Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại trung tâm ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại trung tâm công trình đồng bằng ven biển và đê điều viện thủy công

.PDF
98
2
77

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt Tr­êng ®¹i häc thuû lîi ---------- NGUYÔN M¹NH HïNG NGHI£N CøU GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L­îng s¶n phÈm t­ vÊn thiÕt kÕ t¹i trung t©m c«ng tr×nh ®ång b»ng ven biÓn vµ ®ª ®iÒu - viÖn thñy c«ng Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý x©y dùng M· sè: 60.58.03.02 luËn v¨n th¹c sÜ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. TRÇN V¡N TH¸I Hµ néi - 2014 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé n«ng nghiÖp vµ ptnt NguyÔn m¹nh hïng Tr­êng ®¹i häc thuû lîi ---------- NguyÔn m¹nh hïng  Nghiªn cøu gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng s¶n phÈm luËn v¨n th¹c sÜ t­ vÊn thiÕt kÕ t¹i trung t©m c«ng tr×nh ®ång b»ng  luËn v¨n th¹c sÜ ven biÓn vµ ®ª ®iÒu - viÖn thñy c«ng hµ néi - 2014 Hµ néi - 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của giám đốc Trung tâm và sự đồng ý của TS. Trần Văn Thái, Phó Viện Trưởng - Viện Thủy công; Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy Lợi, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công”. Để hoàn thành luận văn này, lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thái. Là người thầy trong nghiên cứu khoa học, TS. Trần Văn Thái đã luôn tận tình, chu đáo trong hướng dẫn, gợi mở ý tưởng để tác giả thực hiện đề tài này. Tác giả cũng xin cảm ơn ban giám đốc và các nghiên cứu viên tại Trung tâm đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài. Cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng đã hướng dẫn và góp ý về những thiếu sót trong luận văn. Sau cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ở bên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù tác giả đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học còn hạn chế, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo, các anh chị học viên và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng BẢN CAM KẾT Họ và tên học viên: Nguyễn Mạnh Hùng Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công”. Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi; Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc; Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .............................................3 6. Kết quả dự kiến đạt được ........................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................4 1.1. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm [9] .............................4 1.1.1. Chất lượng sản phẩm .................................................................................4 1.1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm ....................................................................7 1.2. Quản lý chất lượng trong xây dựng..................................................................9 1.2.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................9 1.2.2. Thành phần tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng ...............11 1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng công trình xây dựng..............11 1.3. Công tác thiết kế xây dựng công trình ...........................................................12 1.3.1. Tổng quan về công tác thiết kế xây dựng công trình [8]...........................12 1.3.2. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình ....................................14 1.4. Các sự cố công trình xây dựng ........................................................................15 1.4.1. Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009 ............................15 1.4.2. Sự cố nhà máy Alumin Ajka tại Hungary năm 2010 ..............................16 1.4.3. Vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 tại Đức Cơ, Gia Lai năm 2013 ...................17 1.4.4. Vỡ đường ống nước sạch sông Đà tại Hà Nội từ 2012 đến 2014 ............17 1.4.5. Lật cầu treo Chu Va 6 tại Tam Đường, Lai Châu năm 2014...................18 1.4.6. Sự cố vỡ đập phụ của hồ Đầm Hà Động tại Quảng Ninh năm 2014 .......18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................19 CHƯƠNG 2..............................................................................................................20 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ ............................................20 2.1. Hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................................................................................................20 2.1.1. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn ..............................................20 2.1.2. Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng [2]........................................21 2.1.3. Quy định về nội dung các bước thiết kế xây dựng công trình .................21 2.1.4. Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng [3] ...........................24 2.1.5. Quy định về quản lý chất lượng thiết kế [7]..............................................27 2.1.6. Những bất cập, tồn tại của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn ...27 2.2. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn trong hoạt động thiết kế công trình xây dựng ................................................................................................31 2.2.1. Định nghĩa tiêu chuẩn, quy chuẩn trong ngành Xây dựng ......................31 2.2.2. Quy chuẩn xây dựng là pháp luật về kỹ thuật xây dựng .........................33 2.2.3. Nội dung chủ yếu của quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành xây dựng ...............34 2.2.4. Quy định về việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong xây dựng [7] 38 2.2.5. Quy định về áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài và các giải pháp khoa học tiến bộ [4]......................................................................................................39 2.3. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ..............................................................39 2.3.1. Giới thiệu chung về ISO 9001:2008 ........................................................39 2.3.2. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001: 2008 ...............................................40 2.3.3. Nội dung chính của ISO 9001: 2008 [1] ...................................................40 2.3.4. Hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 41 2.3.5. Các bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 .....41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................42 CHƯƠNG 3..............................................................................................................43 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƯ VẤN THIẾT KẾ TẠI TRUNG TÂM CÔNG TRÌNH ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN VÀ ĐÊ ĐIỀU - VIỆN THỦY CÔNG ..........................................................43 3.1. Phân tích thực trạng công tác tư vấn thiết kế và quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công .................................................................................................................43 3.1.1. Giới thiệu về Viện Thủy công [10] ............................................................43 3.1.2. Giới thiệu về Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều .....45 3.1.3. Thực trạng công tác tư vấn thiết kế tại Trung tâm ..................................48 3.1.4. Nghiên cứu hồ sơ tư vấn thiết kế .............................................................51 3.1.5. Thực trạng triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008 tại Trung tâm. ..........................................................................56 3.2. Đánh giá tổng quan về công tác tư vấn thiết kế và triển khai hệ thống quản lý chất lượng tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công .................................................................................................................57 3.2.1. Đánh giá về công tác tư vấn thiết kế........................................................58 3.2.2. Đánh giá việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng .............................60 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế bằng cách xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .........................................................61 3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự .................................61 3.3.2. Xây dựng vòng xoắn nâng cao năng lực và hoàn thiện công nghệ .........63 3.3.3. Đào tạo nhân lực chất lượng cao .............................................................68 3.3.4. Tạo động lực làm việc bằng yếu tố vật chất và tinh thần ........................70 3.4. Những giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...........................73 3.4.1. Nâng cao hiệu quả của bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm ............73 3.4.2. Xây dựng quy trình kiểm soát công tác tư vấn thiết kế ...........................75 3.4.3. Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng ................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nội dung của Đảm bảo chất lượng (QA) ....................................................8 Hình 1.2: Mô hình Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) ........................................9 Hình 1.3: Sự cố vỡ đập Z20 ......................................................................................16 Hình 1.4: Sự cố vỡ hồ chứa chất thải bùn đỏ tại Hungary ........................................16 Hình 1.5: Sự cố vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 .............................................................17 Hình 1.6: Sự cố vỡ đường ống nước sạch sông Đà...................................................17 Hình 1.7: Sự cố lật cầu treo Chu Va 6 ......................................................................18 Hình 1.8: Sự cố vỡ đập phụ của hồ Đầm Hà Động...................................................18 Hình 2.1: Tính pháp lý của quy chuẩn xây dựng ......................................................33 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Viện Thủy công .................................................................44 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều ...46 Hình 3.3: Quy trình tuyển dụng nhân sự ...................................................................62 Hình 3.4: Vòng xoắn nâng cao năng lực và hoàn thiện công nghệ...........................64 Hình 3.5: Đề xuất tháp đào tạo kỹ sư ngành công trình ............................................69 Hình 3.6: Bộ phận KCS trong sơ đồ tổ chức của Trung tâm ....................................73 Hình 3.7: Quy trình kiểm soát tư vấn thiết kế ...........................................................77 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành .......................................34 Bảng 2.2: Một số tiêu chuẩn trong thiết kế công trình thủy lợi ................................36 Bảng 3.1: Năng lực nhân sự của Trung tâm..............................................................50 Bảng 3.2: Thực trạng vật lực của Trung tâm ............................................................50 Bảng 3.3: Thống kê các lỗi trong hồ sơ tư vấn thiết kế Kè Bạc Liêu .......................52 Bảng 3.4: Thống kê các lỗi trong hồ sơ tư vấn thiết kế Cống Cái Cùng ..................53 Bảng 3.5: Thống kê các lỗi trong hồ sơ tư vấn thiết kế Cống Cầu Xe .....................55 Bảng 3.6: Danh mục tài liệu theo yêu cầu của ISO 9001:2008 ................................57 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diến giải QLCL Quản lý chất lượng CLCT Chất lượng công trình CĐT Chủ đầu tư XDCT Xây dựng công trình QCXD Quy chuẩn xây dựng TCXD Tiêu chuẩn xây dựng Trung tâm Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều TVTK Tư vấn thiết kế Viện Viện Thủy công 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống của con người. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hàng loạt các dự án xây dựng phải cắt giảm đầu tư công, đình hoãn, giãn tiến độ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất của các doanh nghiệp, công ăn việc làm của người lao động. Điều này đã dẫn tới cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty, nhà thầu xây dựng với quy mô ngày càng lớn. Chất lượng đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các nhà thầu. Chất lượng của công trình xây dựng được hình thành qua các giai đoạn thực hiện, trong đó giai đoạn chuẩn bị xây dựng và giai đoạn XDCT có ảnh hưởng đến CLCT nhiều nhất. Ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng, qua thống kê sự cố các công trình có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ. Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán. Do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng. Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều là đơn vị trực thuộc của Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. Chức năng của Trung tâm là nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng các công trình ngăn sông và đê điều để bảo vệ những vùng đất thấp khỏi ngập lụt, nhiễm mặn do nước biển dâng và điều tiết nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Một số kết quả nghiên cứu của Trung tâm đã đi vào cuộc sống, tạo công ăn việc làm ổn định cho đơn vị và mang lại doanh thu lớn. Cụm công tình ngăn sông bằng 2 Đập Trụ đỡ và Đập Xà lan được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ năm 2010. Năng lực tư vấn thiết kế của Trung tâm đã được khẳng định qua các công trình đã xây dựng như: Công trình ngăn mặn giữ ngọt Thảo Long đạt Danh hiệu Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010; Công trình cống Biện Nhị; Cống Cầu Xe,...Bước đầu Trung tâm đã xây dựng được thương hiệu trong công tác TVTK, tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng, Chủ đầu tư. Tuy nhiên cũng như các đơn vị nghiên cứu khoa học khác, trong công tác TVTK Trung tâm vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế như: Nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu, thiếu cán bộ đầu đàn, thiếu cán bộ trẻ có trình độ cao, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, các công nghệ đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa có tiêu chuẩn thiết kế, thi công cần được nghiên cứu, cải tiến để ứng dụng rộng rãi. Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công” sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề đang tồn tại trong công việc TVTK. Từ đó tìm ra các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực TVTK của Trung tâm, thực hiện đúng chủ trương, quan điểm của Viện đó là: “Đổi mới để phát triển bền vững”. 2. Mục tiêu của đề tài Tìm ra giải pháp mới và phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm TVTK tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Công tác TVTK, QLCL sản phẩm TVTK, quản trị tại Trung tâm - Phạm vi nghiên cứu: + Cơ sở lý luận liên quan đến công tác TVTK, QLCL sản phẩm TVTK; + Công tác TVTK và hệ thống QLCL tại Trung tâm; + Một số vấn đề về quản trị nhân sự tại Trung tâm 4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Nội dung của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung luận văn bao gồm: 3 Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý luận và khoa học của việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế. Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp hệ thống các văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến QLCL thiết kế xây dựng công trình; + Phương pháp điều tra khảo sát; + Phương pháp thống kê; + Phương pháp phân tích so sánh; + Phương pháp chuyên gia; + Phương pháp tổng quan; Một số phương pháp kết hợp khác. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và khoa học để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp của đề tài góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công. 6. Kết quả dự kiến đạt được Đề xuất và áp dụng được những giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế tại Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều - Viện Thủy công. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm [9] 1.1.1. Chất lượng sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm - Quan niệm chất lượng theo sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các đặc tính đó. - Theo khuynh hướng quản lý sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được thiết kế trước. Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn. - Quan niệm về chất lượng toàn diện: Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp. Từ các khái niệm trên có thể thấy rằng chất lượng chính là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau: - Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm; - Giá cả phù hợp; - Thời hạn giao hàng; - Tính an toàn và độ tin cậy. 1.1.1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm - Các thuộc tính kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm, - Các yếu tố thẩm mỹ: Phản ánh đặc trưng về sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính hiện đại. - Tuổi thọ của sản phẩm: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định. 5 - Độ tin cậy của sản phẩm: Là một trong những yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường của mình. - Độ an toàn của sản phẩm: Thuộc tính này là tất yếu và đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi thiết kế phải luôn coi là thuộc tính cơ bản không thể thiếu được của một sản phẩm. - Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm: Là một yêu cầu bắt buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm ra thị trường. - Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản, dễ sử dụng của sản phẩm và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng. - Tính kinh tế của sản phẩm: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm khi sử dụng có tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm - Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài: + Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật: Nhân tố này tạo ra thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. + Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia: Tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngược lại, cơ chế không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lượng. + Các yếu tố về văn hóa, xã hội: Chất lượng là toàn bộ những đặc tính thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng nhưng không phải tất cả mọi nhu cầu cá nhân đều được thỏa mãn. Những đặc tính chất lượng của sản phẩm chỉ thỏa mãn toàn bộ những nhu cầu cá nhân nếu không ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn hóa, xã hội của mỗi nước. + Tình hình thị trường: Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo 6 lực thu hút định hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đến hướng phát triển chất lượng sản phẩm. - Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: + Lực lượng lao động trong doanh nghiệp: Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của QLCL trong giai đoạn hiện nay. + Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp: Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. + Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp: Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, không thể có được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu. + Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Mức chất lượng đạt được trên cơ sở giảm chi phí phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Theo W.Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 7 1.1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản: QLCL là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hóa có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng. Theo Philip Crosby (Mỹ): QLCL là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phẩn của một kế hoạch hành động. Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO: QLCL là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như: Hoạch định chất lượng; Kiểm soát chất lượng; Đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng. 1.1.2.2. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng - Chức năng hoạch định: Đây là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. - Chức năng tổ chức: Bao gồm các công việc tổ chức hệ thống QLCL và tổ chức thực hiện. - Chức năng kiểm tra, kiểm soát: Là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đặt ra. - Chức năng kích thích: Thực hiện thông qua áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải thưởng quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng. - Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp: Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hàng ở mức cao hơn. 1.1.2.3. Các phương thức quản lý chất lượng 1. Kiểm tra chất lượng (Inspection): Là hình thức QLCL sớm nhất, xuất hiện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mở đầu vào những năm cuối thế kỷ XVIII. 8 Theo ISO 8402 kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét thử nghiệm hoặc định chuẩn một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự không phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chất lượng chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được sản xuất một cách bị động. Sản phẩm phù hợp quy định cũng chưa chắc đã thỏa mãn nhu cầu thị trường nếu như các quy định không phản ánh đúng nhu cầu. Để khắc phục vấn đề trên, vào những năm 1920 người ta đã bắt đầu chú trọng đến những quá trình tạo ra sản phẩm hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới tiến hành sàng lọc sản phẩm. Cũng từ đó, khái niệm kiểm soát chất lượng đã ra đời. 2. Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC): Là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Để kiểm soát chất lượng, người ta kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm, bao gồm: Con người; Phương pháp và quá trình; Cung ứng các yếu tố đầu vào; Trang thiết bị và Thông tin. 3. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA): Là mọi hoạt động có kế hoạch, có hệ thống và được khẳng định nếu cần để đem lại lòng tin thỏa đáng sản phẩm, thỏa mãn các yêu cầu đã định đối với chất lượng. Nội dung cơ bản của hoạt động đảm bảo chất lượng là xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng có hiệu lực và hiệu quả, đồng thời làm thế nào để chứng tỏ cho khách hàng biết điều đó. ®¶m b¶o chÊt l­îng chøng minh viÖc b»ng chøng vÒ kiÓm so¸t chÊt l­îng kiÓm so¸t chÊt l­îng - sæ tay chÊt l­îng - phiÕu kiÓm nghiÖm - quy tr×nh - b¸o c¸o kiÓm t¶ thö nghiÖm - quy tr×nh kü thuËt - quy ®Þnh tr×nh ®é c¸n bé - ®¸nh gi¸ cña kh¸ch hµng - hå s¬ s¶n phÈm - ..vv. - ..vv. Hình 1.1: Nội dung của Đảm bảo chất lượng (QA) 9 4. Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC): Do Feigenbaun đưa ra năm 1951, được định nghĩa là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thoả mãn nhu cầu khách hàng. ®¶m b¶o chÊt l­îng ph¹m vi kiÓm so¸t KiÓm so¸t chÊt l­îng toµn c«ng ty Chøng minh viÖc kiÓm so¸t kiÓm c¸c ®iÒu kiÖn c¬ b¶n cña qu¸ tr×nh kiÓm tra s¶n xuÊt ChÊt l­îng: so¸t chÊt l­îng - Con ng­êi - ThiÕt bÞ tqc KiÓm tra - Ph­¬ng ph¸p b»ng chøng s¶n xuÊt - VËt t­ cña viÖc kiÓm so¸t - Th«ng tin chÊt l­îng nhÊt thÓ ho¸ c¸c ho¹t ®éng chÊt l­îng cã ng­êi c¬ cÊu tæ chøc chÆt chÏ chÞu tr¸ch nhiÖm gi¸m s¸t c¸c ho¹t ®éng ®¶m b¶o chÊt sù tham gia l­îng cña mäi thµnh viªn Hình 1.2: Mô hình Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) 1.2. Quản lý chất lượng trong xây dựng 1.2.1. Các khái niệm liên quan 1.2.1.1. Công trình xây dựng [8] Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. 1.2.1.2. Chất lượng công trình xây dựng CLCT xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: Công năng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ của công trình. 10 Theo cách nhìn rộng hơn, CLCT xây dựng bao gồm cả quá trình hình thành sản phẩm xây dựng cùng với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến CLCT xây dựng là: - CLCT xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về XDCT, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát thiết kế, thi công cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ. CLCT xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư XDCT, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế,... - CLCT luôn gắn với vấn đề đảm bảo an toàn, an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng mà phải đảm bảo an toàn trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công và giám sát xây dựng công trình. Ngoài ra, CLCT xây dựng cần chú ý các vấn đề về tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư xây dựng và đảm bảo vệ sinh, an toàn môi trường. 1.2.1.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng. Hoạt động quản lý CLCT xây dựng chủ yếu là công tác giám sát và tự giám sát của CĐT và các chủ thể khác. Nói cách khác thì quản lý CLCT xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Các Bộ, Ngành có liên quan trong công tác QLCL công trình như sau: - Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về CLCT xây dựng trong phạm vi cả nước và QLCL các công trình xây dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật. - Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: + Bộ Giao thông vận tải QLCL công trình giao thông; + Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QLCL công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan