Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế các công trình thủy lợi tại cô...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế các công trình thủy lợi tại công ty tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nam

.PDF
114
2
136

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sỹ, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của nhà trường, các thầy giáo, cơ quan và gia đình, đó là nguồn động lực rất lớn để tác giả nỗ lực trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành Luận văn. Trước hết, tác giả xin bầy tỏ long biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Trọng Tư - hướng dẫn 1 và thầy TS Nguyễn Trung Anh - Hướng dẫn 2 đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, phòng Đào tạo đại học & Sau đại học, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo trong khoa Công trình đã động viên, giúp đỡ tác giả về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin được chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ cùng tác giả những khó khăn, động viên và giúp đỡ cho tác giả tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do còn những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và tài liệu nên trong quá trình nghiên cứu không khỏi có những thiếu xót, khiếm khuyết. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Quang Huy LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ đề tài nào trước đây. Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Quang Huy DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XDNN : Xây dựng nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân QĐ : Quyết định NĐ : Nghị định CP : Chính phủ Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BXD : Bộ Xây dựng CBCNV : Cán bộ công nhân viên KTTC : Kỹ thuật thi công SXKD : Sản xuất kinh doanh CNDA : Chủ nhiệm dự án CNTK : Chủ nhiệm thiết kế CNKS : Chủ nhiệm khảo sát BGĐ : Ban giám đốc CNV : Công nhân viên KH-KT : Kế hoạch – Kỹ thuật XDCB : Xây dựng cơ bản CTTL : Công trình thủy lợi XH : Xã hội SX-KD : Sản xuất kinh doanh CT : Công trình CL : Chất lượng XD : Xây dựng KHKT : Khoa học kỹ thuật NN : Nông nghiệp BCĐTXDCT : Báo cáo đầu tư xây dựng công trình TMĐT : Tổng mức đầu tư TKKT : Thiết kế kỹ thuật TKCS : Thiết kế cơ sở TM : Thuyết minh TDT : Tổng dự toán DT : Dự toán HD : Hướng dẫn TCN : Tiêu chuẩn ngành TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ....................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................3 1.1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................3 1.1.2. Tổng quan về chất lượng sản phẩm ............................................................4 1.1.3. Tổng quan về quản lý chất lượng sản phẩm ...............................................7 1.1.4. Các khái niệm về hoạt động xây dựng công trình thủy lợi ........................9 1.1.5. Chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế công trình.........................................9 1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................10 1.2.1. Lịch sử phát triển các văn bản QLNN về CLCTXD ở nước ta ................11 1.2.2. Nhận xét chung .........................................................................................14 1.3. Thực trạng công tác QLCL các công trình xây dựng ở Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới......................................................................................15 1.3.1. Thực trạng công tác QLCL các công trình xây dựng ở Việt Nam ...........15 1.3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở các nước trong khu vực và thế giới ....................................................................................19 Kết luận chương 1 ................................................................................................23 CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .......................................................................................................................24 2.1. Chất lượng thiết kế công trình thủy lợi .........................................................24 2.1.1. Đặc điểm công trình thủy lợi ....................................................................24 2.1.2. Các bước thiết kế công trình thủy lợi .......................................................25 2.1.3. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình thủy lợi .............................................25 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ..........26 2.2. Vai trò, ý nghĩa của quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ............30 2.2.1. Vai trò của quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi......................30 2.2.2. Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi ............32 2.3. Các bước thực hiện QLCL thiết kế trong công trình thủy lợi .......................33 2.3.1. Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình thủy lợi .........................33 2.3.2. QLCL thiết kế công trình thủy lợi đối với các cơ quan QLNN ...............34 2.3.3. QLCL thiết kế công trình thủy lợi đối với nhà thầu thiết kế ....................37 2.4. Phân tích triển khai ứng dụng vào thực tế .....................................................37 2.4.1. Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế ..................................................38 2.4.2. Tổng quan về ISO 9000 và tiêu chuẩn ISO 9001-2008 ...........................39 2.5. Những tồn tại trong quá trình QLCL thiết kế công trình thủy lợi .................41 2.6. Những sự cố CT thủy lợi do nguyên nhân QLCL thiết kế công trình ..........42 2.6.1 Tổng quan về sự cố....................................................................................42 2.6.2 Một số sự cố công trình có liên quan đến quản lý chất lượng ...................47 Kết luận chương 2 ................................................................................................50 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HÀ NAM. .....................................................51 3.1. Giới thiệu chung về Công ty tư vấn xây dựng NN& PTNT Hà Nam ...........51 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................51 3.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và mục tiêu hoạt động........................52 3.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .........................................53 3.1.4. Năng lực, kinh nghiệm của Công ty trong lĩnh vực thiết kế thủy lợi .......59 3.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh ..............................................................60 3.2. Thực trạng công tác QLCL sản phẩm tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi tại Công ty tư vấn xây dựng Nông nghiệp & PTNT Hà Nam ..............................61 3.2.1. Thực trạng về mô hình quản lý.................................................................61 3.2.2. Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng ........................................61 3.2.3. Thực trạng công tác QLCL thiết kế tại Công ty Tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam ...............................................................................................................62 3.2.4. Đánh giá công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình thủy lợi của Công ty Tư vấn XDNN&PTNT Hà Nam ...........................................................70 3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế CTTL tại Công ty Tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam...........................................73 3.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế từ mô hình quản lý. ...73 3.3.2. Tuân thủ về hành lang pháp lý và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, áp dụng các Tiêu chuẩn vào lập dự án, thiết kế các CTTL ..............................................78 3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế bằng kiểm soát quy trình thiết kế theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2008 .....................................................................79 3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vật lực ..........................96 3.3.5. Một số giải pháp khác...............................................................................98 Kết luận chương 3 ..............................................................................................101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................105 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 - Chất lượng toàn diện..................................................................................6 Hình 3.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.............................................53 Hình 3.2 - Sơ đồ tổ quy trình thiết kế hiện tại của Công ty......................................65 Hình 3.3 - Sơ đồ mô hình quản lý sau khi có giải pháp khắc phục...........................77 Hình 3.4 - Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008.......................................83 Hình 3.5 - Sơ đồ minh họa quy trình TK theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008...............90 Hình 3.6 - Sơ đồ kiểm soát thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008........................94 Hình 3.7 - Cấu trúc hệ thống tài liệu chất lượng của cơ quan...................................95 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3-1. Doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây............................................60 Bảng 3-2. Bảng kê máy móc thiết bị của Công ty....................................................64 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: MỞ ĐẦU: Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động do khủng hoẳng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng rất lớn do tình hình suy thoái kinh tế chung của thế giới. Tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng do đầu tư công giảm. Các doanh nghiệp xây dựng để tồn tại và phát triển thì phải xây dựng các chiến lược Maketing để quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng đó là các Chủ đầu tư. Cách quảng bá hình ảnh tốt nhất là không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mới có thể cạnh tranh công việc trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Công ty tư vấn XDNN & PTNT Hà Nam là một trong những doanh nghiệp đứng đầu của Tỉnh Hà Nam về hoạt động trong lĩnh vực khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, lập dự án, thiết kế kỹ thuật thi công, lập dự toán các công trình chuyên ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Giao thông, Xây dựng, Hạ tầng kỹ thuật. Công ty đã thực hiện đa số các dự án lớn về lĩnh vực trên trong tỉnh và một số dự án tại các tỉnh lân cận. Các sản phẩm của đơn vị cũng cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty vẫn còn nhiều hạn chế do sản phẩm vẫn bị sai sót nhiều dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình triển khai thi công, làm chậm tiến độ thực hiện dựa án. Mặt khác, một số công trình công ty cũng chưa đề xuất các giải pháp tối ưu nên gây lãng phí, tăng tổng mức đầu tư công trình. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hỉnh ảnh của công ty đối với các Chủ đầu tư. Đó cũng chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế các công trình thủy lợi tại công ty Tư vấn xây dựng Nông nghiệp & PTNT Hà Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Tác giả muốn dùng kiến thức trong thời gian học tập tại trường để đánh giá thực trạng nguyên nhân và nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp áp dụng hiệu quả công tác tư vấn đầu tư xây dựng vào quá trình quản lý của đơn vị 2 mình trong những năm tiếp theo. 2. Mục đích của đề tài: Là cơ sở về mặt lý luận cũng như thực tiễn để Công ty tư vấn xây dựng Nông nghiệp & PTNT Hà Nam nghiên cứu và thay đổi phương pháp quản lý để hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế công trình thủy lợi của công ty trong những năm tiếp theo. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: - Thống kê và tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về chất lượng, quản lý chất lượng và tiếp cận các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Từ các cơ sở lý luận ta áp dụng cho công tác quản lý tại Công ty cụ thể. Để thực hiện được nội dung và nhiệm vụ của đề tài tác giả luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, kinh nghiệm; tổng hợp và một số phương pháp kết hợp khác. 4. Các kết quả dự kiến đạt được: - Hệ thống và làm rõ được các yếu điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế các công trình thủy lợi tại Công ty Tư vấn XDNN&PTNT Hà Nam. - Đề xuất được các giải pháp để nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế các công trình thủy lợi tại Công ty Tư vấn XDNN&PTNT Hà Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đặt vấn đề Một đất nước muốn phát triển về kinh tế thì cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng vững chắc. Ví dụ hạ tầng giao thông thuận tiện sẽ thúc đẩy giao thương buôn bán giữa các vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi sẽ tránh những thiệt hại về thiên tai và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp .v.v.. Công trình xây dựng thủy lợi là một chuyên ngành trong công trình xây dựng, nhưng là một chuyên ngành có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội của nước ta. Từ xa xưa cha ông ta đều rất chú trọng công tác trị thủy để bảo vệ mùa màng, tài sản, tính mạng của nhân dân. Với sức người và các công cụ thô sơ không thể xây dựng được các công trình kiên cố mà chỉ xây dựng các công trình mang tính chất tạm thời, do đó lũ lụt, hạn hán gây mất mùa diễn ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Với tính chất quan trọng của lĩnh vực thủy lợi, Nhà nước ta đã rất chú trọng đầu tư xây dựng những công trình mang lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội rất to lớn, mang tầm cỡ khu vực.Với đặc thù nước ta là một đất nước phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì các công trình thủy lợi đóng góp vai trò rất lớn về công tác phòng chống lụt bão bảo vệ mùa màng tài sản của nhân dân và phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực thủy lợi nhằm đề ra giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây dựng thủy lợi và kết quả đầu tư luôn là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay ở nước ta. Để nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng các công trình xây dựng nói chung và công trình xây dựng thủy lợi nói riêng, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan QLNN đối với chủ thể tham gia hoạt động xây dựng theo từng lĩnh vực 4 thiết kế, thi công và nghiệm thu. Phân giao quyền và trách nhiệm đầy đủ, cụ thể rõ ràng cho các cơ quan quản lý nhà nước về CLCT xây dựng từ cấp TW đến địa phương. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Do đặc thù công trình thủy lợi phải tuân thủ theo hệ thống thủy lợi, theo quy hoạch chuyên ngành nên càng phải đòi hỏi sự kiểm tra gắt gao của cơ quan QLNN, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế, để tránh việc đầu tư không mang lại hiệu quả do không vận hành được dẫn đến thất thoát ngân sách của nhà nước. 1.1.2. Tổng quan về chất lượng sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luôn gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của mỗi các tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt. Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện tượng, tính chất và nó khẳng định nó chính là cái đó chứ không phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó và nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao chùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm này thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó không phù hợp với thực tế đang đòi hỏi. Một quan điểm khác về chất lượng cũng mang một tính chất trừu tượng là chất lượng theo quan điểm này được định nghĩa như là sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khai niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy nó chỉ mang một ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong 5 kinh doanh. Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart, một nhà quản lý người Mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng “chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”. Quan điểm thứ 4 về chất lượng xuất phát từ phía người sản xuất. Theo họ quan điểm này, chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm. Theo quan điểm này, chất lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trò của công nghệ trong việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao. Quan điểm này cho rằng “chất lượng là một trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất” Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại và những khuyết tật trong khái niệm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm, khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính khách quan, mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Cụ thể hơn, khái niệm về chất lượng sản phẩm này phải thực sự xuất phát từ hướng người tiêu dùng. Theo quan điểm này thì “chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng”. Có thể mô hình hoá các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau: 6 Hình 1.1- Chất lượng toàn diện 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Nhóm nhân tố khách quan: + Thị trường; + Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật; + Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước; + Điều kiện tự nhiên; + Văn minh và thói quen tiêu dùng. - Nhóm các nhân tố chủ quan: + Trình độ lao động của doanh nghiệp; + Trình độ máy móc, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng; + Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất của doanh nghiệp; + Chất lượng nguyên vật liệu; + Quan điểm lãnh đạo của doanh nghiệp. 7 1.1.3. Tổng quan về quản lý chất lượng sản phẩm 1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. - Theo GOST 15467-70: Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí. - Theo A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: Quản lý chất lượng được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng. - Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hoá có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng. - Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nôi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định những quản lý chất lượng có nghĩa là: nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. - Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa 8 quản lý chất lượng: là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động. - Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Một số thuật ngữ trong quản lý chất lượng được hiểu như sau: “Chính sách chất lượng” là toàn bộ ý đồ và định hướng về chất lượng do lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp chính thức công bố. Đây là lời tuyên bố về việc người cung cấpđịnh đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, nên tổ chức như thế nào và biện pháp để đạt được điều này. “Hoạch định chất lượng” là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống CL. “Kiểm soát chất lượng” là các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng. “Đảm bảo chất lượng” là mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu đối với chất lượng. “Hệ thống chất lượng” là bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực h iện công tác quản lý chất lượng. 1.1.3.2 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng: - Chức năng hoạch định; - Chức năng tổ chức; - Chức năng kiểm tra kiểm soát; - Chức năng kích thích; - Chức năng điều chỉnh điều hòa phối hợp; 9 1.1.4. Các khái niệm về hoạt động xây dựng công trình thủy lợi 1.1.4.1. Hoạt động xây dựng công trình thủy lợi Bao gồm lập quy hoạch thủy lợi, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, thẩm tra, thẩm định dự án, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các hoạt động khác có liên quan đến XD công trình thủy lợi . 1.1.4.2. Dự án thủy lợi Tập hợp các đề xuất liên quan đến bỏ vốn để đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi đã có để đạt được các mục tiêu đã xác định. 1.1.4.3. Công trình thủy lợi Sản phẩm được tạo thành bởi trí tuệ và sức lao động của con người cùng vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền công trình nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc hạn chế những mặt tác hại, khai thác sử dụng và phát huy những mặt có lợi của nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội. Theo luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Khi nghị định 15/2013/NĐ - CP thay thế nghị định 209/2004/NĐ – CP thì phân loại Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, Nông nghiệp & PTNT, công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong đó công trình thủy lợi thuộc loại công trình Nông nghiệp & PTNT 1.1.5. Chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế công trình - Chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản sau: Công năng sử dụng, sự tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, yếu tố thẩm mỹ, an toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và tuổi thọ công trình. - Để tạo ra một sản phẩm xây dựng chất lượng thì các chủ đầu tư cần quan tâm 10 đến một số vấn đề cơ bản liên quan đến CLCT là: + CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng xây dựng công trình. Từ khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn vận hành khai thác và kết thúc vòng đời của dự án. CLCT xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng bản vẽ thiết kế .v.v. Các yếu tố chất lượng trên phụ thuộc rất lớn về tư duy của của mỗi con người liên quan đến công việc trên; + CLCT xây dựng cũng phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, sự tuân thủ các tiêu chuẩn thi công, chất lượng của đội ngũ công nhân, kỹ sư, thiết bị tham gia thi công công trình .v.v.; - Trong các yếu tố trên thì chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế công trình mang ý nghĩ rất lớn. Một công trình mang lại hiệu quả tốt thì sản phẩm thiết kế phải có chất lượng tốt thể hiện ở các yếu tố: + Chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng là hồ sơ được thiết kế theo đúng quy chuẩn xây dựng, tuân thủ đúng các quy định về kiến trúc, quy hoạch xây dựng hiện hành; + Các bước thiết kế sau phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Sự phù hợp của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công nghệ (nếu có); Đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán. Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá. Việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định. 1.2. Cơ sở pháp lý Quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bởi các VBQPPL của nhà nước. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm này đã đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo từng giai đoạn và hướng tới sự phát triển chung của của khu vực và hội nhập Quốc tế. Nội dung thay đổi của VBQPPL 11 ngày càng thể hiện tính pháp lý rõ ràng hơn, trách nhiệm của chủ thể các ngành, các cấp đã phân cấp rõ ràng hơn. - Bản chất của QLNN về CLCT xây dựng: mang tính vĩ mô, định hướng, hỗ trợ và cưỡng chế của cơ quan công quyền. Các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về tình hình CLCT xây dựng trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ không phải là chất lượng cụ thể của từng công trình. - Nội dung QLNN về CLCT xây dựng là tổ chức xây dựng để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí chuẩn mực để làm ra sản phẩm xây dựng và đánh giá chất lượng sản phẩm cần đạt được, từ đó hướng tới việc hoàn thành công trình có chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, cưỡng chế các chủ thể thực hiện theo quy định của pháp luậtvề công tác đảm bảo CLCT xây dựng nhằm không chỉ bảo vệ lợi ích của CĐT, của các chủ thể khác mà cao hơn là bảo vệ lợi ích của cả cộngđồng. Tóm lại, cơ sở để QLCL CTXD là Luật, các nghị định và những văn bản của nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩnquốc gia và tiêu chuẩn cho công trình được cấpcóthẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ lập thiết kế công trình với quyết định phê duyệtlànhững căn cứ để thực hiện QLCL CTXD. Các văn bản đó luôn luôn đượcbổsung, cập nhật các tiến bộ xã hội và phát triển của khoa học để làm công cụchopháp luật vềHĐXD. 1.2.1. Lịch sử phát triển các văn bản QLNN về CLCTXD ở nước ta Qua các thời kỳ việc hình thành, phát triển và đổi mới, các văn bản QLNN về CLCT xây dựng ở nước ta, có thể thống kê như sau: 1.2.2.1. Trước khi có Luật xây dựng Văn bản đầu tiên về quản lý hoạt động xây dựng là nghị định số 232/NĐ-CP ngày 06/06/1981, tiếp đó là Nghị định số 385/NĐ-HĐBT ngày 07/08/1990 sửa đổi,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan