Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu một trườ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu một trường hợp điển cứu

.PDF
119
3
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN ĐÔNG DANH NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA MÀU – MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU Chuyên ngành : Kỹ Thuật Công Nghiệp Mã số : 60 52 01 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền ………….. Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Dương Quốc Bửu ………….. Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đinh Bá Hùng Anh ………….. Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 22 tháng 07 năm 2018. Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. TS. Đường Võ Hùng - Chủ tịch Hội đồng ………………………… 2. TS. Nguyễn Hữu Thọ - Thư ký Hội đồng ………………………… 3. PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam - Ủy viên ………………………… 4. TS. Dương Quốc Bửu - Phản biện 01 ………………………… 5. TS. Đinh Bá Hùng Anh - Phản biện 02 ………………………… Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Đông Danh MSHV: 1570334 Ngày tháng năm sinh: 07/07/1985 Nơi sinh: Nha Trang – Khánh Hòa Chuyên ngành: Kỹ Thuật Công Nghiệp Mã số: 60 52 01 17 I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu – Một trường hợp điển cứu. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Với mục đích nâng cao năng suất hiện tại của nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các nội dung thực hiện: - Xác định thực trạng nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến năng suất. - Xác định được các giải pháp cụ thể áp dụng để cải thiện, nâng cao năng suất. - Theo dõi, thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả thực hiện. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/01/2018 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2018 IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền Tp.HCM, ngày 17 tháng 06 năm 2018 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ LỜI CẢM ƠN Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu – Một trường hợp điển cứu” đã được triển khai và hoàn thành, đánh dấu sự kết thúc quá trình thực hiện mục tiêu cao học của tôi. Kết quả đạt được hôm nay có sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều từ các Thầy Cô, các bạn bè và đồng nghiệp, vì vậy tôi muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến: - Các Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - HCM, Khoa Cơ khí, Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập. - Thầy Đỗ Ngọc Hiền đã tận tình hướng dẫn, góp ý để tôi hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình học tập tại bộ môn, những kiến thức và cách truyền đạt của Thầy đã giúp tôi hoàn chỉnh tư duy, kiến thức của mình để vận dụng tốt hơn trong cuộc sống và công việc. - Các bạn cùng khóa học đã có những chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quý giá để tôi bổ sung vào nền tảng kiến thức của mình. - Ban giám đốc và các đồng nghiệp trong công ty Arirang đã hỗ trợ trong quá trình tôi thực hiện đề tài này cũng như tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành khóa học. Luận văn này chắc chắn vẫn còn thiếu xót về nội dung, phương pháp thực hiện, rất mong những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô và các bạn cùng khóa để tôi nhận thức đúng và hoàn thiện hơn. Sau cùng, kính chúc Quý Thầy Cô của Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG - HCM, Khoa Cơ khí và Bộ môn Kỹ thuật công nghiệp thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chân thành cảm ơn. TP.HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2018 Học viên Nguyễn Đông Danh TÓM TẮT Mục đích - Phân tích thực trạng và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, đề xuất các giải pháp và vận dụng các giải pháp vào việc cải thiện năng suất lao động của nhà máy sản xuất hạt nhựa màu. Phương pháp tiếp cận - Từ kết quả phân tích và nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các giải pháp đã vận dụng là sự kết hợp giữa các công cụ của quản lý và các công cụ kỹ thuật. Các công cụ quản lý được ưu tiên áp dụng trước để tái cấu trúc bộ phận, xây dựng nền tảng cơ bản về nhận thức, thái độ làm việc của nhân viên. Dựa trên nền tảng đó, các công cụ kỹ thuật đề xuất áp dụng đã được triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Các phát hiện - Nhận định được 04 nhóm nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động tại nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, đó là nhân sự; quy trình vận hành; kiểm soát, đo lường và môi trường hoạt động. Các giải pháp áp dụng đã xác định các vấn đề tồn tại cũng như các sai hỏng tiềm ẩn trong quy trình sản xuất hạt nhựa màu. Kết quả đạt được đã chứng minh mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các công cụ quản lý công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp trong việc cải thiện năng suất lao động trong nhà máy. Ý nghĩa thực tiễn - Loại bỏ các vấn đề còn tồn tại cũng như các loại lãng phí có trong quy trình sản xuất hạt nhựa màu. Cải thiện đáng kể năng suất lao động và là nền tảng cơ bản để việc cải tiến năng suất sẽ được triển khai tại các bộ phận khác trong toàn công ty. ABSTRACT Purpose - Analyze the situation and identify factors affecting the labor productivity, propose solutions and apply solutions to improve the labor productivity in the Masterbatch factory. Methodology / Approach - From the results of the analysis and identification of factors affecting the labor productivity in the Masterbatch factory, the solutions used are the combination of tools of management and technical tools. Management tools are prioritized for refactoring, building the foundation for employee awarenesses and attitudes. Based on that foundation, the proposed technical tools will be deployed more easily and effectively. Findings - Identified four groups of factors that significantly affect labor productivity in the Masterbatch factory, which are personnel; operational procedures; control, measurement and operating environment. The proposed solutions identified problems as well as potential defects in the process of producing Masterbatch. The results demonstrate a mutually supportive relationship between industrial management tools and industrial engineering tools for improving the factory labor productivity. Practical implications - Eliminate the remaining problems as well as waste types in the process of producing Masterbatch. Significant improvements in labor productivity and a fundamental foundation for productivity improvement will be implemented in other departments in the company. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhà máy sản xuất hạt nhựa màu – Một trường hợp điển cứu” là công trình nghiên cứu của tôi. Quá trình thực hiện luận văn có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, tôi trân trọng và đã gởi lời cảm ơn sâu sắc. Các giải pháp thực hiện trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn. Số liệu nêu trong luận văn là kết quả của một quá trình thực hiện nghiêm túc, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 18 tháng 06 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Đông Danh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ - BP: Bộ phận - BTP: Bán thành phẩm - Checklist: Bảng câu hỏi đánh giá - FMEA: Failure Modes and Effects Analysis - GS: Giám sát - KPI: Key Performance Indicator - NVL: Nguyên vật liệu - NV: Nhân viên - QC: Kiểm soát chất lượng - QL: Quản lý - RPN: Risk Priority Number - R&D: Nghiên cứu & Phát triển - SIPOC: Suppliers – Inputs – Process – Outputs – Customers - TP: Thành phẩm MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ......................................................... 01 1.2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................... 03 1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................... 03 1.4. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 03 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Các định nghĩa, khái niệm ..................................................................... 05 2.1.1. Năng suất ............................................................................................ 05 2.1.2. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí ......................................................... 05 2.2. Các lý thuyết liên quan .......................................................................... 06 2.2.1. Lý thuyết về năng suất ........................................................................ 06 2.2.2. Các loại lãng phí trong sản xuất .......................................................... 08 2.2.3. Các công cụ và giải pháp chính được triển khai khi thực hiện đề tài.... 09 2.3. Thực trạng và năng suất lao động tại Việt Nam...................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Phương pháp quan sát ............................................................................ 22 3.2. Phương pháp thực nghiệm khoa học ...................................................... 22 3.2.1. Giới thiệu............................................................................................ 22 3.2.2. Tính đặc trưng của phương pháp thực nghiệm khoa học ..................... 23 3.2.3. Các phương pháp thực nghiệm khoa học............................................. 23 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 4.1. Thực trạng doanh nghiệp ....................................................................... 24 4.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp và đối tượng nghiên cứu ............................... 24 4.1.2. Thực trạng hoạt động của nhà máy ..................................................... 26 4.1.3. Mục tiêu đặt ra cho năm 2017 ............................................................. 29 4.2. Các giải pháp áp dụng ............................................................................ 29 4.2.1. Tác động vào cơ cấu nhân sự bộ phận sản xuất ................................... 30 4.2.2. Vận dụng các lý thuyết tạo động lực cho nhân viên ............................ 32 4.2.3. Triển khai 3S tại nhà máy sản xuất hạt nhựa màu ............................... 35 4.2.4. Triển khai công cụ SIPOC .................................................................. 42 4.2.5. Triển khai FMEA................................................................................ 50 4.2.6. Chuẩn hóa công việc ........................................................................... 58 4.2.7. Một số công cụ khác được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài .... 65 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5.1. Sản lượng và năng suất hạt nhựa màu .................................................... 66 5.1.1. Sản lượng và năng suất trong năm 2017 .............................................. 66 5.1.2. So sánh sản lượng và năng suất của năm 2016 và năm 2017 .............. 67 5.2. Tình trạng nhân sự bộ phận sản xuất hạt nhựa màu ................................ 69 5.2.1. Biến động nhân sự năm 2017 .............................................................. 69 5.2.2. Giờ công lao động............................................................................... 70 5.3. Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị ............................................ 70 5.3.1. Máy trộn ............................................................................................. 71 5.3.2. Máy đùn ............................................................................................. 72 5.4. Các kết quả về mục tiêu chất lượng ....................................................... 73 5.4.1. Hao hụt trong quá trình sản xuất ......................................................... 73 5.4.2. Tình trạng giao hàng đúng hạn ............................................................ 73 5.4.3. Khiếu nại từ khách hàng ..................................................................... 74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận ................................................................................................. 75 6.2. Kiến nghị ............................................................................................... 76 Danh mục bảng biểu ..................................................................................... 77 Danh mục hình vẽ ......................................................................................... 78 Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 79 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành công nghiệp Nhựa là một ngành còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác tại Việt Nam như cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may…nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trưởng hàng năm từ 16-18%/năm (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), đặc biệt có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%. Điều này xuất phát từ thị trường tiêu thụ rộng lớn, các sản phẩm nhựa được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực như thực phẩm, xây dựng, viễn thông,…. Dẫn chứng có thể thấy nếu trong năm 2010, số kg nhựa sử dụng tính trên đầu người chỉ đạt 33 kg/người/năm thì năm 2015, con số này đã tăng lên 41 kg/người/năm. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng nhựa trong nước ngày một gia tăng. Tuy nhiên, con số này còn khá thấp so với khu vực và thế giới khi mà nhu cầu tiêu thụ nhựa của khu vực châu Á đạt 48,5 kg/người/năm và trung bình toàn thế giới là 69,7 kg/người/năm. Với tốc độ phát triển nhanh, ngành nhựa đang được coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa được phát huy sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Sản phẩm nhựa của Việt Nam không chỉ được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu và từng bước chiếm lĩnh thị trường của nhiều nước. Theo báo cáo phân tích ngành nhựa Việt Nam từ VCBS (Vietcombank Secutities), đến tháng 09/2016, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng 5,3% yoy (year over year), trong đó Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa luôn duy trì tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR 20% (Compounded Annual Growth rate). Sản phẩm của 2 ngành nhựa hiện đã được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi, EU, Mỹ….9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt 1.618 triệu USD (+5,3% yoy). Hiện nay Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, trong đó khoảng 84% tập trung ở miền Nam, khu vực miền Bắc với khoảng 14% doanh nghiệp hoạt động. Do đó, cạnh tranh mạnh nhất là khu vực phía Nam. Nhựa bao bì vẫn là mảng chiếm tỷ trọng cao nhất trong ngành nhựa với tỷ lệ lên đến 37,4% trong năm 2015. Ngành nhựa Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh đang nhận được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn nước ngoài. Các doanh nghiệp đến từ Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tạo nên làn sóng thâu tóm các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam, tiêu biểu như tập đoàn SCG (Thái Lan), Oji Holding Corporation (Nhật), Dongwon Systems (Hàn Quốc). Với sự phân tích và nhận định như trên, có thể khẳng định tiềm năng tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam khá lớn, vì vậy nhu cầu nguyên vật liệu và phụ gia ngành nhựa cũng lớn. Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 3,5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Polystyren (PS), Polyvinylclorua (PVC) và hàng trăm loại hóa chất phụ trợ khác nhau. Trong năm 2020, dự báo số nguyên liệu cần có để phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa khoảng 5 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp nhựa nguyên liệu và phụ gia ngành nhựa phát triển, tăng trưởng doanh số và AIC là một trong số đó. Tuy nhiên, để có đủ năng lực phục vụ thị trường nhựa ngày càng tăng trưởng, các doanh nghiệp như AIC phải có một sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn lực bao gồm cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đội ngũ nhân viên có trình độ …, liên tục cải tiến quy trình công nghệ, cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm … từ đó chứng minh cho khách hàng thấy được tiềm lực vững mạnh, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Công ty TNHH AIC là doanh nghiệp Hàn Quốc, chuyên sản xuất và kinh doanh hạt nhựa màu (Masterbatch) và các loại hạt phụ gia dùng trong ngành nhựa như CaCO3, hạt chống cháy, hạt chống UV, hạt trợ gia công …. Hiện tại AIC đang gặp vấn đề về tình trạng giao hàng; năng suất thấp hơn so với nguồn lực hiện có và không đáp ứng 3 được kỳ vọng của Ban Giám Đốc. Đây là các vấn đề cấp bách AIC cần phải nghiên cứu, phân tích và có biện pháp cải thiện để giữ được vị trí trên thị trường và là cơ sở vững chắc để có những bước tiến mạnh mẽ hơn. Trước thực tế này, học viên quyết định chọn đề tài “Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Nhà Máy Sản Xuất Hạt Nhựa Màu – Một Trường Hợp Điển Cứu” (tại công ty TNHH AIC) để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Với mục đích nâng cao năng suất hiện tại của nhà máy sản xuất hạt nhựa màu, các mục tiêu cụ thể luận văn phải đạt được bao gồm: - Xác định thực trạng của nhà máy, các vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến năng suất. - Xác định được các giải pháp cụ thể áp dụng để cải thiện, nâng cao năng suất. - Theo dõi, thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả thực hiện. 1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Giải quyết được vấn đề mấu chốt Ban Giám Đốc công ty đang quan tâm là cải thiện năng suất hiện tại tương xứng với nguồn lực hiện có. Với mục đích cải thiện năng suất, nhà máy cũng gián tiếp loại bỏ được các lãng phí liên quan đang còn tồn tại, giảm tỉ lệ sản phẩm sai hỏng, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Là nền tảng ban đầu để xây dựng văn hóa cải tiến liên tục trong toàn công ty AIC, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện vị trí trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu và phụ gia ngành nhựa. 1.4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 6 chương, nội dung cụ thể như sau: - Chương 1: Mở đầu Trình bày lý do thực hiện đề tài, mục tiêu đề tài và các ý nghĩa thực tiễn của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam Trong chương này sẽ trình bày một cách tổng quan cơ sở lý thuyết đã áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài để đạt được các mục tiêu đề ra. 4 - Chương 3: Phương pháp thực hiện Trong chương này trình bày tổng quát cách thức thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu để thu thập thông tin, số liệu nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đặt ra. - Chương 4: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và các giải pháp cải thiện Trong chương này trình bày hai vấn đề trọng tâm: Thực trạng bộ phận sản xuất, bao gồm các vấn đề nguồn lực, kết quả hoạt động kinh doanh và các mục tiêu đặt ra. Chi tiết áp dụng các giải pháp vào thực tế bộ phận sản xuất để cải thiện năng suất lao động hiện tại. - Chương 5: Kết quả thực hiện - Chương 6: Kết luận và kiến nghị 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 2.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM 2.1.1. Năng Suất Hiện nay, định nghĩa về năng suất được coi là có cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng năng suất chi nhánh Châu Âu đưa ra trong một cuộc họp tại Rome năm 1959, được các nước thừa nhận và áp dụng: “Trước hết, năng suất là một trạng thái tư duy. Đó là phong cách tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi những nổ lực không ngừng để thích ứng các hoạt động kinh tế với các điều kiện luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới; nó là niềm tin vững chắc về sự tiến bộ của nhân loại”. Năng suất phản ánh đồng thời tính hiệu lực, hiệu quả, đổi mới của quá trình và chất lượng sống ở mọi cấp độ. Năng suất trở thành công cụ quản lý và là thước đo của sự phát triển. Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí (chứ không phải là giảm đầu vào), là làm việc thông minh hơn (chứ không phải vất vả hơn), trong đó nguồn nhân lực và khả năng tư duy của lao động đóng vai trò quan trọng nhất. Tăng năng suất đồng nghĩa với việc đổi mới và cải tiến liên tục, là quan tâm nhiều hơn đến kết quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng đầu vào. 2.1.2. Việc Tạo Ra Giá Trị Và Sự Lãng Phí Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities): là các hoạt động chuyển hóa vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities): là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tư thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. 6 Lãng phí (muda - từ gốc tiếng Nhật): là một khái niệm cơ bản trong Hệ thống sản xuất Toyota – Toyota Production System (TPS). Một quá trình gia tăng giá trị bằng việc sản xuất ra các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mà khách hàng chấp nhận trả tiền. Quá trình này tiêu tốn tài nguyên và lãng phí được sinh ra khi mà tài nguyên được sử dụng lớn hơn mức cần thiết để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng thực tế cần. Quan điểm và công cụ của TPS giúp nâng cao nhận thức và đưa ra các quan điểm mới về xác định lãng phí và thông qua đó khai thác các cơ hội để giảm lãng phí. Bảy loại lãng phí trong sản xuất tinh gọn (Lean), bao gồm: Sản xuất thừa - Over Production; Khuyết tật – Defect; Tồn kho – Inventory; Vận chuyển - Transportation; Chờ đợi - Waiting; Thao tác - Motion; Xử lý thừa – Over processing. 2.2. Các Lý Thuyết Liên Quan 2.2.1. Lý Thuyết Về Năng Suất 2.2.1.1. Khái Quát Về Đo Lường Năng Suất Thực hiện cải tiến năng suất, yêu cầu đầu tiên là phải đo lường và đánh giá năng suất. Đây là cơ hội cho phép cung cấp một cơ sở dữ liệu giúp hoạch định, giám sát, đo lường và đánh giá, so sánh kết quả để có thể liên tục cải tiến. Các đặt tính của đo lường năng suất: - Tính hiệu lực: đo lường tính hiệu lực sẽ phản ánh chính xác những thay đổi trong năng suất thực tế. - Khả năng bao quát: càng tận dụng được tối đa đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ bao nhiêu, số lượng đầu vào sẽ được tính toán chính xác bấy nhiêu. - Có thể so sánh được: để so sánh chỉ số đo lường, chúng cần phải được quy về một mẫu số chung. - Tính hoàn thiện: mỗi yếu tố đầu vào phải được gắn với một phép đo. - Tính hữu ích: việc đo lường phải thiết thực và hữu ích, hướng tới một hoạt động có hiệu quả. - Khả năng tương thích: bất kỳ lúc nào có thể, cần phải chuẩn bị sẵn nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác đo lường từ những hệ thống thông tin quản lý có 7 sẵn. - Tính hiệu quả của chi phí: những lợi ích đạt được từ công tác đo lường cần phải vượt lên trên cả chi phí lẫn việc thu thập dữ liệu. Yêu cầu chung về số liệu: Cần có cùng phạm vi tính toán và số liệu của nhiều năm. Để có được các chỉ số cần phải thống kê đầy đủ, liên tục và đều đặn. 2.2.1.2. Các Hình Thức Biểu Hiện Của Năng Suất a. Mức năng suất (P): Là chỉ tiêu cơ bản để đo kết quả đầu ra được tạo ra từ một số đơn vị đầu vào, nó biểu hiện quan hệ thương số giữa đầu ra (Q) và đầu vào (T): P= Chỉ tiêu mức năng suất cho ta biết kết quả sản xuất được tạo ra từ 01 đơn vị đầu vào là bao nhiêu, cao hay thấp khi đem so sánh với kỳ trước hoặc so sánh đơn vị này với đơn vị khác. Chỉ tiêu năng suất có giá trị luôn dương (P>0). b. Mức tăng năng suất (∆P): Là mức tăng năng suất của kỳ báo cáo (P1) và mức năng suất của kỳ gốc (P0): ∆P = P1 - P0 Chỉ tiêu mức tăng năng suất nói lên mức độ tăng giảm tuyệt đối của mức năng suất kỳ báo cáo so với kỳ gốc là bao nhiêu đơn vị, chỉ tiêu này có thể >0, <0 hoặc = 0. c. Tốc độ phát triển năng suất (Ip): Hay còn gọi là chỉ số phát triển năng suất, là quan hệ thương số giữa mức năng suất kỳ báo cáo P1 và mức tăng năng suất kỳ gốc P0: Ip = Chỉ tiêu này luôn luôn dương. Tốc độ phát triển năng suất cho biết kỳ báo cáo so với kỳ gốc năng suất bằng bao nhiêu lần hoặc bằng bao nhiêu phần trăm. d. Công thức chung tính năng suất: Năng suất được định nghĩa là tỷ số đầu vào và đầu ra, được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầ à Đầ Tùy vào mục tiêu phân tích mà có thể sử dụng các yếu tố đầu ra và đầu vào khác nhau. 8 Đầu ra có thể sử dụng dưới dạng: doanh thu; giá trị gia tăng; tổng sản lượng; … Đầu vào có thể tính bằng 1 hoặc nhiều yếu tố: lao động (số lượng lao động, giờ công, tiền công); vốn; tổng đầu vào; … 2.2.2. Các Loại Lãng Phí Trong Sản Xuất Theo triết lý Sản xuất tinh gọn (Lean), có 7 loại lãng phí tồn tại trong quá trình sản xuất, bao gồm: a. Sản xuất dư thừa (Over production): Là sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại của sản phẩm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy trì một cách chủ ý kể cả trong những quy trình sản xuất được áp dụng Lean. b. Khuyết tật (Defect): Bên cạnh những khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí bán hàng, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết. c. Tồn kho (Inventory): Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. d. Di chuyển (Transportation): Là bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả, có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất. e. Chờ đợi (Waiting): Là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắt nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng được tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng tăng lên. f. Thao tác (Motion): Bất kỳ việc chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần 9 thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. g. Gia công thừa (Over processing): Là tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm. Ngoài ra, lãng phí nguồn nhân lực cũng thường được đề cập trong các lý thuyết cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhân công trực tiếp làm việc với quy trình, nắm rõ quy trình nhất cần được huấn luyện và cho phép họ được đề xuất ý kiến cải tiến quy trình. 2.2.3. Các công cụ, giải pháp chính được triển khai khi thực hiện đề tài 2.2.3.1. Nhóm công cụ về quản lý a. Lý thuyết về lãnh đạo dựa trên giá trị: Lãnh đạo dựa trên giá trị dựa trên các quan điểm về lãnh đạo phục vụ, lãnh đạo đầy tớ, được Robert K. Greenleaf đề cập trong nhiều bài viết, tác phẩm liên quan đến quản lý, giáo dục, tư vấn. Đặc trưng của mô hình lãnh đạo dựa trên giá trị là sự cam kết phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người khác. Lãnh đạo theo giá trị là phong cách lãnh đạo dựa trên nền tảng đạo đức, mục đích là vì quyền lợi của mọi người. Đặc điểm của những nhà lãnh đạo này là khả năng kết nối mọi người cùng nhìn về một hướng, vì một thế giới tốt đẹp hơn, họ đưa ra cơ sở đạo đức cho tầm nhìn đó, với mục đích là phục vụ mọi người. Các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo dựa trên giá trị (lãnh đạo phục vụ): - Lắng nghe - Cảm thông - Hàn gắn - Nhận thức - Tạo nên nhận thức - Nhìn xa trông rộng - Giữ cương vị quản lý - Cam kết với việc phát triển con người - Xây dựng cộng đồng b. Lý thuyết của William E. Deming về xây dựng tổ chức 10 Lý thuyết xây dựng tổ chức của Deming dựa trên hai quan điểm: (1) suy nghĩ từ một quan điểm chung; (2) đáp ứng mục tiêu đội nhóm, phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Trong lý thuyết này, 4 yếu tố chính có mối quan hệ mật thiết với nhau: hệ thống tổ chức; tác động của biến đổi; kiến thức và tâm lý học. Hệ thống tổ chức: Cần hiểu rõ mối quan hệ giữa tổ chức, các phòng ban, đội nhóm, biết rõ sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức, tác động của các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp … Tác động của biến đổi: Xem xét các biến đổi có thể xảy ra với đội nhóm, xoay quanh các câu hỏi: các yếu tố gây ra sự biến đổi như thế nào, có nhiệm vụ nào mất nhiều thời gian hơn dự kiến, có vấn đề gì với chất lượng hay không, tiêu chuẩn công việc có nhất quán? Kiến thức: Các bộ phận sử dụng kiến thức dưới dạng dữ liệu, xu hướng và thông tin để đưa ra các quyết định và thay đổi hiệu quả. Cách thức mà kiến thức được sử dụng phải phù hợp với mục tiêu tổng thể. Tâm lý học: Hiểu được tâm lý nhân viên, hiểu được cách mọi người hành động từ đó có các biện pháp khen thưởng, gia tăng động lực, điều hòa các mối quan hệ phòng ban, đội nhóm. c. Lý thuyết quản trị khoa học của Frederick W. Taylor Quản trị khoa học là một hệ thống lý thuyết quản trị tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cá nhân người công nhân với máy móc trong các nhà máy. Mục tiêu của các nhà quản trị theo trường phái này thông qua những quan sát, thử nghiệm trực tiếp tại xưởng máy nhằm nâng cao ngân sách lao động, hiệu quả và cắt giảm sự lãng phí. Những người sáng lập và phát triển tư tưởng quản trị này là Frederick W. Taylor, Frank và Lillian Gilbrreth, Henry L Gantt. Theo Taylor nhiệm vụ của nhà quản trị là phải xác định cho được phương pháp làm và tiêu chuẩn của công việc, đồng thời phải cung cấp cho công nhân sự kích thích bằng quyền lợi để họ gia tăng năng suất.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan