Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi tại chi cục thủy lợi tỉnh bắc giang

.PDF
124
8
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI THÂN THẾ HƯNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CHI CỤC THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI THÂN THẾ HƯNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CHI CỤC THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS TRẦN VĂN TOẢN HÀ NỘI, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và hướng dẫn của TS. Trần Văn Toản. Các thông tin, số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này phản ánh trung thực, không sao chép của bất kỳ đề tài của ai và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tôi tham khảo từ các nguồn khác nhau đều được trích dẫn và chú thích nguồn gốc đúng quy định. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những nội dung nghiên cứu của mình! Tác giả luận văn Thân Thế Hưng i LỜI CÁM ƠN Dưới sự hướng dẫn tận tình, khoa học của giảng viên hướng dẫn TS. Trần Văn Toản và sự nỗ lực, cố gắng nghiên cứu của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang”. Luận văn được hoàn thành một cách hoàn chỉnh là nhờ có sự hỗ trợ và giúp đỡ của các thầy, cô trong Trường đại học Thủy lợi, gia đình và các anh chị em, các bạn bè đồng nghiệp. Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn gia đình và người thân đã luôn ở bên động viên, khích lệ và giúp đỡ để tác giả hoàn thành chương trình học tập tại Trường Đại học Thủy lợi. Đồng thời, tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi và truyền đạt kiến thức cho tác giả trong thời gian học tập tại trường. Hơn nữa, tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và đặc biệt là thu thập, tìm hiểu tài liệu để thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo TS. Trần Văn Toản đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù luận văn đã hoàn thành với tất cả sự cố gắng, đam mê và bằng khả năng của bản thân, tuy nhiên luận văn không thể tránh khỏi những sơ xuất. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ....................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .......................................................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng ......................................................... 4 Đặc điểm sản phẩm xây dựng ...............................................................................4 Chất lượng sản phẩm xây dựng ............................................................................5 Kiểm soát chất lượng sản phẩm xây dựng ............................................................ 7 1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................................9 Đặc điểm của quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................................9 Vai trò của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................ 11 1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam ........12 Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng qua các thời kỳ xây dựng đất nước ...................................................................................................................12 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi hiện nay................16 1.4 Tổng quan công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số nước trên thế giới .......................................................................................................................... 19 Tại Pháp ..............................................................................................................20 Tại Mỹ ................................................................................................................21 Tại Nga ...............................................................................................................21 Tại Trung Quốc ..................................................................................................22 Tại Singapore ......................................................................................................23 1.5 Một số sự cố điển hình liên quan đến quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam thời gian vừa qua .......................................................................................... 23 Sự cố vỡ đập Z20 tại Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009 .......................................24 Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Crel2 tại Gia Lai năm 2013 ......................................25 iii Sự cố lún, nứt, sạt trượt mái kè chống sạt lở bờ sông Lục Nam đoạn từ khu Nhật Đức đến Trường THCS Trần Hưng Đạo, tỉnh Bắc Giang năm 2018 ........................... 26 Sự cố vỡ đập hồ chứa nước Đầm Hà Động, Quảng Ninh năm 2014 ................. 26 1.6 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 27 CHƯƠNG 2CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .................................................................................................................... 28 2.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình thủy lợi ..................................... 28 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 28 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 31 Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 35 2.2 Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình .................................................. 36 Quản lý chất lượng giai đoạn khảo sát xây dựng ............................................... 36 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế công trình...................................... 39 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công công trình .................................... 40 Quản lý chất lượng trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu ...................................... 45 Quản lý chất lượng trong giai đoạn vận hành công trình ................................... 47 2.3 Các mô hình quản lý chất lượng công trình............................................................ 50 Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 ......................................... 50 Quản lý chất lượng bằng phương pháp quản lý chất lượng toàn diện TMQ ..... 52 Quản lý chất lượng bằng phương pháp quản lý chất lượng Q.Base .................. 53 Quản lý chất lượng theo Giải thưởng chất lượng Quốc gia ............................... 53 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng công trình thủy lợi ...................... 54 Các nhân tố chủ quan ......................................................................................... 54 Các nhân tố khách quan...................................................................................... 58 2.5 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CHI CỤC THỦY LỢI TỈNH BẮC GIANG ................................................................................................................. 62 3.1 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi Bắc Giang ...................................................................................................................... 62 Tổng quan chung về tỉnh Bắc Giang .................................................................. 62 iv Giới thiệu về Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ..................................................65 Phạm vi công trình thủy lợi thuộc quản lý của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang .....71 Kinh nghiệp quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................................73 Mô hình quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................................81 Đánh giá năng lực quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ...............................................................................................................83 Một số tồn tại trong quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ...............................................................................................................91 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ................................................................................................ 93 Hoàn thiện mô hình quản lý chất lượng ............................................................. 94 Hoàn thiện năng lực quản lý chất lượng ............................................................. 96 Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng...............................100 Sử dụng giải pháp công nghệ mới trong thi công xây dựng công trình ...........101 Một số giải pháp khác .......................................................................................104 3.3 Kết luận chương 3 .................................................................................................107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................112 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sự cố vỡ đập Z20 Hương Khê, Hà Tĩnh năm 2009 ....................................... 25 Hình 1.2 Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Crel 2 Gia Lai năm 2013 ...................................... 25 Hình 1.3 Sự lún, nứt, sạt trượt mái kè bờ sông Lục Nam, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang năm 2018 ............................................................................................................ 26 Hình 1.4 Sự cố vỡ đập hồ chứa nước Đầm Hà Động, Quảng Ninh năm 2014 ............. 26 Hình 2.1 Quản lý chất lượng các giai đoạn của dự án ĐTXDCT ................................. 36 Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ................................................................ 62 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang ......................... 71 Hình 3.3 Sửa chữa cống Đầm K43+000 đê hữu Thương thành phố Bắc Giang........... 80 Hình 3.4 Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở kè chùa Sòi K40+500 đến K41+060 đê hữu Thương thành phố Bắc Giang ....................................................................................... 81 Hình 3.5 Xây dựng Trụ sở Hạt Quản lý đê huyện Lục Nam ........................................ 81 Hình 3.6 Sơ đồ Chủ đầu tư trực tiếp Quản lý dự án ...................................................... 83 Hình 3.7 Mô hình Ban QLDA trực thuộc Chi cục Thủy lợi Bắc Giang ....................... 94 Hình 3.8 Rồng đá làm theo phương pháp truyền thống (vỏ tre lõi đá) và rồng cải tiến (vỏ thép lõi đá) ............................................................................................................ 104 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang .......................................65 Bảng 3.2 Tổng hợp hệ thống đê của tỉnh Bắc Giang..................................................... 72 Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật các hồ chứa nước có dung tích từ 3.106 m3 trở lên ..........73 Bảng 3.4 Kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình thủy lợi của Chi cục thủy lợi tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................................... 74 Bảng 3.5 Bảng so sánh về mặt kinh tế.........................................................................102 Bảng 3.6 Bảng so sánh về kỹ thuật..............................................................................102 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Từ viết tắt Từ viết đầy đủ CĐT : Chủ đầu tư CLXD : Chất lượng xây dựng CTXD : Công trình xây dựng CLCTXD : Chất lượng công trình xây dựng ĐTXD : Đầu tư xây dựng HSMT : Hồ sơ mời thầu HSĐX : Hồ sơ đề xuất HSDT : Hồ sơ dự thầu HSYC : Hồ sơ yê cầu PCLB : Phòng, chống lụt bão QLNN : Quản lý nhà nước QLCL : Quản lý chất lượng QLCTXD : Quản lý công trình xây dựng QLDA : Quản lý dự án TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TVGS : Tư vấn giám sát XDCT : Xây dựng công trình viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nhiều hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng để hạn chế tác động bất lợi của thiên tai do biến đổi khí hậu, nhưng cần bảo đảm hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng hoặc các hoạt động xây dựng công trình mới có nguy cơ phát sinh rủi ro mới. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng cần được coi trọng hàng đầu, đồng thời phải nâng cao nhận thức chung thông qua những bài học kinh nghiệm về đầu tư xây dựng đã được ông cha ta đúc kết lại qua nhiều giai đoạn xây dựng công trình trong nước và thế giới. Qua những kế hoạch quốc gia về phòng, chống thiên tai ứng phó biến đổi của khí hậu những năm gần đây được các Bộ, ngành và địa phương triển khai xây dựng các chương trình, dự án, đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Chương trình nâng cấp đê sông, Chương trình nâng cấp đê biển và rất nhiều các chương trình khác, chúng ta thấy rõ có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng sẽ được triển khai trong những năm tới, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến thủy lợi. Công trình thủy lợi với tính chất đặc thù có một vai trò hết sức quan trọng đối với an sinh xã hội và phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy lợi hàng năm đều được đầu tư xây mới, cải tạo để đáp ứng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn và hiệu quả mà công trình thủy lợi đem lại, vẫn còn có các công trình, dự án không hiệu quả, tính khả thi của dự án không cao, công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng lên nhiều lần, chất lượng thi công không đảm bảo... dẫn đến thất thoát rất lớn đến nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy những công trình chất lượng kém có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là công tác quản lý ở các cấp, các ngành thể hiện từ việc không chấp hành trình tự thủ tục trong lập dự án, lựa chọn nhà thầu, tổ chức kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu và các tổ chức liên quan trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. Xuất phát từ 1 thực tiễn nêu trên, học viên xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu tổng quan về chất lượng sản phẩm xây dựng, vai trò và nội dung của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các nội dung của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình thủy lợi, … tác giả đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục các hạn chế, tồn tại và phát huy các điểm mạnh phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi, góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình thủy lợi cho Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình thủy lợi nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Tiếp cận lý thuyết các vấn đề liên quan đến chất lượng xây dựng công trình thủy lợi; Tiếp cận các thể chế, cơ chế, quy định về quản lý chất lượng trong xây dựng; Tiếp cận các công trình, dự án thực tế và phân tích, nghiên cứu các ấn phẩm khoa học đã phát hành để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài. 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, đòi hỏi phải sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:  Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu hiện có trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước còn hiệu lực về công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng, các đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện và các công trình thủy lợi đã thực hiện xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;  Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu thứ cấp;  Phương pháp đối chiếu với các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng xây dựng công trình;  Phương pháp chuyên gia;  Phương pháp xử lý, phân tích thông tin: Các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh;  Tham khảo một số kết quả các công trình nghiên cứu của mốt số chuyên gia trong nước. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 1.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng Đặc điểm sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành (bao gồm cả việc lắp đặt thiết bị công nghệ ở bên trong), sản phẩm xây dựng là kết tinh của các thành tựu khoa học - công nghệ và tổ chức sản xuất của toàn xã hội ở một thời kỳ nhất định. Nó là một sản phẩm có tính chất liên ngành, trong đó những lực lượng tham gia chế tạo sản phẩm chủ yếu là: chủ đầu tư; các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp; các doanh nghiệp tư vấn xây dựng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị công nghệ, vật tư thiết bị xây dựng; các doanh nghiệp cung ứng; các tổ chức dịch vụ ngân hàng và tài chính; các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng, làm cho việc thi công xây dựng công trình có nhiều điểm khác biệt so với việc sản xuất sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, sản xuất xây dựng có các đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có đặc điểm như sau:  Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng và giá cả của chủ đầu tư (người mua), điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng.  Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó. khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ công trình.  Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, 4 lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy, giá thành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ.  Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.  Sản phẩm xây dựng liên quan nhiều đến cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình.  Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá - nghệ thuật và quốc phòng, sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hoá trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước. Chất lượng sản phẩm xây dựng Khái niệm chất lượng xây dựng (CLXD) đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là CLXD lại là vấn đề không đơn giản. CLXD là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về CLXD. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Theo C. Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5814-1994: Sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình”. Một số quan điểm: - Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, một khái niệm mang tính chất tổng hợp về các mặt kinh tế – kỹ thuật, xã hội. 5 - Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy trì trong quá trình sử dụng. Thông thường người ta cho rằng sản phẩm có chất lượng là những sản phẩm hay dịch vụ hảo hạng, đạt được trình độ của khu vực hay thế giới và đáp ứng được mong đợi của khách hàng với chi phí có thể chấp nhận được. Nếu quá trình sản xuất có chi phí không phù hợp với giá bán thì khách hàng sẽ không chấp nhận giá trị của nó, có nghĩa là giá bán cao hơn giá mà khách hàng chịu bỏ ra để đổi lấy các đặc tính của sản phẩm. Như vậy, ta thấy cách nhìn về chất lượng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau. Xuất phát từ những quan điểm khác nhau, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm. TCVN 5814-1994 trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 đã đưa ra định nghĩa: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Như vậy, “khả năng thỏa mãn nhu cầu” là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm tốt mà còn phải giúp khách hàng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi sử dụng. Ví dụ, khi những sản phẩm đầu tiên của Nhật Bản bán ra thị trường nước ngoài, khách hàng không thể đọc được các bản hướng dẫn sử dụng vì nó viết bằng tiếng Nhật, nhưng sau đó họ đã rút kinh nghiệm và hàng hóa của Nhật ngày càng được chấp nhận nhiều hơn ở nước ngoài. Đứng trên góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà có thể đưa ra những quan niệm về CLXD xuất phát từ sản xuất, tiêu dùng, hay từ đòi hỏi của thị trường. Khái niệm CLXD cần phải hiểu đúng. Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng xây dựng (CLXD) khi có quan niệm đúng đắn và chính xác về CLXD. Dưới đây thể hiện một số quan niệm về CLXD:  CLXD là sự tuyệt vời, hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm xây dựng; 6  CLXD được phản ánh bởi các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu đánh giá;  CLXD là sự đảm bảo về độ đồng đều và độ tin cậy, với chi phí thấp và phù hợp thị trường;  CLXD là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng;  CLXD thể hiện qua những đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mang lại, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp: Chất lượng chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau:  Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm;  Giá cả phù hợp;  Thời hạn giao hàng;  Tính an toàn và độ tin cậy. Chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD) là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. CLCTXD không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia. Kiểm soát chất lượng sản phẩm xây dựng Kiểm soát chất lượng sản phẩm (tiếng Anh: Quality Control hay viết tắt QC) là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ thông qua kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và môi trường làm việc. 7 Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng. Yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người ở đây bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức, từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Khi đánh giá chất lượng, có thể tin tưởng những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần. Mức độ sử dụng lặp lại với tần suất cao cho thấy chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng có thể dựa vào các trung tâm, tổ chức có chuyên môn, hoạt động độc lập với nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Đừng đánh giá chất lượng dựa trên những quan điểm chủ quan, phiến diện hay theo số đông. Xét tổng thể, kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây:  Kiểm soát con người:  Được đào tạo;  Có kỹ năng thực hiện;  Được thông tin về nhiệm vụ được giao;  Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết;  Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc.  Kiểm soát phương pháp và quá trình, bao gồm:  Lập quy trình sản xuất, phương pháp thao tác, vận hành;  Theo dõi và kiểm soát quá trình.  Kiểm soát đầu vào:  Người cung cấp phải được lựa chọn;  Dữ liệu mua hàng đầy đủ;  Sản phẩm nhập vào phải được kiểm soát.  Kiểm soát thiết bị: 8  Phù hợp với yêu cầu;  Được bảo dưỡng.  Kiểm soát môi trường:  Môi trường thao tác (ánh sáng, nhiệt độ);  Điều kiện an toàn. 1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng Đặc điểm của quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý chất lượng (QLCL) là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Các chủ thể tham gia trong các giai đoạn của công trình xây dựng bao gồm: Cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư (CĐT), các nhà thầu tư vấn, các nhà thầu thi công... liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình, bảo hành, bảo trì và quản lý sử dụng có trách nhiệm rất quan trọng và khác nhau trong quá trình hình thành sản phẩm của một công trình dự án cụ thể. Điều đó đã được khẳng định, định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng như sau: “Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-C và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình”. QLCL hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. QLCL đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm". 9 Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình xây dựngCông tác QLCL chủ yếu, trách nhiệm chính là công tác quản lý giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác cùng tham gia vào quá trình xây dựng. Các chủ thể tham gia vào quá trình giám sát và tự giám sát có thể thay đổi tuỳ theo nội dung từ hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt nội dung hoạt động của các chủ thể giám sát trong các giai đoạn của dự án xây dựng như sau:  Giai đoạn khảo sát: Ngoài sự giám sát của CĐT, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;  Giai đoạn thiết kế: Nhà thầu tư vấn thiết kế tự giám sát sản phẩm thiết kế theo các quy định và chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình (XDCT). CĐT nghiệm thu sản phẩm thiết kế và chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu;  Giai đoạn thi công XDCT: Có các hoạt động QLCL và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và công tác nghiệm thu của CĐT; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT và ở một số dự án có sự tham gia giám sát của cộng đồng;  Giai đoạn bảo hành công trình: CĐT, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng CTXD, phát hiện hư hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa chữa đó. Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát của các chủ thể, quá trình triển khai XDCT còn có sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) về chất lượng công trình xây dựng. Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng của CTXD. Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ QLCL, bao gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công, nhật ký giám sát của CĐT, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo, công văn trao đổi, văn bản thống nhất . . . Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng, lập và lưu trữ hồ sơ QLCL được gọi chung là công tác QLCL. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan