Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp công trình nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa hóc xoài, tỉn...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp công trình nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa hóc xoài, tỉnh quảng ngãi

.PDF
88
3
129

Mô tả:

ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn thạc sĩ kỹ thuật, đề tài: “Nghiên cứu giải pháp công trình nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa nƣớc Hóc Xoài, tỉnh Quảng Ngãi” đã đƣợc hoàn thành. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Thảo và TS Nguyễn Văn Hƣớng đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý các Thầy cô Khoa xây dựng Thủy lợi Thủy điện, Trƣờng Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức mới trong quá trình học tập tại Nhà trƣờng để tác giả hoàn thành luận văn này. Qua luận văn này, tác giả xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi, Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi, Phòng NN&PTNT huyện Tƣ Nghĩa, Chi cục Thống kê huyện Tƣ Nghĩa đã tạo điều kiện giúp đỡ cho bản thân trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật với đề tài: “Nghiên cứu giải pháp công trình nâng cao dung tích hứu ích hồ chứa nƣớc Hóc Xoài, tỉnh Quảng Ngãi” đã đƣợc hoàn thành nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của các Quý vị quan tâm và bạn bè đồng nghiệp. Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa xây dựng Thủy lợi Thủy điện - Trƣờng Đại học Bách khoa. Đà Nẵng, tháng 9 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thanh Hùng iii TÓM TẮT LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH NÂNG CAO DUNG TÍCH HỮU ÍCH HỒ CHỨA HÓC XOÀI, TỈNH QUẢNG NGÃI Tóm tắt. Ngoài việc cung cấp nƣớc tƣới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hiện nay đa số các hồ chứa nƣớc còn có nhiệm vụ cấp nƣớc cho công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Hồ chứa nƣớc Hóc Xoài có đập giữ nƣớc bằng đất đắp, lƣợng nƣớc đến hồ này khá dồi dào nên hiện nay đơn vị quản lý hồ có ý định nâng cao mực nƣớc dâng bình thƣờng để tăng thêm dung tích hữu ích của hồ chứa, nhằm đảm bảo cung cấp nƣớc tƣới hàng năm đồng thời thêm nhiệm vụ cấp nƣớc cho sinh hoạt. Khi nâng cao mực nƣớc dâng bình thƣờng của hồ chứa nƣớc Hóc Xoài cần nghiên cứu các giải pháp công trình để đảm bảo hồ chứa vận hành đƣợc an toàn. Trong luận văn tác giả chọn giải pháp nâng cao ngƣỡng tràn bằng đập cao su để tăng dung tích hữu ích của hồ chứa nƣớc Hóc Xoài, đồng thời tính toán thấm và ổn định cho đập đất bằng phần mềm GeoStudio với 2 modun SEEP/W và SLOPE/W. Từ khóa: Thấm, ổn định, hồ chứa nƣớc, mực nƣớc dâng bình thƣờng, GeoStudio RESEARCH THE SOLUTION TO INCREASE THE ENFFECTED CAPACITY OF HOC XOAI RESERVOIR, QUANG NGAI PROVINCE Abstract: In addition to providing the irrigation water for agriculture, most of the reservoirs are also supply water for industry, aquaculture and daily life. Hoc Xoai reservoir has the earth dam to keep water. The water of reservoir is quite abundant, so, the company want to raise the water level which help to increase the effected capacity, to ensure the annual irrigation and daily water. When raising the normal water level of Hoc Xoai reservoir, it is necessary to study the construction solution to ensure the safety operation of the reservoir. In thesis, the author chooses the solution to raise the threshold of overflow with the rubber dam which will increase the effected capacity of reservoir. Furthermore, the author calculate the permeability and stability for earth dam with GeoStudio software with 2 SEEP / W and SLOPE / W modules. Keywords: Permeable, stable, water reservoir, normal water level rise, GeoStudio iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt TT Viết đầy đủ 1 CTTL Công trình thủy lợi 2 KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi 3 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4 QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thủy lợi 5 QLTN Quản lý thủy nông 6 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7 QL1A Quốc lộc 1 A 8 MNDBT Mực nƣớc dâng bình thƣờng 9 MNLTK Mực nƣớc lũ thiết kế 10 MNLKT Mực nƣớc lũ kiểm tra 11 MĐTN Mặt đất tự nhiên 12 BT Bê tông 13 BTCT Bê tông cốt thép 14 QĐ-UBND Quyết định- Ủy ban nhân dân 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 TH Trƣờng hợp 17 MNTL Mực nƣớc thƣợng lƣu 18 MNHL Mực nƣớc hạ lƣu v MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 2 4.1. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 2 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................... 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ CHỨA HÓC XOÀI ..................... 4 1.1. Tổng quan các hồ chứa nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ................................ 4 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................................... 4 1.2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 4 1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội.............................. 5 1.2.3. Nguồn lực con ngƣời........................................................................................... 8 1.2.3.1. Con ngƣời và truyền thống văn hóa ................................................................. 8 1.2.3.2. Dân số - Lao động ............................................................................................ 8 1.2.4. Hiện trạng các công trình thủy lợi trong vùng nghiên cứu ................................. 8 1.2.4.1. Hệ thống các hồ đập ......................................................................................... 8 1.2.4.2. Hệ thống các Trạm bơm................................................................................... 9 1.2.4.3. Hệ thống kênh mƣơng...................................................................................... 9 1.2.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện Tƣ Nghĩa ............................... 9 1.2.5.1. Về thuận lợi:..................................................................................................... 9 1.2.5.2. Khó khăn: ......................................................................................................... 9 1.3. Hiện trạng hồ chứa nƣớc Hóc Xoài .................................................................... 10 1.3.1. Hiện trạng nguồn nƣớc...................................................................................... 10 1.3.2. Hiện trạng công trình đầu mối hồ chứa nƣớc Hóc Xoài ................................... 11 1.4. Điều kiện địa chất các hạng mục đầu mối .......................................................... 16 vi 1.4.1. Đập đất .............................................................................................................. 16 1.4.2. Tràn xả lũ .......................................................................................................... 17 1.5. Điều kiện sông ngòi và khí tƣợng thủy văn ....................................................... 17 1.5.1. Điều kiện sông ngòi .......................................................................................... 17 1.5.2. Điều kiện khí tƣợng, thủy văn........................................................................... 18 1.5.3. Tính toán các đặc trƣng thủy văn thiết kế: ........................................................ 22 1.5.3.1. Tình hình số liệu đo đạc mƣa và dòng chảy: ................................................. 22 1.5.3.2. Tính toán dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm thiết kế: ................ 23 Chƣơng 2: GIẢI PHÁP NÂNG DUNG TÍCH HỮU ÍCH HỒ CHỨA HÓC XOÀI.. 32 2.1. Tính toán nhu cầu dùng nƣớc của các ngành ....................................................... 32 2.1.1. Nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp .......................................................... 32 2.1.2. Nhu cầu cấp nƣớc cho sinh hoạt ....................................................................... 33 2.1.3. Tổng hợp nhu cầu dùng nƣớc ........................................................................... 33 2.1.4. Tổng hợp nhiệm vụ của công trình ................................................................... 33 2.2. Điều tiết hồ chứa, xác định quy mô công trình .................................................. 33 2.2.1. Mức đảm bảo của công trình ............................................................................. 33 2.2.2. Quan hệ mực nƣớc, diện tích, dung tích hồ chứa ............................................. 34 2.2.3. Xác định mực nƣớc chết ................................................................................... 34 2.2.4. Điều tiết hồ chứa ............................................................................................... 34 2.3. Các giải pháp nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa ............................................ 36 2.3.1. Nâng cao ngƣỡng tràn kết hợp mở rộng khẩu độ tràn. ..................................... 36 2.3.2. Nâng cao ngƣỡng tràn kết hợp nâng cao đỉnh đập............................................ 37 2.3.3. Nâng cao ngƣỡng tràn kết hợp làm thêm tràn phụ ............................................ 40 2.3.4. Hạ thấp ngƣỡng tràn, bố trí cửa van mới có cao trình đỉnh cửa cao hơn ngƣỡng tràn cũ………………………………………………………………………………..47 2.3.5. Giữ nguyên khẩu độ tràn cũ và nâng cao ngƣỡng tràn bằng đập cao su .......... 48 2.3.6. Kết hợp các giải pháp trên ................................................................................ 49 2.3.7. Lựa chọn giải pháp tối ƣu: ................................................................................ 49 Chƣơng 3: TÍNH TOÁN KỸ THUẬT CHO PHƢƠNG ÁN CHỌN ......................... 52 3.1. Tính toán điều tiết lũ, xác định lại khả năng tháo của đập tràn .......................... 52 3.1.1. Tần suất tính toán lũ .......................................................................................... 52 3.1.2. Tính toán điều tiết lũ ......................................................................................... 52 3.2. Xác định quy mô công trình ............................................................................... 53 vii 3.2.1. Cấp công trình và các tiêu chuẩn áp dụng ........................................................ 53 3.2.2. Xác định cao trình đỉnh đập .............................................................................. 53 3.2.3. Kiểm tra thấm và ổn định về trƣợt mái đập ...................................................... 56 3.2.3.1. Mục đích tính toán ......................................................................................... 56 3.2.3.2. Phƣơng pháp tính toán ................................................................................... 56 3.2.3.3. Sơ đồ tính toán: .............................................................................................. 56 3.2.3.4. Kết quả tính toán: ........................................................................................... 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 62 1. Kết quả đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế. ............................................................ 62 1.1. Kết quả đạt đƣợc................................................................................................. 62 1.2. Những tồn tại và hạn chế của luận văn ............................................................... 62 2. Kiến nghị ................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 64 viii MỤC LỤC BẢNG Bảng 1. 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tƣ Nghĩa năm 2017 ....................................... 7 Bảng 1. 2 : Thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa nƣớc Hóc Xoài ............................ 11 Bảng 1. 3 : Biến trình nhiệt độ tại trạm Quảng Ngãi (°C) ............................................. 19 Bảng 1. 4: Bảng đặc trƣng độ ẩm tƣơng đối. ................................................................ 19 Bảng 1. 5: Lƣợng bốc hơi. ............................................................................................. 20 Bảng 1. 6: Bảng phân phối  Z trong năm. ................................................................. 21 Bảng 1. 7: Kết quả tính toán vận tốc trung bình tháng BQNN. .................................... 21 Bảng 1. 8: Kết quả tính toán vận tốc gió lớn nhất thiết kế theo 8 hƣớng ...................... 21 Bảng 1. 9: Số giờ nắng trong ngày trung bình tại trạm Quảng Ngãi ............................. 22 Bảng 1. 10: Đặc trƣng thống kê lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa năm thiết kế của các trạm mƣa trong khu vực nghiên cứu ............................................................................. 22 Bảng 1. 11: Các thông số thống kê đƣờng tần suất mƣa 1 ngày max: (từ năm1958 ÷2001) ............................................................................................................................ 23 Bảng 1. 12: Kết quả tính toán dòng chảy năm thiết kế hồ Hóc Xoài ............................ 25 Bảng 1. 13: Lƣợng dòng chảy năm và lƣợng dòng chảy thời kỳ cạn nƣớc .................. 26 Bảng 1. 14: Phân phối dòng chảy năm thiết kế P = 75% lƣu vực An Hoà ................... 26 Bảng 1. 15: PPDC năm thiết kế P = 75% lƣu vực hồ chứa Hóc Xoài .......................... 27 Bảng 1. 16: Kết quả tính Qmp hồ chứa Hóc Xoài theo công thức Alechxayep ............. 28 Bảng 1. 17: Kết quả tính Qmp hồ chứa Hóc Xoài theo CT cƣờng độ giới hạn ............ 29 Bảng 1. 18: Tổng lƣợng lũ lớn nhất thiết kế lƣu vực hồ chứa Hóc Xoài tính theo lƣợng mƣa ngày lớn nhất .......................................................................................................... 30 Bảng 2. 1: Diện tích các loại cây trồng .......................................................................... 32 Bảng 2. 2: Diện tích cây trồng theo mùa vụ ................................................................... 32 Bảng 2. 3: Nhu cầu cấp nƣớc tƣới cho nông nhiệp ........................................................ 32 Bảng 2. 4: Nhu cầu nƣớc cho sinh hoạt ......................................................................... 33 Bảng 2. 5: Tổng hợp nhu cầu dùng nƣớc ....................................................................... 33 Bảng 2. 6: Nhiệm vụ của công trình trƣớc và sau khi nâng cấp .................................... 33 Bảng 2. 7: Nhu cầu nƣớc và tần suất đảm bảo của các ngành dùng nƣớc ..................... 34 Bảng 2. 8: Quan hệ đặc tính lòng hồ Hóc Xoài hiện nay ............................................... 34 Bảng 2. 9: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế ................................................. 35 Bảng 2. 10: Kết quả tính toán cân bằng nƣớc ................................................................ 35 Bảng 2. 11: Các thông số hồ chứa sau khi nâng cấp ...................................................... 36 Bảng 3. 1: Tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ ......................................................... 52 Bảng 3. 2: Chiều cao an toàn của đập và tần suất gió thiết kế ....................................... 54 Bảng 3. 3: Cao trình đỉnh đập tính toán trƣờng hợp không nâng ngƣỡng đập tràn ....... 55 Bảng 3. 4: Hệ số an toàn ổn định trƣợt mái đập ............................................................. 56 Bảng 3. 5: Tổng hợp kết quả tính toán thấm và ổn định khi nâng MNDBT lên 0,8m... 61 ix MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Bản đồ hành chính huyện Tƣ Nghĩa ............................................................... 5 Hình 1. 2: Hồ Hóc Xoài trên ảnh vệ tinh ....................................................................... 10 Hình 1. 3: Hiện trạng mặt thoáng hồ Hóc Xoài............................................................. 11 Hình 1. 4: Hiện trạng đập đất hồ Hóc Xoài ................................................................... 13 Hình 1. 5: Hiện trạng mái đập đất kết hợp tƣờng chắn sóng phía thƣợng lƣu .............. 13 Hình 1. 6: Hiện trạng Tràn xả lũ nhìn từ phía thƣợng lƣu ............................................ 14 Hình 1. 7: Hiện trạng Tràn xả lũ nhìn từ phía hạ lƣu .................................................... 15 Hình 2. 1: Mô hình giải pháp nâng cao ngƣỡng tràn kết hợp mở rộng khẩu độ tràn .... 36 Hình 2. 2: Đắp áp trúc mái thƣợng lƣu đập ................................................................... 38 Hình 2. 3: Đắp áp trúc mái hạ lƣu đập .......................................................................... 39 Hình 2. 4: Đắp áp trúc mái thƣợng hạ lƣu kết hợp bổ sung tƣờng chắn sóng ............... 39 Hình 2. 5: Tràn sự cố kiểu tự do .................................................................................... 40 Hình 2. 6: Tràn sự cố kiểu đập đất để gây vỡ ................................................................ 42 Hình 2. 7: Cắt ngang tràn sự cố kiểu tự vỡ (nguồn Internet) ........................................ 43 Hình 2. 8: Cắt dọc tràn sự cố hồ Kè Gỗ - Hà Tỉnh ........................................................ 45 Hình 2. 9: Tràn sự cố kiểu nổ mìn gây vỡ ở hồ Cƣơng Nam -Trung Quốc .................. 46 Hình 2. 10: Tràn sự cố kiểu nổ mìn gây vỡ ở hồ Sơn Hà - Trung Quốc ....................... 46 Hình 2. 11: Chuyển hình thức tràn tự do sang tràn có cửa van ..................................... 47 Hình 2. 12: Mô hình giải pháp nâng cao ngƣỡng tràn bằng đập cao su ........................ 48 Hình 2. 13: Mặt cắt ngang nâng cao ngƣỡng tràn bằng đập cao su .............................. 51 Hình 2. 14: Chính diện thƣơng lƣu nâng cao ngƣỡng tràn bằng đập cao su ................. 51 Hình 3. 1: Tính thấm cho mặt cắt tại K0+098 (sƣờn đồi)- Trƣờng hợp 1.....................57 Hình 3. 2: Tính ổn định cho mặt cắt tại K0+098 (sƣờn đồi)- Trƣờng hợp 1.................57 Hình 3. 3: Tính thấm cho mặt cắt tại K0+098 (sƣờn đồi)- Trƣờng hợp 2.....................58 Hình 3. 4: Tính ổn định cho mặt cắt tại K0+098 (sƣờn đồi)- Trƣờng hợp 2.................58 Hình 3. 5: Tính thấm cho mặt cắt tại K0+164 (lòng sông)- Trƣờng hợp 1...................59 Hình 3. 6: Tính ổn định cho mặt cắt tại K0+164 (lòng sông)- Trƣờng hợp 1…...........59 Hình 3. 7: Tính thấm cho mặt cắt tại K0+164 (lòng sông)- Trƣờng hợp 2...................60 Hình 3. 8: Tính ổn định cho mặt cắt tại K0+164 (lòng sông)- Trƣờng hợp 2…...........60 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tƣ Nghĩa là một huyện nằm ở phía Tây Nam trung tâm tỉnh Quảng Ngãi, có vùng núi, đồng bằng và ven biển, có Quốc lộ 1 và đƣờng sắt chạy qua; tổng diện tích tự nhiên 205,497 km2, có bờ biển dài 6 km. Toàn huyện có 15 xã, thị trấn gồm: 03 xã miền núi, 01 xã ven biển, 09 xã đồng bằng và 02 thị trấn. Dân số toàn huyện khá đông, trên 131.050 ngƣời. Nhƣ các huyện ở đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi, khí hậu huyện Tƣ Nghĩa khá ôn hòa. Vùng Đông huyện khá mát mẻ về mùa hè nhờ có gió nồm từ biển thổi lên. Tuy vậy vùng phía tây huyện nhiều nơi có thế đất cao, vẫn có một số vùng xa sông thƣờng bị hạn hán, vùng gần các sông thƣờng phải chịu lũ lụt hằng năm. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh gặp không ít khó khăn. Nhằm đảm bảo nguồn nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế trong tƣơng lai, Ủy ban nhân dân huyện Tƣ Nghĩa đã triển khai thi công dự án hồ chứa nƣớc Hóc Xoài theo Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 09/4/2009 của Chủ tịch UBND huyện Tƣ Nghĩa về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán dự án: Hồ chứa nƣớc Hóc Xoài tại xã Nghĩa Thọ, huyện Tƣ nghĩa. Dự án hồ chứa nƣớc Hóc Xoài đƣợc đầu tƣ xây dựng có nhiệm vụ cung cấp nƣớc tƣới cho 235 ha đất nông nghiệp thuộc các xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Thắng và Nghĩa Thuận, huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là hồ chứa nƣớc thủy lợi lớn nhất và cũng là công trình rất quan trọng của huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Hồ chứa nƣớc Hóc Xoài có đập giữ nƣớc bằng đất đắp; lƣợng nƣớc đến hồ này khá dồi dào bên cạnh đó chênh lệch giữa cao trình đỉnh đập và mực nƣớc dâng bình thƣờng khá lớn (3m); hiện nay đơn vị quản lý hồ có ý định nâng cao mực nƣớc dâng bình thƣờng để tăng thêm dung tích hữu ích của hồ chứa, nhằm đảm bảo cung cấp nƣớc tƣới hàng năm đồng thời thêm nhiệm vụ cấp nƣớc cho sinh hoạt. Do đó, việc ứng dụng mô hình số để tính ổn định đập đất hồ chứa nƣớc Hóc Xoài, khi mực nƣớc dâng bình thƣờng đƣợc nâng cao là rất cần thiết, nhằm giúp 2 đơn vị quản lý tính toán ổn định một cách chính xác hơn. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp công trình nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa Hóc Xoài, tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đề xuất những giải pháp công trình để nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa Hóc Xoài, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cụ thể: - Khai thác có hiệu quả nguồn nƣớc của suối Tó, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Thắng và Nghĩa Thuận. - Đảm bảo an toàn, ổn định trong quá trình vận hành khai thác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng hệ thống đầu mối hồ chứa nƣớc Hóc Xoài nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp nƣớc cho nông nghiệp, sinh hoạt, phòng chống lũ và bảo vệ môi trƣờng. - Đánh giá lại hiện trạng nguồn nƣớc, cụm công trình đầu mối của hệ thống thuỷ lợi hồ Hóc Xoài. - Xác định nhu cầu dùng nƣớc của các ngành giai đoạn 2020 – 2030. - Tính toán cân bằng nƣớc trên hệ thống thuỷ lợi hồ chứa Hóc Xoài. - Đề xuất các giải pháp hợp lý, khả thi nhằm nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa nƣớc Hóc Xoài. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các hạng mục công trình đầu mối hồ chứa nƣớc Hóc Xoài, huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở số liệu dùng nƣớc hiện tại và nhu cầu sử dụng nƣớc giai đoạn 2020-2030. Từ đó, phân tích, đánh giá đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao dung tích hữu ích hồ chứa nƣớc Hóc Xoài. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận 3 - Nghiên cứu tổng quan, tiếp cận các tài liệu thông qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu cần thiết trong vùng nghiên cứu. Phân tích đánh giá tài liệu. - Tiếp cận, nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội (phát triển đa ngành kinh tế công - nông - sinh hoạt…) nhu cầu dùng nƣớc của vùng nghiên cứu. - Tiếp cận, kiểm tra khảo sát thực trạng, đánh giá hiệu quả việc cấp nƣớc cho các ngành của công trình hồ Hóc Xoài, những khó khăn, tồn tại, yêu cầu giải quyết. - Nghiên cứu nội nghiệp: Tổng hợp, phân tích số liệu đã điều tra, thu thập đƣợc, phân tích và đánh giá kết quả để đề xuất giải pháp phù hợp. - Tham khảo ý kiến của địa phƣơng và các chuyên gia trong việc phân tích tài liệu. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích thống kê; - Phƣơng pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan; - Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình; - Phƣơng pháp thống kê khách quan. - Ứng dụng công nghệ thông tin - phần mềm trong tính toán. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xác định đƣợc nhu cầu dùng nƣớc của các ngành trong khu vực nghiên cứu, từ đó phân tích, so sánh, lựa chọn giải pháp tối ƣu để lựa chọn quy mô, cấp công trình phù hợp vừa đảm bảo kinh tế, kỹ thuật; thuận lợi cho công tác xây dựng và quản lý, vận hành công trình. Đồng thời liên hệ với thực tiễn trong công tác sau này. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có Phần mở đầu, 03 Chƣơng, phần kết luận và kiến nghị: - Mở đầu - Chƣơng 1: Tổng quan và hiện trạng hồ chứa nƣớc Hóc Xoài - Chƣơng 2: Giải pháp nâng dung tích hữu ích hồ chứa nƣớc Hóc Xoài - Chƣơng 3: Tính toán kỹ thuật cho phƣơng án chọn - Kết luận và kiến nghị. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG HỒ CHỨA HÓC XOÀI 1.1. Tổng quan các hồ chứa nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 123 hồ chứa nƣớc thủy lợi đƣợc phân bố trên địa bàn 11 Huyện, Thành phố, với diện tích thiết kế 12.352 ha, năng lực tƣới thực tế 6.898 ha; Trong số 123 hồ thì có 3 hồ chứa nƣớc lớn có dung tích trên 10 triệu m3, đó là hồ Nƣớc Trong, Núi Ngang và hồ Liệt Sơn; các hồ chứa nƣớc khoảng 10 triệu m3 có 10 hồ, đó là hồ Di Lăng, Diên Trƣờng, An Thọ, Sở Hầu, Huân Phong, Mạch Điều, Ông Tới, Hóc Sầm, Biều Qua, Hố Cả; Số hồ còn lại đều có dung tích dƣới 10 triệu m3. - Theo phân cấp quản lý: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi quản lý, khai thác và bảo vệ đối với 19 công trình hồ chứa có dung tích trên 1 triệu mét khối. Các công trình còn lại đƣợc giao cho chính quyền các địa phƣơng quản lý, khai thác và vận hành. - Trong số các công trình hồ chứa thủy lợi hiện có, qua kiểm tra, đánh giá của các cơ quan chuyên môn, có 38 hồ chứa đang bị hƣ hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần đƣợc ƣu tiên nâng cấp, sửa chữa. Hầu hết những hồ chứa này đƣợc xây dựng bằng đập đất cách đây hơn 40 năm, tràn xả lũ bị xóa lở và hƣ hỏng nên không đủ nƣớc tƣới và không đảo bảo an toàn trong mùa mƣa lũ. 1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.2.1. Vị trí địa lý Huyện Tƣ Nghĩa nằm về phía Tây Nam trung tâm tỉnh Quảng Ngãi, trên toạ độ địa lý 150 05’25” độ vĩ Bắc; 1080 15’ 23” độ kinh Đông, (vị trí nhƣ hình 1.1). - Phía Bắc tiếp giáp với thành phố Quảng Ngãi. - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Sơn Hà và Nghĩa Hành. - Phía Nam giáp với huyện Mộ Đức. - Phía Đông giáp với biển và huyện Mộ Đức. Theo số liệu thống kê năm 2017: Diện tích tự nhiên: 205,497 km2; dân số: 131.050 ngƣời; mật độ dân số: 637,7 ngƣời/km2 Huyện có hệ thống các tuyến đƣờng giao thông chính, gồm: Tuyến Quốc lộ 1A cắt ngang qua trung tâm huyện, từ Bàu Giang đến thị trấn Sông Vệ là trục đƣờng quan trọng nhất. Nhƣng các đƣờng dẫn về vùng phía Đông và vùng phía Tây Tƣ 5 Nghĩa đều xuất phát từ thành phố Quảng Ngãi. Từ thành phố Quảng Ngãi có tỉnh lộ 623B trục chính lên các xã phía Tây huyện nối với công trình đầu mối Thạch Nham dài 24km, Các trục đƣờng liên huyện: đi Nghĩa Hành có 2 tuyến: La Hà - Nghĩa Trung - Nghĩa Hành, Sông Vệ - Nghĩa Mỹ - Hành Thiện. Tất cả đều đã thảm nhựa và cũng trở thành trục chính theo hƣớng Đông - Tây. Hình 1. 1: Bản đồ hành chính huyện Tƣ Nghĩa 1.2.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội a) Địa hình Địa hình huyện Tƣ Nghĩa cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông, đại thể giống nhƣ các huyện đồng bằng khác trong tỉnh Quảng Ngãi, nhƣng có phần phức tạp hơn một phần là đồi núi và một phần là vùng ven biển. Núi: Phía tây huyện có nhiều núi cao, nơi giáp huyện Sơn Hà, có ngọn Thạch Bích cao nhất. Ở đồng bằng phía đông có các núi thấp, trở thành những cảnh đẹp nhƣ núi Đá Đen, núi Đá Chẻ, núi Hùm, núi La Hà, núi Bàn Cờ, núi Thạch Sơn. Nhìn chung, địa hình của huyện Tƣ Nghĩa khá phong phú, từ vùng đồi núi, đến đồng bằng, ven biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế. b) Tình hình khí tượng thuỷ văn - Khí hậu: Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Tƣ Nghĩa nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm có 2 mùa là mùa mƣa và mùa khô rõ rệt. 6 - Mùa khô từ tháng IV đến tháng VIII, gió mùa Tây Nam thƣờng xuất hiện từ tháng V đến tháng VII. - Mùa mƣa từ tháng IX đến tháng I năm sau. Đây là thời kỳ chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc thƣờng có mƣa và rét. Từ tháng IX đến tháng XI thƣờng xảy ra bão lũ. Bão thƣờng kèm mƣa to kết hợp nƣớc biển dâng cao gây ngập lụt lớn làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến việc phát triển sản xuất và đời sống dân sinh. - Nhiệt độ: Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Tƣ Nghĩa nói riêng có nhiệt độ giữa các mùa trong năm không đều, chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè khá lớn. Về mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 220C, khi có không khí lạnh tràn về với cƣờng độ mạnh, nhiệt độ thấp nhất xuống dƣới 19 0C, thậm chí có năm xuống 170C . c) Tình hình địa chất, thổ nhưỡng. Đồng bằng huyện Tƣ Nghĩa đất màu mỡ nhờ có hệ thống sông suối với việc bồi đắp phù sa hằng năm, khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai ở huyện Tƣ Nghĩa đƣợc chia làm 6 loại khác nhau: đất phù sa, đất bạc màu, đất nhiễm mặn, đất cát, đất xám, đất màu đỏ vàng. d) Tài nguyên nước Địa bàn Tƣ Nghĩa có nhiều sông suối, sông Trà Khúc, sông Bàu Giang ở phía bắc và sông Vệ, sông Cây Bứa ở phía nam. Sông Trà Khúc chạy dọc phía bắc, ở điểm mút tây bắc huyện (thuộc xã Nghĩa Lâm) có công trình đầu mối Thạch Nham. Toàn huyện có 03 hồ chứa nƣớc, trong đó: 01 hồ loại vừa (hồ Hóc Xoài) và 02 hồ chứa loại nhỏ. Ngoài các hồ chứa còn có 09 đập dâng và 20 trạm bơm điện loại nhỏ, hàng năm cấp nƣớc tƣới phục vụ cho 4.169 ha/vụ. Năng lực tƣới thực tế đạt trên 95% trên tổng diện tích sản xuất. đ) Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 20.549,7 ha. Diện tích đất đã đƣợc sử dụng vào các mục đích khác nhau là 19.727,5 ha, chiếm 96% diện tích đất tự nhiên; trong đó: đất sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp có 15.522,4 ha, chiếm 75,54%; đất phi nông nghiệp là 4.205,2 ha chiếm 20,46%. Diện tích đất chƣa sử dụng có 822,1 ha, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên; Trong đó, đất đồng bằng chƣa sử dụng là 363,76 ha, đất đồi núi trọc chƣa sử dụng là 458,14 ha, còn lại là các diện tích khác. 7 Bảng 1. 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tƣ Nghĩa năm 2018 Số TT Số liệu báo cáo chung huyện Tƣ Nghĩa Cơ cấu(%) Tổng diện tích Diện tích (ha) 20.549,7 1 Đất nông-lâm-ngƣ nghiệp 15.522,4 75,54 2 Đất phi nông nghiệp 4.205,2 20,46 3 Đất chƣa sử dụng 822,1 4,0 Mục đích sử dụng đất 100 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 (do Chi cục Thống kê huyện Tư Nghĩa cấp) e) Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2018 là 5.706,57 ha, chiếm 27,77% diện tích tự nhiên toàn huyện. f) Tài nguyên biển Huyện Tƣ Nghĩa có bờ biển dài 6km, dọc theo bờ biển có cửa sông chính là sông Cửa Lở, có nhiều lợi thế phát triển về vận tải biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, các dịch vụ phục vụ cho nghề biển. Ven bờ có nhiều địa điểm thích hợp phát triển nghề nuôi hải sản nƣớc mặn và nƣớc lợ. g) Tài nguyên khoáng sản Địa bàn Tƣ Nghĩa có một số khoáng sản nhƣ kaolin, đất sét, đá chẻ ở nhiều nơi. Đặc biệt có suối khoáng ở Mỹ Thịnh, xã Nghĩa Thuận, đã đƣợc đầu tƣ khai thác thành khu du lịch. Ngoài ra còn có các mỏ cát, sỏi, đá, đất sét nằm rải rác trong toàn huyện. Đây là những nguyên liệu phục vụ cho xây dựng, một số khoáng sản có thể dùng để sản xuất gốm sứ, gạch, ngói... h) Tài nguyên du lịch Huyện Tƣ Nghĩa có nhiều di tích và thắng cảnh quý giá nhƣ di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông ở Nghĩa Hòa (đã đƣợc xếp hạng Di tích Quốc gia), cấm Ông Nghè, chiến thắng Xuân Phổ, căn cứ Hòn Ngang, Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp, di tích vụ thảm sát thôn 2 Nghĩa Lâm, Hố Hầm, di tích Sở Thƣơng chánh, La Hà thạch trận, Núi Giàng và miếu thờ công thần, chùa Bà Chú, Suối Mơ. Ở Tƣ Nghĩa còn có nhiều kiến trúc, nhà ở cổ truyền của ngƣời Việt khá độc đáo. 8 1.2.3. Nguồn lực con người 1.2.3.1. Con người và truyền thống văn hóa Với điều kiện tự nhiên và xã hội, nơi sinh sống nên đã hình thành phong tục tập quán sinh hoạt và dần trở thành truyền thống của từng cộng đồng cƣ dân. Tuỳ theo vùng địa lý dân cƣ mà ở đó tự chọn cho cộng đồng một nghề phù hợp nhƣ: Ở Nghĩa Hiệp, ngoài nghề làm vƣờn giỏi, còn là nơi nổi tiếng với các tốp thợ mộc chuyên đóng các đồ gia dụng với tay nghề cao, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đẹp xƣa nay. Ở Nghĩa Hòa nổi bật nghề đan chiếu cói, là nơi sản xuất chiếu nổi danh trong tỉnh Quảng Ngãi, cũng là nơi xuất phát các món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi nhƣ kẹo gƣơng, đƣờng phèn, đƣờng phổi. Ở gần biển thì có đặc sản don là một món ăn chế biến từ con don sống ở vùng nƣớc lợ. Bƣớc sang thời kỳ hiện đại, tiểu thủ công nghiệp ở Tƣ Nghĩa có sự kế thừa và phát triển. Bên cạnh các nghề cổ truyền vẫn tiếp tục duy trì, tồn tại trong điều kiện mới, ở Tƣ Nghĩa còn có sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp mới, nhƣ nghề làm dây bố xe ở xã Nghĩa Hòa, sản xuất vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi. Ở thị trấn La Hà có các cơ sở chế biến gỗ theo lối sản xuất công nghiệp. La Hà là nơi đang quy hoạch cụm công nghiệp của huyện. 1.2.3.2. Dân số - Lao động Năm 2017 dân số trung bình của huyện Tƣ Nghĩa là 131.050 ngƣời với tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số là 1,229%, so với năm 2011 tăng 2.497 ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 2012 đến nay đang có xu thế tăng. 1.2.4. Hiện trạng các công trình thủy lợi trong vùng nghiên cứu Trong vùng nghiên cứu là các xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận đƣợc hƣởng lợi từ hồ chứa nƣớc Hóc Xoài hiện có 09 công trình tƣới, trong đó có 03 hồ chứa, 04 đập dâng và 02 trạm bơm. Bên cạnh đó có hệ thống kênh tƣới hƣởng lợi từ nguồn nƣớc Thạch Nham và các hồ chứa, đập dâng là 30 tuyến kênh với tổng chiều dài 28,5 km (Thông tin chính các công trình thủy lợi vùng nghiên cứu đƣợc thống kê trong Phụ lục 1). 1.2.4.1. Hệ thống các hồ đập Nhìn chung năng lực cấp nƣớc của các hồ đập chƣa đảm bảo nhu cầu sử dụng hiện tại. Về tƣới, vẫn còn khoảng 10% diện tích đất lúa vụ Hè thu của các xã cuối 9 nguồn nƣớc hồ Hóc Xoài nhƣ: Nghĩa Thuận và Nghĩa Thắng; nguồn nƣớc đập dâng Ruộng Ngót không đảm bảo tƣới cho một số diện tích của Nghĩa Thọ. Các nhiệm vụ cấp nƣớc khác, nhƣ: nƣớc sinh hoạt, nƣớc cho chăn nuôi,... chƣa đƣợc đặt ra trong quá trình thiết kế ban đầu đối với các hồ đập này. 1.2.4.2. Hệ thống các Trạm bơm Các trạm bơm đƣợc xây dựng dọc theo kênh chính Nam, thuộc hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham, bơm nƣớc từ kênh chính Nam để tƣới cho một số vùng diện tích cao của Nghĩa Thuận và Nghĩa Thắng, các trạm bơm này ở trong tình trạng xuống cấp, chƣa đƣợc cải tạo, nâng cấp. 1.2.4.3. Hệ thống kênh mương Hệ thống kênh mƣơng tuy đã đƣợc đầu tƣ kiên cố hóa khá lớn, song đến nay nhiều tuyến kênh cũng đã bị hƣ hỏng, xuống cấp, chƣa đảm bảo đƣợc nhiệm vụ tƣới. 1.2.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của huyện Tư Nghĩa 1.2.5.1. Về thuận lợi: Là huyện đồng bằng nhƣng Tƣ Nghĩa vẫn có cả rừng và biển. Vùng đồng có các hệ thống giao thông, sông ngòi đảm bảo thuận tiện cho quá trình phát triển kinh tế, đồng thời có một hệ thống suối nhỏ chằng chịt, có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và có hệ thống thủy lợi Thạch Nham đi qua, đồng thời xây dựng các đập, hồ thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, ổn định môi trƣờng trong lành. Với 03 con sông là Sông Bàu Giang, Cây Bứa và Sông Vệ, tạo vùng mặt nƣớc cho khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Nhìn chung khu vực nghiên cứu cũng nhƣ trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa có điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của vùng. Các hệ thống thủy lợi cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa thƣờng xuyên. 1.2.5.2. Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn còn khó khăn: Mặc dù đã có các công trình thủy lợi nhƣng do sự biến đổi khí hậu, thời tiết toàn cầu diễn biến phức tạp, bất thƣờng theo chiều hƣớng ngày càng cực đoan, nền nhiệt độ trung bình ở hầu hết trên các vùng của Việt Nam có xu hƣớng tăng cao hơn trung bình nhiều năm, trong khi đó lƣợng mƣa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, nên nguy cơ thiếu nƣớc về mùa khô, không có nƣớc tƣới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 10 1.3. Hiện trạng hồ chứa nƣớc Hóc Xoài Hồ chứa nƣớc Hóc Xoài xây dựng trên suối Tó, vị trí lƣu vực hồ nằm trong địa phận xã Nghĩa Thọ, huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, có toạ độ 14°40’ ÷ 14°43’ vĩ độ Bắc và 108°58’ ÷109°02’ kinh độ Đông, (vị trí hồ Hóc Xoài nhƣ hình 1.2). Hồ chứa đƣợc xây dựng hoàn thành năm 2012 với mục đích cấp nƣớc tƣới cho 235 ha đất canh tác thuộc các xã Nghĩa Thọ và Nghĩa Thắng và Nghĩa Thuận, huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Vị trí tuyến đập nằm gần thôn 2 và thôn 4 xã Nghĩa Thọ. Diện tích lƣu vực hồ tính đến vị trí tuyến đập là 8,72km² . Hình 1. 2: Hồ Hóc Xoài trên ảnh vệ tinh 1.3.1. Hiện trạng nguồn nước Nguồn nƣớc đến hồ chứa nƣớc Hóc Xoài là nguồn nƣớc từ phần thƣợng lƣu của suối Tó có diện tích lƣu vực là 8,72 km2. Trong suốt thời gian vận hành tới nay chƣa có khi nào hồ hạ thấp đến mực nƣớc chết, phần lớn mực nƣớc hồ đạt và vƣợt mực nƣớc dâng bình thƣờng. Điều này chứng tỏ rằng nƣớc đến hồ Hóc Xoài khá dồi dào, vấn đề thiếu nƣớc cục bộ trên hệ thống là do khả năng chuyển tải của hệ thống kênh giảm. 11 Hình 1. 3: Hiện trạng mặt thoáng hồ Hóc Xoài 1.3.2. Hiện trạng công trình đầu mối hồ chứa nước Hóc Xoài Công trình hồ chứa nƣớc Hóc Xoài gồm có: 01 đập đất, tràn xả lũ và cống lấy nƣớc, các thông số chủ yếu nhƣ bảng 1.2. Bảng 1. 2 : Thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa nƣớc Hóc Xoài Hạng mục HỒ CHỨA ĐẬP ĐẤT TT THÔNG SỐ ĐVT Hồ chứa nƣớc Hóc Xoài km2 8,72 1 Diện tích lƣu vực 2 Mực nƣớc dâng gia cƣờng m 49,00 3 Mực nƣớc dâng bình thƣờng m 46,20 4 Mực nƣớc chết m 36,13 5 Dung tích toàn bộ 103m3 1.552,36 6 Dung tích hữu ích 103m3 1.432,11 7 Dung tích chết 103m3 120,25 8 Công trình đầu mối Cấp II 1 Hình thức Đập đất 2 Cao trình đỉnh đập m 49,32 3 Cao trình đỉnh tƣờng chắn sóng m 50,08 4 Chiều cao đập lớn nhất m 22,00 5 Chiều dài Đập chính m 245,00 6 Hình thức tiêu nƣớc sau đập chính Đập đất 2 khối Mũi phun + bể tiêu năng Ghi chú 12 TRÀN XẢ LŨ CỐNG LẤY NƢỚC 1 Hình thức Tràn 2 Cao trình ngƣỡng tràn m 46,20 3 Cột nƣớc tràn lớn nhất m 2,80 4 Bề rộng tràn m 25,00 5 Lƣu lƣợng xả qua Tràn m3/s 217,65 6 Chiều rộng dốc nƣớc m 15,00 7 Hình thức tiêu năng 1 Cao trình ngƣỡng cống m 35,10 2 Khẩu diện cống (ống thép bọc BTCT) m Ø0,6 3 Lƣu lƣợng thiết kế m3/s 0,257 4 Tự do Tiêu năng hố xói Hình thức Cống tròn chảy có áp (điều tiết bằng van hạ lƣu) - Đập đất: (Hiện trạng đập đất nhƣ hình 1.4 và hình 1.5). + Hình thức : Đập đất 2 khối, chống thấm chân khay, vật thoát nƣớc lăng trụ cho các mặt cắt lòng sông và lân cận và áp mái cho mặt cắt sƣờn đồi . + Cao trình đỉnh đập đất: + 49.32m. + Cao trình đỉnh tƣờng chắn sóng: + 50.08m. + Chiều dài đập : 245 m + Chiều cao đập lớn nhất: 22.0 m + Bề rộng đỉnh đập: 7,5 ÷ 8,0m - Tràn xả lũ: (Hiện trạng tràn xả lũ nhƣ hình 1.6 và hình 1.7). + Vị trí : Vai trái đập + Hình thức : Tràn dọc, tự do, nối tiếp dốc nƣớc, tiêu năng mũi phun kết hợp hố xói. + Cao trình ngƣỡng tràn : + 46.20m + Bề rộng ngƣỡng tràn : 25m; Chiều dài tràn: 80,14m + Lƣu lƣợng xả lớn nhất : 217,65m3/s + Cột nƣớc xả lớn nhất : 2,80m. + Độ dốc dốc nƣớc: 18%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan