Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối liên mạc

.PDF
93
2
82

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua với sự hướng dẫn chu đáo của các thầy cô giáo đã giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết về kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng. Đó cũng là kiến thức mà tác giả đã được trang bị để phục vụ cho công việc thực tế. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn tới GS.TS. Vũ Thanh Te và PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thoi MỤC LỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN ................................1  LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN CỦA DỰ ÁN .........................................6  1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình: ................................................ 6  1.1.1. Khái niệm: .........................................................................................................6  1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình: ....................................................7  1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư xây dựng: ...................................................................8  1.1.4. Trình tự thực hiện một dự án: ...........................................................................9  1.1.5. Cơ sở pháp lý thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình: ....................10  1.2. Cơ sở pháp lý và trình tự lựa chọn các nhà thầu tư vấn của dự án: ...................10  1.2.1. Cơ sở pháp lý: .................................................................................................10  1.2.2. Trình tự lựa chọn các nhà thầu tư vấn của dự án: ...........................................11  1.3. Các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn của dự án: ....................13  1.4. Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá lựa chọn nhà thầu tư vấn: .........................13  Kết luận chương 1 .....................................................................................................14  CHƯƠNG 2: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU TƯ VẤN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI LIÊN MẠC ..........................................................................................................................15  2.1. Những lý luận cơ bản về đấu thầu: ....................................................................15  2.1.1. Khái niệm: ......................................................................................................15  2.1.2. Tính tất yếu của đấu thầu tư vấn các công trình: ............................................18  2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đấu thầu tư vấn: ...................................................22  2.1.4. Hệ thống văn bản pháp quy áp dụng trong đấu thầu tư vấn............................25  2.1.5. Những tồn tại cần khắc phục trong đấu thầu tư vấn: ......................................26  2.2. Những vấn đề liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc: ...........................................................36  2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu tư vấn:..........................................36  2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện đấu thầu: ..............................................................43  2.2.3 Những vấn đề hậu công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc liên quan đến quá trình sau này của dự án: .......50  Kết luận chương 2 .....................................................................................................52  CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN THIẾT KẾ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI LIÊN MẠC ...................................................................54  3.1 Giới thiệu về dự án và gói thầu: ..........................................................................54  3.1.1 Giới thiệu về dự án: ..........................................................................................54  3.1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu của dự án:.....................................................................55  3.1.3. Giới thiệu về gói thầu tư vấn thiết kế xây dựng cụm công trình đầu mối Liên mạc: ...........................................................................................................................58  3.1.4. Về các nội dung thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế của dự án: .......................59  3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc: .........................60  3.2.1. Đa dạng hóa các tiêu chí lựa chọn về mặt kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu: .....60  3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đấu thầu cho các thành viên trong Ban quản lý dự án: ...........................................................................................75  3.2.3. Nâng cao năng lực cho tổ chức lập hồ sơ mời thầu: .......................................76  3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: ...........................................................................77  3.3.1. Kiến nghị về phía nhà nước và các cơ quan liên quan:...................................77  3.3.2. Kiến nghị đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu: ....................................79  Kết luận chương 3 .....................................................................................................81  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................82  TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................84  DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Các giai đoạn tổ chức đấu thầu tư vấn ......................................................12  Hình 3.1 : Vị trí dự án trên bản đồ lưu vực sông Nhuệ.............................................56  Hình 3.2 : Vị trí vùng dự án trên bản đồ địa lý Hà Nội ............................................57  Hình 3.3 : Lưu vực tiêu của dự án.............................................................................58  DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2-1 : So sánh TCĐG giữa tư vấn và Xây lắp ...................................................37  Bảng 2-2: Thang điểm đánh giá chung về mặt kỹ thuật của dự án ...........................40  Bảng 3-1 : Bảng đề xuất các tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật cho gói thầu ......62  KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN TT: Thông tư QĐ: Quyết định NĐ: Nghị định QH: Quốc hội CP: Chính phủ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam BXD: Bộ Xây dựng DAĐT: Dự án đầu tư TCĐG : Tiêu chuẩn đánh giá HSMT : Hồ sơ mời thầu HSDT : Hồ sơ dự thầu HSĐT : Hồ sơ đề xuất 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước nhà, ngày càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngoài. Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các Chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án? Theo cơ chế quản lý cũ, trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao thầu, nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việc thất thoát hàng ngàn tỷ đồng và chất lượng công trình cũng không được đảm bảo. Trong tình hình hiện nay, để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể lựa chọn các nhà thầu theo các hình thức: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu thông qua các cơ chế và chính sách của nhà nước. Trong các phương thức đó phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Mặt khác trong lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế cũng đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành công của Chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu. Vậy đấu thầu là gì? Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế". - Trong đó bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. - Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu trong trường hợp đấu thầu tư vấn nhà thầu có là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu 2 thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Từ đó ta thấy thực chất của đấu thầu trong xây dựng là phải đạt được 2 yêu cầu cơ bản: Thứ nhất là dự án cần được hoàn thành trong khuôn khổ ngân sách cấp thứ hai là nó phải hoàn thành đúng tiến độ và phù hợp với các thông số kỹ thuật đã qui định. Vì vậy đấu thầu là phương pháp so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹ thuật hay tài chính) hay là sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một nhà thầu có khả năng. Từ đó sẽ chọn được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất. Dự án “Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc” cùng các công trình khác như Trạm bơm tiêu Yên nghĩa, trạm bơm Yên Thái, trạm bơm Đào Nguyên đảm bảo tiêu cho 18.652 ha đất tự nhiên của khu vực phía Tây Hà Nội, giới hạn phía Tây sông Tô Lịch và thượng lưu cống Hà Đông, thuộc lưu vực sông Nhuệ bao gồm diện tích của các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hà Đông và các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức; duy trì mực nước lớn nhất sông Nhuệ tại thượng lưu cống Hà Đông không vượt quá cao trình +4,5 m. Riêng cụm công trình đầu mối Liên Mạc phụ trách tiêu úng cho 9.200 ha với lưu lượng 170 m3/s (giai đoạn 1 là 70m3/s và giai đoạn 2 là 100m3/s) và đảm bảo cung cấp nước từ sông Hồng và hệ thống phục vụ sản xuất 40.284 ha đất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Kết hợp cải thiện môi trường sinh thái cho hệ thống sông Nhuệ, sông Tô Lịch, nâng cao chất lượng nước, kết hợp giao thông thủy và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Để có cơ sở thực hiện dự án, đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt, khắc phục sự bất cập của hệ thống tiêu hiện tại và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, khắc phục thiệt hại về kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của thủ đô Hà Nội, bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông Nhuệ ngày 19 tháng 10 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 3176/QĐ-BNN-KH cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc và dự án đã được UBND Thành phố Hà Nội phê 3 duyệt tại Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 28/02/2013. Để thực hiện việc xây dựng cụm công trình Liên Mạc theo đúng các mục tiêu đã đề ra và đảm bảo được các tiêu chí về chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, quy mô và đến giá thành xây dựng công trình thì giai đoạn thiết kế là giai đoạn quan trọng có tính quyết định đến toàn bộ các tiêu chí trên trong chu trình thực hiện của dự án. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế có năng lực đáp ứng các tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án và cho đến khi dự án được đưa vào sử dụng, vận hành. Do đó việc Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc là rất quan trọng và cần thiết. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận về công tác đấu thầu nói chung và những vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế cho dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc. 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đấu thầu xây dựng trên địa bàn Hà Nội. Đây là vùng đặc biệt quan trọng là trung tâm chính trị văn hóa của cả nước. 4 Đối tượng nghiên cứu liên quan chủ yếu đến lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình thủy lợi. Hướng tiếp cận của đề tài sẽ là: 1) Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống) Công tác đấu thầu xây dựng nằm trong sự chi phối tổng thể của hệ thống chính sách pháp luật và các qui luật chung phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trước khi đi sâu nghiên cứu cần phải xem xét từ tổng thể đến chi tiết và phạm vi hẹp nghiên cứu. 2) Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực xây dựng, kinh tế xã hội, …; các nội dung được xem xét toàn diện từ giải pháp chất lượng công trình đến các giải pháp tiến độ và an toàn xây dựng ... 3) Tiếp cận thực tế và kế thừa Đề tài sử dụng các kết quả nghiên cứu có liên quan gần đây, các chính sách mới nhất về quản lý xây dựng của các cơ quan quản lý các cấp về xây dựng công trình và kế thừa những thành tựu thực tế những năm qua. 4) Tiếp cận hiện đại Tham khảo công tác quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu, phương pháp và hình thức lựa chọn nhà thầu và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế của dự án. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề luận văn nghiên cứu là các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án để thỏa mãn các điều kiện mời thầu của bên mời thầu về mặt kinh tế - kỹ thuật đảm bảo chất lượng xây dựng công trình trong điều kiện nước ta hiện nay. 5 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, năng lực đấu thầu của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp tư vấn thiết kế nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu, tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu tư vấn thiết kế. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế nói chung và cho dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc riêng trong hoạt động đấu thầu tư vấn thiết kế. 6. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC - Tổng quan cơ sở lý luận về công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án, về tính hiệu quả để đảm bảo chất lượng công trình của dự án. - Phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc. - Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án Xây dựng cụm công trình đầu mối Liêm Mạc. 7. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương Chương 1: Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng và quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn của dự án. Chương 2: Những lý luận cơ bản về đấu thầu tư vấn và những vấn đề liên quan đến công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN CÁC NHÀ THẦU TƯ VẤN CỦA DỰ ÁN 1.1. Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng công trình: 1.1.1. Khái niệm: Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để đầu tư xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài chính… Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ… - Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành phần chính sau: + Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng. + Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của dự án. + Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các 7 bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án. + Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án. + Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định. - Và khi thực hiện một dự án đầu tư xây dựng phải đạt được các yêu cầu sau: + Thứ nhất dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; + Thứ hai dự án có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp; + Thứ ba dự án phải an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường; + Thứ tư dự án bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình: - Theo nguồn vốn: Theo nguồn vốn có thể chia dự án thành dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh; vốn huy động của doanh nghiệp và các nguồn vốn khác; dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn hỗn hợp…; - Theo luật chi phối: Dự án được chia ra thành dự án đầu tư theo Luật Đầu tư; theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI)…; - Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO, BT…; - Theo các hình thức thực hiện đầu tư: Xây dựng, mua sắm, thuế…; - Theo lĩnh vực đầu tư: Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội…; - Phân loại theo quy mô tính chất: Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân làm 3 8 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư xây dựng: Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, khai thác công trình. Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội. Dự án được phê duyệt thì các bên liên quan đến dự án phải tuân theo nội dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết. Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính, để đi đến quyết định có đầu tư hay không. Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu có tính khả thi theo 9 quan điểm của nhà tài trợ. Ngược lại khi chấp nhận đầu tư thì dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn. 1.1.4. Trình tự thực hiện một dự án: DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm: + Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư; + Nghiên cứu tính khả thi và lựa chọn phương án; + Đánh giá và quyết định. - Giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: + Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án đầu tư: + Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình; + Chạy thử và nghiệm thu sử dụng. - Giai đoạn vận hành công trình: vận hành sử dụng, khai thác công trình theo mục tiêu của dự án. Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả. 10 1.1.5. Cơ sở pháp lý thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Hiện nay Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thể Luật đất đai năm 2003; Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005, hiện nay Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 thay thế Luật đấu thầu năm 2005; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng , hiện nay Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thay thể Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; 1.2. Cơ sở pháp lý và trình tự lựa chọn các nhà thầu tư vấn của dự án: 1.2.1. Cơ sở pháp lý: 11 Luật Đấu thầu là cơ sở pháp lý quan trọng đưa các hoạt động đấu thầu mua sắm sử dụng vốn Nhà nước dần đi vào nề nếp. Luật Đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành hai Luật này đã góp phần thiết lập môi trường minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở để chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình, giúp tiết kiệm nguồn vốn có hạn của Nhà nước. Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 đã thông qua Luật Đấu thầu năm 2013, bao gồm 13 chương với 96 điều, được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu năm 2005, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Kể từ ngày 1/7/2014, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành thì Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 hết hiệu lực thi hành; và bãi bỏ Mục 1 Chương VI Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 và các văn bản pháp lý ban hành kèm theo hai luật trên cũng được bãi bỏ. Luật Đấu thầu năm 2013 được xây dựng từ những đòi hỏi cấp thiết trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, nhất thể hoá hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn Nhà nước, xóa đi những chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu. Trong thời gian tới Nhà nước sẽ ban hành các văn bản thi hành Luật Đấu thầu 2013 để Luật này phát huy tối đa ý nghĩa của nó trong lựa chọn nhà thầu. Như vậy, có thể nói Nước ta rất chú trọng công tác lựa chọn nhà thầu, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay vấn đề này lại càng được quan tâm sâu sắc hơn để việc xây dựng các công trình công tiết kiệm hơn và chất lượng hơn, tránh làm thất thoát vốn của Nhà nước và đẩy mạnh kinh tế phát triển. 1.2.2. Trình tự lựa chọn các nhà thầu tư vấn của dự án: 12 Việc lựa chọn các nhà thầu thực hiện theo trình tự đấu thầu bao gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT, Đàm phán hợp đồng, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng. Dựa trên những qui định của Nhà nước tác giả thể hiện sơ đồ trình tự lựa chọn các nhà thầu tư vấn của dự án như sau: Chuẩn bị đấu thầu Tổ chức đấu thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu Đàm phán hợp đồng Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu Thông báo kết quả đấu thầu Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng Ký kết hợp đồng Hình 1.1 Các giai đoạn tổ chức đấu thầu tư vấn Tùy thuộc vào qui mô, tính chất của từng gói thầu mà sẽ áp dụng trình tự lựa chọn nhà thầu sao cho phù hợp. Theo đó, hình thức và phương pháp lựa chọn nhà 13 thầu có ảnh hưởng tới trình tự lựa chọn. Sau đây tác giả sẽ đề cập đến phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn của một dự án. 1.3. Các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn của dự án: Về hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 hay hiện nay Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 qui định những hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Về phương thức lựa chọn nhà thầu tư vấn: Luật Đấu thầu năm 2005 cũ và nay là Luật đấu thầu năm 2013 quy định một phương thức đấu thầu, đó là: phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ khi đó nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật và đề xuất về mặt tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần, trong đó đề xuất kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. 1.4. Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá lựa chọn nhà thầu tư vấn: Để lựa chọn được nhà thầu tư vấn cần phải thực hiện đầy đủ các qui chế về lựa chọn nhà thầu của Nhà nước, một trong những qui định ấy là phải có HSMT hay HSYC trong chỉ định thầu (đối với gói thầu tư vấn trước đây theo Luật đấu thầu cũ số 61/2015/QH11 ngày 29/11/2005 là có giá trị >= 3 tỷ đồng, hiện nay theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 có giá trị >= 500 triệu đồng thì phải đấu thầu). Trong HSMT có các phần được qui định trong mẫu HSMT tư vấn ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/TT-BKH ngày 09/3/2010. Để lựa chọn nhà thầu tư vấn thông qua 3 tiêu chuẩn đánh giá gồm tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, về mặt tài chính và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Trong đó tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với các gói thầu tư vấn áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước được coi là quan trọng nhất trong các tiêu chuẩn đánh giá. * TCĐG về mặt kỹ thuật của nhà thầu: TCĐG về mặt kỹ thuật sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) để đánh giá các
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan