của chủ buôn ngoại tỉnh 105 4.34: Chi phí hoạt ñộng mua bán của người bán lẻ 107 4.35. Ý kiến của các tác nhân về khó khăn gặp phải trong quá trình buôn 4.36: bán NLHY 108 Một số ñặc ñiểm hoạt ñộng của tác nhân là chủ lò sấy 111 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... vii 4.37: Hạch toán phân bổ chi phí và lợi nhuận cho từng loại long 112 4.38. Ý kiến của các hộ về khó khăn trong chế biến long nhãn 112 4.39: Chi phí tăng thêm cho cho 1 kg nhãn bán trong hệ thống của HTX 117 4.40: Hạch toán chi phí cho phương án (1a) 118 4.41: Hạch toán chi phí cho phương án (1b) 119 4.42: Hạch toán chi phí cho phương án 2 120 4.43. Dự kiến quy hoạch vùng trồng nhãn của Hưng Yên ñến năm 2015 142 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... viii DANH MỤC BIỂU ðỒ STT Tên biểu ñồ Trang 3.1: Cơ cấu diện tích ñất tự nhiên phân theo huyện, thành phố 43 3.2: Cơ cấu DT ñất trồng cây lâu năm phân theo huyện, thành phố 43 4.1: Cơ cấu một số cây ăn quả chính năm 2009 ở Hưng Yên 4.2. Tình hình diện tích, sản lượng nhãn của tỉnh Hưng Yên từ năm 2001 – 2009 59 4.3. Năng suất nhãn của tỉnh qua các năm 2001-2009 59 4.4: Sản lượng nhãn thu hoạch và sử dụng ñể chế biến ở Hưng Yên từ năm 2007 – 2009. 68 4.5: Cơ cấu sản lượng nhãn của tỉnh Hưng Yên theo giống 70 57 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... ix DANH MỤC SƠ ðỒ TT Tên sơ ñồ Trang 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm nhãn ăn tươi 97 4.2: Kênh tiêu thụ nhãn chế biến 98 4.3: Tỷ lệ và kênh ñầu vào của người chế biến 109 4.4: Tỷ lệ và kênh ñầu ra của người chế biến 110 4.5: Kênh ñầu vào của HTX 114 4.6: Kênh ñầu ra của HTX 116 4.7 : Kênh tiêu thụ nhãn tươi hợp lý 137 4.8 : Kênh tiêu thụ nhãn chế biến hợp lý 138 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... x 1. MỞ ðẦU 1.1 Tính cấp thiết của ñề tài Trong những năm gần ñây, nền kinh tế nước ta phát triển ổn ñịnh một phần cũng bởi sự phát triển ổn ñịnh của ngành nông nghiệp vốn còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Quá trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tận dựng ưu thế và tiềm năng ñất ñai của từng vùng ñã làm cho bức tranh nền nông nghiệp có thêm những nét mới với việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh tập trung tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Sự phát triển nhu cầu tiêu dùng cũng ñồng nghĩa với ñòi hỏi cao về chất lượng, ña dạng chủng loại. Vì vậy phát triển sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm ñặc sản có chất lượng cao ñang là một trong những hướng phát triển bền vững cho nền nông nghiệp Việt Nam. Nhãn là một loại quả ñặc sản ở Việt Nam. Lịch sử trồng nhãn ñã có từ lâu ñời, khoảng 300-400 năm trước. Nhãn ñược trồng ở nhiều nơi trên ñất nước ta như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam (ñồng bằng bắc bộ)… Ở các tỉnh phía Nam như Cao Lãnh (ðồng tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng)… Song chất lượng và hương vị của nhãn ngon nhất là giống nhãn lồng Hưng Yên. Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng ñiểm ñồng bằng Bắc Bộ với lợi thế thuộc vùng phù sa sông Hồng, sông Luộc rất thích hợp cho phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhất là Nhãn Lồng Phố Hiến ñã nổi tiếng từ thế kỷ 17. Quả nhãn nơi ñây rất to, cùi dầy, trong, da láng ăn ngọt như ñường phèn hương vị dịu thơm mà không một vùng nào sánh ñược. Nhà bác học Lê Quý ðôn ñã từng mô tả: “mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi ñã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”[19]. Quả nhãn có thể dùng cho ăn tươi, làm ñồ hộp, sấy khô làm long ñều là những sản phẩm ñược người tiêu dùng ưa chuộng. Các sản phẩm từ nhãn còn ñược làm thuốc quý trong ñông y như long nhãn, hạt nhãn, vỏ quả. Long nhãn làm thuốc bổ ñiều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 1 hoảng hốt [17]. Nhãn còn là cây cung cấp nguồn mật quan trọng có giá trị dinh dưỡng, giá trị y học cao. Gỗ nhãn ñược dùng ñóng các ñồ gỗ gia dụng có ñộ bền, chất lượng thẩm mỹ khá tốt. Nhiều tài liệu cho rằng Hưng Yên là nơi xuất xứ của Nhãn Lồng nhất là Nhãn Lồng tiến vua và nổi danh khắp nước cũng nhờ cây nhãn. Nhãn ngon từ Hưng Yên ñi khắp nơi trong nước và cả nước ngoài nên có câu ca: Dù ai buôn bắc bán ñông ðố ai quên ñược Nhãn Lồng Hưng Yên Qua khảo sát ñánh giá của các cơ quan chuyên môn cho thấy trong tổng số trên 7.500 ha nhãn của Hưng Yên có 5.500 ha Nhãn Lồng ñặc sản chất lượng cao [22]. ðược mùa nhãn cả tỉnh thu ước từ 150 ñến 300 tỷ ñồng [19] nhãn ñược trồng rải rác khắp nơi trong tỉnh, nhưng Nhãn Lồng chủ yếu ñược trồng ở thành phố Hưng Yên; huyện Tiên Lữ và huyện Khoái Châu chiếm ñến 60% diện tích Nhãn Lồng cả tỉnh [23]. Hưng Yên là vùng trồng nhãn nổi tiếng và lâu ñời nhất của cả nước. Cây nhãn lồng ñã trở thành cây ăn quả ñặc sản của vùng. Tuy nhiên, phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng ở Hưng Yên còn gặp không ít khó khăn cản trở, nguyên nhân có thể kể ñến như: sản xuất nhỏ lẻ không tập trung thành vùng lớn, không ñồng bộ về giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh còn chưa ñược áp dụng hoặc áp dụng chưa ñồng bộ… dẫn tới sản phẩm thu hoạch không ñồng ñều, giảm sức cạnh tranh, ñiều này sẽ càng khó hơn khi nước ta gia nhập AFTA, WTO… Nơi ñòi hỏi cao về các tiêu chuẩn hàng hoá. ðể ñưa cây nhãn lồng trở thành cây hàng hoá có giá trị cao, cần phải có bộ giống tốt, rải vụ thu hoạch và kỹ thuật thâm canh tiên tiến ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Trước tình hình thực tế trên ñòi hỏi phải có giải pháp ñể phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong thời kỳ hội nhập là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết ñó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên”. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong những năm qua, tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm thúc ñẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên. - ðánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong thời gian qua. - ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên trong thời gian tới. 1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 ðối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn ñề kinh tế, kỹ thuật có liên quan ñến phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên. ðối tượng khảo sát của ñề tài: + Các hộ nông dân trồng nhãn lồng Hưng Yên. + Các ñơn vị (cơ sở) thu mua, sấy chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên. + Các công ty, trạm trại có liên quan ñến sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Những căn cứ lý luận, thực tiễn của những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên ở tỉnh Hưng Yên. * Phạm vi không gian: ðề tài chủ yếu nghiên cứu 3 vùng có diện tích trồng nhiều nhãn lồng trong tỉnh Hưng Yên (Thành Phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, và huyện Khoái Châu). * Phạm vi thời gian: - Số liệu ñược thu thập: Số liệu ñã công bố thu thập từ năm 2007 – 2009, số liệu mới chúng tôi tiến hành ñiều tra năm 2009, và ñề ra ñịnh hướng và giải pháp ñến 2015 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1. Về sản xuất * Sản xuất là hoạt ñộng ñặc trưng của con người và xã hội loài người, Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình ñó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác ñộng qua lại lẫn nhau, trong ñó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội [8]. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao ñộng tác ñộng vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người [8]. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con người phải ñấu tranh với thiên nhiên, tác ñộng lên những vật chất làm thay ñổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình ñộ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục ñích ñảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao ñổi trên thị trường, thường ñược sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản phẩm này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ hàng hoá cao. Phát triển kinh tế gắn với phát triển sản xuất nhãn lồng Hưng Yên là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất. 2.1.1.2. Về tiêu thụ Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 4 gian giữa một bên là người sản xuất và một bên là người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa rộng, thì coi tiêu thụ là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu mà các khâu ñó có quan hệ mật thiết với nhau ñể cùng thực hiện một mục tiêu là chuyển hàng ñược ñến người tiêu dùng. Hiểu theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (H-T). Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong sản xuất thể hiện trên các khía cạnh: - Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng ñể chuyển hàng hoá thành tiền. Sản phẩm một khi ñã ñược sản xuất, nếu không ñem ra trao ñổi, mua bán, tiêu thụ sẽ không thực hiện ñược mục tiêu của nhà sản xuất là kiếm lời. - Tiêu thụ sản phẩm là ñể thực hiện quá trình tái sản xuất. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ñể có thể ñầu tư tái sản xuất giản ñơn và mở rộng sản xuất thì lượng sản phẩm sản xuất ra cần ñược trao ñổi, mua bán trên thị trường ñể thu tiền vốn về và có phần tăng thêm ñể thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu không có tiêu thụ sản phẩm thì không thể có quá trình tái sản xuất diễn ra, sản xuất sẽ bị ñình trệ. - Tiêu thụ sản phẩm là ñể thực hiện chức năng giá trị của sản phẩm. Người sản xuất có hàng, người tiêu dùng cần giá trị sử dụng của hàng hoá. Người tiêu dùng muốn mua giá trị sử dụng của hàng hoá, còn người sản xuất muốn chuyển giá trị sử dụng của hàng hoá thành giá trị của sản phẩm. Tại mức giá xác ñịnh thì người tiêu dùng sẽ mua khối lượng hàng hoá xác ñịnh và người sản xuất cũng muốn bán giá trị sử dụng của hàng hoá. Tại mức giá và khối lượng sản phẩm ñược xác ñịnh ñó, cả người sản xuất và cả người tiêu dùng ñều thực hiện ñược mục tiêu và mong muốn ñặt ra. - Tiêu thụ sản phẩm có vai trò làm tăng giá trị gia tăng ngoại sinh ñối với sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ vẫn chưa ñủ, mà phải biết quảng bá sản phẩm trên thị trường. Người tiêu dùng từ chỗ chưa biết ñến biết, từ biết ít ñến biết nhiều về sản phẩm. Thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau mà người tiêu dùng biết rõ hơn về giá trị sử dụng của sản phẩm và khi có nhu cầu tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua sản phẩm ñó mà bỏ qua các sản phẩm cùng loại, mặc dù tính năng và giá trị sử dụng tương ñồng. Giá bán sản phẩm Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 5 thậm chí có thể cao hơn giá trị thực của nó nếu khâu tiêu thụ sản phẩm tốt. - Tiêu thụ sản phẩm còn có vai trò nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Thông qua chất lượng, giá cả sản phẩm, phương thức giao dịch, mua bán thuận tiện, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu ñáo... mà doanh nghiệp tăng thêm ñược khối lượng sản phẩm bán, lôi kéo ñược khách hàng, và mở rộng thị phần. Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng, là hoạt ñộng gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nhằm vào mục tiêu thoả mãn người tiêu dùng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong các ngành sản xuất, sản phẩm sản xuất ra rất ña dạng do vậy cần nghiên cứu thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý ñể nâng cao hiệu quả sản phẩm sản xuất ra. [1] 2.1.1.3. Một số quan ñiểm về phát triển Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ. Những năm gần ñây nhiều tác giả ñã ñưa ra những lý thuyết khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard Crellet thì “Phát triển là quá trình một xã hội ñạt ñến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ñó coi là cơ bản”. Tác giả Raaman Weitz cho rằng “Phát triển là một quá trình thay ñổi liên tục làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Với Ngân hàng Thế giới, phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính có liên quan ñến hệ thống giá trị của con người ñó là: “Sự bình ñẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân...” Tóm lại, tuy có nhiều quan ñiểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu phát triển là việc tạo ñiều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ ñâu ñều thoả mãn các nhu cầu sống của mình, ñảm bảo chất lượng cuộc sống, có môi trường sống lành mạnh, ñược hưởng các quyền cơ bản của con người và ñược ñảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực, không có chiến tranh. Nói cách khác phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các ñiều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình ñẳng về cơ hội; ñảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 6 2.1.1.4. Phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần ñầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với nội dung rất ñơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác ñộng ñến môi trường sinh thái học”. Năm 1984, ðại hội ñồng Liên hợp quốc ñã uỷ nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi ñó là Thủ tướng Na Uy quyền thành lập và làm Chủ tịch Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED), nay còn ñược biết với tên Uỷ ban Brundland. Năm 1987, hoạt ñộng của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa ñề “Tương lai của chúng ta”, ngoài ra còn ñược gọi là báo cáo Brundland. Bản báo cáo này lần ñầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, sự ñịnh nghĩa cũng như cái nhìn mới về cách hoạch ñịnh các chiến lược phát triển lâu dài. Theo Brundland: “Phát triển bền vững là phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng ñáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. ðó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên ñược tái tạo, tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự ña dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên ñối với cuộc sống của con người, ñộng vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục ñược mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn ñi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình ñẳng giữa những nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi ñây là ñiều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết ñể áp dụng khái niệm phát triển bền vững. ðể ñạt ñược phát triển bền vững cần phải ñạt ñược ñồng thời 3 ñiều kiện: - Phát triển có hiệu quả kinh tế. - Phát triển hài hoà các mặt của xã hội, trình ñộ sống của các tầng lớp dân cư. - Cải thiện môi trường sinh thái bảo ñảm phát triển lâu dài, vững chắc cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 7 Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” ñược ñề cập trong báo cáo Brundland với một nội hàm rộng, nó không chỉ là những nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, ñặc biệt là bình ñẳng xã hội. Với ý nghĩa này nó ñược xem là “Tiếng chuông” hay nói cách khác là “Tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới ñương ñại [2]. 2.1.1.5. Phát triển sản xuất và sản xuất hàng hoá là sự tất yếu của nền kinh tế thị trường Hàng hoá là sản phẩm của lao ñộng có thể thoả mãn nhu cầu nào ñó của con người và có thể dùng ñể trao ñổi với hàng hoá khác. Hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và trao ñổi hàng hoá. Sản phẩm lao ñộng mang hình thái hàng hoá khi nó trở thành ñối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình và ở dạng phi vật thể.[24] Quá trình sản xuất nhỏ ñi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hoá nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hoá mà ñỉnh cao là kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá không phải là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt trong lịch sử, mà kinh tế hàng hoá là phương thức phát triển kinh tế chung của loài người, của nhiều phương thức sản xuất là một bước tiến của lịch sử. Ngày nay nhân loại chưa biết ñến phương thức kinh tế nào tiến bộ hơn kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá có những ưu thế sau: Xét theo nấc thang tiến hoá của lịch sử phát triển các phương thức sản xuất, kinh tế hàng hoá là một hình thức phát triển của lực lượng sản xuất hơn hẳn xã hội tự cấp tự túc. ðặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá là sản xuất ñể trao ñổi thông qua mua bán, sản xuất cho người khác cho xã hội. Lao ñộng sản xuất hàng hoá mang tính xã hội cao: phân công lao ñộng xã hội phát triển thông qua mối quan hệ bình ñẳng giữa người mua và người bán. Ưu thế của kinh tế hàng hoá còn thể hiện ở chỗ ñẩy mạnh sự phân công lao ñộng xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng người, từng ñơn vị kinh tế, từng ñịa phương, từng quốc gia trong quan hệ phân công lao ñộng quốc tế. Kinh tế hàng hoá và các quy luật vận ñộng của nó làm cho năng suất, chất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 8 lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống còn ñối với mọi người sản xuất kinh doanh. Kinh tế hàng hoá thúc ñẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các ñơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật, buộc người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự ñiều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính. [12] Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan của ña số hình thái kinh tế, phản ánh trình ñộ phát triển sản xuất và phân công lao ñộng càng sâu sắc thì sản xuất hàng hoá càng phát triển, phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp. Việc duy trì hay thay ñổi về cơ cấu trong nông nghiệp không phải là mục tiêu mà là phương thức cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, mọi sự duy trì quá lâu hay thay ñổi quá nhanh cơ cấu kinh tế mà không tính ñến thay ñổi của ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ñều gây ra những thiệt hại về kinh tế. Kinh tế học ñã khẳng ñịnh: khi tồn tại nền kinh tế thị trường thì cũng tồn tại nền sản xuất hàng hoá. Vậy sản xuất hàng hoá ñó là việc sản xuất ra những sản phẩm với mục ñích ñem bán ñể thu về giá trị của nó và có giá trị thặng dư ñể tái sản xuất mở rộng. Nền kinh tế thị trường ra ñời làm nảy sinh quy luật cung - cầu trên thị trường và toàn xã hội, ñối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng cung ra các sản phẩm như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến, còn cầu của nông dân là sản phẩm công nghiệp như hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông nghiệp. Chính vì thế, nông hộ muốn thoả mãn nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng như tái sản xuất thì buộc họ phải có sản phẩm ñem bán, hiệu quả của sản xuất hàng hoá ñược ñặt lên hàng ñầu và sản xuất hàng hoá là một tất yếu. Sản xuất hàng hoá nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người nông dân càng ñược nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá trị của các nông sản phẩm, từng bước ñưa ñời sống của người nông dân tốt hơn. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là hướng ñi ñúng ñắn giúp người nông dân có thu nhập cao và ñem lại sự ổn ñịnh cho nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp ........... 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan