Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng của ban quản lý dự án điện hạt nhân ninh thuận

.PDF
93
22
104

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi Trương Thị Huyền Trang tác giả luận văn này xin cam đoan rằng công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, công trình này chưa được công bố lần nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Trương Thị Huyền Trang i LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sỹ Quản lý xây dựng với đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công tác lập định mức chi phí trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án xây dựng Trụ sở giao dịch Xổ số kiến thiết Lâm Đồng” được thực hiện với kiến thức lĩnh hội trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thủy Lợi. Cùng với sự cố gắng của bản thân là sự giúp đỡ động viên của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên đã cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là PGS.TS. Đồng Kim Hạnh đã truyền đạt kiến thức, đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin gởi lời cảm ơn đến các học viên chuyên ngành Quản lý xây dựng khóa 24 tại cơ sở 2, những người bạn đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình học. Xin gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong những năm tháng học tập tại trường. Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, nên luận văn được hoàn thành không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Trân trọng! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Trương Thị Huyền Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích của đề tài ...............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................3 5. Kết quả đạt được...................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THEO ĐỊNH MỨC TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .......4 1.1. Tổng quan về quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng .................................4 1.1.1. Khái niệm dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................4 1.1.2. Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng ..............................................................4 1.1.3. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng ............................................................................4 1.2. Công tác quản lý chi phí theo định mức ..............................................................5 1.2.1. Nội dung sơ bộ Tổng mức đầu tư và Tổng mức đầu tư xây dựng.........................5 1.2.2. Khái niệm và phương pháp xác định các thành phần chi phí của Tổng mức đầu tư xây dựng 6 1.3. Quản lý Tổng mức đầu tư xây dựng...................................................................14 1.3.1. Quản lý Tổng mức đầu tư xây dựng .....................................................................14 1.3.2. Trường hợp điều chỉnh Tổng mức đầu tư xây dựng ...........................................15 Kết luận chương 1 ............................................................................................................19 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...........21 2.1. Áp dụng định mức chi phí trong việc xác định chi phí xây dựng ....................21 2.1.1. Hệ thống định mức xây dựng................................................................................21 2.1.2. Phương pháp lập định mức xây dựng ..................................................................26 iii 2.1.3. Điều chỉnh các thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công khi vận dụng các định mức xây dựng công bố .............................................................................37 2.2. Phương pháp xác định đơn giá xây dựng ..........................................................38 2.2.1. Khái niệm đơn giá xây dựng công trình ...............................................................38 2.2.2. Phân loại đơn giá XDCT .......................................................................................39 2.2.3. Phương pháp lập đơn giá XDCT ..........................................................................39 2.2.4. Quản lý định mức xây dựng và giá xây dựng công trình ....................................43 2.3. Thực trạng áp dụng định mức, đơn giá vào quản lý chi phí xây dựng và những tồn tại ........................................................................................................................45 2.3.1. Những thuận lợi khi sử dụng định mức dự toán hiện hành ...............................47 2.3.2. Những khó khăn khi áp dụng định mức dự toán hiện hành vào thực tế ...........48 2.4. Áp dụng định mức đơn giá trong quản lý chi phí xây dựng ............................49 2.4.1. Phương pháp xác định Sơ bộ Tổng mức đầu tư ..................................................49 2.4.2. Phương pháp xác định Tổng mức đầu tư xây dựng ............................................52 Kết luận chương 2 ............................................................................................................57 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC VÀ DỰ TOÁN TRONG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH “XÂY DỰNG TRỤ SỞ GIAO DỊCH XỔ SỐ KIẾN THIẾT LÂM ĐỒNG” .................................59 3.1. Giới thiệu chung về công trình............................................................................59 3.1.1. Thông tin chung về dự án .....................................................................................59 3.1.2. Các điều kiện tự nhiên...........................................................................................59 3.1.3. Giải pháp kỹ thuật công trình ...............................................................................60 3.2. Điều kiện áp dụng định mức, đơn giá để xác định TMĐTXD .........................61 3.2.1. Các điều kiện cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu ...................................61 3.2.2. Phương án tổ chức thi công .................................................................................61 3.3. Đánh giá thực trạng áp dụng định mức đơn giá vào dự án cho dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng .................................................62 3.4. Xây dựng và phân tích định mức, chi phí xây dựng dự án cho dự án đầu tư xây dựng công trình Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng .................................................65 Kết luận chương 3 ..............................................................................................................80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................80 1. Kết luận ...............................................................................................................81 iv 2. Kiến nghị ...............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................83 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BXD Bộ xây dựng CĐT Chủ đầu tư CPXD Chi phí xây dựng DAĐT Dự án đầu tư DAĐTXD Dự án đầu tư xây dựng ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình XSKT Xổ số kiến thiết GPMB Giải phóng mặt bằng NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước UBND Ủy ban nhân dân QLDA Quản lý dự án TMĐTXD Tổng mức đầu tư xây dựng SVĐT Suất vốn đầu tư VĐT Vốn đầu tư VNĐ Việt Nam đồng vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung không xác định được khối lượng từ thiết kế .............................................................................................................. 23 Bảng 2.2. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung .......................................................................... 24 Bảng 2.3. Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công ............................................. 25 Bảng 2.4. Định mức thu nhập chịu thuế tính trước ................................................................ 26 Bảng 2.5. Phân loại đơn giá xây dựng công trình.................................................................. 39 Bảng 3.1. Bảng dự toán (theo định mức nhà nước) ................................................................... 67 Bảng 3.2. Bảng phân tích vật tư (theo định mức nhà nước)…… .................................................... 67 Bảng 3.3: Bảng phân tích vật tư điều chỉnh ………………………………………… ....................... 69 Bảng 3.4: Bảng dự toán điều chỉnh…………………………………………………… ....................... 70 Bảng 3.5: Bảng dự toán………………………………………………………………… ..................... 72 Bảng 3.6: Bảng phân tích vật tư………………………………………………… ............................... 73 Bảng 3.7: Bảng giá trị vật tư……………...................................................... ................................... 76 Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kinh phí……….................................................... .................................... 77 Bảng 3.9: Bảng dự toán (theo thực tế)……………………………………………… ......................... 78 Bảng 3.10: Bảng phân tích vật tư (theo thực tế)………………………………………… ................. 78 Bảng 3.11: Bảng giá trị vật tư (theo thực tế)………………………………………… ....................... 79 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp kinh phí (theo thực tế)…… ………………....... ..................................... 79 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng được đánh giá là một trong các ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với nền kinh tế Việt Nam tính theo giá trị chi phí, lượng lao động sử dụng và tỉ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm trong nước của nền kinh tế quốc dân. Đất nước ngày một phát triển, nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao và nhu cầu nhà ở cũng tăng lên đáng kể, nhu cầu này ở các thành phố lớn đòi hỏi cao hơn. Sản phẩm xây dựng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau, và vốn dùng trong ngành xây dựng cũng rất lớn. Việc sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả là mục tiêu của ngành xây dựng và của toàn xã hội. Hiện nay ngành xây dựng đã đạt được những kết quả quan trọng. Các dự án xây dựng ngày càng nhiều và tăng lên nhanh chóng trên cả nước và tập trung nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế bền vững và tốc độ phát triển ngày càng cao của đất nước thì trong quá trình tiến hành xây dựng các công trình không những cần phải đảm bảo chất lượng mà còn phải tiết kiệm tối đa chi phí. Vì vậy, việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí xây dựng và áp dụng các biện pháp giảm thiếu chi phí xây dựng cần được xem xét kỹ lưỡng. Trong đó, việc áp dụng định mức chi phí trong công tác quản lý chi phí xây dựng cho các công trình ở Việt Nam mà đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hiện nay mặc dù là một vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, cần nghiên cứu việc áp dụng định mức chi phí trong công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác này. Từ các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công tác lập định mức chi phí trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án xây dựng Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng” để nghiên cứu. Các kết quả của luận văn sẽ chỉ ra thực trạng và các vấn đề hiện nay trong công tác áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, từ đó nghiên cứu 1 đề xuất giải pháp để khắc phục. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại thành phố. Đề tài luận văn không chỉ dừng ở việc nghiên cứu áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn hướng tới việc ứng dụng định mức và dự toán trong xác định chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình: Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng. Xét thấy Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước và lớn nhất miền Nam. Đây cũng là nơi hội tụ được các yếu tố cần thiết cho các nhà đầu tư có đủ năng lực phát huy nội lực vốn có của mình, nhằm thúc đẩy sự phát triển cho đất nước nói chung và lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng. Từ đó công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Lâm Đồng nhận thấy công ty có đủ năng lực điều kiện để mở rộng và phát triển. Đồng thời khi xây dựng trụ sở làm việc tại đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao dịch trong kinh doanh, góp phần trong việc kiến thiết phát triển cho xã hội và doanh nghiệp, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho địa phương. Từ lợi thế của ví trí khu đất, mang tính chiến lược và sự thuận lợi liên kết với các vùng kinh tế lân cận về lâu dài dự án này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu phát triển của công ty. Do đó, việc đầu tư xây dựng dự án Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng khu vực Đông Nam Bộ là rất cần thiết phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển chung của địa phương, của cả nước. Góp phần tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, một hình thể kiến trúc hài hòa hiện đại xứng đáng trở thành một nơi giao thương, dịch vụ của thành phố và công ty. Để việc sử dụng chi phí xây dựng dự án tiết kiệm đạt hiệu quả cao tránh lãng phí và thất thoát vốn,…thì vấn đề quản lý chi phí xây dựng dự án là một vấn đề quan trọng cần xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, việc đề xuất các giải pháp để nâng cao quản lý chi phí, giúp Ban quản lý có thể quản lý tốt các chi phí xây dựng trong quá trình chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện các dự án là điều rất cần thiết. 2. Mục đích của đề tài Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý định mức chi phí và ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hoàn thiện công tác lập định mức chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình: “Xây dựng Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu áp dụng định mức chi phí trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình: “Xây dựng Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng”. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, và đang được sử dụng phổ biến như phương pháp kế thừa; phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phân tích tổng hợp; phương pháp đối chiếu văn bản pháp quy; phương pháp đánh giá; phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp có kết hợp phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề cụ thể của luận văn. 5. Kết quả đạt được Danh mục các nguyên nhân ảnh hưởng tới chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Hệ thống cơ sở khoa học về định mức chi phí và quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Các kết luận thực trạng về áp dụng định mức chi phí trong công tác quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng công. Các giải pháp áp dụng định mức chi phí trong công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình và áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình “Xây dựng Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng”. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ THEO ĐỊNH MỨC TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Tổng quan về quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (theo Khoản 07 điều 04 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11).[1] Dự án đầu tư xây dựng: Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014: “DAĐTXD công trình là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn và chi phí xác định. DAĐTXD công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”.[2] 1.1.2. Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng Chi phí đầu tư xây dựng công trình theo dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình có chi phí riêng được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. 1.1.3. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng Theo Điều 03 Nghị định 59/2015/NĐ-CP: “Chi phí cho dự án ĐTXDCT phải được tính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án” và “Việc quản lý chi phí dự 4 án ĐTXDCT có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”. Quy định quan trọng nhất là Nghị định 32/2015/NĐ-CP, và Thông tư 06/2016/TT-BXD trong đó quy định việc quản lý các hoạt động có liên quan đến quá trình hình thành chi phí trong dự án đầu tư xây dựng.[3] [4] [5] 1.2. Công tác quản lý chi phí theo định mức 1.2.1. Nội dung sơ bộ Tổng mức đầu tư và Tổng mức đầu tư xây dựng Nội dung sơ bộ Tổng mức đầu tư và Tổng mức đầu tư xây dựng được quy định trong Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau: Sơ bộ TMĐTXD là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Sơ bộ TMĐTXD của dự án được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và SVĐT hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện có điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác. TMĐTXD là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung TMĐTXD gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. TMĐTXD được xác định theo một trong các phương pháp: theo khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án; theo SVĐT xây dựng công trình; theo dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện, hoặc có thể xác định TMĐTXD bằng cách kết hợp các phương pháp trên. TMĐTXD là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn phương án đầu tư; là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình. 5 1.2.2. Khái niệm và phương pháp xác định các thành phần chi phí của Tổng mức đầu tư xây dựng 1.2.2.1. Khái niệm của các thành phần chi phí trong Tổng mức đầu tư xây dựng Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong TMĐTXD quy định tại Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 06/2016/TT-BXD như sau:  Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác.  Chi phí xây dựng Chi phí xây dựng là toàn bộ chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các bộ phận kết cấu kiến trúc để tạo nên điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất hoặc sử dụng công trình đó (giáo trình dự toán xây dựng cơ bản – Bộ Xây dựng). Chi phí xây dựng gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công.  Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị là toàn bộ những chi phí cho công tác lắp ráp thiết bị máy móc vào vị trí thiết kế trong dây chuyền sản xuất kể cả công trình đưa vào chuẩn bị chạy thử (giáo trình dự toán xây dựng cơ bản – Bộ Xây dựng) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác.  Chi phí quản lý dự án 6 Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, bao gồm các chi phí: - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; - Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; - Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; - Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư; - Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; - Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; - Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; - Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình; - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; - Lập mới hoặc Điều chỉnh định mức xây dựng của công trình; - Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; - Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành; 7 - Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; - Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; - Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; - Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo; - Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng; - Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); - Thực hiện các công việc quản lý khác.  Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng; - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; 8 - Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án; - Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; - Thiết kế xây dựng công trình; - Thẩm tra TMĐTXD, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng; - Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; - Thẩm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông; - Ứng dụng hệ thống thông tin công trình; - Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ TMĐTXD (nếu có), TMĐTXD, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, định mức xây dựng và giá xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác; - Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); - Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; - Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của Chủ đầu tư (nếu có); - Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình; 9 - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); - Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường; - Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Thực hiện các công việc tư vấn khác.  Chi phí khác Chi phí khác để thực hiện các công việc gồm: - Rà phá bom mìn, vật nổ; - Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; - Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm Mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); - Các Khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; - Hạng Mục chung gồm các Khoản Mục chi phí tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Thông tư 06/2016/TT-BXD; - Các chi phí thực hiện các công việc khác.  Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát 10 sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. - Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. - Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm), kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. 1.2.2.2. Phương pháp xác định các thành phần chi phí của Tổng mức đầu tư xây dựng TMĐTXD được xác định theo một trong các phương pháp sau: a. Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án. Trong đó: - Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách của nhà nước có liên quan; - Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng tổng hợp tương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu của bộ phận công trình được đo bóc, tính toán và một số chi phí có liên quan khác dự tính; - Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở số lượng, loại thiết bị hoặc hệ thống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn, giá mua sắm phù hợp với giá thị trường và các chi phí khác có liên quan; - Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các nội dung và được xác định theo quy định tại Điều 23 và 25 Nghị định 32/2015/NĐ-CP; - Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng dự toán hoặc ước tính hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu các dự án tương tự đã thực hiện; 11 - Chi phí dự phòng cho công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) của tổng các thành phần chi phí đã xác định nêu trên. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. Đối với dự án ĐTXDCT Trụ sở giao dịch XSKT Lâm Đồng, trong giai đoạn lập dự án và đã có bản vẽ thiết kế cơ sở: dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở sẽ đo bóc tiên lượng (bóc theo khối lượng công tác xây dựng và hạng mục công trình). Phần thiết bị Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị báo giá. Theo đó, xác định được chi phí xây dựng gồm: xây dựng khối nhà làm việc, chi phí tháo dỡ công trình cũ, biện pháp thi công cọc, chi phí xây dựng hệ thống cấp thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy,… Chi phí thiết bị: gồm chi phí thiết bị nội thất, chi phí lắp đặt thang máy, chi phí lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện,… Các thành phần chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác và chi phí dự phòng xác định theo các thông tư nghị định hiện hành. b. Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình TMĐTXD được xác định trên cơ sở khối lượng, diện tích, công suất hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế cơ sở và suất vốn đầu tư tương ứng với công bố phù hợp với loại và cấp công trình, thời điểm lập Tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình và các loại chi phí khác phù hợp yêu cầu cụ thể của dự án. Giả thiết xác định TMĐTXD công trình văn phòng có quy mô 05 tầng, diện tích sàn là 4440,22 m2 tại quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện dự án là 03 năm. Với công trình văn phòng có quy mô 05 tầng, suất đầu tư theo Quyết định 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng là 5,5 triệu đồng/m2. Do đó, ta có thể ước tính chi phí xây dựng. Các khoản mục chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác áp dụng phương pháp tính dự toán và tham khảo tỷ lệ định mức trong các công bố của cơ quan Nhà nước, ta dự trù được TMĐTXD của dự án vào khoảng 27,6 tỷ đồng. c. Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện 12 TMĐTXD được xác định trên cơ sở quy mô diện tích sàn xây dựng, công suất, hoặc năng lực phục vụ theo thiết kế của công trình, bộ phận kết cấu công trình và dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền công nghệ (đối với công trình sản xuất) hoặc năng lực phục vụ. Các dữ liệu về chi phí sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập Tổng mức đầu tư, khu vực đầu tư xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình. Giả thiết cần xác định chi phí xây dựng trong TMĐTXD của DAĐTXD Bệnh viện Hùng Vương Giai đoạn 2 bằng cách xác định từ dự án tương tự đã thực hiện là Dự án Khu kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản 191 Nguyễn Thị Minh Khai (Theo Quyết định 03/SXD-TĐDA ngày 13/1/2011 của Sở Xây dựng). Tiến hành so sánh tương quan về quy mô và tính chất giữa 2 dự án, ta xác định được chi phí xây dựng là 229.502.821.369 đồng. d. Phương pháp kết hợp 3 phương pháp trên Đối với các dự án có nhiều công trình, tuỳ theo điều kiện, yêu cầu cụ thể của dự án và nguồn dữ liệu, có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định TMĐTXD của dự án ĐTXDCT. Riêng đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thành phần dự toán xây dựng công trình thuộc TMĐTXD được xác định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 32/2015/NĐ-CP.  Phân tích mức độ áp dụng của các phương pháp Việc quyết định áp dụng phương pháp nào để xác định TMĐTXD của dự án ĐTXDCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như các yếu tố chủ quan của người lập dự án. Ví dụ như mức độ chính xác và tin cậy của nguồn số liệu thu thập, số liệu thu thập được là số liệu tổng hợp hay chi tiết, kinh nghiệm của người tính toán đều là những yếu tố ảnh hưởng đến TMĐTXD của dự án. Việc ước tính TMĐTXD ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xác định TMĐTXD cũng như mức độ chính xác của TMĐTXD. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan